Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sinh nở - Không phải lúc nào cũng dễ!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.06 KB, 2 trang )

Trong quá trình sinh nở, không phải sản phụ nào cũng dễ dàng sinh thường mà không ít chị em được chỉ
định sử dụng các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo ca sinh nở được mẹ tròn con vuông. Hãy cùng đi tìm hiểu
những phương pháp hỗ trợ sinh này nhé!
Theo dõi thai bằng máy
Đây là một kỳ thuật được sử dụng tại các bệnh viện lớn. Việc theo dõi thai sẽ tiến hành một cách ngắt
quãng nhất là khi bạn không được cho thuốc. Bác sĩ sẽ nối máy để theo dõi thai phụ trong 15-20 phút sau
khi nhập viện.
Sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ nằm hoặc ngồi cố định một chỗ trên giường. Bác sĩ sẽ đeo vào bụng bạn một
dụng cụ có hính dạng như chiếc thắt lưng. Thiết bị này sẽ ghi nhận nhịp tim thai giúp bác sĩ theo dõi trong
quá trình thai phụ chuyển dạ.
1 số trường hợp, bác sĩ sẽ phải theo dõi thai nhi liên tục. Bạn nên chủ động hỏi xem tại sao bác sĩ yêu cầu
theo dõi thai liên tục, có vấn đề gì do thai kỳ hoặc chỉ là một biện pháp đơn thuần.
Rạch tầng sinh môn
Đây là một thủ thuật ngoại khoa giúp em bé sổ ra dễ dàng hơn. Những trường hợp dưới đây có khả năng
được bác sĩ áp dụng thủ thuật này:
- Bé sinh ngôi mông hoặc đầu quá to. Ngôi mông có nghĩa là thai nhi vẫn giữ tư thế mông ở dưới.
- Bạn không đủ sức rặn hoặc các mô giãn nở không đều.
Sau khi rạch tầng sinh môn và em bé đã ra ngoài an toàn, các y bác sĩ sẽ tiến hành khâu, vá lại tầng sinh
môn cho sản phụ. Nếu bạn không muốn áp dụng thủ thuật này thì hãy nói cho bác sĩ biết trước, tuy nhiên
bạn cần chắc chắn mình có đủ sức để rặn đẻ tự nhiên.

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường là phương pháp hỗ trợ sinh nở phổ biến. (ảnh minh họa)
Sử dụng kềm (kìm) sản khoa/Giác hút
Trường hợp này trong quá trình chuyển dạ và để đưa em bé ra ngoài, bác sĩ cần đến sự trợ giúp của dụng
cụ sản khoa.
Kềm sản khoa (Kẹp forceps) giống như một cái kẹp lớn, có 2 nhánh tách rời nhau. Đầu kép ôm vừa trọn
đầu bé và bảo vệ đầu bé khi di chuyển trong ống sinh. Khi đầu bé được kéo ra ngoài, bác sĩ sẽ tháo kềm
và các giai đoạn tiếp theo diễn ra tự nhiên.
Trường hợp này, sản phụ sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tại tủy sống.
Sử dụng giác hút cũng là một biện pháp trợ sinh. Giác hút có một đầu tương tự cái chén/bát để chụp lên
đầu bé để tạo lực hút chân không, qua đó bác sĩ sẽ kéo em bé ra ngoài.


Áp dụng kỹ thuật này, sản phụ cũng phải gây tê ngoài màng cứng hoặc thai kỳ có nguy cơ cao.


Khởi phát chuyển dạ nhân tạo
Nếu bạn đã quá 41 tuần mang thai những vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì cần thực hiện một số xét
nghiệm đặc biệt để tiến hành chuyển dạ nhân tạo hoặc hiểu một cách đơn giản là giục sinh.
Qúa trình giục sinh chỉ thực hiện trong trường hợp bác sĩ nhận thấy bánh nhau không còn đủ chất dinh
dưỡng để cung cấp cho thai nhi.
Các biện pháp giục sinh hay khởi phát chuyển dạ nhân tạo bao gồm một số kỹ thuật sau:
Tách ối
Vào tuần 41 của thai kỳ, bác sĩ sẽ thăm khám xem cổ tử cung của bạn có đủ mềm để chuẩn bị cho quá
trình sinh nở hay không. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dịch chuyển phần màng ối gần cổ tử cung lên phía trên với
mục đích tạo ra các cơn đau chuyển dạ trong thời gian ngắn sắp tới ( có thể là vài giờ hoặc vài ngày).
Chọc ối
Bác sĩ sẽ làm vỡ màng ối một cách chủ động. Họ sẽ đưa một dụng cụ vô trùng có mũi nhỏ, dài và cọ nhẹ
lên màng ối. Khi màng ối bị rách, đầu thai nhi sẽ di chuyển xuống cổ tử cung và khởi phát các cơn đau
chuyển dạ một cách mạnh mẽ và hiệu quả.
Phương pháp này giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng nhưng khiến chị em có cảm giác đau hơn
so với chuyển dạ bình thường.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ sử dụng hoạt chất prostaglandin (cơ thể tự nhiên của phụ nữ cũng tiết ra hoạt chất này khi
chuyển dạ bình thường) nhằm kích thích các cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ.
Hoạt chất này được đưa trực tiếp vào âm đạo, khiến cổ tử cung mềm ra chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày
trước khi sinh
Mổ lấy thai
Nếu bạn đã quyết đinh sinh bằng phương pháp mổ lấy thai thì tất nhiên bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị
tinh thần.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khẩn cấp vì quá trình chuyển dạ có biến cố khiến bạn phải sinh mổ
khiến chị em lo lắng. Hãy tìm hiểu lý do thực sự khiến bạn phải sinh mổ và hỏi xem người thân của bạn
có được phép ở bên trong quá trình sinh nở không.

Thời gian sinh mổ chỉ mất 5 phút nhưng bạn sẽ sẽ gây tê màng cứng hoặc gây mê hoàn toàn tùy từng
trường hợp.



×