Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

"Chồng em mang thai hộ vợ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 2 trang )

Hội chứng Couvade được hiểu là hội chứng mang thai đồng cảm, nghĩa là trong thời gian người vợ mang
bầu thì người chồng cũng trải qua đủ 9 tháng 10 ngày “nằm gai nếm mật” như vợ. Trong thời kỳ này, một
số người đàn ông cũng tăng cân, buồn nôn, bụng to lên (do tích nước), thèm đồ ăn y hệt một khi đàn bà
mang thai “ nghén ngẩm”. Ngược lại, người vợ mang thai của các đấng mày râu này lại hoàn toàn khỏe
mạnh, không nghén, béo tốt bình thường.
Giải thích cho hiện tượng này có rất nhiều quan điểm được đưa ra như do người chồng thường xuyên gần
gũi vợ, do nội tiết tố hormone giới tính nữ tăng cao trong thời gian này… nhưng vẫn chưa có kết luận
cuối cùng.
Mỗi gia đình đều có những tình huống hài hước khác nhau khi ông chồng được trải nghiệm thời gian có
bầu. Chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện của họ:
Tâm trạng nhạy cảm
Chị Huế, 40 tuổi chia sẻ: "Hồi tôi chửa đứa đầu, chồng tôi từ một người đàn ông cao to, lực lưỡng, xưa
nay rất mạnh bạo bỗng dưng nghén thay vợ. Quả thực với anh ấy chuyện đó đúng là cực hình. Có một
lần, tôi bước vào phòng thấy chồng quay mặt vào tường, trông ngẩn người, tiếng ti vi vẫn đang phát bộ
phim Hàn Quốc tôi vẫn xem. Tôi tưởng có chuyện gì, lại gần thì mới tá hỏa là chồng đang rơm rớm nước
mắt. Anh ôm chầm lấy tôi rồi khóc ngon lành, tôi dỗ chồng như một đứa trẻ rồi để anh bình tĩnh mới hỏi
nguyên nhân.
Các bạn có biết anh ý nói gì không? Anh bảo, thấy thương cho cô gái bị người yêu ruồng bỏ trong khi
đang mang thai giọt máu của hắn ta, anh ý xót xa cho cô nữ diễn viên Hàn Quốc ấy. Thú thực là lúc đấy
tôi muốn cười lắm lắm mà không dám, sau đó chạy vào nhà vệ sinh cười một trận .
Sau lần đó, cứ có chuyện gì mà tâm trạng một chút chồng đều tâm sự với tôi một cách rất tình cảm. Nhờ
vậy mà chúng tôi thêm hiểu nhau, chia sẻ được vô số chuyện mà đến 4 năm trời yêu nhau trước đó cũng
chưa biết hết."

Không ít ông chồng mắc hội chứng nghén ngẩm cùng vợ. (ảnh minh họa)
Nghén ăn như ai
Còn bạn Bảo Minh (29 tuổi, Quận 1, TPHCM) đang có em bé được 10 tháng tuổi kể: “Hồi mang thai bé
lớn nhà em, em suốt ngày đi siêu thị tích trữ đồ ăn vặt cho ông xã, nào là bánh quy, sô cô la, lúc thì mía,
khoai luộc. Nhớ nhất có một buổi tối mùa hè, em bế cái bụng bầu ra đường mua khoai luộc cho chồng,
bác bán hàng niềm nở bảo: “Nghén khoai hả cô, tôi thấy ngày nào cô cũng ra mua, chuyện thường ở bà
bầu đấy, lúc nghén chỉ thích thèm một cái gì đó thôi”. Em mới cười trừ bảo bác ấy rằng: “Không phải con


nghén đâu cô ơi, chồng con nghén đấy cô ạ, anh ấy mệt không ra được nên con phải mua thay đó.” Nghe
thế bác ấy cứ trợn tròn mắt bảo em khéo đùa.
Lo lắng thái quá
Chị Thái ( Ba Đình, Hà Nội) nhớ về thời gian mang thai cu Bin cách đây 1 năm kể rằng: “Chồng tôi bắt
đầu ốm nghén thay vợ khi tôi có bầu được 4 tuần. Chồng tôi luôn hình dung về ngày tôi sẽ sinh em bé thì
sẽ có chuyện này, chuyện nọ. Anh tưởng tượng tôi sẽ sinh ngay trên đường tới bệnh viện, thậm chí là tôi
đau đẻ quằn quại dưới nền nhà. Thậm chí có lúc chồng tôi còn kêu rên lên rằng anh ấy đang bị đau bụng
nghiêm trọng khi bụng anh ấy càng ngày càng to dần lên. Có lúc tôi phải đưa chồng vào bệnh viện để
kiểm tra mà các bác sĩ cứ nhìn vợ chồng tôi rồi cười rũ ra.
Chồng “kêu” đau thay vợ
Mẹ Bon (33 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) tâm sự: Quá trình chồng nghén thay tôi kéo dài suốt 6 tháng trời


liên tục, gần 3 tháng cuối tôi mang bầu thì sức khỏe của anh ấy mới khá hơn. Đến khi tôi chuyển dạ,
chuẩn bị vào phòng đẻ lại nhìn thấy cảnh chồng ở bên ngoài tự nhéo vào người anh ấy rồi kêu đau. Sau
này tôi có hỏi thì anh ấy nói rằng: “Đồng hành cùng vợ suốt 6 tháng ròng, đến khi em lâm bồn thì anh
cũng muốn biết đau đẻ là như thế nào?” Tôi đã thực sự xúc động trước câu trả lời của anh ấy.
Có bạn nghén cùng
“Cả hai vợ chồng tôi đều bị ốm nghén, đấy chính là điều khủng kiếp nhất. Và ông xã lại là người nghén
nặng hơn cả vợ trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Chúng tôi cùng nhau ngủ trưa vào một giờ, đêm đến hai
đứa cùng thay phiên nhau vào toilet. Chuyện ăn uống cũng vậy, mọi thứ đều được chia hai. Nghĩ lại tôi
thấy rất thú vị vì trong thời gian mình bầu bí, nghén lên nghén xuống thì có chồng đồng hành và hiểu mọi
cảm giác mà mình phải trải qua. Thời gian sau này, ông xã rất thương vợ và chiều chuộng vợ.” Đó là câu
chuyện của gia đình anh Thành, chị Bắc ở Láng Hạ, Hà Nội.
Có nhiều ông chồng tuy không nghén cùng vợ nhưng thời gian vợ mang thai cũng trái tính, trái nết đến kỳ
lạ hoặc bắt buộc phải thay đổi cùng vợ.

Có nhiều ông chồng tuy không nghén cùng vợ nhưng thời gian vợ mang thai cũng trái tính, trái nết đến kỳ
lạ hoặc bắt buộc phải thay đổi cùng vợ. (ảnh minh họa)
Ám ảnh sự sạch sẽ

Chị Bình ở Hải Phòng thì ngán ngẩm nhớ chuyện cũ: “Lúc tôi mang thai bé con thứ hai, chồng tôi bị mắc
chứng ám ảnh về sự sạch sẽ. Anh ấy nhìn thấy vi trùng ở khắp mọi nơi trong căn nhà mình. Đi làm thì
thôi chứ trở về nhà thì anh ấy lau dọn liên tục khiến tôi chóng cả mặt. Tiếp theo đó là anh ấy thay đổi vị
trí nhiều đồ dùng trong nhà, mua sắm nhiều đồ mới hơn, từ thảm mới, ga giường mới, đến tủ lạnh mới,
xoong nồi mới. Vật dụng quan trọng đối với anh ấy trong giai đoạn đó chính là máy hút bụi và khăn lau.
Mục tiêu của anh ấy chỉ là sạch, phải sạch, sạch hơn nữa. Nhiều lúc tôi đã phát khùng với chồng. Sau khi
con trai tôi chào đời, tài khoản ngân hàng của nhà tôi cũng vơi đi tương đối”.
Tăng cân cùng vợ
“Khi tôi có bầu thì ông xã đem chuyện vui đến công ty khoe mọi người thì nhận được cảnh báo rằng: sớm
muộn cậu cũng tăng cân nhanh chóng mà thôi. Anh nhà tôi gạt phắt đi bảo làm gì có chuyện đó. Nhưng
thực tế thì, trước khi mang thai tôi nặng 43 kg, chồng tôi nặng 65kg và lúc em bé được 7 tháng thì chồng
tôi tăng lên tận 75 kg. Các mẹ có biết tại sao không ạ, chồng tôi không nghén thay vợ nhưng vợ hay ăn
vặt thì chồng cũng nhấm nháp cùng, mẹ nấu món tẩm bổ cho chồng, thừa nhiều thì chồng lại “xơi” nốt.
Ăn như vậy không béo lên mới là lạ.”, bạn Mai Son, Bắc Ninh cười nói.
Kết
Đa phần, các ông chồng sau thời gian được nếm trải cảm giác bầu bí đều có sự thông cảm, chia sẻ cùng
người bạn đời về những vất vả của thiên chức làm mẹ, làm vợ. Họ sống có trách nhiệm với gia đình, con
cái và biết chăm chút cho tổ ấm của mình.
Nói vui một chút, không biết nếu chuyện mang thai 9 tháng 10 ngày được chia đều cho cả đàn ông và
phụ nữ, có gia đình vợ mang thai, có gia đình chồng mang thai thì điều gì sẽ xảy ra các mẹ nhỉ?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×