Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VẬN DỤNG cặp PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG và HIỆN THỰC của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật vào PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG nợ CÔNG của VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.35 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

---------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG
VÀ HIỆN THỰC CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm 19 Lớp D1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng: Lê Ngọc Thương
Thành viên 1: Lê Trần Mai Trang
Thành viên 2: Thái Bình Phương Trang
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa

TP.HCM, tháng 01 năm 2015
1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam những năm qua trải qua những bất ổn kéo dài bởi sự ảnh
hưởng xấu của nền kinh tế thế giới. Mặc dù nền kinh tế có giai đoạn tăng
trưởng cao, đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới,
nhưng những diễn biến tiêu cực gần đây của lạm phát, tỉ giá, thâm hụt ngân


sách, thâm hụt cán cân thương mại và nợ công tăng nhanh làm xấu thêm các
chỉ số kinh tế vĩ mô.
Khủng hoảng nợ công châu Âu mà đỉnh điểm là khủng hoảng nợ công của
Hy Lạp là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia về tầm quan trọng của việc
duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô, về quản lý nợ công. Tính đến cuối năm
2014, nợ công Việt Nam đã gần vượt hạn mức, chiếm khoảng 60,3% GDP; có
rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở
Việt Nam. Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy chúng ta cần một
cuộc cải cách để đưa ngân sách trở về trạng thái cân bằng nhằm đảm bảo tính
bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Để hiểu
một cách chính xác và đưa ra những biện pháp khả thi để ổn định tình hình nợ
công vì vậy em chọn đề tài “ Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực để
phân tích tình trạng nợ công Việt Nam hiện nay” để làm rõ điều đó.
 Mục đích nghiên cứu
Phân tích để làm rõ khả năng và hiện thực của nợ công ở nước ta trong
điều kiện hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp để ổn định tình hình
nợ công; nâng cao tính minh bạch, khả năng giám sát và quản lý nợ công; ổn
định nền kinh tế vĩ mô trong tương lai ở Việt Nam.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Cơ sở lý luận của triết họcvề cặp phạm trùkhả năng và hiện thực
1.1.1. Khái niệm cặp phạm trù khả năng và hiện thực
“Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ cái ( sự vật, hiện tượng,
quá trình) chưa có, chưa có nhưng sẽ có, sẽ tới khi điều kiện tương ứng hội
đủ”. [1,137]
“Khả năng bao gồm khả năng ảo ( phi khả năng ) và khả năng thực (tức
khả năng mà xác suất hiện thực hoá nó trong điều kiện xác định khác không).

Khả năng thực thì bao gồm cả khả năng tất nhiên ( khả năng gần hay khả năng
xa) và khả năng ngẫu nhiên”. [1,137]
“ Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái ( sự vật, hiện tượng,
quá trình) hiện có, đang tồn tại thực sự”. [1,137]
“Hiện thực bao gồm hiện thực khách quan ( vật chất ) và hiện thực chủ
quan (tinh thần)”. [1,137]
Ví dụ: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đinh, đục,….đó là hiện thực. Từ
đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Cái bàn chưa có, chưa tồn tại trên
thực tế nhưng nó sẽ xuất hiện khi ta sử dụng các vật trên để làm ra nó.
Như vậy dấu hiện căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực ở chổ:
khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại.
1.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và
hiện thực
Tính thống nhất của khả năng và hiện thực: “Hiện thực (bao gồm cả
bản than và điều kiện tồn tại của sự vật) sinh ra nhiều khả năng có mức độ tất
yếu hiện thực hóa khác nhau. Khi hiện thực biến đổi sẽ làm biến đổi các khả
năng (bao gồm cả sự biến đổi mức độ hiện thực hóa của khả năng).” [1,138]
Sự chuyển hóa giữa khả năng và hiện thực
+ Khi điều kiện hội đủ, khả năng biến thành hiện thực mới; hiện thực
mới sinh ra các khả năng mới hay thay đổi mức độ hiện thực hóa của các khả
4


năng cũ… Quá trình cứ thế tiếp diễn mãi. Do vậy, phát triển là quá trình
chuyển hóa giữa khả năng và hiện thực.
+ Điều kiện tác động đến quá trình hiện thực hóa khả năng: Trong tự
nhiên, quá trình hiện thực hóa khả năng có thể xảy ra hoàn toàn khách quan
nhưng có trường hợp vẫn có sự can dự ít nhiều của con người. Trong xã hội,
quá trình hiện thực hóa khả năng đòi hỏi cả điều kiện khách quan lẫn điều kiện
chủ quan, tức khả năng sẽ không bao giờ được hiện thực hóa nếu không thông

qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người.
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu thấu sự vật phải lấy hiện thực
làm đối tượng nhận thức; phân tích điều kiện tồn tại của hiện thực để phát hiện
ra những khả năng tiềm ẩn trong hiện thực; xác định đúng các khả năng có
mức độ hiện thực hóa cao để thấy được xu hướng vận động, phát triển của bản
thân sự vật.
Trong hoạt động thực tiễn, muốn thành công phải xuất phát từ hiện
thực, phân tích hiện thực để thấy được sự hình thành, biến đổi, chuyển hóa
thành hiện thực của những khả năng; phải nắm vững các điều HỆ ra đối sách
thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương
tiện , biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện
pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào quá trình
chuyển hóa khả năng – hiện thực để lèo lái sự vật vận động theo đúng quy luật
và hợp lợi ích chúng ta.
1.2.Cơ sở lý luận về nợ công
Tại Việt Nam, theo luật quản lý nợ công ban hành ngày 29/06/2009 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2010: ” Nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được
chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”.
Cũng theo luật này:
• Nợ chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định pháp luật. Nợ chính
5


phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
• Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
• Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
CHƯƠNG II:KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG THỰC TRẠNG
NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Khả năng
Khả năng về nợ công của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào các
yếu tố chủ quan như sự điều hành, phương hướng chiến lược của chính phủ,
các biện pháp quản lý của cơ quan chuyên trách… và các yếu tố khách quan
tác động như những biến động, chuyển biến của nền kinh tế trong nước và thế
giới.
Trong tương lai nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội rất là lớn,
trong khi đó khả năng huy động nguồn nội lực của nước ta chưa đáp ứng đầy
đủ nên việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần
thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó việc huy động vốn vay và
trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ,
nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.Trong đoạn
2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Chính phủ đã xây dựng các chiến
lược, các biện pháp quản lý nợ công để đảm bảo sự ổn định kinh tế tập trung
vào các chỉ tiêu trọng điểm sau:
Về chỉ tiêu huy động vốn: huy động vốn để “đáp ứng nhu cầu chi của
ngân sách nhà nước và tiếp tục đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng
cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu
quan trọng theo các Nghị quyết của Quốc hội trong từng giai đoạn”.[3,2]
• Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng
giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính
6


phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và
giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP.
• Tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho

các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để cơ bản đáp ứng nhu cầu
vốn trái phiếu giai đoạn 2016 - 2020 phát hành tối đa 500 nghìn tỷ đồng trong
đó dành khoảng 350 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển và phần còn lại dùng
để đảo nợ.
• Huy động vốn vay để bổ sung cho thực hiện đề án xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 550 nghìn tỷ đồng, bình quân tối đa 55 nghìn tỷ
đồng/năm.
Về chỉ tiêu cơ cấu nợ công trong tương lai: “cơ cấu danh mục nợ, điều
kiện vay, sử dụng vốn vay cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong
nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia, tăng cường
hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ, với chi phí và mức độ rủi ro hợp lý.”[3,3].
• Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ
giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ vay ODA tối thiểu đạt
khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020.
• Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, đồng tiền, có cơ chế thúc
đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn
vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2011 - 2015
trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 đến
8 năm.
• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm
ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Về chỉ tiêu duy trì các chỉ sô nợ công: “Duy trì các chỉ số nợ công, nợ
Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê
chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.” [3,3]
• Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính
quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính
7



phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%
GDP.Từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60%
GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc
gia không quá 45% GDP.
• Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu
ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài
của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
• Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài
ngắn hạn hàng năm trên 200%.
Theo tính toán nhằm dự báo mức nợ công/GDP của Việt Nam trong
giai đoạn 2012-2020 dựa trên các biến: tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tốc độ
mất giá tiền tệ và lãi suất của các khoản nợ công thì trong mọi kịch bản về nền
kinh tế, nợ công/GDP đều có xu hướng tăng dần theo thời gian do thâm hụt
ngân sách cơ bản tiếp tục diễn ra và do tác động của sự mất giá nội tệ so với
các ngoại tệ trong nợ công nước ngoài. Tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ
thuộc vào nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng tốt hay xấu.
Ví dụ: nếu thâm hụt ngân sách cơ bản được duy trì ở mức 1,0% GDP
mỗi năm, nền kinh tế ở trạng thái tốt với mức tăng trưởng 6%, tỷ lệ lạm phát
6%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 4%, lãi suất trong nước 9% và lãi suất nước
ngoài là 3% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ là 57,7% vào năm 2020. Ngược lại, nếu
thâm hụt ngân sách cơ bản được duy trì ở mức 1,0% GDP mỗi năm, nhưng
nền kinh tế có dấu hiệu xấu hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 4%, tỷ lệ
lạm phát 8%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 6%, lãi suất trong nước 11% và lãi
suất nước ngoài là 5% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng lên đến 68,5% vào năm
2020. Còn trong trường hợp nền kinh tế duy trì ở mức độ trung bình với mức
tăng trưởng 5%, tỷ lệ lạm phát 7%, tỷ lệ thay đổi giá VND/USD 5%, lãi suất
trong nước 10% và lãi suất nước ngoài là 4% thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ là
62,9% vào năm 2020.

8



Ước tính diễn biến nợ công giai đoạn 2014-2020
2.2. Hiện thực
Tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay, mặc dù được đánh giá là vẫn
đang ở ngưỡng an toàn so với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Úc,
Brazil, Nhật, Mỹ và rất nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, mức gia tăng nợ
công/đầu người lại đang gây lo ngại. Tính trên dân số hơn 90 triệu người, mỗi
người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD (gần 20 triệu
đồng). Tốc độ tăng của nợ công khoảng gần 700 triệu USD/tháng, tương
đương gần 100USD/người.
Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với mức bình
quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực (Indonesia:
24,4%; Thái Lan 45,9%; Philippines 50,2%; Lào 46,3%; Malaysia 54,6%).
Dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần
gây áp lực lớn tăng quy mô nợ công nhanh hơn tăng trưởng kinh tế; Tốc độ
tăng năng suất lao động giảm từ 4,1%/năm (2002-2007) xuống 3,2%/năm
(2008-2014). Bên cạnh đó thu ngân sách không mấy khả quan đang làm tạo áp
lực trả nợ không nhỏ, nhất là trả những khoản nợ vay trong nước. Áp lực càng
lớn hơn khi những năm gần đây, kinh tế khó khăn, thu ngân sách cũng khó.
Thậm chí, việc vay tiếp để trả nợ đã được nhắc tới.
Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện nay cũng chưa tính tới các
khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước. Trong trường hợp các doanh
nghiệp này không có khả năng trả nợ hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả
thì cũng ảnh hưởng lớn đến tài chính quốc gia. Theo đánh giá: Nếu tính cả nợ
tiềm ẩn của DNNN thì tỷ lệ nợ công của VN có thể trên 100% GDP, vượt xa
so với ngưỡng nợ công 65% GDP được đặt ra trong chiến lược phát triển tài
chínhđến năm 2020.Kết quả trên chưa tính tới các khoản vay của các Doanh
nghiệp Nhà nước mà Chính phủ có thể phải đứng ra trả nợ trong tương lai.
Tuy vậy, quản lý nợ công của chính phủ cũng đem lại một số thành tựu

quang trọng:
9


Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và
cân đối ngân sách.Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi
NSNN khoảng 5% GDP.Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình
xóa đói giảm nghèo, cải thiệnmôi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội,
các dự án tăng trọng quốc gia... đềuđược đầu tư bằng nguồn vốn vay công.
Thứ hai, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn
nằm tronggiới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.Việc xử lí nợ
quá hạn các khoản nợ cũ thông qua Câu lạc bộ Paris, Luân Đôn…là một thành
công lớn, đưa tỷ lệ tổng số nợ nước ngoài từ mức rất cao, gần 150% GDPnăm
1993 trở về mức an toàn 41,5% vào năm 2011; nghĩa vụ trả nợ tương ứng từ
mức195,8% xuống còn khoảng 4,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng
thời làm giảmđáng kể nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam, tạo điều kiện khai thông
quan hệ tài chính – tíndụng với các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nước
ngoài.
Thứ ba các hình thức huy động vốn vay ngày càng đa dạng, linh hoạt,
tạo tiềnđề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính.Bên
cạnh việc huy động vốn ưu đãi ODA, vay thương mại nước ngoài, vay
quaphát hành trái phiếu Chính phủ trong nước là công cụ huy động vốn có
hiệu quả củanhà nước. Mặt khác, trong năm 2005, Chính phủ đã phát hành trái
phiếu quốc tế đợt 1với tổng trị giá 750 triêu USD dành cho các dự án đóng
tàu, đây là hình thức tương đốimới ở Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp phát hành
nợ, trong thời gian qua Chính phủ đãthực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho các
doanh nghiệp vay vốn.
Thứ tư, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ
giáđồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính
sách tiền tệnên đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rấtnhiều trong chính sách tỷ

giá, giảm thiểu rủi ro.

10


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế phát triển bền
vững; Đảng và Chính phủ đang nỗ lực trong công cuộc quản lý, định hướng để
nợ công Việt Nam ổn định hơn trong tương lai, tạo tiền đề cho sự phát triển
của đất nước. Qua phân tích làm rõ ta rút ra được những nguyên nhân căn bản
làm cho nợ công Việt Nam ngày càng tăng cao như :tăng vay nợ đầu tư phát
triển dẫn đến tăng nhanh nợ công; thị trường vốn chưa phát triển nên phải tăng
vay từ các nguồn vốn ngắn hạn tạm thời khác, chi phí huy động vốn cao;nhiều
khoản vay ngoài nước đến hạn trả nợ gốc vào năm 2015 – 2020; trong khâu
huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và
cân đối với các nguồn vốn đầu tư khác, chưa bám sát vào các hạn mức nợ đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định mức vay phù hợp với khả năng
trả nợ; chưa gắn trách nhiệm giữa người quyết định vay và người sử dụng có
hiệu quả vốn vay;; quan trọng nhất là công tác tổ chức và quản lý nợ công còn
phân tán nhiều đầu mối ở các bộ, ngành, địa phương;năng lực giám sát nợ
công còn hạn chế, hệ thống số liệu về nợ công chưa được chuẩn hóa; chưa
thực hiện tốt các quy định và phối hợp chặt chẽ trong việc tổng hợp, báo cáo
và công khai thông tin về nợ công theo quy định.
Từ những nguyên nhân trên, ta rút ra được những giải pháp để ổn định,
quản lý tình hình nợ công ở Việt Nam:
Một là: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SX- KD; quyết
liệt chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đơn giản các thủ tục
hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan… để thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn
thu NSNN ổn định, bền vững.
Hai là:Triệt để tiết kiệm chi NSNN. Tăng cường thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí, tham nhũng trong cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát
triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, bảo đảm đúng dự toán
được giao. Từng bước tinh giản biên chế bộ máy. Tiết kiệm các khoản chi cho
11


bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội
nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài.
Ba là:Rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đã triển khai giai đoạn 2011 - 2015
để cắt giảm, lồng ghép các chính sách; xây dựng lộ trình, quy mô phù hợp đối
với từng nhóm chính sách để thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020.
Bốn là: Đối với chi đầu tư phát triển, phân bổ tập trung, sử dụng hiệu
quả, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm của đất nước. Thúc đẩy mạnh
mẽ kêu gọi hợp tác theo hình thức công - tư và các hình thức đầu tư không sử
dụng vốn NSNN để tăng nguồn lực cho đầu tư toàn xã hội.
Năm là: Cơ cấu lại các khoản nợ công, tăng nhanh các khoản vay trung,
dài hạn, hạn chế tối đa việc huy động với thời gian ngắn, lãi suất cao; ưu tiên
bố trí chi trả nợ.
Sáu là: Xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn giai đoạn 2016
- 2010; thực hiện tính đúng, tính đủ mức bội chi và lộ trình giảm dần bội chi
NSNN. Giữ mức khống chế trần nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ
không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Văn Mưa và cộng sự, (2014). Triết Học.
2. Phạm Huyền, Thủy Chung, Lan Anh (2010), “Nợ công: khó hiểu ngưỡng
nào an toàn”, Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF, ngày 22/10/2010.
3. Nghị định số 958/QĐ-TTG
4. Luật quản lý nợ công 29/2009/QH12

5. Báo cáo nghiên cứu RS-05-NXB Tri Thức, “Nợ công và tính bền vững ở
Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai”
12


13



×