LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài.
Phật giáo- Một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được truyền vào Việt
Nam từ rất sớm. Từ đầu công nguyên Phật giáo đã được truyền trực tiếp vào Việt
Nam. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu Thừa( còn gọi là Phật Giáo
Nam Tông hay Phật Giáo Nguyên Thuỷ), từ Budha tiếng Phạn đã được phiên âm
sang Tiếng Việt thành Bụt và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt
như một vị thần luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ
xấu. Sau này sang thế kỷ IV- V, có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa(còn gọi là Phật
giáo Bắc Tông) từ Trung Hoa tràn vào, chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế
luồng Nam Tông có trước đó. Từ đây Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ qua
các thời kỳ cùng với sự hưng vong của các triều đại phong kiến và được xem là
Phật giáo truyền thống.
Mãi đến giữa thế kỷ XX Phật giáo Nam Tông mới lại được hình thành với
công khai sáng của các Ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và
Hoà Thương Huệ Nghiêm.
Riêng ở Huế - một trung tâm phật giáo lớn ở Miền Trung (Việt Nam), từ lâu
chỉ có Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông truyền thống, đến năm 1954, Phật giáo Nam
Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang do Hoà Thượng Hộ
Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm chủ trương. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa
thuộc hệ Phật giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế, thành lập năm 1954, xong đến nay,
chưa có công trình nào nghiên cứu về chùa, có chăng chỉ là những bài viết ngắn
gọn của các vị Hoà Thượng để giới thiệu sơ qua về ngôi chùa này. Trong quá trình
phát triển, chùa Tăng Quang có nhiều đóng góp đối với nền văn hoá xã hội nói
chung và Giáo Hội Phật Giáo nói riêng. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề, thông tin
về chùa từ xưa đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, trong chuyến đi thực tế này,
chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật
Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tăng Quang Tự thành lập năm 1954 ở Huế. Thời kỳ này, Phật Giáo Nam
Tông còn rất xa lạ với đông đảo quần chúng và giới tăng ni từ trước tới nay chỉ tu
theo Phật Giáo Bắc Tông truyền thống, khi mới ra đời ảnh hưởng của chùa Tăng
Quang trong xã hội và các địa phương rất khiêm tốn, vì thế, hầu như không có công
trình nào nghiên cứu đầy đủ về ngôi chùa này. Từ năm 1975 đến nay, nhiều tác giả
nghiên cứu về chùa ở Huế trong đó có chùa Tăng Quang như :
1
Hà Xuân Liêm ( 2000 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Hoá, Huế.
Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm (2001 ), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB
TPHCM.
Nguyễn Tối Thiện (1990 ) Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987.
Hoà Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thuỷ du nhập Việt
Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu
trước đó. Đồng thời mỗi công trình đều có nét riêng, có những phát hiện mới về
Tăng Quang Tự.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
chùa Tăng Quang. Vì vậy, cần có một công trình chuyên biệt nghiên cứu về ngôi
chùa này nhằm hiểu rõ hơn về Phật Giáo Nam Tông ở Huế. Để từ đó chúng ta có ý
thức về việc bảo tồn và phát triển chùa trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của bài báo cáo này là Tăng Quang Tự, từ khi thành lập 1954 đến nay.
4. Nguồn Tư liệu.
Nguồn tư liệu chứa đầy nhiều thông tin đặc biệt quan trọng là : Lịch sử truyền
bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ của tác giả Nguyễn Tối Thiện, xuất bản năm 1990 và
Lịch sử Phật Giáo Nam Tông của Nguyễn Văn Sáu, 1987.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu từ sách vở, mạng Internet,
các bài viết trên tạp chí của các tăng ni như Tỳ Kheo Thiện Minh, các công văn của
giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam có liên quan đến đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu :
điền dã, khảo sát thực tế, sưu tầm, tra cứu, tập hợp tài liệu có liên quan, phân tích,
so sánh, đối chứng, kết hợp với việc sử dụng phương pháp lôgic, phương pháp lịch
sử nhằm hoàn thành tốt bài báo cáo.
6. Đóng góp của bài báo cáo.
Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, với điều kiện và khả năng tiếp cận,
tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế, được sự giúp giúp đỡ động viên của thầy giáo
và các Hoà Thượng ở chùa Tăng Quang, cùng với sự say mê trách nhiệm trong quá
trình thực hiện về cơ bản bài báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bài báo
cáo này sẽ góp thêm một số mặt sau:
- Tập hợp, sưu tầm các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế về chùa Tăng Quang để
tiến hành xây dưng một thư mục tương đối đầy đủ phục vụ nghiên cứu đề tài và có
thể cho một số công trình nghiên cứu sau này sử dụng.
2
- Trình bày một cách cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của chùa cũng
như kiến trúc và cách thờ tự của chùa Tăng Quang.
- Đánh giá về những hoạt động và những đóng góp của chùa đối với đời sống
văn hoá xã hội để từ đó các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đối với
sự tồn tại và phát triển của Tăng Quang Tự.
7. Bố cục của bài báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
bài báo cáo được bố cục như sau:
a. Lịch sử Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế
b. Lịch Sử và kiến trúc của chùa Tăng Quang.
c. Những đóng góp của chùa Tăng Quang trong đời sống văn hoá xã hội.
Với tinh thần trách nhiệm cùng nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài
nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học
nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong
nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và bạn bè
3
NỘI DUNG
1.Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế.
Có thể nói Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng
Quang vào năm 1954 do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm ( trực
tiếp là Hoà Thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng. Nếu như, Phật Giáo Nam
Tông Việt Nam được khai sáng nhờ công đức của các ngài Hoà Thượng Thiện
Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm thì Phật Giáo Nam Tông
cố đo Huế được khai sáng và du nhập bởi Hoà Thượng Giới Nghiêm.
Hoà Thượng Giới Nghiêm xuất gia Sa Di năm 1930 tại một ngôi chùa ở làng
Bãng Lãng, huyện Hương Trà thành phố Huế theo truyền thống Phật giáo Bắc
Tông. Lần đầu tiên Ngài có ước nguyện theo giáo phái Nam Tông khi được thấy
các Sa môn của Phật Giáo Nam Tông Lào “y bát trang nghiêm” vào kinh thành
Huế cầu quốc thái dân an theo sự thỉnh cầu của Hoàng Hậu Từ Cung..
Cuối thập niên 1930, ở Sài Gòn – Gia Định có phái đoàn truyền giáo của Phật
Giáo nguyên Thuỷ do người Việt tu tập ở Campuchia mang về. Ngài và chín huynh
đệ nữa vào Sài Gòn gặp Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà hượng Hộ Tông, Hoà
Thượng Huệ Nghiêm. Trong buổi gặp gỡ Ngài đã trao đổi rất nhiều về vấn đề Phật
pháp với các vị trong phái đoàn truyền giáo của hoà thượng Hộ Tông, cũng trong
buổi này Đức Giới Nghiêm đã được giải đáp những thắc mắc trong lòng nhiều năm
qua. Lời lẽ và đạo hạnh của phái đoàn truyền giáo của Hoà Thượng Hộ Tông đã thu
hút Đức Giới Nghiêm và 9 huynh đệ, Ngài được giới thiệu sang Campuchia làm
giới tử và xuất gia.
Năm 1944 Đức Giới Nghiêm giã từ quê hương, nơi đất khách quê người xa lạ,
sự ra đi của các huynh đệ cũ để trở về với đời thường đã thức tỉnh ngài và hun đúc
quyết tâm học tập.
Trên con đường tu học, ở đất nước chùa tháp Campuchia Đức Giới nghiêm
không ngừng tinh tấn. Kết quả là lúc 20 giờ 20 ngày 8/3/1947, Đức Giới Nghiêm
được thầy bổn sư cho thọ Đại Giới, xuất gia Tỳ Kheo theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ,
thầy thế độ là Hoà thượng Visuddhiransì và thầy Yết ma là Candanjira, sau này
Ngài cũng sang Thái để tiếp tục tu học.
Sau chín năm tu học ở Campuchia và Thái Lan, Ngài trở về Việt Nam để chia
sẻ hương vị Pháp bảo với đông bào trong nước và hợp tác với các vị trong phái
đoàn truyền giáo của Hoà thượng Hộ Tông để thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên
Thuỷ Việt Nam. Quê hương của Đức Giới Nghiêm là Thừa Thiên Huế, nên Ngài
muốn đem hương vị pháp bảo này truyền bá trên vùng đất chôn rau cắt rốn của
mình, trước để đền ơn sinh thành của cha mẹ, sau là báo đáp thầy tổ đã nuôi lớn
tâm hồn mình. Đầu tiên, Ngài về Huế thăm gia đình và người thân, ghé thăm một
4
số vị tôn đức Bắc Tông. Sau đó, Ngài đến thăm chùa Phổ Đà ở Đà Nẵng, nơi Ngài
được thầy truyền thọ đại giới Tỳ Kheo theo truyền thống Bắc Tông. Tại chùa Phổ
Đà, Ngài giảng giáo lý Nguyên Thuỷ cho phật tử và chư tăng Bắc Tông. Đây cũng
chính là nơi manh nha để hình thành việc ra đời của chùa Tam Bảo – Đà Nẵng
1953 – ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ đầu tiên ở miền Trung. Phật tử thấy đạo
mới lạ và phong cách khả kính của Đức Giới Nghiêm khiến họ tăng thêm lòng tín
thành nơi Tam Bảo, nên họ rủ nhau đến quy y và học đạo với Đức Giới Nghiêm
ngày càng đông. Ngoài ra còn có nhiều vị tu sĩ trong truyền thống Bắc Tông quyết
định chuyển sang tu trì theo phái Nguyên Thuỷ của Đức Giới Nghiêm, điển hình
như Hoà thượng Hộ Nhẫn. Nhờ số lượng phật tử ngày càng đông, người xuất gia tu
học cũng khá nhiều nên ở đây đã thành lập được chùa Tam Bảo với sự hỗ trợ của
Ngài Hộ Tông, Ngài Bửu Chơn… Đấy cũng là những nhân tố thuận lợi cho việc
thành lập chùa Tăng Quang ở Huế sau này.
Như đã nói, việc du nhập và truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ vào Huế là
một thành công rất lớn của Đức Giới Nghiêm. Dù gặp rất nhiều khó khăn, cuối
cùng ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế cũng được thành lập năm
1954. Đây là cơ sở ban đầu cho việc tụ tập và phát triển Phật giáo Nguyên Thuỷ ở
Huế. Lúc đầu chùa chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ để Ngài Giới Nghiêm dừng chân
tu thiền và dạy đạo cho Phật tử hữu duyên. Nhờ oai lực của Tam Bảo và đức độ
của Ngài nên Phật tử thành tâm mua đất để xây chùa cho Đức Giới Nghiêm và chư
tăng tu hành.
Đến 1959 chùa Tăng Quang tiến hành trùng tu Chánh điện và xây dựng Bảo tháp
Tôn Trí Xá lợi Đức Phật Thích Ca. Năm 1963, Xá Lợi Đức Phật Thích Ca chính thức
được cung thỉnh về tôn thờ tại Bảo tháp của chùa Tăng Quang cho đến nay.
2. Lịch sử hình thành và kiến trúc chùa Tăng Quang.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Tăng Quang
Chùa Tăng Quang, tên tiếng Pàli: Sangharànsyaràma, chùa toạ lạc ở số 1/1
đường Nguyễn Chí Thanh , phường Phú Hiệp – Thành phố Huế. Dân địa phương
thường gọi là “chùa Áo Vàng” – cách gọi giản dị và mộc mạc của người dân dành
cho ngôi chùa có những vị sư mặc áo màu vàng lõi mít, không giống như những
ngôi chùa ở Huế lúc đó . Tại vùng này, ngày xưa có một địa điểm gọi là Hồ Ông
Mười (tức ông Hoàng Mười) mà ngày nay được cải tạo thành trường phổ thông
trung học Gia Hội. Lúc bấy giờ, ở Huế có Tăng mà không có Tự, nên ông Nguyễn
Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc - một trong những thiện nam tín nữ đầu tiên hộ
trì Tam Bảo của Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế đã xin phép Đức Giới Nghiêm cho
thành lập một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế để chư tăng có nơi tu hành
và phật tử có nơi cúng dường. Được sự đồng ý của Đức Giới Nghiêm, hai ông bà ra
sức vận động và quyên góp tài chính để mua căn nhà số 1/1 đường Võ Tánh -
5
Thành phố Huế và lập nên ngôi chùa, tức Tăng Quang Tự ngày nay. Chính nhờ
thiện nam Nguyễn Thiện Đông và tín nữ Nguyễn Thị Cúc cùng các quý ông bà là
những phật tử có đức tin kiên cố đã thường xuyên hỗ trợ mà chùa Tăng Quang
được kiến tạo nên. Cũng chính nhờ cơ sở này mà Phật Giáo Nguyên Thuỷ có nơi
bám trụ và phát triển cho đến ngày hôm nay tại thành phố Huế.
Thượng toạ Định Lực - một trong những vị trụ trì chùa Tăng Quang cho biết:
“chùa được xây dựng năm 1954 với hình thức cải gia vi tự - tức là mua lại căn nhà cũ,
sửa chữa đôi chút cho phù hợp để làm thành chùa. Đại diện thí chủ dâng cúng là ông
Nguyễn Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc. Hoà thượng Giới Nghiêm đại diện chư
tăng chứng minh” [tài liệu 7].Chùa Tăng Quang thời kì này không có gì đặc biệt vì đó
chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ với vài ba liêu thất để chư tăng hành đạo.
Năm 1959 chùa được xây dựng lại với mô hình kiến trúc tân kỳ, không giống
hình thức lúc ban đầu - chỉ là hình thức cải gia vi tự, tạm thời có địa điểm để chư
tăng cư ngụ hành đạo và hành pháp. Thời kỳ này chùa Tăng Quang tiến hành trùng
tu chánh điện và xây dựng bảo tháp. Ngày khánh thành có sự chứng minh của Hoà
Thượng Hộ Tông, Hoà thượng Bửu Chơn, Hoà thượng Thiện Luật cùng với hơn 60
vị từ kheo từ miền Nam ra tham dự. Cũng trong năm này, chùa được xây dựng và
kết giới sìmà theo truyền thống của Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
Năm 1963, chùa Tăng Quang tiến hành trùng tu và xây dựng lại, các công
trình xây dựng thời kỳ này gần như tồn tại cho đến ngày nay.
Như vậy ta thấy rằng, từ khi được xây dựng cho đến nay chùa đã được trùng
tu, sửa chữa nhiều lần, nhờ oai lực của Tam Bảo, nhờ đạo hạnh của các vị tu sĩ, nhờ
đức tin kiên cố và sự hỗ trợ không ngừng của những thiện nam tín nữ, nhìn chung
trong lịch sử chùa Tăng Quang liên tục được tu bổ. Tuy vậy, trong quá trình từ khi
thành lập đến nay, chùa cũng có những giai đoạn phát triển và cũng có những khúc
quanh cùng với lịch sử đấu tranh Cách mạng của đất nước ta.
2.2. Kiến trúc chùa Tăng Quang:
Đại sư Viên Minh từng nói: “Kiến trúc là một trong những đặc trưng của nền
văn hoá… kiến trúc phản ánh đặc trưng văn hoá, phản ánh tư tưởng, tâm hồn, trí
tuệ… mà qua đó chúng ta có thể đoán được sự hưng vong của khuynh hướng hay
trường phái phát sinh ra nó” [9: 4]. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa của Phật Giáo
Nam Tông, đến với chùa Tăng Quang, chúng ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với
những ngôi chùa khác: Không tôn- nghiêm- cao-khiết như chùa Tịnh Độ Tông,
không huyền - bí- thâm- u như chùa Mật Tông, cũng không hồn nhiên, dung dị như
chùa Thiền Tông. Chùa Tăng Quang với kiến trúc đơn giản cho ta cảm nhận nét
giản dị, thực tế, trong sáng, trầm ổn và thanh thoát, hay cụ thể hơn là sáng sủa,
thông khoát, cao nhã, thanh nhu và mạnh mẽ.
6
Kiến trúc chùa Tăng Quang thay đổi qua các thời kỳ xây dựng. Thời kỳ
đầu( 1954) kiến trúc chùa không có gì đặc biệt vì đó chỉ là ngôi nhà lá đơn sơ. Thời
kỳ thứ hai(1959), chùa trùng tu và xây dựng Bảo tháp. Chánh điện thờ Phật, tuy
không lớn nhưng đường nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những ngôi chùa xứ
Huế ngày đó. Lối kiến trúc này mô phỏng theo kiến trúc Campuchia và Thái, tuy
nhiên do thiếu tài liệu và chưa quen với mô típ kiến trúc và họa tiết trang trí chùa
tháp Thái – Miên nên những người thợ xây dựng thời ấy chưa thể hiện được nghệ
thuật độc đáo, tinh xảo của mô típ kiến trúc này.
Thời kỳ thứ ba(1963) chùa Tăng Quang được xây dựng tương đối hoàn chỉnh
và hiện trạng ấy tồn tại cho đến ngày nay. Các công trình xây dựng trong chùa hiện
nay gồm Chánh điện, Bảo tháp, tăng xá, nhà khách, trai đường và linh đường.
Ngoài Chánh điện và Bảo tháp, các công trình còn lại xây cất bình thường, không
có gì đặc biệt về kiến trúc.
Kiến trúc chùa Tăng Quang hiện nay được mở đầu bằng cổng Tam quan, có
ba lối vào, lối giữa rộng và lớn hơn so với hai lối hai bên. Theo Đại đức Tánh Hiền
thì kiểu cổng này không giống với kiểu cổng thường thấy ở các chùa Phật Giáo
Nam Tông ở Việt Nam và trên thế giới. Thường thì các chùa Nam Tông chỉ làm
một cổng lớn và cổng phụ để dành cho Phật tử ra vào. Trên mỗi cánh cổng của
chùa Tăng Quang đều có trang trí. Cánh cổng giữa trang trí bánh xe tượng trưng
cho Thập nhị nhân duyên, hai cánh cổng hai bên là bánh xe tượng trưng cho Bát
chính đạo, mặt tiền cánh cổng đắp dòng chữ “Tăng Quang Tự”.
Từ cổng Tam Quan vào trong chùa du khách sẽ đi bằng hai lối bên tả và bên
hữu. Ở giữa hai lối này đặt một cái chung đỉnh và một hồ sen bán nguyệt tự tạo,
mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng chung đỉnh làm cho ngôi chùa thêm phần oai
nghiêm và hồ sen trắng làm cho cảnh chùa thêm thanh khiết, nhẹ nhàng. Đi hết cái
sân nhỏ là đến ngôi Chánh điện và toà Bảo tháp tôn trí Xá Lợi Đức Phật. Chánh
điện và Bảo tháp được kiến tạo chung một địa điểm. Chánh điện ở tầng trệt, Bảo
tháp được xây ở trên và nằm về phía mặt tiền của Chánh điện, trước thềm Chánh
điện là bậc tam cấp, bên tả và bên hữu đều có trang trí tượng rồng đá chầu.
Ngoài ra còn có hai cây Shala Long thọ trồng mỗi bên, loài cây này tương
truyền là nơi Đức Phật đàn sanh và nhập diệt. Từ bên ngoài nhìn vào Chánh điện,
du khách sẽ nhận ra vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh và trầm hùng - phần nào là nhờ dáng
dấp uy nghi vời vợi của ngôi Bảo tháp. Đây cũng chính là điểm gây chú ý cho
khách thập phương, không chỉ là độ cao mà còn là kiểu dáng và sắc vàng phủ trùm
lên toàn bộ toà tháp và Phật điện có thể dễ dàng nhận ra đây là ngôi chùa Phật Giáo
Nguyên Thuỷ.
Bảo tháp hình vuông, cao khoảng 25m, có 6 tầng mái. Nổi bật trên nền trời
với biểu tượng toà sen xoè cánh trên đỉnh. Mặt tiền của tầng tháp đắp nổi dòng chữ
7
Sangharànsyaràma ( Tăng Quang Tự) theo hình bán nguyệt, phía dưới dòng chữ là
phù điêu Đức Phật ngồi thiền định, bên trái khỉ chúa dâng quả, bên phải bạch tượng
quỳ hầu, mảng phù điêu này thể hiện câu chuyện Đức Phật khuyên dạy các thầy Tỳ
kheo ở thành Kosambi không được nên Ngài lặng lẽ vào rừng nhập hạ mà không có
một Tỳ kheo nào theo hầu cả, trong thời gian nhập hạ ở núi rừng chỉ có khỉ và voi
là thị giả ngài mà thôi. Dưới hình Đức Phật có dòng chữ “Theravada” (Phật Giáo
Nguyên Thuỷ) nằm ngay chánh môn của Phật điện.
Cửa vào Chánh điện cũng có ba cửa, một cửa lớn ở giữa và hai cửa phụ hai
bên, ngoài ra Chánh điện còn có hai cửa phụ ở bức tường bên trái và bên phải.
Chánh điện cao và thoáng mát, nền được lát bằng gạch hoa, trên bốn bức tường treo
nhiều bức ảnh thể hiện lịch sử của Đức Phật. Ngoài ra, còn có hai đầu voi trắng trên
hai cột ở cửa ra vào.
Trong Chánh điện có một pháp toạ để pháp sư giảng pháp và hai tủ Tam tạng
Thánh điển Pàli tiếng Thái. Phía trái còn đặt một cái chuông bằng đồng. Phía dưới
hai tủ Tam tạng là hai thùng phước sương.
Ở ngoài Chánh điện, phía trái là tăng xá hai tầng mới được xây lại vào năm
2000 – 2001, khi dãy nhà cũ dùng làm tăng xá bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận lũ
1999. Trận lũ lịch sử này đã làm hư hại chùa.Hiện nay cạnh nhà Tăng xá còn có
công trình kỷ niệm trận lũ lịch sử này. Công trình do bác sĩ Lý Văn Kim(USA)
cúng dường, hoàn thành vào 1/2001. Sau lưng tăng xá là nhà khách, trai đường ở
sau Chánh điện. Bên phải Chánh điện là ngôi nhà vừa mới tu sửa, xây dựng lại,
dùng làm nơi dạy học ngoại ngữ và Phật pháp cho các em thiếu nhi địa phương.
Ngoại trừ Chánh điện, các công trình còn lại như tăng xá, trai đường, nhà khách…
đều xây bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng
Hệ thống thời tự trong ngôi chánh điện:
Nếu như các chùa hệ phái Đại Thừa Bắc Tông thường thờ Phật Tam Thế (quá
khứ, hiện tại,vị lai), cùng với việc thờ tự các Ngài như: Phật Di Lặc, Ca Diếp Tôn
Giả, An Nam Tôn Giả… Thì chùa Tăng Quang – ngôi chùa thuộc hệ phái Nam
Tông lại có nét khác biệt, trong Chánh điện chỉ tôn thờ duy nhất Phật Thích Ca.
Trên bệ thờ là tượng Phật toạ thiền. Bên phải là tượng Phật thời niên thiếu,
bên trái là tượng Phật lúc nhập diệt. Cách thờ tự này cho ta thấy rõ tư tưởng cũng
như giáo lý của hệ phái Nam Tông rất trung thành với giáo lý Nguyên Thuỷ, chỉ
tôn thờ Phật Thích Ca. Khác hẳn với các ngôi chùa Bắc Tông, do trong quá trình
phát triển bị ảnh hưởng từ Trung Hoa mà phát sinh ra nhiều đấng tôn thờ như: Phật
A Di Đà, Ca Diếp…
Ngoài ra, hiện nay trong Chánh điện của chùa Tăng Quang phía dưới bệ thờ
Phật Thích ca còn có bàn thờ các vị tiền sư. Bên phải là bàn thờ Hoà Thượng Hộ
Tông - người khai sáng Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Việt Nam. Bên trái, là bàn thờ
8