Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

10 kỹ năng giúp con người sống và tồn tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 43 trang )

2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. ĐOÀN THỊ KIM THANH

LỚP: KỸ NĂNG MỀM [THỨ 3- CA 2] NHÓM 2

10/17/2015

10 KỸ NĂNG GIÚP CON NGƯỜI SỐNG VÀ TỒN TẠI

Trang 1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................1
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ...................................................................................................2
SỰ TỰ TIN ......................................................................................................................5
SỰ QUYẾT ĐOÁN TRONG CUỘC SỐNG ..................................................................9
HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT ..............................14
KỸ NĂNG SƠ CỨU Y TẾ............................................................................................ 19


HỌC CÁCH NÓI “KHÔNG”........................................................................................ 22
HỌC CÁCH LÀM KẾ TOÁN CƠ BẢN .......................................................................25
NÂNG CAO NHẬN THỨC THỜI TRANG .................................................................27
HỌC CÁCH NẤU ĂN CĂN BẢN ................................................................................32
THÍCH NGHI VỚI TRUYỀN THỐNG MỔI NƠI RIÊNG BIỆT ................................36

KẾT LUẬN ...................................................................................................................................40

NGUỒN THAM KHẢO
www.mariecurie.biz
www.genk.vn
www.yan.vn
www.cafepho.com
www.facebook.com/newgoldenroad

Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU

Chào cô và các bạn!
Em là Nguyễn Anh Tuấn - thành viên của nhóm thuyết trình 2.
Hôm nay, nhóm em xin được phép giới thiệu và phân tích về “Kỹ năng sống”. Trước tiên, em
xin giới thiệu danh sách thành viên nhóm mình:
1. NGUYỄN ANH TUẤN
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.
11.
12.

ĐẶNG ĐĂNG DUY
NGUYỄN NGỌC DUNG
VÕ SÔNG HƯƠNG
TRẦN THỊ KIM NGÂN
ĐẶNG HƯƠNG THƯ
CHÂU PHAN LÂM TÙNG
CHÂU DIỆU THI
TRẦN THỊ KIM XUYẾN
PHAN THỊ HOÀNG VÂN
NGUYỄN HỒNG HẠNH LINH
NGUYỄN NGỌC HUYỀN

Và bây giờ nhóm em xin được phép bắt đầu vào bài thuyết trình.
Có thể nói, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thúc đẩy thông thương và giao lưu văn
hoá, nhu cầu trao đổi thông tin trong xã hội đang ngày một bức thiết. Trước những thách thức và
quy luật đào thải khắc nghiệt của cuộc sống, con người chúng ta phải không ngừng cập nhật và
nâng cao giá trị bản thân về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi thiết yếu của xã hội. Một
trong những vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, đó chính là
việc trang bị cho mình kiến thức về Kỹ năng sống.

VẬY THEO CÁC BẠN THÌ KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ Ạ?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì Kỹ năng sống là “Khả năng thích nghi và
hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc

sống hàng ngày”.
Nói một cách đơn giản hơn thì “Kỹ năng sống” là một tập hợp những khả năng được rèn
luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đến với buổi thuyết trình hôm nay, nhóm mình sẽ giới thiệu vớ các bạn một số kỹ năng cơ
bản sau:
11. KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Trang 3


12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

SỰ TỰ TIN
SỰ QUYẾT ĐOÁN TRONG CUỘC SỐNG
HOẠT ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT
KỸ NĂNG SƠ CỨU Y TẾ
HỌC CÁCH NÓI “KHÔNG”
HỌC CÁCH LÀM KẾ TOÁN CƠ BẢN
NÂNG CAO NHẬN THỨC THỜI TRANG
HỌC CÁCH NẤU ĂN CĂN BẢN
THÍCH NGHI VỚI TRUYỀN THỐNG MỔI NƠI RIÊNG BIỆT

Để tìm hiểu rõ và cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đến với phần thuyết trình về kỹ năng đầu

tiên của bạn ĐĂNG DUY. Xin mọi người cho một tràn vỗ tay ạ!

I.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP:

Xin chào cô và các bạn. Em tên là ĐĂNG DUY và sau đây, em xin được trình bày kĩ năng
đầu tiên của bài thuyết trình ngày hôm nay đó là KỸ NĂNG GIAO TIẾP. Vậy giao tiếp ở đây được
hiểu như thế nào?
Giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Một người
với kỹ năng giao tiếp lôi cuốn, rành mạch, tự tin sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người. Bên
cạnh đó, giao tiếp tốt cũng giúp truyền đạt những ý tưởng, suy nghĩ của bản thân một cách ngắn
gọn, súc tích nhưng vẫn dễ hiểu, đầy đủ ý và tạo được sự thiện cảm từ phía người đối diện.
Chẳng hạn như trong cuộc sống, khi một người biết cư xử đúng mực, họ sẽ được người khác
ngưỡng mộ, yêu mến hơn là những người có thành tích cá nhân nổi trội song không biết cách trò
chuyện với mọi người xung quanh. Giao tiếp tốt cũng góp phần thể hiện hình ảnh cá nhân bạn trong
mắt người khác, từ đó giúp bạn kết giao với nhiều người hơn. Không lấy gì ngạc nhiên khi những
ứng viên có khả năng giao tiếp, đối đáp luôn được đề cao hơn những ứng viên rụt rè, vụng về trong
các cuộc phỏng vấn việc làm.
Một ví dụ khác rất điển hình là những anh chàng nói chuyện có duyên, có tài ăn nói thường
được lòng phái nữ hơn là các anh chàng tài giỏi nhưng “cù lần”, rụt rè, thiếu tự tin hoặc cư xử vô
duyên, thô lỗ.
Vậy nên, đừng cho rằng, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng giỏi cũng được, mà yếu kém thì cũng
không sao: Đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng trong việc hoàn thiện bản thân và hướng tới cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Người có khả năng giao tiếp đồng nghĩa với việc họ có khả năng thể hiện, bày tỏ, chia sẻ cảm
xúc với đối tượng khác. Được chia sẻ và có mối quan hệ tốt đẹp với người khác sẽ khiến họ giảm
tải áp lực, sống tốt hơn và tích cực hơn. Đời sống tình cảm của họ cũng trở nên phong phú và tốt
đẹp hơn.
Trang 4



Bạn có thể thấy điều này khá rõ nét ở những em học sinh có nhiều bạn bè tốt. Các em này dễ
giải tỏa áp lực và vượt qua khủng hoảng hơn nhờ sự chia sẻ với bố mẹ, bạn bè những cảm xúc cá
nhân; còn các em có khả năng giao tiếp kém dễ bị cô lập, khó nói chuyện với nhiều người, dễ rơi
vào áp lực, trầm cảm, thậm chí tự tử.
Có thể nói rằng, khả năng giao tiếp tốt là bước đệm để bạn đi tới con đường thành công trong
mọi khía cạnh, nó giúp bạn co thêm tự tin để đối diện với mọi khó khăn mà bạn mắc phải. Chính vì
thế, cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng
cao kỹ năng của bản thân thông qua các khóa học, học hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm
từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình
huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.
Đây là hình ảnh mô phỏng về quá trình giao tiếp. Xin mời cô và các bạn xem qua.

Vậy tại sao giao tiếp lại là một trong những kỹ năng quan trọng? Sau đây là một số lí do cơ
bản.
 Như các bạn có thể thấy: Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con
người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có
sự ràng buộc, liên kết với nhau.
Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống,
kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục

Trang 5


đích và nhiệm vụ giao tiếp.Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

 Bên cạnh đó, giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.

Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản
thân.
Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao
tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người. Để tham gia vào các quan hệ xã hội,
giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào
tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập
tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề
phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một
phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn
ngữ.
Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp
hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng
thú, cảm xúc tạo ra.
Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.
 Và thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã

hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với
các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh
nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý.
Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ
không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con
người tiến bộ.

Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho
phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống
sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trang 6


Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm,
thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế
nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức
đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình
có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình
theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.Bên
cạnh đó, họ cũng có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm
lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và so sánh mình với
người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát
huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận
không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
Vừa rồi, em vừa giới thiệu kỹ năng đầu tiên trong số 10 kỹ năng sống mà nhóm em sẽ thuyết
trình ngày hôm nay. Và bây giờ, xin mời bạn NGỌC DUNG sẽ tiếp tục phần thuyết trình với kỹ năng
tiếp theo.

II.


SỰ TỰ TIN
Xin chào mọi người, mình tên là NGUYỄN NGỌC DUNG. Vừa rồi bạn DUY đã nói về kỹ
năng giao tiếp quan trọng như thế nào thì tiếp theo sau đây, mình xin trình bày một kỹ năng có thể
nói đó là người bạn đồng hành đi đôi với giao tiếp, chính là sự tự tin. Vậy thì sự tự tin cần thiết
trong cuộc sốngra sao, ích lợi của tự tin là gì và làm thế nào giúp tăng thêm tự tin? Mời các bạn
cùng mình tìm hiểu nhé.
Mỗi ngày luôn có nhiều điều mới lạ chờ chúng ta khám phá. Ai cũng mong tự mình có thểtìm
kiếm và tiếp thu được kiến thức mới đang thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ trong cuộc sống.
Nhưng không phải người nào cũng có đủ khả năng và tự tin lao vào khám phá, tìm hiểu môi trường
xung quanh để mở rộng tầm nhìn. Để giúp chúng ta làm được điều này, cốt lõi của vấn đề chính là
tự tin. Vì có tự tin, mới dễ dàng quen biết mọi người và tìm kiếm thông tin. Có được sự tự tin sẽ
Trang 7


giúp chúng ta xử lí được mọi chuyện một cách thuận lợi theo mong muốn của mình. Đây là một kỹ
năng vô cùng quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó được xem là chìa khóa mở cửa cho
thành công của mỗi người. Xây dựng được sự tự tin là bản thân đã xây được con đường tương lai
của mình.
Ví dụ trong một cuộc tuyển dụng, ứng viên tự tin hơn sẽ là người chiến thắng. Một trong
những điểm yếu mà ứng viên thường gặp phải khiến cho nhà tuyển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt
rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc không đủ tự tin
nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời một cách mạch lạc và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn
có yêu thích công việc này không?”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không?”,
“Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”. Ngay cả một câu đơn giản cũng khiến khá nhiều
bạn bối rối như “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có công ty nào tuyển những
người chỉ đáp trong miệng với câu “bao nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút
nhát. Không có sự tự tin, bạn sẽdễ thất bại trong cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ
rằng mình sẽ làm được một việc gì đó. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội.
Nhiều người đã thành công trong cuộc sống khi nhận ra bản thân cũng có thể làm được việc lớn mà

trước đó tưởng chừng như vượt quá khả năng.
Sự tự tin được thể hiện trên nhiều mặt như ngôn ngữ hình thể, hành vi, ánh mắt, lời nói, …Tự
tin nói là một cách để thể hiện bản thân, suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng, khao khát, mong muốn của
mình. Tự tin sẽ giúp chúng ta có lợi thế hơn so với những người thiếu tự tin như:
 Có được công việc tốt hơn: Theo các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các quyết định tuyển dụng có

đến 60% là dựa vào khả năng tạo thiện cảm. Nếu có đủ tự tin, bạn sẽ dễ tìm được công việc tốt hơn
bởi vì bạn đủ sức thể hiện khả năng của mình.
 Thăng tiến nhanh hơn. Ví dụ như có nhiều người được thăng chức vì làm lâu năm nhưng có người

chỉ mới vào công ty đã liên tục được thăng chức qua những bài thuyết trình dự án ấn tượng và
thuyết phục mà bạn tự tin trình bày trước mọi người. Sự tự tin giúp bạn có thêm dũng khí ăn nói lưu
loát và rành mạch.
 Tạo được hình ảnh cá nhân bởi vì nói là hình thức thể hiện bản thân quan trọng nhất trong xã hội.
Khi bạn tự tin thể hiện quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ của bản thân, người khác sẽ tưởng tượng hình
ảnh của bạn trong đầu họ. Nếu những điều bạn nóicó sức thuyết phục, hình ảnh do bạn tạo ra sẽ
mạnh mẽ và khắc sâu trong tâm trí người khác.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết.Việc thể hiện sự tự tin của bạn có
thể làm người khác hài lòng nhưng đôi khi cũng có thể làm cho một số người khó chịu.Thậm chí họ
Trang 8


còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu. Ánh mắt nhìn thẳng; lời nói rõ ràng, dứt khoát; tư thế bình
tĩnh, điềm đạm và hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn đủ chứng minh rằng bạn đang tự tin.
Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội
nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó
có thể được xem là biểu hiện chuyên nghiệp của một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Cuối
cùng hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là tự nhiên mà có mà nó chính là kết quả của sự tự rèn luyện
không ngừng.
Sau đây mình xin đưa ra 10 cách giúp bạn rèn luyện bản thân tự tin hơn:

1. Thích chính mình

Đầu tiên để tự tin hơn là phải chấp nhận và yêu thích chính bản thân. Bạn nên liệt kê tất cả
các điểm mạnh của mình. Bằng cách này, bạn sẽ tự nhắc nhở rằng mình cũng có nhiều ưu điểm như
người khác. Từ đó, bạn sẽ yêu thích bản thân và cảm thấy tự tin hơn nhiều.
2. Tham gia các hội thảo

Để thêm tự tin thì bạn hãy tham gia các hội thảo chuyên đề về bí quyết và hướng dẫn có được
tự tin do những chuyên gia trình bày. Bạn có thể lấy được ý chính hoặc quan sát những cử chỉ và
phong thái mà họ thể hiện.
3. Động viên bản thân

Dù chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hay bài diễn văn, bạn hãy luôn tự nhủ rằng bạn sẽ làm được.
Hãy động viên bản thân mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự tự tin của mình không ngừng tăng lên.
4. Vượt qua nỗi sợ hãi

Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là bất lợi và
làm mất sự tự tin của bạn vào chính mình trong cuộc sống. Để bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc
nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và làm việc
hăng say.
5. Chấp nhận thất bại

Nếu bạn luôn khóc lóc sau những thất bại thì bạn sẽ không thể nào tiến bộ được. Hãy nhớ
rằng, những sai lầm và thất bại đã qua không thể đảo ngược lại. Một người tự tin luôn nhìn về quá

Trang 9


khứ để sống cho hiện tại và hướng đến tương lai. Nếu bạn thất bại một lần, không sao cả, hãy lấy nó
làm bài học.

6. Hãy vận động

Bạn nên tập các bài tập tốt cho não và phổi, điều này sẽ làm tăng sức mạnh thể lực, xóa tan
mọi tức giận và khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy mình dồi dào sinh lực, tự tin làm việc hiệu quả. Không
có gì tuyệt vời hơn khi thấy bạn trong dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hồng hào và tràn đầy sự tự
tin.
7. Hãy quan tâm đến hình thức

Mọi người thường để ý đến điều này đầu tiên. Những gì bạn mặc trên người đều thể hiện tính
cách, sở thích, phong thái của bạn. Nếu bạn ăn mặc không thích hợp, đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp
bạn. Khi bạn để ý đến cách ăn mặc, bạn nên tự hỏi mình muốn mọi người thấy mình là người như
thế nào? Mình muốn gây ấn tượng với những người nào? Điều mà bản thân muốn hướng đến là tính
hiệu quả và phù hợp trong môi trường nhất định.
8. Hít thở

Cần phải biết giữ hơi thở và tự kìm nén, nín thở khi cần thiết. Hãy học cách hít thở sâu, điều
này cần thiết để giúp bạn bình tĩnh. Hít thật sâu trong lồng ngực và thở ra từ từ.
9. Sống nguyên tắc

Giữ vững quan điểm của mình. Hãy biết lo đến trách nhiệm hiện tại. Không theo đuổi một
mục đích không rõ ràng mà phải biết nhận thức và nắm cơ hội. Nhớ rằng mọi nguyên tắc đều có tác
động rất lớn đến kết quả bạn có được sau này.
10. Cho và nhận

Hãy cho những gì bạn muốn nhận. Nếu bạn muốn được tôn trọng và yêu quý, hãy tôn trọng
và yêu quý mọi người. Nếu bạn muốn thành công thì hãy giúp người khác thành công. Nếu bạn
muốn vui vẻ hơn thì hãy mở lòng mình và tự tạo ra niềm vui đểtận hưởng niềm vui ấy. Bạn hãy
luôn tự nhủ những việc này đều cóthể làm được. Những người tự tin nhất là những người sống đơn
giản. Họ luôn biết cách làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Tiếp theo sau, mình xin mời bạn SÔNG HƯƠNG lên trình bày về “quyết đoán trong cuộc

sống” để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một kỹ năng cần thiết khác.
Trang 10


III.

KỸ NĂNG QUYẾT ĐOÁN TRONG CUỘC SỐNG
Xin chào các bạn, mình tên là VÕ SÔNG HƯƠNG, mình sẽ trình bày kỹ năng tiếp theo,
đó là kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống.
Trước tiên, mình xin được hỏi các bạn là: Đã bao giờ bạn chần chừ, dù biết sai mà vẫn
làm, biết không nên mà vẫn ko thể nói KHÔNG chưa? Để rồi sau đó thấy hối tiếc tại sao mình lại

thiếu quyết đoán đến vậy? Đã bao giờ bạn hì hục lên kế hoạch cho tương lai đầy tham vọng, nhưng
lại chẳng bao giờ đủ quyết đoán để duy trì kế hoạch đó khi bị một ai khác không đồng tình chưa?
Vâng, mình chắc chắn rằng ai trong chúng ta ít nhất cũng một lần cảm thấy như vậy. Nhưng
có bao giờ bạn tử hỏi tại sao có người thành công, có người không? Có một kỹ năng mà đa phần
những người thành công đều đã tôi luyện được, đó là sự quyết đoán.
Vậy, quyết đoán là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Quyết đoán là đưa ra quyết định nhanh, dứt khoát, mạnh mẽ để giải quyết vấn đề nào đó.
Trong cuộc sống không phải mọi quyết định về cách giải quyết vấn đề đều chắc chắn sẽ đạt kết quả
như mong muốn. Nhiều tình huống thực tế buộc con người phải đưa ra quyết định ngay trong khi
kết quả có thể còn chưa rõ ràng đối với bản thân hay đối với nhiều người khác. Quyết định khác
nhau, dứt khoát hay không đều dẫn đến những kết quả khác nhau.

Trang 11


Kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn
và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có
tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội, thậm chí sẽ rơi vào

tình thế mất phương hướng ứng xử trước những tình huống xảy ra và dễ trở thành người “ba phải”.
Các bạn thử nghĩ xem, một người chỉ huy ngoài chiến trường, trước những tình huống cấp
bách mà không quyết đoán thì mọi người trong đơn vị sẽ lúng túng đến mức nào và sẽ phản ứng ra
sao theo suy nghĩ của từng người.
Một nghiên cứu thế giới thú vị từ 25.000 người thất bại cho thấy sự do dự, thiếu quyết đoán
đứng hàng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của họ. Giám đốc điều hành
Quỹ Napoleon hill, Don M. Green khuyên: “Đừng bao giờ để người khác quyết định bạn có thể làm
được hay không làm được những việc mà bạn đã quả quyết là có ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống của bạn”.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhớ rằng, quyết đoán không phải là liều mạng mà là đưa ra quyết
định trên cơ sở suy xét, phán đoán về bản chất của vấn đề, xu hướng diễn biến, với sự tự tin vào bản
thân, lòng dũng cảm và tinh thần dám chịu trách nhiệm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành
động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì tại sao thành công lại không thể đến. Quyết đoán là sự
cân bằng giữa rụt rè - thận trọng và năng nổ - hiếu thắng. Để tạo ra sự cân bằng này không có nghĩa
là phải tỏ ra gay gắt, liều lĩnh mà cũng không lo lắng, do dự, chờ đợi người khác. Tính quyết đoán,
nói đơn giản là đạt tới những gì mình muốn, những điều mình xứng đáng có được mà không vi
phạm quyền lợi của người khác, là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không
để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn.
Quyết đoán nhưng cũng cần phải tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác. Trong giao tiếp,
tính quyết đoán phải được thể hiện bằng sự tự tin của mình và cả thái độ tích cực lắng nghe và tôn
trọng đối phương, kể cả khi có sự khác biệt về quan điểm giữa hai bên. Những tình huống cần thể
hiện sự quyết đoán là phép thử đối với bản lĩnh con người. Tính quyết đoán là một tố chất có tầm
quan trọng rất lớn, nó chỉ hiện diện ở những người có ý thức về điều đó và kiên trì học hỏi, rèn
luyện qua thực tế cuộc sống.
Người quyết đoán là người khá tự tin, hướng ngoại và biết mình cần gì trong cuộc sống. Họ
cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả lòng nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Dù ở vị trí nào, bạn

Trang 12



cũng nên có sự quyết đoán khi giải quyết công việc. Đó là chiếc chìa khóa giúp bạn khẳng định tài
năng, kinh nghiệm của bản thân, mở ra cánh cửa tương lai trên con đường sự nghiệp.
Có lẽ các bạn đang rất thắc mắc rằng, làm thế nào để trở thành người quyết đoán phải không
ạ?Vâng, sau đây mình xin đưa ra 7 phương pháp cơ bản có thể giúp bạn rèn luyện kỹ năng này.
Nhưng các bạn nên nhớ rằng, không ai có thể giúp bạn ngoài bản thân của bạn.
1. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Cơ hội đến không đồng nghĩa với thành công. Có lúc, nắm bắt cơ hội sẽ mang đến cho bạn
thành công đáng kể nhưng đôi khi cũng khiến bạn thất bại. Điều quan trọng là bạn có dám đương
đầu với thử thách, chấp nhận mọi rủi ro hay không.
Không có ai tài giỏi tuyệt đối, làm việc gì cũng thành công ngay được. Những thất bại, vấp
ngã, những khó khăn không thể vượt qua nhưng lại giúp bạn sẵn sàng hơn cho những cơ hội mới.
Vì vậy, việc sẵn sàng đối diện với rủi ro cũng là cách đưa đến cho bạn sự vững vàng, tự tin trong
mọi việc.
2. Hài lòng với kết quả đạt được

Nỗ lực vươn lên là tốt nhưng đừng vì thế mà đặt ra quá nhiều mục tiêu, bắt bản thân phải thực
hiện và không bao giờ hài lòng với thành tích đạt được. Một khi có được kết quả tốt, bạn nên có
những giờ phút tận hưởng thành công, tự hào về những gì mình làm được.
Nếu đồng nghiệp, bạn bè hay người thân nói lời chúc mừng, đừng bao giờ tỏ thái độ "việc đó
không có gì cả". Thay vào đó, bạn nên nói lời cảm ơn và tỏ ý hài lòng vì những việc đã làm. Hài
lòng với những gì đạt được, mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, áp lực cũng giảm bớt.
3. Học hỏi nâng cao trình độ

Khi bạn cảm thấy cần nâng cao trình độ ở một lĩnh vực nào đó, đừng ngại học hỏi, tìm hiểu.
Dù khó khăn và không biết nhiều về vấn đề đó, nhưng đừng nản chí nhé. Bạn có thể tự tìm hiểu
hoặc nhờ sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.

Trang 13



4. Tha thứ cho chính mình

Không ai sinh ra là người hoàn hảo, có thể hoàn thành mọi việc trôi chảy, không có chút sai
lầm nào. Chính vì vậy mà đừng tự trách móc bản thân, hãy biết tha thứ, bỏ qua những sai sót của
chính mình để rút kinh nghiệm và hướng tới những vấn đề mới. Tự trách bản thân chỉ khiến bạn
thêm chán nản, trong khi công việc không chào đón những người có tâm trạng như thế.
5. Lắng nghe

Sự quyết đoán không đồng nghĩa với việc bạn chỉ biết nói và làm. Đôi khi, bạn cần lắng nghe
ý kiến của những người xung quanh. Đừng bao giờ nêu ý kiến một chiều và bắt người khác làm
theo, như thế bạn trở thành kẻ chuyên quyền, độc đoán, chẳng ai chịu nổi khi làm việc với một
người như thế.
6. Thành thật với bản thân

Bạn là một người bình thường, không phải là thiên tài để có thể hoàn thành tất cả mọi việc. Vì
thế, đừng vì tự đề cao bản thân mà nhận lời trước cả những việc khó khăn, ngoài sức mình. Đôi khi,
nói KHÔNG cũng là việc nên làm. Bạn nên nhìn vào thực lực, thành thật với chính mình, xem có
thể giải quyết được công việc đến đâu. Những gì vượt quá khả năng bản thân, bạn nên từ chối. Cứ
thử tưởng tượng xem, nếu bạn cứ gật đầu nhận bừa rồi không thể hoàn thành được, lúc đó, hậu quả
còn đáng sợ hơn nhiều.

Trang 14


7. Luôn tự chủ

Điều này có nghĩa là bạn hãy luôn giữ bình tĩnh khi đối mặt với những tình huống khó. Vì chỉ
khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác ảnh
hưởng tới quyết định của mình.

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài trường hợp trong cuộc sống bạn cần kỹ
năng quyết đoán.
 Các cuộc họp là tình huống thường gặp để bạn thể hiện sự quyết đoán của mình. Tận dụng các cuộc

họp để chia sẻ ý tưởng sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề sẽ giúp bạn chứng minh khả năng lãnh
đạo của mình, thậm chí hỏi một câu hỏi đúng trong cuộc họp cũng có thể cần đến sự quyết đoán.
 Nếu đồng nghiệp của bạn khiến bạn bực mình, khó chịu, họ luôn muốn vượt trội trên bạn và sai

khiến bạn. Bạn hãy tỏ ra quyết đoán để xác định những giới hạn giúp bạn đối phó lại với các đồng
nghiệp đó.
 Tính quyết đoán có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong công việc của mình . Có nhiều

người chịu thiệt thòi chỉ vì họ không đủ quyết đoán để thỏa thuận mức lương hay thẳng thắn đề
nghị tăng thu nhập cho mình, họ gặp rất nhiều khó khăn để thể hiện sự quyết đoán khi phải đề cập
đến chuyện tiền bạc. Nếu bạn cứ chờ đợi sếp chú ý tới những đóng góp của bạn và đề nghị cho bạn
một mức lương cao hơn, thì sự chờ đợi đó có lẽ chỉ là hy vọng. Bạn phải quyết đoán đến gặp sếp
hoặccó thể ghi ra giấy mong muốn tăng lương kèm theo bản tóm tắt các thành tích bạn đạt được,
sau đó sắp xếp một cuộc gặp và thẳng thắn trình bày điều mà bạn xứng đáng có được.
Tóm lại, tính quyết đoán không chỉ đem lại lợi ích cho sự nghiệp mà còn cho cả cuộc sống,
để bạn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân và công việc. Hiểu biết và nhận ra tính quyết đoán của
mình là một cách then chốt trong việc giúp bạn phát huy các kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống.
Sau đây, xin mời cô và các bạn tiếp tục đến với một kỹ năng khác không kém phần quan
trọng. Đó là kỹ năng về hoạt động thể thao và các hoạt động thể chất qua phần trình bày của bạn
KIM NGÂN.

Trang 15


IV.


VẬN ĐỘNG THỂ THAO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT:
Xin chào cô và các bạn!
Mình xin tự giới thiệu mình tên là TRẦN THỊ KIM NGÂN, thành viên của nhóm 2 và cũng
chính là người sẽ đồng hành với các bạn trong việc tìm hiểu kỹ năng sống và tồn tại tiếp theo. Kỹ
năng này cũng không kém phần quan trọng và thú vị so với những kỹ năng mà nhóm mình đã trình
bày trước đó đâu nhé. Nhưng trước tiên, mình muốn đọc cho cô và các bạn nghe một đoạn thông tin
được viết trên báo như sau:
“Lo ngại tình trạng béo phì ngày càng gia tăng tại Dubai, chính quyền thành phố vùng Vịnh
giàu có này quyết định thực hiện sáng kiến đặc biệt là “đổi trọng lượng lấy vàng”.
Theo đó, mỗi kg mà một người dân "quá khổ" giảm được sẽ tương ứng với giải thưởng 1
gram vàng - theo mức giá ở Dubai là 30 bảng (tương đương 963.000 đồng). Tuy nhiên để được
nhận giải thưởng, trong vòng 30 ngày, mỗi người đó phải giảm được ít nhất 2 kg.”
Thông tin như thế này mà xuất hiện ở Việt Nam thì quá hấp dẫn phải không các bạn? Và chắc
chắn là sẽ có rất nhiều người thực hiện các biện pháp để giảm được cân nặng của mình. Biện pháp
hiệu quả nhất chính là luyện tập thể thao và có chế độ ăn hợp lí. Một câu chuyện vui thôi nhưng từ
đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của việc luyện tập thể thao phải không các bạn. Lợi ích từ hoạt
động thể thao không chỉ có giảm cân đâu nhé. Và bây giờ để tìm hiểu rõ hơn xin mời cô và các bạn,
chúng ta cùng đến với kỹ năng sống tiếp theo, đó là kỹ năng: Vận động thể thao và các hoạt động
thể chất.
Các bạn thân mến, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm
cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên. Lợi ích đầu
tiên khi các bạn rèn luyện được kỹ năng này chính là:
 Đẩy lùi bệnh tật

Các nghiên cứu đã xác định rằng bất kể lượng tập luyện, ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có lợi. Và nhìn
chung, nếu bạn tập luyện nhiều hơn thì sẽ càng tốt hơn. Học viện Quốc Gia về Khoa Học tại Mỹ đã
khuyến khích mọi người nên phấn đấu tập thể chất khoảng 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nghe có vẻ nhiều
nhưng thật ra một giờ đó có thể là tập hợp của nhiều loại hoạt động ngắn khác nhau như đi bộ, làm
vườn, hay thậm chí là dọn dẹp nhà cửa trong suốt cả ngày.

Trang 16


Các hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong bất kỳ chương trình giảm cân nào, để có thể
tối đa hoá việc loại bỏ mỡ thừa nhưng vẫn định hình được các cơ bắp. Tuy nhiên, việc luyện tập còn có
nhiều lợi ích khác nữa về sức khoẻ cũng như tuổi thọ. Nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện các tình
trạng sau:


Thứ nhất là Bệnh tim mạch: Việc hoạt động thường xuyên sẽ giúp các cơ tim khoẻ mạnh hơn;
giảm được huyết áp tăng lượng cholesterol “tốt” và giảm các cholesterol “xấu”; nâng cao khả năng lưu
truyền máuvà giúp cho hoạt động của tim trở nên hiệu quả hơn. Theo như Nhật báo New England về Y
Khoa, các nhà nghiên cứu cũng cho biết bất kỳ bài tập nào cũng tốt hơn là không tập, mặc dù tập nhiều
vẫn tốt hơn.



Thứ hai là Đột qụy: Trong một phân tích của 23 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng
việc luôn ở trạng thái năng động sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn và tử vong do đột qụy. Theo một
học thuyết được xuất bản trong nhật báo Đột Qụy, những người tham gia nào năng động vừa đủ sẽ có
20% ít mắc phải nguy cơ bị đột qụy hơn so với những người thiếu năng động.



Thứ ba là bệnh Tiểu đường loại 2: Đây là căn bệnh mà rất nhiều người Việt Nam mắc phải và
đang gia tăng ở mức báo động. Các hoạt động thể chất có thể tăng cường giảm cân và giúp ngăn ngừa
hoặc khống chế tình trạng này. Giảm cân có thể giúp làm tăng độ nhạy của insulin, cải thiện lượng
đường trong máu và mức cholesterol, đồng thời giảm huyết áp – tất cả những điều này đều rất quan
trọng đối với sức khoẻ của những người mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu của Trường Y Tế
Cộng Đồng Harvard, cho biết rằng một giờ đi bộ nhanh mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

tiểu đường tuýp 2 đến 34%.



Thứ tư là bệnh Béo phì: Thừa cân và béo phì là những tình trạng có thể ngăn chặn và điều trị
được bằng việc tập thể dục đi kèm một chế độ ăn khoẻ mạnh. Các hoạt động sẽ giúp giảm mỡ trong cơ
thể và tăng cường cơ bắp, do đó cải thiện được khả năng đốt calories. Sự kết hợp của việc giảm calories
và tập luyện hàng ngày là để giảm cân. Ngoài ra, việc tiết chế sự béo phì cũng rất quan trọng, do đây là
yếu tố gây nguy hiểm chính của nhiều căn bệnh. Giảm đi chỉ số cơ thể (BMI) là một cách chắc chắn để
giảm thiểu nguy cơ chết sớm và để có một cuộc sống lành mạnh hơn.



Thứ năm là bệnh Đau lưng: Đau lưng có thể được điều chỉnh và ngăn ngừa bằng một chương
trình tập luyện bao gồm gia tăng sức khoẻ và độ dẻo dai cho cơ bắp. Có một tư thế đi đứng đúng là sự
ngăn ngừa tốt nhất của cơ thể cho chứng đau lưng.
Trang 17




Thứ sáu là Chứng loãng xương: Các bài tập về trọng lượng như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang,
nhảy, hay nâng tạ sẽ làm cấu trúc xương chắc khoẻ hơn và giúp ngăn ngừa loãng xương, thường thấy ở
phụ nữ sau mãn kinh. Sự kết hợp giữa chế độ ăn giàu canxi và vitamin D cùng với các bài tập về trọng
lượng sẽ cho kết quả tốt. Theo Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng phụ nữ đi bộ ít nhất 4 giờ mỗi
tuần sẽ có nguy cơ nứt gãy xương hông thấp hơn 41% so với những người đi bộ dưới một giờ mỗi tuần.

 Lợi ích tiếp theo mà mình muốn đề cập đến là lợi ích tinh thần từ việc tập luyện thể thao:



Tập luyện thể thao sẽ giúp cho các bạn cải thiện khả năng nhận thức: vì tập thể dục giúp tăng quá
trình sản xuất các hormone có lợi, thúc đẩy phát triển các dây thần kinh và chất xám. Ngoài ra, tập
luyện còn giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến não, nuôi dưỡng và thúc đẩy mạch máu hoạt động. Một
nghiên cứu được tiến hành bởi khoa Tâm lý học thuộc trường Đại học Illinois đã chỉ ra rằng, những
người trưởng thành ở độ tuổi từ 18 đến 24 phản ứng nhanh hơn với các tác nhân kích thích sau 30 phút
tập luyện thể thao.



Một điều ngạc nhiên là tập thể thao sẽ cải thiện tư duy sáng tạo của chúng ta: Thường xuyên tập
luyện được chứng minh giúp tăng dòng chảy sáng tạo cho bộ não của bạn. Các nghiên cứu cho thấy,
việc tập luyện giúp cải thiện sức chịu đựng và tính linh hoạt của cơ bắp, dẫn đến khả năng giải quyết
vấn đề tốt hơn và sáng tạo hơn. Với việc luyện tập, bán cầu phải của não, kết hợp với sự sáng tạo và trí
tưởng tượng, nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Các bài
tập thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều nỗ lực
nhận thức mà còn thúc đẩy các hoạt động của cơ bắp, giúp cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ.



Sự tự tincũng là một lợi ích tinh thần được mang lại: Hiển nhiên rằng tập luyện thể thao có thể cải
thiện bề ngoài của bạn, và thông qua đó là tăng cao sự tự tin. Ngoài ra, chơi thể thao còn giúp bạn cảm

Trang 18


thấy hòa hợp hơn với cộng đồng. Kể cả khi bạn không có được kết quả ngay l ập tức trên cơ thể thì công
sức tập luyện của bạn cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, sự tự tin cũng vì thế mà tăng dần.


Tập luyện thể thao là một liệu pháp đánh bay căng thẳng: Căng thẳng là một phần tất yếu trong

cuộc sống hiện đại ngày nay, nó giống như thực phẩm hay đồ uống thiết yếu trong cuộc sống vậy.
Trong khi tập luyện giúp giải phóng cơ thể khỏi những tình huống căng thẳng. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, luyện tập thường xuyên có thể giữ mức căng thẳng trong tầm kiểm soát và giúp giảm các tác
động của hormone xấu, do đó giúp bạn tăng khả năng thư giãn. Ngoài ra, tập luyện thường xuyên còn
có thể giúp bạn đối phó với những thách thức bất ngờ trong cuộc sống tốt hơn. Các môn tập luyện như
yoga, thiền định, thể dục nhịp điệu là những phương pháp tuyệt vời giúp giảm stress.



Song song với việc đánh bay căng thẳng sẽ là lợi ích ổn định tâm trạng: Tập thể dục có thể nhanh
chóng làm dịu cảm xúc của bạn. Nó không chỉ tiếp sinh lực cho cơ thể, giúp cải thiện thể lực mà còn hỗ
trợ giữ ổn định tâm trạng và đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực. Tập luyện hằng ngày có tác dụng làm dịu
tinh thần, ổn định tâm trạng và giảm thiểu các kích thích tố có hại. Không bao giờ là quá muộn với việc
tập luyện thể thao. Bằng cách luyện tập thường xuyên, bạn có thể đẩy lùi các chứng bệnh về tâm thần
và tận hưởng một đời sống tinh thần và thể chất khỏe mạnh hơn.

• Một lợi ích nữa đó là bạn sẽ ngủ tốt hơn: tập thể dục đều đặn có thế giúp bạn ngủ tốt hơn. Thời gian
tập luyện vào buổi sáng hoặc buổi trưa là tốt nhất; tốt hơn là trước khi ngủ, vì nếu bạn tập thể dục ngay
trước khi ngủ, nó có thể gây tác dụng ngược lại nha.

• Bạn sẽ có nhiều năng lượng sống hơn:

Trang 19


Sau tất cả, tập luyện thể thao làm cạn kiệt năng lượng của bạn nhưng nếu tập luyện thường xuyên lại có
thể làm bạn khỏe khoắn hơn mỗi ngày. Trong nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng tập thể dục vào buổi giữa
ngày có thể làm bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và làm việc có hiệu suất hơn so với tập luyện sau
nửa ngày còn lại. Bạn cũng nên vận động bằng cách đi bộ nhiều hơn trong ngày, tuy nhiên tập thể dục
giữa ngày là cách nâng cao năng lượng tuyệt vời nhất.




Cải thiện khả năng sinh lý: Các bạn nam đã bắt đầu quan tâm đến tập luyện thể thao chưa? Lợi ích
này nghe có vẻ hấp dẫn đúng không? Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập luyện thường xuyên có thể làm
tăng ham muốn và giảm nguy cơ bị liệt dương; có thể vì tập thể dục giúp cải thiện khả năng tuần hoàn
máu.

• Bạn sẽ sống thọ hơn: Không có gì là lạ khi sống lành mạnh có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng sống lâu
hơn được bao nhiêu thì bạn có thể bị bất ngờ vì điều đó đấy. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục có thể
cải thiện tuổi thọ cũng như hỗ trợ bỏ thuốc lá. Thật sự thì việc ngồi lì một chỗ có thể giết bạn và chỉ cần
tập luyện chút ít một cách thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ hơn.

• Bạn sẽ vui vẻ hơn: Tổng hợp của tất cả những lợi ích trên sẽ mang lại niềm vui cho bạn. Vận động thể
dục thể thao thường xuyên làm tăng chất lượng cuộc sống của bạn qua nhiều mặt. Tất cả những điều
bạn cần là hình thành dần một thói quen vận động. Nghiên cứu từ trường đại học Bristol chỉ ra rằng
tâm trạng của con người được cải thiện một cách đáng kể khi chúng ta tập luyện. Vì vậy hãy tìm con
đường nhanh nhất để hình thành một thói quen tập luyện hằng ngày cho mình và bạn sẽ có cảm thấy
khỏe mạnh hơn từng ngày.

 Lợi ích cuối cùng của kỹ năng hoạt động thể thao và các hoạt động thể chất chính là lợi ích xã hội.
Nghe có vẻ hơi “cao siêu” nhưng thực chất thể dục thể thao sẽ mang đến cho bạn những lợi ích
xã hội không ngờ. Bởi vì:


Khi chúng ta tham gia các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách
nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực.... Chính vì vậy, thể
dục thể thao góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách mỗi cá nhân.




Ngoài ra, khi là một thành viên của một câu lạc bộ thể thao và thường xuyên tham gia vào các môn thể
thao sẽ phát triển phẩm chất cá nhân từ việc gặp gỡ mọi người như: hợp tác – làm việc với những
Trang 20


người khác, cạnh tranh – thử nghiệm bản thân với những người khác, thách thức vật lý – thử nghiệm
bản thân với môi trường hoặc trình diễn tốt nhất của bạn, cảm thụ nghệ thuật – công nhận chất lượng
của phong trào trong một buổi biểu diễn.

Vâng thưa các bạn! Chúng ta đã vừa điểm qua những lợi ích mà kỹ năng vận động thể thao và
các hoạt động thể chất mang lại. Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của nó. Vậy thì còn chần chừ gì
nữa, mỗi người trong chúng ta hãy xây dựng một chế độ tập luyện thể thao và các hoạt động thể chất
mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ, tạo nên một lối sống lành mạnh và ý nghĩa các bạn nhé! Cảm ơn các
bạn. Và bây giờ xin mời các bạn hãy cùng khám phá những điều bổ ích từ kỹ năng sống tiếp theo, qua
phần trình bày của bạn HƯƠNG THƯ nhé!

V.

KỸ NĂNG SƠ CỨU Y TẾ
Chào mọi người, mình là Đặng Hương Thư, nhóm 2. Mình sẽ giúp các bạn làm rõ về tầm
quan trọng của kỹ năng sơ cứu y tế trong cuộc sống. Đây là bài học mà bạn được học khi còn là học
sinh, học cách sơ cứu y tế rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ở bất cứ đâu bạn
cũng sẽ gặp nhiều tình huống cần đến sơ cứu y tế, giúp bạn có thể giải quyết những tình huống như:
đuối nước, say nắng, gãy xương, tụt huyết áp, …Hàng ngày, ta không tránh được một số tại nạn
đáng tiếc xảy ra. Nhẹ thì trầy xước chân tay, còn nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn
tính mạng nếu không được sơ cứu sớm. Kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu
sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
Những kỹ năng sơ cấp cứu không chỉ cho bản thân, mà còn có thể cứu được mạng sống của
một con người. Đây là kỹ năng mà mỗi người chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn cho mình khi găp

những tình huống không may xảy ra và là một kỹ năng bỏ túi cho bạn đơn giản chỉ trong cuộc sống
thường nhật; khi thực hiện những chuyến du lịch xa, dài ngày, hoặc ở những nơi xa xôi hẻo lánh.

Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện
hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem
bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân
mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho
bất kì ai cả.

Trang 21


Tại sao kỹ năng sơ cứu y tế là cần thiết, và tại sao không phải ai cũng giúp đỡ được người
khác khi tai nạn xảy ra. Câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất, là khi phải đối mặt với một điển hình
của những tình huống bất trắc thường xuyên xảy ra hàng ngày – tai nạn giao thông. Bạn không cần
phải là một chuyên gia y tế mới có thể cứu sống mạng người khi cần thiết. Nhưng, cứu người cũng
phải biết cách nếu không muốn tình trạng của người bị nạn càng thêm tồi tệ. Trang tin mạng
VOVGT khuyến cáo: "...Khi gặp tai nạn giao thông chúng ta nên giúp đỡ nạn nhân, không khuyến
khích việc bỏ mặc nạn nhân. Tuy nhiên, chúng ta phải biết giúp đúng cách...". Đứng trước một vụ
tai nạn giao thông, trước một nạn nhân cần cấp cứu vì tai nạn giao thông cần phải có những hiểu
biết và kỹ năng nhất định. Nếu không biết cách sơ cấp cứu ban đầu cho người gặp nạn, thì lòng tốt
của người giúp đỡ sẽ rất dễ trở thành con dao hai lưỡi tước đi tính mạng của nạn nhân một cách
nhanh nhất.

Thực tế đã chỉ ra rằng, cách tốt nhất để giúp đỡ người bị tai nạn giao thông đôi khi là những
việc làm cần kíp khác như: quan sát hiện trường, quan sát dấu hiệu của nạn nhân, nguyên nhân và
tìm cách thông báo cho cơ sở y tế gần nhất...chứ không nhất thiết phải hùng hục lao vào bế thốc nạn
nhân đến bệnh viện. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời là do không phải bất cứ loại chấn thương nào
cũng có thể áp dụng cách làm thủ công đó.


Khi chứng kiến một người gặp nạn vì tai nạn giao thông nếu không giúp đỡ nạn nhân, nhiều
người và thậm chí kể cả lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường sẽ rất dễ bị đổ cho cái tiếng oan
là “máu lạnh”, “gỗ đá”, là không có tình người…Để giải quyết sự xung đột trong cách giải quyết
vấn đề này không còn cách nào khác, là mọi người cần nắm rõ vai trò của việc ứng phó cấp cứu sau
tai nạn giao thông.

Ở Việt Nam, tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 2,5 lần so với đuối nước và ngộ độc. Cao
gấp 5 lần so với tự tử, tai nạn lao động và các loại tai nạn khác. Con số thống kê trên của Cục Quản
Trang 22


lý môi trường y tế trong năm 2014, đã cho thấy được tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu sau tai
nạn. Đáng tiếc không phải ai cũng có thể hiểu rõ về tác dụng cũng như sự cần thiết của việc làm
này.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) yếu tố quan trọng nhất là cấp cứu cho người bị thương
càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi bị tai nạn được coi là “giờ vàng” để cứu chữa
cho nạn nhân. Hầu hết các vụ tử vong xảy ra trong những giờ đầu tiên sau tai nạn là do hệ thống hô
hấp hoặc đường thở bị ảnh hưởng, bị tắc hoặc do mất nhiều máu…Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây
là những vấn đề này chúng ta hoàn toàn có thể xử lý được nhờ sơ cấp cứu. Số liệu thống kê về công
tác sơ cấp cứu của Cộng đồng châu Âu cho thấy tỉ lệ tử vong có thể giảm từ 15%-20% nếu công tác
sơ cấp cứu được thực hiện đúng và kịp thời.

Trong khi đó theo một nghiên cứu của Viện Quân y 103, khi xảy ra tai nạn giao thông có đến
91,9% số vụ được cấp cứu từ cộng đồng (người đi đường, xe ôm…), những hiểu biết chưa đầy đủ
của nhóm đối tượng này rất dễ dẫn đến những tổn thương cho nạn nhân, làm lãng phí “giờ vàng”
cấp cứu của người gặp nạn.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức cho biết: “Trên thế giới có rất nhiều nước quan tâm đến việc cấp cứu cho nạn nhân sau tai nạn.

Để ai cũng có thể nắm vững được những yếu tố cơ bản cấp cứu cho nạn nhân họ có những lớp đào
tạo, tập huấn bài bản. Vấn đề này ở nước ta còn khó khăn về nguồn kinh phí”.

“Giả sử như gặp 1 ca chấn thương ở vùng đầu do tai nạn nhưng nạn nhân có đội mũ bảo
hiểm, thì chỉ việc cởi mũ bảo hiểm làm sao cho đúng cách đã là một việc quan trọng để đảm bảo
Trang 23


tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, không phải người đi đường nào, anh lái xe ôm, xe khách nào
cũng nắm rõ điều này. Điều đó cho thấy rằng, khi gặp tai nạn giao thông chúng ta nên giúp đỡ nạn
nhân, không khuyến khích việc bỏ mặc nạn nhân. Tuy nhiên, chúng ta phải biết giúp đúng cách.
Việc làm tốt nhất là thu thập các thông tin ban đầu để thông báo cho bộ phận y tế như: nguyên nhân
tai nạn, vị trí, các biểu hiện ban đầu…” – Bác sĩ Chính nhấn mạnh.

Có thể thấy định kiến của bản thân, hay hơn hết là của xã hội, về những trường hợp gặp người
tai nạn mà không ứng cứu còn khá nặng nề. Nếu nhìn thấy người bị nạn nhưng ngoảnh mặt làm
ngơ, không giúp đỡ; khoan hãy nói đến mọi người xung quanh nhìn và nghĩ gì về bạn; trước hết là
tự bản thân cảm thấy áy náy, lương tâm bị dằn vặt. Vì vậy, không cách nào khác hơn chính là tự
trang bị cho mình những kỹ năng y tế cần thiết cho bản thân và để ứng cứu người khác khi gặp nạn.

Tóm lại, kỹ năng y tế cơ bản là một trong những kỹ năng quan trong bậc nhất, và không thể
thiếu trong cẩm nang những kỹ năng sống cần thiết của bất cứ một ai. Để khi gặp phải những tình
huống xấu, bạn sẽ không quá bỡ ngỡ và sẽ có cách xử lý thích hợp.

Và cũng để có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tình huống của cuộc sống thì
không chỉ một, mà còn rất rất nhiều kỹ năng khác mà ta cần biết. Một trong số đó chính là học cách
để nói KHÔNG, để từ chối mà không gây phản cảm, bối rối cho đối phương. Bạn LÂM TÙNG,
một thành viên nữa của nhóm 2 sẽ tiếp tục trình bày cho cô và các bạn kỹ năng Học cách nói
“KHÔNG”.


VI.

HỌC CÁCH NÓI "KHÔNG"
Xin chào cô và các bạn, mình là Lâm Tùng, và tiếp theo phần trình bày của bạn HƯƠNG
THƯ, mình và các bạn hãy cùng tìm hiểu về kỹ năng thứ 6 trong số 10 kỹ năng sống của con người
nhé! Kỹ năng thứ 6 chính là Kỹ năng học cách nói “KHÔNG”.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người có khuynh hướng lôi kéo và điều khiển
chúng ta, họ muốn lợi dụng chúng ta, hay chỉ đơn giản là muốn chi phối chúng ta, về tinh thần hoặc
thể chất.
Chúng ta phải làm cho những người này hiểu rằng chúng ta đang kiểm soát cuộc sống của
chúng ta, kiểm soát được tinh thần, cảm xúc, thời gian, tiền bạc,… của chúng ta.
Trang 24


Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình phải nói “CÓ” trong khi mình muốn nói “KHÔNG”? Thực
sự mà nói, hầu hết chúng ta sợ nói “KHÔNG”, e ngại vì phải từ chối người khác. Các nhà tâm lý
học cho rằng nguyên nhân của sự e ngại này bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối. Chúng ta nghĩ rằng nếu
chúng ta từ chối một ai đó chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả tai hại, ít nhất là làm mất đi tình bạn
hay sự yêu mến của người đó. Có thể điều này đúng với một số trường hợp. Nhưng khi bạn mua
một đôi giày hay ký một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ vì người bán hay người môi giới năn nỉ
bạn, có phải bạn làm điều này cũng là do sợ bị từ chối? Thậm chí ngay cả khi bạn không hề quen
biết người bán hàng hay người môi giới trong trường hợp này! Có lẽ vậy, nhưng các nhà tâm lý đã
khám phá rằng hầu hết chúng ta không thích cảm giác bị từ chối, ngay cả khi chúng ta bị người mà
ta không thích hay không biết từ chối chúng ta. Thật thú vị phải không?
Những người không bao giờ nói “KHÔNG” cũng cảm thấy sợ bị cho là ích kỷ. Chẳng hạn
như khi từ chối mời 25 khách cho bữa tối Giáng Sinh, từ chối làm tài xế cho con họ, hay từ chối
việc phải thường xuyên làm việc ngoài giờ mà không được trả tiền tăng ca để làm vừa lòng ông
chủ,…
Vì thế, có phải bạn ngày càng cảm thấy ấm ức không? Nếu bạn không chịu học cách nói
“KHÔNG”, thì chắc chắn rằng sự ấm ức sẽ như một liều thuốc độc ngày càng dồn nén trong người

bạn. Bạn sẽ cảm thấy như đang bị lợi dụng, rằng bạn là người mà ai cũng có thể sai khiến, bởi vì
bạn luôn nói “CÓ”.
Trả lời "KHÔNG" với một ai đó luôn là điều khó khăn. Nhưng trong nhiều trường hợp, đó lại
là việc làm rất cần thiết. Trong lịch sử nhân loại của chúng ta có những người như Napoleon,
Roosevelt, Washington và Gandhi,…dứt khoát không phải là những người dễ bị sai khiến. Phải rất
khó khăn để thuyết phục họ và chắc chắn họ biết cách để khẳng định mình. Vậy tại sao ta không noi
gương, học hỏi họ.
Những người thành công nhất hiểu rằng cách bạn nói “KHÔNG” có thể tạo ra sự khác biệt
giữa việc duy trì sự tôn trọng của người khác và phá hỏng một mối quan hệ.
Vậy làm thế nào để nói “KHÔNG”? Trước hết, hãy cố tránh đừng biểu hiện những thái độ
tiêu cực, không vui như la hét, khóc lóc, v.v… Nói “KHÔNG” không có nghĩa là bạn phải đấm tay
xuống bàn. Những gì bạn cần là sự dứt khoát.

Trang 25


×