Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sinh ở Séc: Bác sĩ cám ơn bà đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.03 KB, 3 trang )

Gia đình chị Lê Bích Thủy hiện đang sinh sống tại Cộng hòa Séc đã được hơn 3 năm. Hiện tại bé Quốc
Long – con trai chị đã được hơn 1 tuổi nhưng chị vẫn nhớ như in những ngày đi sinh con ở nơi “đất khách
quê người”. Chị bảo ban đầu cũng lo lắng, hồi hộp lắm bởi chị mới sang Cộng hòa Séc, cũng chưa thông
thạo tiếng ở đây nên có thể gặp khó khăn. Thế nhưng khi con chào đời rồi mới thấy những lo lắng của chị
là thừa. Ấn tượng đọng lại trong lần sinh nở Quốc Long tại bệnh viện Teplice - một bệnh viện lớn ở Séc
là quá tuyệt vời.
Chị Bích Thủy kể: “Mình sinh sống tại cộng hòa Séc được hơn 3 năm rồi. Đầu năm 2012 thì mình mang
bầu bé Quốc Long. Đấy là kết quả của 4 tháng mình học hỏi các kinh nghiệm để mang bầu từ người thân,
bạn bè và các trang báo nữa. Mình và ông xã rất hạnh phúc.”

Gia đình chị Bích Thủy hiện đang sinh sống tại Cộng hòa Séc.
Những ngày đầu mang thai, chị khá lo lắng về việc khám thai cũng như các thủ tục liên quan đến việc
sinh nở. “Vì là người Việt Nam, đang sinh sống và làm việc trên một đất nước khác nên khi mang bầu
mình đã tìm hiểu rất kĩ những thông tin cần thiết về bảo hiểm, sinh đẻ. Trước đó mình chỉ dùng bảo hiểm
khám sức khỏe thông thường, đủ điều kiện để ra hạn visa thôi. Nhưng khi mang bầu mình bắt buộc phải
mua bảo hiểm sinh đẻ để được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Bảo
hiểm sẽ chi trả sự chăm sóc cho đứa trẻ sau khi sinh ra đời cho tới khi bạn cùng bé rời khỏi nhà hộ sinh
về nhà.”, chị Thủy nói.
Không phải lúc nào khám thai cũng siêu âm
Sau khi có bảo hiểm y tế hợp lệ chị Thủy đi đăng kí khám thai định kì tại bệnh viện Teplice - một bệnh
viện lớn gần nhà chị, hàng tháng đều có lịch khám đều đặn. Chị cho biết khi đó vì mới sang Séc nên chị
chưa học được nhiều tiếng và khả năng giao tiếp cũng hạn chế, tuy nhiên khi đi khám thai, chị vẫn được
bác sĩ và y tá chăm sóc rất tận tình, chu đáo. “Thời gian mang bầu mình cũng hay trò chuyện với bạn bè
ở Việt Nam, một số bạn cũng mang bầu giống mình nên mình thấy sự khác biệt rất rõ ràng. Suốt thời
gian mang bầu, tháng nào mình cũng phải đi khám thai đều đặn nhưng trong 9 tháng bác sĩ chỉ siêu âm
cho mình 4 lần ở những mốc thai kì quan trọng. Theo mình biết thì ở Việt Nam, khi nào mẹ bầu muốn
siêu âm thì đều được bác sĩ đáp ứng ngay. Đây là điều rất khác biệt với các bệnh viện ở Séc.”, chị Thủy
nói.
Chị cũng cho biết thêm, khi mang thai đến tháng thứ 5, bác sĩ mới cung cấp thông tin về giới tính thai nhi.

Chị Thủy khi mang thai tháng thứ 5.



Dù mang bầu tháng thứ 7 nhưng chị Bích Thủy không tăng cân quá nhiều.
Đi đẻ - không cần người thân
Ngày dự sinh của chị Thủy là 5/10 nhưng mãi đến 14/10 bé Quốc Long mới chịu chào đời. “Đêm 13/10
mình có dấu hiệu sinh, mình được chồng đưa vào bệnh viện lúc 12h đêm. Sau khi làm các thủ tục xong thì
chồng mình về nhà và mình được đưa vào 1 phòng riêng rất đầy đủ tiện nghi.”
Chị kể khi nằm trong phòng chờ sinh, cứ tầm 30 phút lại có y tá đến kiểm tra tim thai, đo nhiệt độ cơ thể
và hỏi han chị có yêu cầu gì không. Theo nhận xét của chị Thủy thì các y bác sĩ ở bệnh viện Teplice –
Cộng hòa Séc rất cởi mở, tận tình và chu đáo. “Khi mình lên bàn đẻ, xung quanh có gần chục bác sĩ và y
tá mặc dù mình sinh thường. Khoảnh khắc đón con trai chào đời mình cứ nghĩ là sẽ được ôm con ngay


như trong phim nhưng khi con vừa oe oe khóc là được đưa sang một phòng khác. Lúc đó, một bác sĩ đã
ghé vào tai mình nói "cảm ơn bạn đã cho tất cả chúng ta một thiên thần"! Cảm xúc khi ấy tuyệt vời
lắm!”, chị Thủy kể.

Phòng của mẹ con bé Quốc Long sau sinh.

Bé Quốc Long 1 ngày tuổi.

Bố vào thăm bé Quốc Long tại bệnh viện.
Sau khi sinh thì mẹ con chị Thủy được chuyển về một phòng khác. Ngày chị sinh bé Quốc Long vào đầu
mùa đông nhưng tuyết đã bắt đầu rơi. Tuy nhiên chỉ có hai mẹ con chị ở viện vì quy định ở đó là người
nhà chỉ được vào thăm theo giờ chứ không được ở lại chăm bà đẻ như ở Việt Nam kể cả chồng. Dù vậy,
chị không hề mệt mỏi vì phải chăm con một mình bởi xung quanh chị lúc nào cũng có y tá, bác sĩ ghé đến
hỏi thăm. Họ còn giúp chị cho bé bú, giúp vệ sinh cho mẹ và giúp đỡ bất cứ việc gì nếu sản phụ cần.
Hàng ngày bệnh viện chuẩn bị đầy đủ đồ ăn uống cho tất cả các sản phụ. Tất nhiên chi phí về phòng bệnh,
ăn uống đều được bảo hiểm chi trả hết.
“Mình thấy làm như vậy rất tốt, giải quyết được nhiều vấn đề vì như ở nước mình thì chỉ cần một người
nằm viện là cả nhà bị xáo trộn.”, chị Thủy nói.

Con ‘vượt chuẩn’ cũng phải theo dõi
Một điều khác biệt nữa trong việc chăm sóc sau sinh ở bệnh viện Cộng hòa Séc là các bác sĩ rất quan tâm
đến những em bé có cân nặng vượt chuẩn. Chị Thủy nói: “Bé nhà mình sinh ra nặng 3,9 kg - to nhất
bệnh viện lúc ấy. Mặc dù bé sinh ra khỏe mạnh bình thường nhưng bác sĩ lại giữ lại bệnh viện hơn 1 tuần
liền vì lý do cân nặng vượt chuẩn nên phải theo dõi cẩn thận. Mỗi ngày đều có các bác sĩ đến khám tim,
khám xương, khám hô hấp... Họ kiểm tra rất kĩ càng.”
Chì còn tự hào chia sẻ vì là lần đầu sinh con nên chị còn được các y tá đến tận phòng hướng dẫn cách tắm
cho bé, cách quẫn tã, mặc bỉm nữa! Nhờ vậy mà dù không có người thân bên cạnh nhưng chị vẫn có thể
chăm con rất ổn.

Quốc Long đi khám sức khỏe định kỳ.

Bây giờ bé Quốc Long đã được hơn 1 tuổi rồi.

Mẹ con Quốc Long tạo dáng trước ống kính của bố.
Bé được hưởng trợ cấp đến 18 tuổi
“Hơn một tuần nằm viện cuối cùng mẹ con mình cũng được về nhà. Em bé của mình bắt đầu được làm
các giấy tờ thủ tục đăng kí cư trú như bố mẹ và đăng kí khám sức khỏe định kì ở khu vực".


"Và một điều đặc biệt nữa là sau khi mình sinh con cũng giống như bất kì ai sinh sống trên đất Séc trên
12 tháng theo diện kinh doanh và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ sẽ được nhận trợ cấp sinh đẻ theo luật
của nước này bao gồm tiền trợ cấp xe đẩy 13.000 czk (tương đương 13 triệu VNĐ), tiền trợ cấp đẻ cho
mẹ trong 9 tháng đầu tiên là 7.600 czk/tháng (tương đương 7,6 triệu VNĐ) và trong 39 tháng tiếp theo là
3.800 czk/tháng (tương đương 3,8 triệu VNĐ). Ngoài ra em bé sẽ được trợ cấp thêm 500kc/1 tháng
(tương đương 500 nghìn VNĐ) cho đến khi bé 18 tuổi”, chị Bích Thủy cho biết thêm.




×