Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Lý thuyết và bài tập tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 32 trang )

THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9/26/2015
ĐH CÔNG NGHỆ TPHCM
GV: Võ Thanh Thu

13DQT28 – NHÓM 1


Thanh toán quốc tế



MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. LÝ THUYẾT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI………………………………...…2
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái, phân loại, vai trò………………………………...2
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái………………………………………………..…2
1.2 Phân loại tỷ giá …………………………………………………..……......3
1.2.1 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá……………………..…..….3
1.2.2 Căn cứ vào kì hạn thanh toán ………………………………….…3
1.2.3 Căn cứ vào giá trị của tỷ giá ……………………………….….….3
1.2.4 Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối ………………...……4
1.2.5 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối ………………..…....…4
1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái……………………………………….............…5
2. Phương pháp biểu thị tỉ giá hối đoái……………………………………...…7
2.1 Phương pháp trực tiếp ………………………………………………………7
2.2 Phương pháp gián tiếp ………………………………………………………7
3. Xác định tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo …………….……….8
3.1 Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp………….......……8


3.2 Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp…………………….9
3.3 Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau……………….….9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá …………….…….…10
4.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát sức mua……………………………….….10
4.2 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế …………………………......11
4.3 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế …………………….............11
4.4 Yếu tố tâm lý……………………………………………………………..…11
4.5 Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương……………………………...…12
4.6 Những yếu tố chính trị và điều kiện kinh tế …………….……………....….12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 2. HỎI ĐÁP VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI……………………………..……13
TRẮC NGHIỆM
13DQT28

Trang 1


Thanh toán quốc tế



PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Khái niệm tỷ giá hốiđoái
Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái:
- Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị
trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì
vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia
gọi là tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Một người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua

một tờ séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như
vậy, giá 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla
Mỹ.
- Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác,
đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó.
+ Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và
giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ
giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so
sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau.
Ví dụ: Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô la Mỹ là
0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:
1GBP  2,488281  2,8USD
0,888671
So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay
nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
trong chế độ bản vị vàng.
+ Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa,
giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do
đó, ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.
Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua
của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như
nhau. Một tấn lúa mì loại 1 ở Anh có giá là 100 GBP, ở Mỹ có giá là 178 USD.
Ngang giá sức mua là:
1
1GBP 
 1,78USD
100
Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ
+ Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floatingrate)

13DQT28

Trang 2


Thanh toán quốc tế



1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác
nhau.
1.2.1 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Có thể chia thành tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường:
- Tỷ giá chính thức: Là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi
nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm
việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại
và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ
hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn
định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày.
- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá
này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác
định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét
đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại
tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc
bán.
1.2.2 Căn cứ vào thời điểm thanh toán
- Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận
ngoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ
giá này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa

thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định. Việc
thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp
theo sau ngày cam kết mua bán.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết
giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng
phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà
nước tại thời điểm ký hợp đồng.
1.2.3 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá: Tỷ giá được chia thành tỷ
giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền
mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng.
- Tỷ giá thực là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan
giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định
giá.
Er En

Pb
Pf

13DQT28

Trang 3


Thanh toán quốc tế



với En: Tỷ giá hối đoái danhnghĩa.
Er:Tỷ giá hối đoáithực.

Pb: Giá cả ở nước có đồng tiền yếtgiá
Pf: Giá cả ở nước có đồng tiền địnhgiá.
1.2.4 Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối: Tỷ giá được phân thành
hailoại:
- Tỷ giá điện hối:là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.Đây là tỷ giá cơ sở để
xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằngthư.
1.2.5 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối của ngân hàng:
- Tỷ giá mua:Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Tóm lại, tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, vì vậy các nước đều
áp dụng chế độ nhiều tỷ giá chính thức để điều tiết nền kinh tế.
Mục đích thi hành chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để điều chỉnh cán cân
ngoại thương, do đó điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái, đồng
thời còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng
xuất khẩu, làm công cụ phục vụ chính sách bảo hộ mậu dịch và trong những trường
hợp nào đó, làm tăng thu cho ngân sách nhà nước qua thu thuế bán ngoại hối.
Chế độ nhiều tỷ giá, dù hình thức muôn hình, muôn vẻ nhưng nhìn chung có
những đặc điểm sau đây:
- Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá xuất khẩu nào đó cần phải bán
phá giá hàng hoá và áp dụng tỷ giá thấp đối với những hàng hoá không khuyến
khích xuất khẩu.
- Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá cần phải hạn chế nhập khẩu,
còn đối với hàng hoá cần khuyến khích nhập khẩu thì áp dụng TGHĐ thấp.
- Áp dụng TGHĐ ưu đãi đối với khách du lịch, kiều hối và các tư nhân gửi
tiền vào trong nước.
- Cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào khu vực thị trường nào thì áp dụng TGHĐ

cao.

13DQT28

Trang 4


Thanh toán quốc tế



1.3 Vai trò của ti giá hối đoái
- Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền : Thông qua vai trò này, tỷ giá trở
thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá
cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng
suất lao động quốc tế...; trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương, hiệu quả
của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, và hiệu quả của các chính
sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu : Thông qua tỷ giá,
nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc
tế.
Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc
gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được
nâng cao. Chẳng hạn, 1 lô hàng xuất khẩu trị giá 16.000 triệu VND. Thời điểm
1/2006 tỷ giá trên thị trường USD/VND là 16.000 thì lô hàng này được bán trên thị
trường quốc tế với giá 1 triệu USD. Thời điểm 12/2006 tỷ giá USD/VND 17.000
thì lô hàng này được bán với giá 16.000/17.000= 0,941 triệu USD, rẻ hơn ban đầu.
Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia tăng. Trong khi
đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu.
Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân

thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái
giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở
nên xấu hơn.
Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương
mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra
ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó là thời
gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới
đạt trạng thái cải thiện dần.
Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại
quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra ngay
mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó là thời gian
thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và ngoài
nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt
trạng thái cải thiện dần.

13DQT28

Trang 5


Thanh toán quốc tế



Hiệu ứng này được gọi là đường J (đường J cho biết cán cân thương mại sẽ thay
đổi theo thời gian như thế nào sau khi đồng nội tệ giảm giá). Hình vẽ.
-Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ

trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên
làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì
làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự
tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá
tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát
triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và
nền kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu
từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản
xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối
ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp.
Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước phải
xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của tỷ
giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thế giới có thể
13DQT28

Trang 6


Thanh toán quốc tế



làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di chuyển các luồng
vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn định.
2. PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết
giá: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp.

2.1. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ
bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước.
Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, tiền trong
nước là đồng tiền định giá.
Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp.
Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 15.840/45
Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 15.840 VND
và bán 1USD thu 15.845 VND.
2.2. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ
trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ.
Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn
ngoại tệ là đồng tiền định giá. Anh, Hoa Kì và một số nước liên hiệp Anh thương
sử dụng phương pháp này.
Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15
Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD
và bán 1 GBP thu 1,815 USD
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹ dùng
cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ, các quốc gia còn lại
thì dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối.
Ví dụ : Tại Hà Nội, TGHĐ được công bố như sau:
USD/VND = 15.840/15.845
Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại tệ USD
đã thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.
Tỷ giá 1USD = 15.840VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào. Tỷ giá
1 USD = 15.845 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra.
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai
tiền tệ quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là dùng cách yết
giá trực tiếp, tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp.
Ví dụ:
USD/VND

SDR/VND
USD/JPY
EUR/CHF
GBP/VND
SDR/USD
Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện trực tiếp
ra bên ngoài, còn các tiền tệ khác như VND, CHF, JPY.. chưa thể hiện trực tiếp ra
bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp.
13DQT28

Trang 7




Thanh toán quốc tế

Ví dụ:
USD /VND = 15.840
Tức là giá 1 USD = 15.840 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện trực tiếp
ra bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau:
1
1VNĐ =
USD = 0,0000631 USD
15.840
3. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO.
Đô la Mỹ và bảng Anh là hai đồng tiền yết giá chủ yếu trên thị trường hối
đoái của các nước. Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng còn muốn xác định tỷ giá
giữa các đồng tiền khác, ví dụ: CNY/VND trong khi trên thị trường chỉ có tỷ giá
USD/CNY và USD/VND. Vì vậy, phải dùng phương pháp tính chéo tỷ giá để xác

định tỷ giá kia. Có mấy nguyên tắc tính chéo tỷ giá như sau:
3.1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp
Ví dụ:
Tại Hà Nội, niêm yết:
USD/CNY = 8,16/40
USD/VND = 15.450/75
Xác định tỷ giá CNY/VND.
a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng)
- Khách hàng dùng CNY mua USD, ngân hàng bán USD thu 8,40 CNY.
- Khách hàng bán USD thu VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND.
8,40 CNY = 15.450 VND
CNY / VND 

15.450
 1839,28
8,40

* Muốn tìm tỷ giá mua của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua tiền tệ định giá chia
cho tỷ giá bán của tiền tệ yết giá.
b. Xác định tỷ giá bán ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng)
- Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15.475VND.
- Khách hàng dùng USD mua CNY, ngân hàng mua USD trả 8,16 CNY.
8,16 CNY = 15.475 VND
CNY / VND 

15.475
 1896,44
8,16

CNY/VND = 1839,28/1869,44

* Muốn tìm tỷ giá bán của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán của tiền tệ định giá
chia cho tỷ giá mua của tiền tệ yết giá.
Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp, ta lấy tỷ
giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ yết giá.
13DQT28

Trang 8


Thanh toán quốc tế



3.2. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp.
Ví dụ: Tại Hà Nội, niêm yết:
USD/VND = 15.450/75
EUR/VND = 14.930/50
Xác định USD/EUR?
a. Xác định tỷ giá BIDN (tỷ giá mua của ngân hàng)
- Khách hàng bán USD mua VND, ngân hàng mua USD trả 15.450 VND.
- Khách hàng bán VND mua EUR, ngân hàng bán EUR thu 14.950 VND.
USD
1VND 
15.450
USD
USD
15450EUR
=
EUR
15450

15450
1VND 
14.950
* Muốn tìm tỷ giá mua của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy
tỷ giá mua của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá bán của tiền tệ định giá.
b. Xác định tỷ giá ASKN (tỷ giá bán của ngân hàng)
- Khách hàng bán EUR thu VND, ngân hàng mua EUR trả 14930 VND.
- Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng bán USD thu 15475 VND.
EUR
1VND = 14930
USD
1VND = 15475

USD
EUR
=
15475 14930
USD/EUR

15475EUR = 14930USD

15475
= 14930 =

1,03645

USD/EUR = 1,0334 / 1,0365
Muốn tìm tỷ giá bán của hai tiền tệ yết giá trực tiếp của ngân hàng, ta lấy tỷ
giá bán của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá mua của tiền tệ định giá.
Kết luận: Muốn tìm tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá trực tiếp ta lấy tỷ

giá của tiền tệ yết giá chia cho tỷ giá của tiền tệ định giá.
3.3. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau
a. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau nhưng cùng ở vị
trí là tiền định giá.
USD/GBP
USD/VND
Xác định GBP/VND: giống như (3.1)
b. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau nhưng cùng ở vị
trí là tiền yết giá.
GBP/VND
13DQT28

Trang 9




Thanh toán quốc tế

CNY/VND
Xác định GBP/CNY: giống như (3.2)
c. Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau có vị trí khác
nhau:
A/B
B/C

Xác định A/C

Tổng quát: A/C = A/B*B/C
ASKN = ASKN * ASKN

BIDN = BIDN * BIDN
4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
4.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát sức mua
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước là nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động
của tỷ giá: Giả sử trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, năng suất lao động của hai
nước tương đương như nhau, quản chế ngoại hối tự do, một loại hàng hoá A ở Mỹ
có giá trị 1 USD và tại Nhật là 120 JPY, có nghĩa là ngang giá sức mua đối nội của
hai tiền tệ này là USD/JPY = 120. Nếu ở Mỹ có mức lạm phát là 5% và ở Nhật là
10% thì giá loại hàng A ở Mỹ tăng lên là 1,05 USD, ở Pháp tăng lên là 132 JPY.
Do đó, ngang giá sức mua đối nội sẽ là 1,05 USD = 132 JPY.
132
USD / JPY 
 125,71JPY
Hay là :
1,05
Tỷ giá trước lạm phát USD/JPY = 120
Tỷ giá sau lạm phát USD/JPY = 125,71 JPY.
Mức chênh lệch tỷ giá là 5,71 JPY hay là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch
lạm phát là 5%, hai mức chênh lệch này có thể coi là tương đương nhau.
Qua đó, có thể nhận thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức
chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền và nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì
đồng tiền nước đó sẽ giảm sức mua hơn.
Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Giá
cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm cho nó biến động như
mức độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường...
Nếu không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố
lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai.
Ví dụ 1: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2003 là 15.000. Mức độ lạm phát
của Mỹ là 2%/năm, của Việt Nam là 5%/năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2004
là : USD/VND = 15.000 + 15.000 (0,05 – 0,02)

= 15.000 + 450
= 15.450
13DQT28

Trang 10


Thanh toán quốc tế



Ví dụ 2: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 1996 = 11.000. Mức độ lạm phát
ở Mỹ là 5% năm, của Việt Nam là 18% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 1997
sẽ là:
USD/VND = 11.000 + 11.000 (0,18-0,05)
= 11.000 + 1.430
= 12.430
4.2 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua
đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy
luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá,
tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm
cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng.
4.3 Tỷ giá hối đoái và ức chênh lệch lãi suất giữa các nước.
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu hướng
chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối
tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.
Để xác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường người ta
so sánh mức lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như lãi suất đi vay trên thị
trường liên ngân hàng London LIBID, lãi suất quốc tế trên thị trường liên ngân

hàng Singapore SIBID...
Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá
nhưng đó chỉ là sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trong
nhiều trường hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòng
vốn. Chênh lệch lãi suất phải trong điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì mới thu
hút được nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài đổ vào.
4.4 Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện kinh
tế, chính trị... từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị
trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột
biến tăng, giảm trên thị trường.

13DQT28

Trang 11


Thanh toán quốc tế



4.5 Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nước
giữ vị trí quan trọng. Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị rường thông qua
Ngân hàng Trung ương chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là Ngân
hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị
trường (người mua hoặc người bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc
cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của
nhà nước.
4.6 Những yếu tố chính trị và điều kiện kinh tế

Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng
đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các
luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái.
Ví dụ như cuộc khủng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một
số nước Châu Á mất giá khá nhiều. Các chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh
tế, chính sách đầu t ư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển
các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình thanh toán quốc tế (PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TS.
Nguyễn Minh Kiều) nhà xuất bản lao động xã hội.
 Giáo trình thanh toán quốc tế - Tài liệu lưu hành nội bộ
Hutech
 Website: vi.wikipedia.org
 Website: hoangkiss.wordpress.com
 Website: vneconomy.vn/
 Website: quantri.vn
 Website: 123.doc.org
 Website: tailieu.vn
13DQT28

Trang 12


Thanh toán quốc tế



PHẦN 2: HỎI ĐÁP VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1. Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm lớn gì?
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định
- Tiền giấy được tự do đổi thành tiền vàng
- Vàng được tự do lưu thông giữa các nước
2. Hệ thống cơ chế tiền tệ trong chế độ bản vị vàng được tính toán như thế
nào?
- Là hệ thống đơn giản, tỷ giá tiền tệ tính theo đồng giá vàng, lấy hàm kim lượng
của tiền tệ làm căn cứ
3. Chế độ bản vị vàng hối đoái là gì?
- Là chế dộ bản vị được thực hiện theo cơ chế đồng tiền chủ chốt phải chuyển đổi
được ra vàng thông qua sự hối đoái (quy ra vàng thông qua đồng tiền chủ chốt)
4. Quỹ tiến tệ quốc tế (IMF) ra đời trong bối cảnh nào?
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ triệu tập một hội nghị tiền tệ, tài chính quốc tế
để bàn về việc thiết lập một chế độ tiền tệ thế giới mới sau chiến tranh (từ ngày 1
đến 27/7/1944)
5. IMF ra đời dựa trên các đề án nào?
- Đề án White của Mỹ và đề án Keyness của Anh
6. Hiệp ước nào quyết định sự ra đời của IMF?
- Hiệp ước Bretton Woods
7. Theo điều lệ IMF có nhiệm vụ gì?
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước hội viên để giải quyết những vấn đề tiền tệ thế
giới
- Duy trì sự ổn định sức mua của các đồng tiền, duy trì quan hệ tiền tệ giữa các
nước ổn định, tránh tình trạng phá giá tiền tệ để cạnh tranh xuất khẩu
- Thiết lập một chế độ thanh toán đa biên, loại trừ dần việc hạn chế ngoại hối giữa
các nước
13DQT28

Trang 13



Thanh toán quốc tế



- Cho các nước hội viên vay vốn ngắn hạn để thăng bằng cán cân thanh toán quốc
tế
8. Tỷ giá cố định dựa tên USD quy định như thế nào?
- Tất cả các thành viên phải xác định chế độ đồng giá hoặc là bằng một trọng lượng
vàng hoặc bằng đồng USD với trọng lượng vàng vào ngày 1/7/1947
- Các nước hội viên phải cam kết duy trì tỷ giá trên thị trường không vượt quá +/1% so với đồng giá
9. IMF quy định duy trì chế độ tỷ giá dựa trên chế độ nào?
- Chế độ đồng giá
10. Các hội viên của IMF góp quỹ như thế nào?
- Mỗi nước thành viên tuỳ theo khả năng, mức dự trữ vàng và thu nhập quốc dân
của mình phải đóng góp vào quỹ một phần đóng góp trong đó 25% bằng vàng,
phần còn lại bằng bản tệ
11. Phần góp vốn của từng hội viên IMF quyết định vấn đề gì quan trọng nhất
cho hội viên?
- Quy định quyền rút vốn (quyền của nước đó được vay vốn của Quỹ là bao nhiêu)
- Quy định quyền quyết định của mỗi nước hội viên vào chính sách hoạt động của
quỹ
12. Tại sao Mỹ quyết định hầu hế các hoạt động của IMF?
- Vì tỷ lệ góp vốn vào Quỹ của Mỹ lớn nhất
13. IMF đã có những biện pháp gì để duy trì chế độ tỷ giá cố định dựa trên cơ
sở USD?
- Xác định chế độ đồng giá bằng một lượng vàng hoặc USD
-Duy trì tỷ giá
14. Hệ thống Bretton Woods nhằm mục đích nào là chủ yếu để thực hiện cho
thanh toán quốc tế?

- Nhằm duy trì sự ổn định trong các quan hệ tiền tệ thanh toán giữa các nước hội
viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế
15. Tại sao chế độ tỷ giá cố định dựa trên USD sụp đổ?
13DQT28

Trang 14


Thanh toán quốc tế



- Sau chiến tranh USD trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế chủ yếu, được coi
ngang với vàng
- Các nước Châu Âu tìm mọi cách để có được USD. Tình trạng này kéo dài làm
cho nền kinh tế mỹ lạm phát. Đồng USD dần mất giá. Tỷ lệ dự trữ vàng của Mỹ
không đủ để đảm bảo cho đồng USD.
Đồng USD bị tung ồ ạt ra thị trường để săn vàng làm đồng USD bị phá giá, nền
kinh tế Mỹ khủng hoảng. Từ đó chế độ tỷ giá cố định dựa trên USD sụp đổ.
16. Tại sao phải thực hiện thanh toán quốc tế?
- Vì quan hệ xã hội giữa các nước đòi hỏi phải thực hiện thanh toán quốc tế
17. Hối đoái là gì?
- Là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác
18. Trạng thái ngoại tệ ròng là gì?
-Là số chênh lệch giữa doanh thu số mua và doanh thu số bán một ngoại tệ trong kỳ
thanh toán
19. Tỷ giá hối đoái là gì?
- Là tỷ số so sánh giá trị của đồng tiền này với đồng tiền khác, tức là giá của một
đơn vị tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác
20. Tỷ giá chính thức là gì?

- Là tỷ giá ấn định giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Là tỷ giá do NHTW công bố
làm căn cứ các doanh nghiệp nộp thuế XNK. Là tỷ giá hạch toán và tỷ giá xác định
nợ nước ngoài do chính phủ vay
21. Tỷ giá chéo là gì?
- Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua đồng tiền thứ ba
22. Điểm tỷ giá là gì?
- Là tỷ giá cuối cùng của ngoại tệ được yết
23. USD là Dollar Mỹ, CAD là Dollar Canada, khi người ta viết USD/CAD =
1.36 nghĩa là gì?
- 1USD = 1,36 CAD

13DQT28

Trang 15


Thanh toán quốc tế



24. Về mặt đo lường, đồng yết giá khác đồng định giá như thế nào?
- Đồng tiền yết giá đơn vị cố định (1)
- Đồng tiền định giá số lượng thay đổi
25. Về mặt vị trí đồng tiền yết giá khác đồng tiền định giá ở chỗ nào?
- Đồng tiền yết giá đứng trước
- Đồng tiền định giá đứng sau
26. Khi niêm yết tỷ giá người ta viết tỷ giá mua và tỷ giá bán như thế nào?
- Tỷ giá mua – tỷ giá bán
27. Những nhân tố nào chủ yếu ở VN tạo nên cơ chế hình thành tỷ giá?
- Cán cân thanh toán quốc tế

- Yếu tố chính trị xã hội
- Sức mua của đồng bản tệ so với ngoại tệ
28. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ được NH niêm yết, có ý nghĩa như thế nào đối với
doanh nghiệp?
- DN bán ngoại tệ theo tỷ giá mua của NH
- DN mua ngoại tệ theo tỷ giá bán của NH
29. Ký hiệu đồng tiền được viết bằng 3 ký tự, những ký tự nào là tên đồng
tiền?
- Ký tự thứ 3
30. Ký hiệu đồng tiền được viết bằng 3 ký tự, các ký tự ấy biểu thị nội dung gì?
- 2 ký tự đầu là tên quốc gia
- Ký tự thứ 3 là tên đồng tiền
31. Chuyển đổi ngoại tệ là?
- Là mua bán một ngoại tệ mà đối khoản là một ngoại tệ khác
32. Tác động của tỷ giá hối đoái đến môi trường thương mại quốc tế ?
- Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ giảm) khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, vì cùng
một lượng ngoại tệ do xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ trong khi các
13DQT28

Trang 16


Thanh toán quốc tế



yếu tố khác không đổi. Khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệtăng) làm hạn chế xuất
khẩu, khuyến khích nhập.
33. Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá (nước này thực hiện theo phương
pháp yết giá trực tiếp) thì điều gì sẽ xảy ra?

- Hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt hơn
(tỷ giá tăng lên khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì giá hàng hóa nhập
khẩu trở nên đắt).
- Nợ nướcngoài dưới dạng ngoại tệ sẽ tăng lên.
32. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đến lạm phát và lãi suất
-Cơ chế truyền dẫn tác động của tỷ giá đến lạm phát trong nền kinh tế mở được mô
tả qua sơ đồ sau:

33. Việc đồng USD liên tục tăng giá như hiện nay thì có nên tích trữ USD lúc
này?
- Trong bối cảnh này, có người cho rằng nên tích trữ USD để bảo toàn tài sản. Tuy
nhiên, phân tích kỹ, đầu tư vào USD sẽ vướng 2 vấn đề.
- Thứ nhất, tại Việt Nam, người dân không được phép kinh doanh ngoại tệ. Đối với
những người nhận kiều hối từ nước ngoài về thì có thể mở tài khoản USD tại ngân
hàng. Còn với đa số người dân, mua bán USD trái phép sẽ là vi phạm pháp luật.
- Thứ 2, trong trường hợp nào đó, người dân có thể kinh doanh USD được thì chưa
chắc việc cầm USD thời điểm này đã sinh lãi, bởi hiện nay, giá trị của USD đã
được nâng lên thêm 5%. Nếu bây giờ mua USD, mang gửi ngân hàng, hưởng lãi
13DQT28

Trang 17


Thanh toán quốc tế



1,5%, thì người ôm USD sẽ bị lỗ 3,5% cho chi phí hiện tại. Chi phí này người ta kỳ
vọng sẽ “gỡ” trong tương lai, khi VND tiếp tục mất giá.
Tuy nhiên, nếu trong vòng 12 tháng nữa, tỷ giá tiếp tục được điều chỉnh tới 3,5%

thì người cầm USD sẽ hòa vốn, còn nếu mức “phá giá” thấp hơn 3,5% sẽ bị lỗ. Khả
năng này rất khó nói trước nên theo tôi, thời điểm này không nên nhảy vào USD.
(Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu – Nguồn: )
33. Tăng tỷ gía USD, ai được lợi ?
- Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được lợi từ khỏang chênh lệch tỷ giá của đồng
Việt Nam và USD
- Ngược lại, các doanh nghiệp nhập khấu sẽ chịu thiệt do phải nhập khẩu nguyên
vật liệu với giá cao hơn.

13DQT28

Trang 18


Thanh toán quốc tế



TRẮC NGHIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm lớn gì?
a. Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định
b. Tiền giấy được tư do đổi ra vàng
c. Vàng được tự do lưu thông trong nước và giữa các nước với nhau
d. Chế độ bản vị vàng có cả 3 đặc điểm này.
2. Hệ thống cơ chế tiền tệ trong chế độ bản vị vàng được tính toán như thế
nào?
a. Tính theo hàm kim lượng đồng tiền mỗi nước kể cả các đồng tiền không quy
định hàm lượng vàng
b. Bằng một đồng tiền chủ chốt làm trụ cột, các đồng tiền đều so sánh với đồng tiền
chủ chốt

c. Tính toán đơn giản, tính giá tiền tệ tính theo “Đồng giá vàng”, lấy hàm kim
lượng của tiền tệ làm căn cứ
d. Tính toán theo từng đôi (Song phương) các đồng tiền có quan hệ trực tiếp với
nhau.
3. Chế độ bản vị vàng hối đoái là gì?
a. Các đồng tiền quốc gia (bản tệ) đổi ra vàng sau đó từ vàng đổi ra đồng tiền thanh
toán quốc tế
b. Từ vàng đổi ra đồng tiền thanh toán quốc tế, sau đó từ đồng tiền thanh toán quốc
tế đổi ra đồng tiền nước mình
c. Dùng đồng tiền quốc gia (bản tệ) đổi ra đồng tiền chủ chốt, tức là đồng tiền có
quy định hàm lượng vàng, sau đó từ đồng tiền chủ chốt này đổi ra vàng
d. Các nước phải dùng vàng đổi lấy đồng tiền chủ chốt, sau đó dùng đồng tiền chủ
chốt (tức là đồng tiền có quy định hàm lượng vàng) đổi ra đồng tiền quốc gia (bản
tệ).
4. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời trong bối cảnh nào
a.Phe phát xít thua trận sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên xô, Mỹ và phe đồng
minh thắng trận, Mỹ giàu lên sau chiến tranh.
b. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, kinh tế toàn cầu suy sụp,
tương quan lực lượng kinh tế giữa Mỹ và Châu Âu thay đổi sau chiến tranh.
c. Đồng Dollar Mỹ lên giá, các đồng tiền các nước Châu âu mất giá nhanh, các
nước Tây Âu thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế.
d. Tất cả các bối cảnh trên.

13DQT28

Trang 19


Thanh toán quốc tế




5. IMF ra đời dựa trên các đề án nào?
a. Đề án của Melton Friedman
b. Đề án của Harry White và John Maynard Keynes.
c. Đề án của John Maynard Keynes và Samuelson
d. Đề án của chính phủ Mỹ.
6. Hiệp ước nào quyết định sự sa đời của IMF?
a. Berlin
b. Jamaica
c. Breton Wood
d. Wasington
7. Theo điều lệ IMF có nhiệm vụ gì?
a. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước hội viện.
b .Duy trì sức mua các đồng tiền, tránh phá giá tiền tệ.
c. Thiết lập chế độ thanh toán đa biên và cho các hội viên vay.
d. Tất cả các nhiệm vụ trên.
8. Tỷ giá cố định dựa trên USD quy định như thế nào?
a. Tỷ giá 1,2 USD = 1 SRD nếu tỷ giá đó thay đổi Mỹ sẽ can thiệp bằng USD.
b. Quy định tỷ giá cố định giữa USD và đồng tiền giữa các nước thành viên.
c. Tất cả các nước thành viên phải quy định hàm lượng vàng cho đồng tiền của
mình.
d. Quy định 35 USD/ 1 ounce vàng. Nếu tỷ giá đó thay đổi, Mỹ và các nước
thành viên sẽ dùng vàng để can thiệp
9. IMF quy định duy trì chế độ tỷ giá dựa trên chế độ nào ?
a. Bản vị vàng
b Bản vị tất cả các đồng tiền của các nước hội viên
c. Tỷ giá cố định dựa trên chế độ bản vị USD
d. Tỷ giá dựa trên đồng tiền SDR của IMF
10. Các hội viên của IMF góp quỹ như thế nào?

a. Đóng góp tuỳ theo khả năng của mỗi nước nhưng góp bằng vàng
b. Tuỳ khả năng nhưng góp 50% bằng vàng còn lại bằng bản tệ
c. Tuỳ khả năng nhưng góp 25% bằng vàng, 75% bằng bản tệ

13DQT28

Trang 20


Thanh toán quốc tế



d. Ấn định các nước phải góp bằng nhau trong đó 10% bằng vàng, 90% bằng bản
tệ.
11. Phần góp vốn của từng hội viên IMF quyết định vấn đề gì quan trọng
nhất cho hội viên.
a.Quyền ứng cử, bầu cử
b.Quyền quyết định và quyền vay vốn của hội viên
c.Quyền thanh toán quốc tế
d.Quyền quyết định chính sách hoạt động của IMF
12. Tại sao Mỹ quyết định hầu hết các hoạt động của IMF Vì đồng USD mạnh
a. Mỹ là chủ tịch IMF
b. Trụ sở IMF đóng ở Mỹ
c. Mỹ góp vốn lớn nhất.
13. IMF đã có những biện pháp gì để duy trì chế độ tỷ giá cố định dựa trên cơ
sở USD?
a. Các nước họi viên phải có chế độ quản lý ngoại hối thật chặt chẽ
b. Các nước hội viên phải xoá bỏ chế độ quản lý ngoại hối
c. Các nước hội viên phải quy định hàm lượng vàng cho đồng tiền của mình và

phải can thiệp khi tỷ giá vượt biên độ (+ hoặc – 1%)
d. Các nước hội viên phải can thiệp bằng vàng khi USD vượt quá mức 35 USD/ 1
ounce vàng.
14. Hệ thồng Bretton Wood nhằm mục đích nào là chủ yếu để thực hiện cho
thanh toán quốc tế?
a. Củng cố dịa vị đồng Dollar Mỹ
b. Khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán của châu âu sau chiến tranh
thế giới thứ 2.
c. Đưa ra đồng tiền thanh toán quốc tế khắc phục tình trạng bế tắc trong thanh
toán sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ
d. ổn định tiền tệ của tất cả các nước trên cơ sở các nước phải quy định hàm lượng
vàng trong đồng
tiền của nước mình
15. Tại sao chế độ tỷ giá cố định dựa trên USD sụp đổ?
13DQT28

Trang 21


Thanh toán quốc tế



a. Vì vàng khan hiếm và lên giá liên tục
b. Vì các nước thành viên không thực hiện
c. Vì USD mất giá liên tục
d. Vì Mỹ tuyên bố USD không đổi được ra vàng.
16. Tại sao phải thực hiện thanh toán quốc tế?
a. Vì còn sản xuất và lưu thông hàng hoá
b. Vì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ

c. Vì các quốc gia có chế độ tiền tệ khác nhau
d. Vì các quan hệ kinh tế – xã hội giữa các nước phải thanh toán bằng tiền
17. Hối đoái là gì?
a. Là quan hệ thanh toán quốc tế
b. Là thanh toán chuyển khoản qua NH bằng ngoại tệ
c. Là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác
d. Là buôn bán ngoại tệ trên thị trường
18. Ngoại hối là gì?
a. Là ngoại tệ tức tiền nước ngoài
b. Là ngoại tệ và nội tệ có thể thanh toán chuyển đổi với nhau
c. Là ngoại tệ mạnh và vàng
d. Là ngoại tệ, vàng và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ
19. Trạng thái ngoại tệ là gì?
a. Là tổng số ngoại tệ có trong kho NHTM Là tổng số ngoại tệ có trong kho NHTW
b. Là chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ từng loại ngoại tệ
c. Là chênh lệnh giữa cho vay ngoại tệ và huy động tiền gửi ngoại tệ
20. Trạng thái ngoại tệ ròng là?
a. Tổng số mua vào của một loại ngoại tệ
b. Tổng số bán ra của một loại ngoại tệ
c. Số dư luỹ kế của một loại ngoại tệ
d. Chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra một loại ngoại tệ
13DQT28

Trang 22


Thanh toán quốc tế




21. Tỷ giá hối đoái là?
a. Tỷ lệ phần trăm (%) giá trị đồng tiền hai trước.
b. Sự só sánh giá cả đồng tiền của hai nước
c.Sự so sánh sức mua 2 đồng tiền của 2 nước
d. Tỷ số so sánh giá trị của đồng tiền này với đồng tiền khác.
22. Tỷ giá giao ngay là. Tỷ giá căn cứ thị trường
a. Tỷ giá mua bán trao tay ngay khi mua bán
b. Tỷ giá thoả thuận ngày hôm nay, nhưng có thể thanh toán trong phạm vi 2
ngày kể từ khi ký hợp đồng.
c. Tỷ giá kí hợp đồng thanh toán ngay lập tức.
23. Tỷ giá chính thức là
a. Tỷ giá thoả thuận giữa doanh nghiệp và NHTM.
b. Tỷ giá do NHTM niêm yết tại sở giao dịch
c. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên NH
d. Tỷ giá NHTW công bố để làm căn cứ thanh toán
24. Tỷ giá chéo là
a. Tỷ giá không tính theo đường thẳng mà tính theo đường chéo
b. Tỷ giá không tính toán trực tiếp, mà tính toán gián tiếp
c. Tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một “rổ” gồm nhiều đồng tiền
mạnh
d. Tỷ giá giữa hai đồng tiền được tình toán thông qua đồng tiền thứ ba.
25. Điểm tỷ giá là?
a. Giao điểm giữa đường cung và đường cầu tỷ giá
b. Số đơn vị tiền tệ của tỷ giá được niêm yết
c. Số tăng hay giảm tỷ giá hôm sau só với hôm trước
d. Con số cuối cùng của tỷ giá được niêm yết.
26. USD là Dollar Mỹ, CAD là Dollar Ca na đa, khi người ta viết USD/CAD =
1.36 có nghĩa là gì?
a. Tỷ giá giữa USD và CAD là 136%
13DQT28


Trang 23


Thanh toán quốc tế



b. Tỷ giá giữa USD và CAD là 1,36%
c. Tỷ giá một đồng CAD = 1,36 USD
d. Một đồng USD = 1,36 CAD
27. Về mặt đo lường “đồng tiền yết giá” – “đồng tiền định giá” khác nhau thế
nào?
a. Số lượng biến đổi – Số lượng cố định
b. Đứng sau – Đứng trước
c. Đơn vị cố định – Số lượng thay đổi
d. Đơn vị thay đổi – Đơn vị cố định
28. Về mặt vị trí “đồng tiền yết giá” – “đồng tiền định giá” khác nhau ở chổ
nào?
a. Số lượng biến đổi – Số lượng cố định
b. Đơn vị biến đổi – Số lượng cố định
c. Đứng trước – Đứng sau
d. Đơn vị cố định – Đơn vị thay đổi
29. Khi niêm yết tỷ giá người ta viết tỷ gía mua và tỷ giá bán như thế nào?
a. Tỷ giá mua dòng trên, tỷ giá bán dòng dưới
b. Tỷ giá mua dòng trên, tỷ giá bán dòng trên
c. Cùng dòng, tỷ giá mua trước, tỷ giá bán sau
d. Cùng dòng, tỷ giábán trước, tỷ giá mua sau
30. Những nhân tố chủ yếu nào ở Việt nam tạo nên cơ chế hình thành tỷ giá.
a. Cung cầu ngoại tệ

b. Cán cân thanh toán quốc tế, sức mua của nội tệ, chính sách ngoại hối và yếu
tố tâm lý
c. Cung cầu ngoại tệ, sự hoạt động của các NHTM và sức mua của nội tệ
d. Sự hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ, sự cung ứng
của các NHTM.
31. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ được NH niêm yết, có ý nghĩa như thế nào đối với
doanh nghiệp.
a. Doanh nghiệp gửi ngoại tệ theo tỷ giá mua, vay ngoại tệ theo tỷ giá bán
13DQT28

Trang 24


×