Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

3 tháng cuối, có gì đặc biệt?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.35 KB, 3 trang )

Trong thời điểm này các dấu mốc của tuần thai 28, 32,36 và 40 mẹ và bé sẽ cho nhiều những sự kiện thay
đổi quan trọng có ý nghĩa trong thai kỳ. Cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình mang thai của các tuần thai này
nhé!
Tuần 28
Đây là tuần thai khởi điểm của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu cần tích cực nghỉ ngơi để đảm bảo
sức khỏe cho mẹ và bé. Không còn bao lâu nữa bạn sẽ được gặp con yêu.
Thay đổi cơ thể
- Thời điểm này, bụng bầu sẽ ngày càng lớn lên nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đến một số sinh hoạt
thường ngày của chị em.
- 1 số mẹ bầu sẽ cảm thấy đau xương sườn do trọng lực của thai nhi chèn ép lên. Ngoài ra nhiều chị sẽ
thấy khó thở hơn do tử cung ép lên cơ hoành và phổi.
- Núi đôi có hiện tượng rỉ ra sữa non, tuy nhiên ở một số phụ nữ sau khi sinh nở mới xuất hiện sữa non.
- Một số hiện tượng như phù nề tay chân, mặt vào buổi chiều tối cũng bắt đầu xuất hiện. Mẹ bầu nên
tránh đi các loại dép cao gót hoặc giày dép quá chật.
- Đi kèm với hiện tượng phù là chứng giãn tĩnh mạch do áp lực dồn về hai bàn chân.Vì vậy chị em nên
lưu ý để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi nằm nên gác chân cao, thường xuyên massage nhẹ nhàng
các bộ phận của chân để chúng được thư giãn. Đồng thời kết hợp sử dụng tất chuyên dụng để giảm hiện
tượng này.
- Bắt đầu từ tuần này, mẹ bầu cần đi khám thai 2 tuần/lần để bác sĩ theo dõi kịp thời tình hình sức khỏe
Tin vui cho chị em
Thời điểm này, mẹ bầu sẽ thấy mình trông xinh đẹp ra rất nhiều vì cùng với chiếc bụng lớn, bầu ngực của
chị em cũng trở nên to hơn, hấp dẫn hơn.
Thời điểm này, bạn sẽ liên tục phải mua sắm đồ bầu mới do sự thay đổi liên tục của cơ thể. Bạn có thể sử
dụng đồ bầu cũ của bạn bè, người thân để tiết kiệm chi phí trong thời kỳ này.

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai 2 tuần/lần để bác sĩ theo dõi kịp thời tình hình sức
khỏe. (ảnh minh họa)
Tuần 32:
Hiện tại bụng bầu của bạn đã rất to và còn to thêm trong một vài tuần tới. Giai đoạn này, chị em có cảm
giác thai kỳ trôi qua nhanh chóng
Thay đổi cơ thể




- Do bàng quang bị chèn ép khiến mẹ bầu phải thức giấc liên tục để đi tiểu đêm. Điều này khiến nhiều
thai phụ mất ngủ, bên cạnh đó sự lo lắng, trằn trọc trong những tháng cuối bầu bí khiến thần kinh căng
thẳng không thể chợp mắt đúng giấc. Do mất ngủ nên nhiều mẹ bầu có thể thấy mệt mỏi vì vậy cần tranh
thủ chợp mắt bất kể lúc nào có thể.
- Các khớp xương vùng chậu đang giãn nở dần để chuẩn bị cho ngày sinh khiến chị em có cảm giác đau
nhức.
- Một số thai phụ bị vọp bỏ nhiều hơn, điều cần làm là nên tránh các cử động đột ngột.
Mẹ bầu sẽ đau lưng nhiều hơn trong những tuần cuối của thai kỳ vì vậy nên giữ lưng thẳng, tranh thủ nằm
nghỉ khi quá đau.
- Thời gian này, thai nhi cựa mình nhiều hoặc chòi đạp chứ không xoay trở nhiều như những tuần trước
nữa.
Điều thú vị là mẹ bầu có thể cảm nhận những khi bé nấc cụt.
Tuần 36
Đây là thời điểm bạn cần chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho ngày sinh nở. Tại 1 số bệnh viện phụ sản, đây
là sẽ lúc bạn vào viện để làm sẵn các thủ tục hồ sơ đăng ký sinh.
Một số mẹ bầu có cảm giác thời gian bắt đầu chậm dần vì sự nôn nóng muốn gặp con yêu.
Thay đổi cơ thể
- Mẹ bầu sẽ mệt mỏi nhiều hơn do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi.
- Bắt đầu ở tuần 36, nếu bạn sinh con đầu lòng thì đầu của thai nhi sẽ đi dần xuống khung chậu, điều này
giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó thở, ợ hơi và khó tiêu.
- Tuy nhiên bàng quang bị chèn ép nên chị em sẽ đi tiểu thường xuyên nhiều hơn trước.
- Đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nhưng chị em thấy đi tiểu tiện có cảm giác buốt rát thì cần
nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
- Các triệu chứng tê mỏi, có cảm giác châm chích ở đầu ngón tay, khớp cổ tay cũng xuất hiện do sưng các
mô ở cổ tay. Sauk hi sinh, hiện tượng này cũng biến mất, bác sĩ sẽ kê vitamin B6 để giảm bớt triệu chứng
này.
- Thời điểm này, mẹ bầu không nên làm việc gì quá sức, đồng thời tập trung nghỉ ngơi trong tư thế chân
gác cao và nghiêng sang trái khi nằm. Tư thế này làm tăng lưu lượng máu đến bánh nhau, đồng thời giúp

chị em giảm các cơn đau nhức, mệt mỏi.
Điều thú vị
Bản năng nằm ổ ở người phụ nữ trỗi dậy trong thời điểm này. Nếu bạn thấy tự nhiên mình muốn dọn dẹp
vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lại đồ đạc cho bé thì có nghĩa bạn đã sắp đến ngày sinh nở rồi đó

Nhiều chị em có cảm giác sốt ruột, lo lắng nhưng các chị cần biết rằng có khoảng 40% sản phụ thường
sinh trễ hơn 1 tuần so với ngày dự sinh. (ảnh minh họa)
Tuần 40


Chẳng còn bao lâu nữa là bé sẽ chào đời và nằm trong vòng tay của mẹ. Có thể là khi bạn đọc xong bài
viết này của chúng tôi thì sao? Đó sẽ là giờ phút thiêng liêng mở ra bước ngoặt mới trong cuộc đời của
bạn và cả em bé.
Thay đổi cơ thể
- Bạn cần đi khám thai thường xuyên hàng tuần để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường vào cuối thai
kỳ.
- Quá trình tăng cân rất chậm, thậm chí là dừng hẳn khi bước sang tuần 37. Thậm chí một số chị em sẽ
giảm cân một chút ở giai đoạn này.
- Mẹ bầu sẽ có cảm giác khó thở nhiều hơn do kích thước thai nhi đã quá lớn. Bạn nên hạn chế một số
hoạt động trong thời điểm này. Chị em nên đứng thẳng và ngồi thu mông một cách tối đa để giảm áp lực
lên cơ thể. Điều này cũng giúp chị em bớt đau lưng và giảm áp lực lên vùng xương chậu.
- Nhiều chị em có cảm giác sốt ruột, lo lắng nhưng các chị cần biết rằng có khoảng 40% sản phụ thường
sinh trễ hơn 1 tuần so với ngày dự sinh. Vì vậy hãy thư giãn tinh thần và nghĩ đến những điều tốt đẹp để
chào đón con yêu trong thời gian gần.
Mẹ bầu lưu ý
Trong trường hợp đã đến tuần 41 mà bạn chưa sinh thì nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám để xem xét
việc có nên khởi phát chuyển dạ. 1 số trường hợp thai nhi cũng bước sang tuần 42 mà vẫn sinh nở một
cách bình thường.




×