Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xem tử cung ‘biến hóa’ khi bầu bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.58 KB, 2 trang )

Tử cung là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình mang thai. Đó là nơi chứa và nuôi dưỡng thai
nhi (bao gồm phôi thai, nước ối và nhau thai). Chính vì vậy tử cung có sự “biến hóa” khôn lường trong
suốt 9 tháng mẹ mang bầu.
Tại sao tử cung có thể thay đổi kích cỡ khi mang bầu?
Tử cung thông thường là cơ bắp nhỏ nằm trong xương chậu của người phụ nữ. Thông thường, tử cung có
hình quả lê. Đến tháng thứ 3, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 thai kỳ, bộ phận này lại có dạng
hình quả lê lộn ngược. Những tháng đầu, tử cung to dần và vượt qua khỏi khung xương chậu. Từ háng
thứ 4 chúng kéo dài đến cả vùng bụng.
Kích thước của tử cung khi mang thai: (Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 9)
Kích thước: Từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm.
Trọng lượng: Từ 50g đến 1kg.
Khối lượng: Từ 6ml đến 5 lít.

Tử cung mẹ bầu có thể tăng kích cỡ đến 500 lần so với bình thường đấy. (Ảnh: Internet)
Kích thước tử cung thay đổi thế nào?
Khi bạn ở tháng đầu tiên của thai kỳ, hình dạng của tử cung không có sự to lên đáng kể, được ví như một
quả quýt lớn.
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ thì nó đã to lên như một quả cam.
Vào tháng thứ 3, thai phụ có thể nhìn thấy nó hiện rõ ở phía trên vùng mu, tuy nhiên người ngoài nhìn
vào vẫn khó nhận biết được cái bụng có sự thay đổi này của thai phụ ở tháng thứ 3. Đến tuần thứ 11, tử
cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng
như: táo bón, trĩ…
Tháng thứ 4, sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn. Ở
tuần 14, tử cung được ví to như một quả bưởi.
Đến 5,5 tháng, tử cung đã cao tới rốn.
Vào tháng thứ 7, tử cung cao vượt lên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng, da
bụng bắt đầu giãn ra, có thể gây rối loạn tiêu hóa do sức ép từ dưới lên.
Đến tháng thứ 8, tử cung cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.
Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh nở. Tuy nhiên, thai phụ có thể có cảm giác tử cung
bắt đầu đi xuống lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở. Sức ép của bụng giảm xuống, hô hấp dễ dàng
hơn, bạn có cảm giác nhẹ nhõm. Đó là dấu hiệu đứa con đang sa xuống và việc sinh đẻ đến gần.




Tử cung mẹ bầu lớn dần theo từng tuần thai. (ảnh minh họa)
Nhiệm vụ của tử cung khi mang thai
Trong thời gian mang thai, tử cung đảm nhận ba nhiệm vụ chính:
- Là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh
- Phát triển để thích nghi với sự phát triển của thai
- Đẩy thai ra ngoài lúc xổ thai.
Trong đó khả năng giãn nở của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai là rất quan trọng.
Tử cung chiếm chỗ ở phía ngoài trong khi gia tăng thể tích đồng thời ở phía trong nó cũng đẩy lùi và ép
tất cả các cơ quan xung quanh nó như dạ dày, ruột, bàng quang…
Nhìn chung, việc gia tăng thể tích của tử cung tiếp tục mà không gây khó khăn nào nhờ tính đàn hồi của
các thành bụng đang căng ra và các cơ quan cũng thích ứng tốt với vị trí mới của chúng. Từ lâu người ta
tin rằng nhiều rối loạn liên quan đến bào thai như khó thở, táo bón, nôn mửa và giãn tĩnh mạch đều do sức
ép. Điều này không giải thích được tất cả vì nhiều rối loạn xuất hiện ngay ở thời kỳ đầu mang thai, ngay
khi tử cung còn ít phát triển. Vì vậy hiện nay, người ta cho rằng những rối loạn đó phần lớn liên quan đến
sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai.
Người mẹ cần biết
Khi thai càng lớn, tử cung càng giãn rộng khiến vùng thắt lựng mẹ bầu bị trũng xuống và thường có cảm
giác đau lưng. Không chỉ có thể, chị em sẽ cảm thấy ngày càng mệt mỏi mỗi khi đi lại vì cứ phải ưỡn
người về phía trước. Hãy chú ý tập thể thao thường xuyên để giúp cho cơ bụng chắc hơn và vùng thắt
lưng thoải mái. Ngoài ra, mẹ bầu những tháng cuối cần chú ý đến các tư thế đứng, ngồi để tránh đau lưng,
tránh gây áp lực lên tử cung.



×