Châu Á không có đất cho các quy tắc
marketing cũ mòn
Mức độ hội nhập chưa từng có của thị trường toàn cầu đã
thúc đẩy sự hình thành của cộng đồng các chuyên gia có
cùng chí hướng; họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ toàn
cầu mà một số người vẫn gọi là ngôn ngữ chung của
marketing.
Thứ ngôn ngữ này vẫn thường được các chuyên gia marketing
và mọi người chấp nhận và sử dụng. Thứ ngôn ngữ này nói lên
những xu hướng như vũ bão, sự phân đoạn thị trường siêu vi và
bản sắc của từng thương hiệu. Sự ra đời của thứ ngôn ngữ này
hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và giao tiếp, đảm bảo
không có sự hiểu lầm trong cách diễn đạt. Nhưng người ta nhận
ra rằng Marketing 101 không mấy hiệu quả khi đem ra áp dụng tại
châu Á.
Google là một ví dụ: dù làm mưa làm gió trên thị trường toàn cầu
nhưng Google không thể ngạo nghễ ở thị trường này. Ở Nhật,
hãng này mới đây đã giành được ngôi vị số một từ tay Yahoo
nhưng thành công này chỉ có được sau khi hãng chấp nhận từ bỏ
chiến lược marketing đã áp dụng từ lâu chẳng hạn như không
thực hiện các chiến dịch quảng cáo đặc thù cho từng thị trường
riêng biệt.
Với Wal-Mart, chiến lược phân phối bấy lâu của hãng không có
sức hút với người tiêu dùng Hàn Quốc bởi khách hàng bản địa
chỉ muốn mua các món đồ với số lượng nhỏ hơn và được đóng
gói tiện dụng hơn cho dù điều này có thể khiến họ không được
hưởng chính sách ưu đãi từ các chương trình giá rẻ mỗi ngày
của nhà bán lẻ này.
Nhà đấu giá lừng danh Christie đã từng thử đưa ra bán đấu giá
hai cổ vật bị đánh cắp của Trung Quốc nhưng động thái này vấp
phải sự phản đối gay gắt của công luận và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến danh tiếng của nhà đấu giá tại thị trường này bởi Trung
Quốc là xã hội không có chỗ cho những tư tưởng cá nhân mà chỉ
sùng bái các chuẩn mực, khuôn phép của số đông.
Những sai lầm kiểu như vậy là bài học bổ ích cho cả những công
ty toàn cầu đang hiện diện tại châu Á và cả những công ty đang
có ý định thâm nhập vào thị trường này trong nay mai. Đâu là
những khác biệt sâu sắc mà các nhà marketing cần lưu ý khi kinh
doanh tại châu Á? Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn:
1. Tránh sao chép các mô hình marketing mẫu
Các nhà quản lý thường quen tư duy theo các quy trình vận hành
chuẩn mực đã có sẵn. Lĩnh vực marketing cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ. Chúng ta được đào tạo để lập ra các kế
hoạch thường niên, thực hiện các mô hình marketing, và giám sát
từng nhân tố trong đó. Chính vì thế, ngay cả khi thâm nhập vào
thị trường mới, chúng ta cũng khó tránh khỏi thói quen đơn thuần
là thực hiện thao tác tải về các biểu mẫu và nhập dữ liệu vào đó.
Nếu vẫn giữ thói quen đó khi kinh doanh tại châu Á, bạn khó lòng
thành công bởi nhiều thị trường tại đây hỗn độn và không ngừng
vận động. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lại và linh hoạt hơn khi
tiến hành phân tích để công việc nghiên cứu của mình dễ dàng
thích ứng với điều kiện thị trường tại đây.
2. Đừng bỏ qua yếu tố “YO” – Young & Old – Hãy luôn nhập
tâm châu Á là thị trường tổng hòa của nhân tố già và trẻ
Nhiều công ty nhọc công để xác định liệu châu Á là thị trường
quá già hay quá trẻ mà không hề biết rằng trên thực tế thị trường
này là tổng hòa của cả hai nhân tố đó. Đúng vậy, chúng ta là
những nền kinh tế mới (trừ Nhật Bản) nhưng trong bản thân
chúng ta vẫn hàm chứa những yếu tố văn hóa lâu đời nhất trên
trái đất. Cả hai yếu tố này tồn tại song hành và tác động qua lại
đến hành vi của người tiêu dùng.
Ví dụ, Starbucks đạt được thành công vang dội không chỉ bởi một
triết lý kinh doanh chuỗi nhà hàng cà phê kiểu mới mà còn bởi nó
đã thỏa mãn nhu cầu giao thiệp của đại bộ phận người châu Á.