Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cẩn trọng với những triệu chứng đau trong miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.94 KB, 1 trang )

Các bộ phận trong khoang miệng chúng ta được y học phương Đông rất coi trọng trong việc chẩn đoán
bệnh. Qua đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và những dấu hiệu báo trước của một số căn
bệnh nguy hiểm. Chúng ta có thể tự nhận biết để được tư vấn và chăm sóc y tế kịp thời.
Chảy máu nướu răng: Trước hết, chảy máu nướu răng là bằng chứng của quá trình viêm nhiễm trong
khoang miệng. Các vi khuẩn có hại có thể qua đó mà xâm nhập vào nướu, mạch máu làm ảnh hưởng đến
việc vận chuyển các chất dinh dưỡng. Nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo, khi gặp những vấn đề về
nướu răng mà không chữa trị kịp thời thì nó sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển một số bệnh về đường
tiêu hóa, tim mạch và mạch máu. Ngoài ra, khi bị chảy máu nướu răng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh
tiểu đường và một số vấn đề của hệ nội tiết.

Chảy máu nướu răng là bằng chứng của quá trình viêm nhiễm trong khoang miệng (Ảnh minh họa)
Hơi thở hôi: Chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ tuyến nước bọt. Nhưng nói một cách khác, nếu cơ thể
không được cung cấp đủ nước, sẽ bắt đầu tích tụ nước và tuyến nước bọt hoạt động không hiệu quả tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tiết mùi hôi. Viêm nha chu cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra chứng hôi miệng. Tuy nhiên, các vấn đề bệnh về đường tiêu hóa (ruột và dạ dày) cũng có thể
gây hôi miệng.
Đau ở hàm dưới: Mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi tập thể dục mà bạn cảm thấy đau miệng, hàm
dưới khi mở rộng miệng thì ngay lập tức đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các chứng đau ở xương hàm có thể
khởi nguồn của bệnh tim mạch, để làm rõ vấn đề này bạn cần chụp X-quang, điện tâm đồ, cũng như
thường xuyên phải đo và theo dõi huyết áp.
Khô miệng: Nguyên nhân không phải bạn ăn phải món ăn quá mặn. Điều cần chú ý ở đây là sự phát triển
của một số căn bệnh do tuyến nước bọt giảm hoạt động hoặc bị chèn ép của một khối u thứ phát. Ngoài
ra, thiếu vitamin A, B, E, rối loạn các chức năng của tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương gây ra. Nếu
tình trạng khô miệng kéo dài bạn có thể dùng nước chanh để kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh
hơn.

Bạn nên thường xuyên chăm sóc kỹ lưỡng sức khỏe răng miệng để phòng tránh nhiều nguy cơ bệnh tật
nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Xuất huyết niêm mạc miệng: Điều này rất dễ xảy ra khi bạn dùng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến
các mạch máu bị ảnh hưởng và vỡ ra dẫn đến niêm mạc má xuất hiện những xuất huyết nhỏ nhưng chỉ
khoảng 3-4 ngày là tự khỏi. Nếu xuất huyết nhỏ nhưng kéo dài và kèm theo sốt nhẹ thì đây là dấu hiệu bắt


đầu sốt phát ban. Nguyên nhân khác có thể là do sự thiếu hụt của vitamin C làm giảm khả năng miễn dịch
của cơ thể.Đốm trắng trên lưỡi: Đây có thể là dấu hiệu của nấm candida đang phát triển mạnh và tấn
công. Bình thường, nấm candida ẩn náu trên cơ thể chúng ta ở da và niêm mạc suốt đời. Nhưng chúng chỉ
phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi (hệ miễn dịch suy giảm, bệnh nặng, dùng thuốc), chúng bắt
đầu phát triển và gây bệnh. Nếu kèm theo miệng khô và hơi thở có mùi thì bạn đang bị viêm dạ dày và
cần đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Mảng bám vàng trên lưỡi: Khi cơ thể mất nước, nhiệt độ cao kèm theo chứng chán ăn và lưỡi bạn có một
lớp phủ màu vàng đó là dấu hiệu báo trước sức khỏe bạn đang có vấn đề. Nếu trong 5 ngày mà các mảng
bám này không biến mất thì chắc chắn bạn nên đi khám gan, tuyến tụy, túi mật. Do vậy, bạn nên thường
xuyên chăm sóc kỹ lưỡng sức khỏe răng miệng để phòng tránh nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.



×