Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tên KHÔNG NÊN đặt cho con tuổi Ngọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.95 KB, 2 trang )

Tên không chỉ đơn thuần là một danh từ để gọi, mà nó còn 'toát' lên đường công danh, sự nghiệp trong
tương lai của mỗi người.
Sinh con tuổi ngựa thường thích bay nhảy
Theo phong thủy, những người sinh năm Ngọ thường có tính tình khoáng đạt, tư duy nhanh nhạy, năng
lực quan sát tốt, có năng lực buôn bán. Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột,
làm việc vội vàng. Họ dễ rơi vào lưới tình, song cũng thoát ra nhanh chóng và nhẹ nhàng. Họ thường
thoát ly gia đình khi trưởng thành, dù ở nhà vẫn mang tinh thần độc lập và chờ thời cơ bay nhảy. Sức
sống của người tuổi ngựa mạnh mẽ, song thường có biểu hiện lỗ mãng, vội vàng, ưu điểm lớn nhất là
lòng tự tin mạnh mẽ, xử sự hào nhã. Họ thích mặc màu nhạt, kiểu cách độc đáo và đẹp.

Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng.
Người tuổi ngựa luôn làm theo ý mình, thích mình là trọng tâm. Khi trình bày quan điểm họ vung tay múa
chân, quyết nói ra toàn bộ suy nghĩ của mình. Hiện tượng mâu thuẫn trước sau trong tính cách của họ là
do tình cảm hay thay đổi của họ sinh ra. Họ làm việc theo trực giác, có thể làm tích cực được nhiều việc
cùng một lúc, khi đã quyết định, họ lao vào làm ngay.
Người tuổi Ngọ rất khó làm việc theo kế hoạch của người khác, thích làm những việc có tính hoạt động,
giỏi giải quyết việc gay cấn, rắc rối, khi nói chuyện thường không tập trung. Nữ tuổi Ngọ có sức sống
mạnh mẽ, cử chỉ nhẹ nhàng, nói nhiều. Phụ nữ có thể dịu dàng nhưng có lúc tỏ ra cực đoan.
Nhiều cách đặt tên
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Thị Luyện (Hải Phòng), năm Giáp Ngọ là mệnh Kim (Sa Trung
Kim - vàng trong cát). Người tuổi Ngọ là người cầm tinh con ngựa, sinh vào các năm 1954, 1966, 1978,
1990, 2002, 2014, 2026…
Dựa theo tập tính của loài ngựa, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội)
và ngữ nghĩa của các bộ chữ, chuyên gia phong thủy đã gợi ý một số tên gọi mang lại may mắn cho người
tuổi Ngựa.
Tuổi Ngựa thường gắn với cỏ, nên dùng những từ có bộ Thảo (cỏ), bộ Kim (vàng) sẽ có học thức uyên
bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.
Theo đó, những từ nên có trong tên con trong bộ Thảo là Cửu (một loại cỏ thuốc); Miêu (mạ, cây giống);
Thiên (um tùm); Vu (khoai sọ); Chi (cỏ thơm); Duẩn (măng); Cầm (cây thuốc); Hoa (bông); Phương
(thơm); Linh (cây thuốc Phục Linh); Bình (táo tây); Minh (trà); Trà (trà); Thảo (cỏ); Tiến (cỏ thơm); Lợi;
Diệp (lá); Lan (hoa lan); Lam (màu xanh da trời); Liên (hoa sen); Vạn (họ Vạn)…



Người tuổi Ngựa rất hợp với tên thuộc bộ Thảo.
Bộ Kim cũng được chuyên gia phong thủy này khuyên đặt, như Kim (vàng); Xuyến (vòng đeo tay); Linh
(cái chuông); Ngân (bạc); Nhuệ (lanh lợi); Cẩm (gấm); Toản (kim cương); Luyện (gọt rũa); Kính (gương
soi); Điền (tiền cổ)…
Hay là những chữ có bộ Ngọc, Mộc, Hòa (cây lương thực) sẽ khiến người được đặt tên nhận được sự giúp


đỡ từ quý nhân, trở nên đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ.
Bộ Ngọc là các chữ Giác (ngọc ghép thành 2 miếng); Doanh (đá ngọc); Tỷ (ấn của nhà Vua); Bích (ngọc
quý)…
Bộ Mộc gồm Đông (phương đông); Sam (cây tram); Bân (lịch sự); Vinh (vinh dự); Nghiệp (nghề nghiệp)

Bộ Hòa là Hòa (cây lương thực); Tú (đẹp); Khoa (khoa cử); Nhu (mềm mỏng); Lâm (mưa to); Kiệt (tài
giỏi); Sâm (rừng)…
Thậm chí, có thể chọn những chữ có bộ Tỵ (rắn), Mùi (dê), Dần (hổ) Tuất (chó) vì hợp với ngựa như Bưu
(hổ con); Thành (họ Thành); Dần (hổ); Kiến (xây dựng); Quần (đám đông); Nghĩa (tình nghĩa); Độc (một
mình); Mỹ (đẹp); Tiến (tiến lên)…
Chuyên gia này cũng đưa ra những từ kiêng kỵ khi đặt tên con tuổi Ngựa.
Bộ Điền, Hỏa, Chấm thủy, Thủy, Băng (nước đá), Bắc (phương Bắc) được khuyên không nên sử dụng
trong khi đặt tên con. Vì ngựa mạng Hỏa, đặt tên cho người tuổi Ngựa những chữ thuộc bộ này sẽ khiến
họ luôn lo âu mệt mỏi, tinh thần hoặc tính tình ngang ngạnh, dễ xảy ra tranh cãi, mọi việc bất thuận
Những tên nên tránh là Giáp (can giáp); Do (họ Do); Đĩnh (bờ ruộng); Nam (con trai); Điện (ngoại ô);
Phú (phú quý); Cương (bờ cõi); Hoán (sáng sủa); Thủy (nước); Băng (nước đá); Giang (song); Tấn (con
nước); Hà (sông); Dương (biển lớn); Hải (biển); Đông (mùa đông); Loan (vịnh); Thục (thùy mị); Hoài
(sông hoài); Thanh (trong)…
Và cũng không nên dùng chữ có bộ Dậu (gà), Tý (chuột) hay Ngưu (Trâu).




×