Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bộ xương thai nhi nằm trong bụng mẹ 38 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.47 KB, 1 trang )

Jyoti Kumar, sinh sống tại Madhya Pradesh, niềm trung Ấn Độ có bầu ở tuổi 24, vào năm 1978. Vào thời
điểm đó các bác sĩ đã cảnh báo với bà mẹ này là thai nhi ít có cơ hội sống sót vì nó nắm bên ngoài tử
cung của mẹ. Sợ hãi khi nghĩ đến một cuộc phẫu thuật, cô đã tìm cách điều trị bệnh tại một cơ sở y tế nhỏ
hơn.
Vài tháng sau đó, cơn đau của Jyoti Kumar giảm dần và cô cũng không chịu đến bệnh viện xử lý để bỏ
thai.
Nhưng 38 năm sau đó, hiện tại Kumar 62 tuổi, bắt đầu cảm thấy đau bụng ghê gớm và liên tục. Lúc này
bà mới đến gặp các bác sĩ tại Viện y khoa NKP Salve để được khám bệnh. Ban đầu họ tưởng phát hiện ra
khối u trong bụng bà và nghĩ bà đã bị ung thư nhưng kết quả chụp chiếu cho thấy đó là bộ xương của một
thai nhi đã chết.

Trường hợp mang thai ngoài tử cung suốt 38 năm của bà Jyoti Kumar được cho là dài nhất trong lịch sử.
(ảnh minh họa)
Tiến sĩ Mohammad Yunus Shah – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Bà ấy đã bị đau 2 tháng nay và
chúng tôi nhận thấy có một khối u phía bên phải của bụng. Tôi nghi bà bị ung thư. Tuy nhiên kết quả
chụp chiếu cho thấy đó là bộ xương của một đứa trẻ, thật bất ngờ.”
Tiến sĩ Mohammad cũng cho biết thêm, ngay sau đó nhóm của ông đã tìm kiếm về trường hợp tương tự
trong tài liệu y khoa và tìm thấy một người phụ nữ Bỉ cũng đã giữ lại thai ngoài tử cung trong 18 năm –
khi đó đây là trường hợp có thai ngoài tử cung lâu nhất thế giới.
Ông nói thêm: “Cho đến thời điểm hiện tại thì ca mang thai ngoài tử cung của bà Jyoti Kumar là lâu nhất
trong lịch sử. Ngay sau khi phát hiện bộ xương trong bụng bà, chúng tôi đã yêu cầu gia đình cung cấp tiền
sử bệnh tật và được anh trai bà cho hay trước đây 38 năm bà đã từng được chẩn đoán mang thai ngoài tử
cung.”
Sau đó các bác sĩ trong nhóm này đã phẫu thuật thành công để lấy khối u ra ngoài cơ thể bà Jyoti Kumar.



×