Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thủ phạm khiến mẹ thêm đau đớn khi đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.33 KB, 2 trang )

Không có ai trải qua giây phút “vượt cạn” gian nan mà lại không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, có một số
mẹo nhỏ có thể giúp giảm bớt cơn đau và khó chịu cho sản phụ khi sinh nở. Dưới đây là những điều bạn
cần tránh tuyệt đối để không làm ca đẻ của mình càng thêm đau đớn hơn.
Nằm ngửa
Nằm ngửa không chỉ đặt toàn bộ trọng lượng của em bé và tử cung của bạn lên phần lưng (điều này làm
hạ huyết áp, giảm lượng máu và dưỡng khí nuôi thai nhi), mà tử cung bạn còn co lại về phía trước, ngược
lại với trọng lực. Sản phụ sẽ đau nhiều hơn, có khả năng phải rạch tầng sinh môn, quá trình bong nhau tự
nhiên bị cản trở. Thay vì nằm ngửa khi sinh, hãy chọn tư thế thẳng đứng hoặc nghiêng về phía trước, có
thể tựa vào chồng hoặc người thân.Thỉnh thoảng nếu bạn muốn nghỉ có thể nằm nghiêng quay về một
bên, tránh đặt lưng xuống
Sợ hãi
Bà bầu quá sợ hãi, căng thẳng sẽ không thở được sâu, cơ thể căng như dây đàn, vì thế mà càng thêm đau
đớn. Chị em nên tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức kĩ năng về sinh nở ngay từ khi còn mang thai để
có được sự tự tin khi vào phòng đẻ, cũng như nên có sự trợ giúp, cổ vũ, động viên từ phía gia đình, nhất
là chồng, để an tâm, bình tĩnh hơn. Bạn có thể tham gia các khóa học tiền sản trong thời gian có bầu, tập
yoga để tĩnh tâm, lấy kinh nghiệm từ nhữung người đi trước và nhớ đừng tin vào những lời đồn đại về
sinh nở không có căn cứ khoa học gây tâm lí hoang mang.
Môi trường sinh nở căng thẳng
Có người mà bạn không mong đợi cũng đang ở trong phòng sinh? Hộ lý, y tá hoặc bác sĩ có cách hành xử
làm bạn khó chịu? Không khí quá ồn ào, đông đúc người đi lại làm bạn mất tập trung? Những điều trên
có thể khiến ca đẻ của bạn thêm nhiều áp lực. Suy cho cùng, lại là vấn đề tâm lí căng thẳng khiến mẹ bầu
không chịu nổi đau đớn. Chuẩn bị từ trước để chắc chắn rằng chỉ có những người bạn yêu quý và tin
tưởng ở trong phòng sinh cùng bạn. Hãy tự tin rằng tất cả đội ngũ y tá, bác sĩ cũng như gia đình, người
thân của bạn đều đang cố gắng hết sức để cổ vũ, dìu dắt bạn vượt qua giây phút “vượt cạn” khổ sở nhất.

Nằm ngửa, sợ hãi, dùng phương pháp kích đẻ sẽ khiến ca sinh nở của mẹ thêm đau đớn hơn. (ảnh minh
họa)
Dùng phương pháp kích đẻ
Trong một số trường hợp, phương pháp kích đẻ bắt buộc phải dùng vì sức khỏe của cả mẹ và bé và có sự
gợi ý từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu không thực sự cần thiết (điều này là do cảm nhận của mẹ bầu), bạn có thể
lựa chọn đẻ tự nhiên vì kích đẻ gây đau đớn hơn cho mẹ bầu so với đẻ thường và thường phải dùng tiêm


thêm mũi gây tê ngoài màng cứng. Tiêm gây tê ngoài màng cứng khá an toàn nhưng vẫn có khả năng gây
tai biến và chi phí cho mũi tiêm này không hề rẻ.
Không dùng các liệu pháp giảm đau tự nhiên
Trước khi viện đến sự trợ giúp của morphin, tiêm gây tê ngoài màng cứng và các loại giảm đau hiện đại
khác, tại sao bạn không thử các liệu pháp giảm đau tự nhiên? Học các kĩ thuật thở, tư thế sinh đúng cách,
chườm ấm hay mát xa giúp mẹ bầu giảm đau đáng kể khi vượt cạn mà không để lại tai biến như khi dùng
thuốc.
Thai sinh ngôi mông
Đây là một trong những trường hợp sinh đặc biệt khiến các bác sĩ phải “đau đầu”. Thông thường, khi sắp
chào đời, thai nhi thường xoay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh) trong cổ tử cung người mẹ. Thai nhi sinh
ngôi mông thường nằm ở tư thế đưa xuống dưới, hai chân ép sát người, co lại ở phần đùi và đầu gối. Tỉ lệ


rủi ro khi sinh thai ngôi mông là rất cao và gây đau đớn mạnh mẽ cho người mẹ. Khi phát hiện thai ngôi
mông, các mẹ có thể áp dụng một số kĩ thuật khuyến khích thai nhi di chuyển như đặt tai nghe vào phần
dưới bụng để “dụ” bé quay đầu xuống dưới. Nếu các kĩ thuật này không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ
mổ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Thiếu nước
Không uống đủ nước có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng sinh nở. Sản phụ bị thiếu nước thì tử cung
không co bóp hiệu quả. Dù có đang sinh đẻ hay không thì mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần có
nước để hoạt động bình thường. Khi cơ thể không đủ nước, việc vận hành các cơ quan bị trục trặc. Mẹ
bầu không cần phải tống táng hàng cốc nước vào người cùng một lúc, chỉ cần uống nhiều ngụm nhỏ và
thường xuyên. Trong túi đồ đi đẻ đến bệnh viện nên chuẩn bị sẵn nhiều ống hút để khi cần, những người
xung quanh sẽ giúp bạn uống dễ dàng hơn mà không cần phải cầm cốc. Những chi tiết nhỏ thôi nhưng
đến lúc vào phòng đẻ bạn mới thấy cực kì hữu ích.



×