Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN hóa từ NHỮNG THAY đổi về LƯỢNG dẫn đến NHỮNG THAY đổi về CHẤT và NGƯỢC lại của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật vào PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.96 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận triết học

VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC
LẠI CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ
VIỆT NAM

Nhóm 10 Lớp Đêm 1 Khóa 24 thực hiện
Nhóm trưởng

: Lê Thị Minh Loan

Thành viên 1

: Nguyễn Thị Bích Liệu

Thành viên 2

: Lê Thị Uyên Linh

Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa

TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015


LỜI MỞ ĐẦU


Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn
đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu, lắm chông gai. Để động viên con
cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Từ
“sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. “Thanh sắt” và
“cây kim” là hình ảnh sinh động thể hiện cho mối quan hệ giữa “lượng” và
“chất”, quá trình chuyển hóa từ thanh sắt thành cây kim tức là quá trình thanh sắt
tích lũy về lượng và trong quá trình đó những thuộc tính mới ra đời cùng với
một sự vật khác tức là cây kim. “Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của
phép biện chứng duy vật, nó cho biết cách thức của sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng – sự vận động và phát triển bao giờ cũng diễn ra theo quy
luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, chúng ta muốn
thành công thì không nên chủ quan, nóng vội khi chưa hội đủ về mặt lượng cũng
như sự chậm chạp, thiếu kiên trì, không dám làm trong quá trình tích lũy khiến


cho không thể dẫn tới sự thay đổi về mặt chất hay nói cách khác là không đạt
được thành quả như ý.
Hiện nay xã hội phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh của nền
kinh tế, chúng ta cần phải áp dụng mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” một cách
chính xác và đúng đắn. Có như thế thì công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh
tế đất nước mới có những bước tiến quan trọng và thành công.
Bài tiểu luận với đề tài “Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật
vào phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam” sẽ phần nào giải thích cụ thể và sâu
sắc hơn nữa mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” cũng như cách vận dụng mối
quan hệ này vào nền kinh tế Việt Nam.

Bài tiểu luận được kết cấu với bố cục gồm 02 phần
-

Phần I: Những lý luận chung về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về

-

lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Phần II: Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại vào phân tích thực trạng nền
kinh tế Việt Nam.

Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thầy Bùi Văn
Mưa, nhưng vì năng lực còn hạn chế cùng thời gian hạn hẹp nên đề tài này
không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy xem xét và chỉ bảo để nhóm chúng em có
cái nhìn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy!


Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

I.

Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về
lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự
vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng
mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát
triển, biến đổi.
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm về lượng


“Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
biểu thị về mặt quy mô, tốc độ, trình độ của sự vận động, phát triển của sự vật
cũng như các thuộc tính (chất) của nó” [1,124].
Trong cuộc sống lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo
lường cụ thể như cân nặng một vật 600kg, chiều dài con đường 100m, nước sôi
ở 1000C, … Bên cạnh đó, có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu
tượng và khái quát như trình độ học thức của con người,khả năng sáng tạo, tính
kỷ luật và trách nhiệm,... Trong những trường hợp đó, chúng ta chỉ có thể nhận
thức được lượng của sự vật bằng con đường con đường trừu tượng và khái quát
hoá.
1.2 Định nghĩa về chất

“Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật (hiện
tượng, quá trình), đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nó với các sự vật
khác”[1,124].
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên
chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác, ví dụ như
tính lỏng của nước quy định tính chất của nước giúp phân biệt nước ở trạng thái
hơi và trạng thái rắn.


Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những
thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính
chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có
của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và
phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ
được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một
chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan

hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại
sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật
được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc
tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ
bản và thuộc tính không cơ bản.
Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý
nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Chất và sự
vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy
định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự
kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm
cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác.
Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật.
1.3 Độ

“Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa
xuất hiện” [1,124]. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng
với nhau, làm cho sự vật vận động.


1.4 Điểm nút

Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về
chất gọi là điểm nút. “Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn)
mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản [1,124]. Ví dụ,
0 độ C và 100 độ C là điểm nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển
sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về chất).
1.5 Bước nhảy

“Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do

những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự thay đổi gián đoạn và
thể hiện tính đột biến về chất trong tiến trình thay đổi liên tục và thể hiện tính
tiệm tiến về lượng của bản thân sự vật” [1, 124].
Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú
với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy khác nhau được
quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật
thực hiện bước nhảy.Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự
vật, có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước
nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay
đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.Bước nhảy cục bộ là bước nhảy
làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
1.6 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

“Chất và lượng thống nhất với nhau trong độ”[1,125]. Sự vật, hiện tượng nào
cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.Hai mặt đó không tách rời
nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định còn
lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật luôn bắt đầu từ
sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn
tới sự thay đổi về chất ngay lập tức. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn


nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất
được gọi là bước nhảy. Thời điểm mà ở đó diễn ra bước nhảy gọi là điểm nút.
1.7 Sự tác động trở lại của chất đối với lượng

Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại thụ động mà có sự tác động ngược trở
lại đối với lượng, chất mới sẽ tạo thành một lượng mới cho phù hợp với nó để
có sự thống nhất giữa chất và lượng. Khi ta bị bệnh nếu không uống đủ liều
thuốc sẽ làm cho bệnh không những không hết mà bị nặng thêm, đến khi bệnh

chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì phải đổi liều lượng và loại thuốc chữa bệnh.
2. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến

những thay đổi về chất và ngược lại
“Mọi sự vật hiện (hiện tượng, quá trình) đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận
động, phát triển; mọi sự vật nằm trong quá trình vận động, phát triển đều được
đặc trưng bằng chất và lượng; chất và lượng thống nhất với nhau trong độ”
[1,125].
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến
đổi. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật. “Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự
thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong
độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đổi căn bản; khi lượng thay đổi
vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ
xảy ra” [1,125].
Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới
có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật đó.
Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự
thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới và điểm nút mới, tiếp
tục một vòng quay vận đông và phát triển khác. Như vậy, có thể thấy “sự thay


đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất, và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi
về lượng là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới” [1,
125].
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất

Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật ta phải tìm cách nắm bắt
được phương thức vận động, phát triển của nó bằng cách xác định được đúng độ

và điểm nút của sự vật, tính chất, quy mô, tiến độ bước nhảy có thể xảy ra và
hiểu rằng chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá điểm nút, còn nếu lượng
chưa vượt quá điêm nút thì chất vẫn là chất cũ, chưa thay đổi căn bản được.
Trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại quan điểm tả khuynh (chủ quan,
nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước
nhảy) cũng như quan điểm hữu khuynh (bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi
đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy). Muốn có sự thay đổi về chất
phải kiên trì sự tích lũy thay đổi về lượng, muốn duy trì sự ổn định của chất phải
giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ.
Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại vào phân tích thực trạng nền kinh
tế Việt Nam
1. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
II.

chủ nghĩa ở nước ta
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn
phá qua nhiều cuộc chiến tranh, tức là có xuất phát điểm rất thấp về kinh tế, nên
thời kỳ quá độ ở nước ta lâu dài và đầy khó khăn.
Trước đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do mắc sai lầm chủ quan
duy ý chí, muốn có ngay CNXH, chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan là
quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được tiến hành rập khuôn
theo mô hình của Liên Xô (một nước đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm


cao hơn nước ta rất nhiều), thủ tiêu kinh tế thị trường, duy trì nền kinh tế tập
trung quan liêu, bao cấp… Như vậy, chúng ta đã thực hiện bước nhảy (tiến lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản) mà chưa kịp tích lũy đủ về lượng
(trình độ phát triển của lực lượng sản xuất), hậu quả là vào thập niên 70, 80 của

thế kỷ 20, nền kinh tế của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng, đời sống nhân dân
vô cùng khó khăn.
Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh dấu một dấu mốc lớn trong
nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.Tại Đại hội này, Đảng ta đã xác định: “Trong nhận thức cũng như trong
hành động chúng ta chưa thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
đang tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và sử dụng đúng
quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất” (Văn kiện đại hội Đảng VI) [3]. Tuy nhiên, từ Đại hội VI đến
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn chưa được sử dụng. Chỉ đến Đại hội IX, Đảng ta
mới chủ trương: “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(Văn kiện đại hội Đảng IX) [4]. Tại Đại hội
này, Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng, mục tiêu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”(Văn kiện đại
hội Đảng IX) [4].
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải sử dụng kinh tế thị
trường là vì nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
nhưng nền sản xuất xã hội của chủ nghĩa tư bản mà trong đó, kinh tế thị trường


là nền tảng, thì vẫn cần phải sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, làm tăng
sự giàu có cho xã hội (quá trình tích lũy về lượng để thực hiện bước nhảy thay
đổi về chất), mà chủ nghĩa xã hội đích thực phải là một xã hội giàu có và ở trình

độ cao hơn chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường này cần phải được
“định hướng xã hội chủ nghĩa” vì mục tiêu cuối cùng của chúng ta là xây dựng
một nhà nước xã hội chủ nghĩa, do đó nó cần có một nền kinh tế phù hợp với
mục tiêu “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng
được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng
về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước
xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”(Văn kiện đại hội Đảng XI)
[5].
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu
khách quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về lượng sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta chưa
tích luỹ được đầy đủ những điều kiện vật chất cho CNXH thì chúng ta chưa thể
nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất XHCN mà chúng ta cần phải có một thời kỳ
quá độ phát triển trình độ lực lượng sản xuất (thời kỳ tích lũy về lượng) để phù
hợp với phương thức sản xuất mới của chủ nghĩa xã hội qua đó thực hiện bước
nhảy tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Nền kinh tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới:

Nhờ việc nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh
tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới (1986) đã có nhiều sự phát triển vượt bậc.
Giữa thập niên bảy mươi, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến
tranh kéo dài tàn phá nặng nề, tuy nhiên, giai đoạn này Đảng ta đã mắc sai lầm
chủ quan duy ý chí, muốn đốt cháy giai đoạn đưa nền kinh tế nước ta tiến lên
thẳng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa
nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.” (Nghị


quyết đại hội Đảng IV) [6]. Trong giai đoạn từ 1976-1985, các chính sách quốc
hữu hóa và tập thể hóa được đẩy mạnh ở miền Nam, ngoài ra áp dụng phân bổ

lại nguồn lực lao động trên cả nước, bao gồm cả xây dựng các vùng kinh tế mới,
từng bước hoàn thiện phân phối xã hội chủ nghĩa làm theo năng lực hưởng theo
lao động, xóa bỏ kinh tế hàng hóa.Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung
kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp
nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân dần bị
xóa bỏ. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Về lý thuyết các hợp tác xã
thuộc thành phần kinh tế tập thể, tuy nhiên do ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân
(do Nhà nước quản lý nhưng người dân không được giám sát với tư cách người
chủ tối cao), cộng thêm cơ cấu quản lý hợp tác xã bất hợp lý, làm theo chỉ tiêu
nhà nước và phụ thuộc nhà nước nên các ý tưởng lối làm ăn tập thể mang tính
nhỏ lẻ, kinh tế nhà nước hơn là kinh tế tập thể. Như vậy, chúng ta đã nóng vội và
nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần dựa trên cơ sở công hữu
XHCN về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế khác bị coi là bộ phận đối lập
với kinh tế XHCN, vì vậy nằm trong diện phải cải tạo, xoá bỏ. Kết quả là chúng
ta đã đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, tạo ra mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất thấp kém với một bên
là quan hệ sản xuất được xã hội hoá giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất, hay nói cách khác khi lực lượng sản xuất của chúng ta còn
quá thấp kém chưa tích luỹ đủ về lượng (tính chất và trình độ) đã vội vã thay đổi
chất (quan hệ sản xuất XHCN) làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Những năm đầu thập niên tám mươi, khủng
hoảng, kinh tế - xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã và kéo dài, đặc biệt
sau 02 kỳ điều chỉnh giá – lương – tiền đã khiến nước ta kiệt quệ (lạm phát năm
1986 lên tới mức 774,7%).
Sau một thời gian tích lũy về lượng (các sai lầm kéo dài xuyên suốt 02 kỳ đại
hội Đảng IV và V về phát triển kinh tế chủ nghĩa xã hội), đỉnh điểm là việc nước
ta trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau năm 1945. Điều này đã


buộc Đảng ta phải có những thay đổi về chất, nhìn nhận và xem xét lại tư duy lý

luận cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Kết quả là, tại đại
hội Đảng lần thứ VI, Đảng đã thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình: “Chúng
ta có khuyết điểm trong việc đánh giá tình hình cụ thể của đất nước, trong việc
xác định mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong 5
năm 1976-1980, trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi
chưa có đủ các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác
cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù
hợp. Trong 5 năm 1981-1985, đã không nghiêm chỉnh thực hiện những kết luận
đúng đắn của Đại hội lần thứ V của Đảng về cụ thể hoá đường lối kinh tế trong
chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và bảo thủ
trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế” (Nghị quyết Đại hội Đảng VI) [7] và bước đầu
công nhận nền kinh tế nhiều thành phần “Mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa
các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng trước pháp luật”
(Nghị quyết Đại hội Đảng VI) [7]. Kể từ đó, ở mỗi kỳ đại hội Đảng tiếp theo nhà
nước ta từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế - nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, vươn lên trở
thành một trong những nền kinh tế năng động trong khu vực.
Thực tiễn, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn: kinh tế tăng trưởng ổn định, GDP tăng bình quân hàng năm 7%;nông
nghiệp phát triển mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp bình quân hàng năm
13,5%; hệ thống kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thông, đường sá… được tăng
cường; các ngành dịch vụ và xuất khẩu đều phát triển;văn hoá xã hội có những
tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện;tình hình kinh tế chính trị xã
hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường;công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố…
Với những thành tựu đạt được đã khẳng định chủ trương xây dựng kinh tế
nhiều thành phần của Đảng ta là phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản
xuất ở nước ta. Chủ trương này đã thực sự giải phóng, phát triển và khơi dậy



tiềm năng của các lực lượng sản xuất,khơi dậy năng lực sáng tạo chủ động của
các chủ thể kinh tế trong sản xuất đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh
tế - xã hội và sẽ là tiền đề để nước ta bước vào giai đoạn mới: giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng
sản xuất, đồng thởi xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.


KẾT LUẬN
Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng
được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ đạo
hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa học phải chú ý tích luỹ dần
dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước
nhảy khi có điều kiện chín muồi. Trong quá trình tiến hoá cách mạng, một mặt
phải chống khuynh hướng bảo thủ, trì trệ (lượng đã vượt quá độ nhưng không
thực hiện bước nhảy) nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy nhanh sự phát triển;
mặt khác, lại phải chống tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí muốn đưa nhanh
sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện chín muồi, bất
chấp những quy luật khách quan (thực hiện bước nhảy khi lương vẫn còn nằm
trong giới hạn độ).
Vì vậy, để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước
ta cần phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, vận dụng đầy đủ, sáng tạo nội dung
quy luậtlượng – chất trongquá trình xây dựng phát triển kinh tế đất nước để tránh
rơi vào những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ cũng như đảm bảo nền kinh tế
phát triển theo đúng các quy luật khách quan.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh và Bùi Xuân Thanh,


2014, Triết học, Tiểu ban Triết học Khoa Lý luận chính trị Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr.124-126.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, <>
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, <>
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, <>
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, <>
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1976), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, <>
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1986), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, <>


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Đề tài tiểu luận triết được thực hiện qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
 Giai đoạn 1: Lựa chọn đề tài và xây dựng đề cương: (06/11/2014 –
-

21/11/2014)
Từ ngày 06 - 12/11: Mỗi cá nhân xem sơ qua về các phần lý thuyết và tự

-

chọn đề tài
Ngày 13/11: Quyết định đề tài, nộp tên đề tài để Giảng viên hướng dẫn


-

duyệt đề tài
Ngày 14 - 20/11: Tìm hiểu kỹ phần những vấn đề lý luận của quy luật
chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất,

cá nhân tự xây dựng đề cương chi tiết
- Ngày 21/11: Họp nhóm, hoàn chỉnh đề cương
 Giai đoạn 2: Tìm hiểu lý thuyết: (21/11/2014-02/12/2014)
- Từ ngày 21/11/2014 – 27/11/2014: Cá nhân tự tìm hiểu phần lý thuyết
-

theo phân công
Ngày 28/11/2014: Họp nhóm, tổng hợp phần lý thuyết, phân công chỉnh

sửa
- Ngày 29 – 01/12/2014: Cá nhân tự chỉnh sửa phần lý thuyết
- Ngày 02/12/2014: Hoàn chỉnh phần lý thuyết
 Giai đoạn 3: Ứng dụng lý thuyết vào phân tích thực tế: (03/12/201408/01/2015)
- Ngày 03/12/2014-23/12/2014: Cá nhân tự làm theo phân công nhiệm vụ
- Ngày 25/12/2014: Họp nhóm, tổng hợp bài làm, phân công chỉnh sửa
- Ngày 25/12/2014-07/01/2015: Từng cá nhân chỉnh sửa bài làm
- Ngày 08/01/2015: Hoàn chỉnh bài làm
 Giai đoạn 4: Tổng hợp toàn bài (09/01/2015-15/01/2015)
- Ngày 09/01/2015 – 15/01/2015: Đọc lại toàn bài, chỉnh sửa
- Ngày 15/01/2015: Hoàn chỉnh bài, nộp bài

ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC


Họ tên

Nhiệm vụ

Đánh giá


- Lên kế hoạch làm việc

nhóm.
Lê Thị Minh Loan
(nhóm trưởng)

- Thực hiện phần: Vận dụng

quy luật vào phân tích kinh
tế Việt Nam (II) và phần
kết luận
- Tổng hợp bài

Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, có trách nhiệm
trong công việc, nộp
bài đúng hạn, giúp đỡ
và hỗ trợ các thành
viên khác trong nhóm,
góp ý tích cực

Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, có trách nhiệm

Nguyễn Thị Bích
Liệu

- Thưc hiện phần lời mở đầu

và cơ sở lý luận (I)

trong công việc, nộp
bài đúng hạn, giúp đỡ
và hỗ trợ các thành
viên khác trong nhóm,
góp ý tích cực
Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, có trách nhiệm

- Thực hiện phần: Vận dụng

Lê Thị Uyên Linh

quy luật vào phân tích kinh
tế Việt Nam (II)

trong công việc, nộp
bài đúng hạn, giúp đỡ
và hỗ trợ các thành
viên khác trong nhóm,
góp ý tích cực




×