Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 93 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các hình vẽ.
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….

1

Chương 1

5



NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ…….
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ……………………

5

1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………….........

5

1.1.


1.1.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế……………………………………………...... 8
1.1.3. Vai trò của tập đoàn kinh tế………………………………………………......
1.2.

14

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN
THẾ GIỚI…………………………………………………………………….

19

1.2.1. Qui luật hình thành các tập đoàn kinh tế……………………………………..


19

1.2.2. Phương thức hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế………………….

21

1.2.3. Điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế………………………………..............

23

1.3.


MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN KINH TẾ……………... 25

1.3.1. Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế…………………………………….............

25

1.3.2. Mô hình quản lý tập đoàn kinh tế…………………………………….............

33

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM………………………………………………...
2.1.

36

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM………………………………………………………………………….

36

2.1.1. Một số văn bản pháp qui về tập đoàn kinh tế nhà nước……………………… 36

2.1.2. Cơ hội và thách thức đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay……….

40


2.2.

THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC………………………… 46

2.2.1. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước…………………………… 46
2.2.2. Điều kiện thành lập các Tập đoàn kinh tế nhà nước…………………............. 47
2.2.3. Trình tự, thủ tục thành lập mới Tập đoàn kinh tế nhà nước………………….

2.3.

49

QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC….. 51

2.3.1. Tổ chức quản lý, điều hành của tập đoàn kinh tế nhà nước………………….. 51
2.3.2. Chức năng, quyền và nghĩa vụ, tổ chức quản lý công ty mẹ…………………

54

2.3.3. Quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn…………... 66

2.4.

QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC…...

70

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC………………………………………. 75
3.1.

GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC………………………………………...

3.2.

75

GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VỐN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TẬP 78
ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC………………………………………………

3.3.

GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH

TẬP ĐOÀN KINH TẾ……………………………………………………….. 81
KẾT LUẬN...................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐQT: Hội đồng quản trị
OHC: Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh
PHC: Công ty mẹ nắm vốn thuần túy
TĐKT: Tập đoàn kinh tế



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất…………………..

25

Hình 1.2. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn….

27


Hình 1.3. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm.........................

29

Hình 1.4. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đơn cấp..................................

29

Hình 1.5. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đa cấp………………………

30


Hình 1.6. Tập đoàn theo mô hình đầu tư hỗn hợp…………………….

31

Hình 1.7. Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn”........................................

31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, chủ động hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu
phát triển kinh tế thời kỳ tới không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trưởng, mở rộng kinh
tế đối ngoại mà còn cần chủ động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt,
đón đầu tạo ra những bước đột phá về kinh tế, bứt khỏi nguy cơ tụt hậu so với các
nước trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần phải cơ
cấu sắp xếp lại các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, lẻ, hoạt động manh mún thành
những doanh nghiệp có qui mô lớn, không chỉ có đủ khả năng trở thành đối tác mà
còn có thể cạnh tranh với các TĐKT của nước ngoài. Đồng thời, có thể phát huy vai
trò đầu tàu của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế,
đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước yêu cầu đó TĐKT là mô hình
phù hợp với những yêu cầu khách quan và chủ quan trong bối cảnh hội nhập và phát

triển kinh tế đất nước.
Mặc dù, môi trường kinh tế - xã hội của chúng ta chưa hội tụ thật đầy đủ
những điều kiện để các TĐKT ra đời một cách tự nhiên, nhưng trong thực tế, đã
xuất hiện một số điều kiện khá cơ bản để hình thành các TĐKT. Do vậy, rất cần đến
vai trò chủ động của Nhà nước trong việc hình thành các TĐKT. Song, Đảng và
Nhà nước vẫn xác định: việc thành lập và cho ra đời các TĐKT không thể triển khai
một cách ồ ạt theo kiểu phong trào mà lựa chọn cách thí điểm.
Tuy nhiên, từ năm 2005 một số TĐKT nhà nước đã được thí điểm thành lập,
nhưng địa vị pháp lý của chúng không có, cho đến ngày 05 tháng 11 năm 2009
Chính phủ ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức,
hoạt động và quản lý TĐKT nhà nước. Nghị định này là khuôn khổ pháp lý chính
thức đầu tiên cho các TĐKT nhà nước và cơ bản đã khắc phục được tình trạng “mất

phương hướng” của các TĐKT nhà nước. Đồng thời, đây cũng chính là căn cứ pháp
lý chính thức cho việc xác định địa vị pháp lý của thực thể kinh doanh này.

1


Mặc dù, khung pháp lý chính thức cho việc ra đời các TĐKT nhà nước đã
được ban hành, nhưng nếu so với thế giới thì khái niệm về TĐKT ở Việt Nam vẫn
còn khá mới mẻ. Do vậy, những nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về TĐKT nói
chung và TĐKT nhà nước nói riêng ở nước ta cũng còn hạn chế. Rất nhiều vấn đề
cả về lý luận lẫn thực tiễn vẫn còn gây tranh cãi, đặc biệt trong việc xác định địa vị
pháp lý của TĐKT nhà nước, mà nội dung xoay quanh những vấn đề như: Thế nào

là một TĐKT? TĐKT có những đặc trưng gì? TĐKT có tư cách pháp nhân không?
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của TĐKT trước pháp luật như thế nào? Mối
quan hệ với đại diện chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên
quan…
Để góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TĐKT nói
chung và các TĐKT nhà nước ở Việt Nam nói riêng, thì việc nghiên cứu một cách
bài bản, đầy đủ, có hệ thống về các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của TĐKT
nhà nước ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ được nhắc đến nhiều trong hơn 20 năm
nay. Có lẽ vì thế mà những nghiên cứu về TĐKT ở nước ta – cả về lý luận lẫn thực
tiễn vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn những nghiên cứu của các chuyên gia chủ yếu

được thể hiện qua các bài viết trên các tạp chí khoa học, các bài báo. Đồng thời,
cũng đã có một số công trình nghiên cứu về TĐKT của một số tác giả trước đó như:
Luận văn Thạc sỹ: “Một số vấn đề về TĐKT nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Phan Minh Tuấn; “TĐKT - Thực trạng và hướng hoàn thiện về khung pháp lý
trong nền kinh tế Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Trâm;
“Quản lý vốn nhà nước trong các TĐKT” – tác giả Đoàn Thanh Hải. Tuy nhiên, tất
cả các công trình nghiên cứu trên đều được thực hiện trong bối cảnh chưa có khung
pháp lý chính thức cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của thực thể kinh doanh
này. Chính vì vậy, chưa có cơ sở pháp lý cho việc xác định Địa vị pháp lý của
TĐKT nhà nước ở Việt Nam hiện nay và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập đến nội dung này. Vì vậy, có thể nhận định rằng, công trình nghiên cứu của


2


tôi là hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào
đã được công bố trước đây ở nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ các
vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, xây dựng một chế độ pháp lý về TĐKT nhà
nước. Thành công của đề tài một mặt khắc phục tình trạng “mất phương hướng” của
các TĐKT nhà nước đã được thí điểm thành lập trong thời gian qua, mặt khác góp
phần phát triển các TĐKT nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối

cảnh hội nhập hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Một là, làm rõ cơ sở lý luận về TĐKT nói chung và TĐKT nhà nước ở Việt
Nam nói riêng.
- Hai là, phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành về TĐKT nhà
nước trong giai đoạn thí điểm.
- Ba là, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các TĐKT nhà nước. Đồng
thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của TĐKT nhà
nước ở Việt Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về TĐKT có đối tượng nghiên cứu tương

đối rộng. Trong phạm vi đề tài này, với khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ
tập trung chủ yếu tìm hiểu cơ sở pháp lý về TĐKT nhà nước, trong đó chủ yếu tập
trung giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất tạo nên địa vị pháp lý của thực thể kinh
doanh này, như: vấn đề khái niệm, điều kiện thành lập, quản lý điều hành, và vấn đề
quản lý, giám sát đối với TĐKT nhà nước…
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu mà trước hết
là phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin

3



và các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, như phương pháp phân tích,
tổng hợp và so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm TĐKT
Lịch sử ra đời và phát triển của các TĐKT gắn liền với quá trình phát triển của
các doanh nghiệp từ đơn lẻ đến liên kết phức tạp, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ
đơn sở hữu đến đa sở hữu dưới tác động của các qui luật kinh tế cơ bản. Tuy nhiên,
cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm duy nhất cho TĐKT, mỗi quốc gia có một
định nghĩa khác nhau dẫn đến nhiều cách gọi khác nhau đối với thực thể kinh doanh

này. Nhưng có thể khẳng định TĐKT là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ hợp kinh
doanh, hơn là một chủ thể pháp lý. Ở nước ta, khái niệm TĐKT mới chỉ được nhắc
đến nhiều trong hơn 20 năm nay. Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, cần phải nghiên
cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ lẫn bản chất của nó.
Khi nói đến TĐKT ở các nước Mỹ la tinh và các nước Tây Âu nhiều danh từ
khác nhau đã được sử dụng như: “groups” hay “business group”, “conglomerate”,
“cartel”, “trust”, “alliance”, “syndicate”. Ấn Độ dùng thuật ngữ “business houses”.
Ở Hàn Quốc gọi là “Chaebol”. Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi là
“zaibatsu” và sau chiến tranh gọi là “keiretsu”. Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “Tập
đoàn doanh nghiệp”. Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng đã nói lên tính đa
dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là tập đoàn. Việc sử dụng thuật
ngữ nào phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại

TĐKT mà quốc gia đó lựa chọn.
Xét về phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ “groups” hay “business group”,
“corporate group”, hay “alliance” thường chỉ hình thức TĐKT được tổ chức trên cơ
sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường; về đặc trưng, đó là
một nhóm công ty có tư cách pháp nhân riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ về
phương diện quản lý. Mối quan hệ giữa các công ty liên kết dưới dạng business
group có thể dưới dạng chính qui hoặc không chính qui, không nhất thiết phải hợp
thành một thực thể duy nhất. Điểm căn bản đưa đến việc thành lập tập đoàn là khi
5


một công ty đang tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng lại không thể phát triển mạnh thêm,

vì thị trường đã bão hòa nên cần phải hướng vào ngành sản xuất mới có khả năng
phát triển mạnh hơn trong tương lai. Việc đầu tư vào công nghệ mới nhằm tránh
cho công ty rơi vào lạc hậu do sự thay đổi nhanh của công nghệ.
Tập đoàn (Chaebol) ở Hàn Quốc được sử dụng để chỉ một liên minh gồm
nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Các công ty con hoạt động để đáp
ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ và các công ty này thường nắm giữ cổ
phần, vốn góp của nhau. Chaebol thường thuộc sở hữu của cá nhân và do đó đặt
dưới quyền quản lý của một gia đình.
“Keiretsu” là thuật ngữ tiếng Nhật Bản chỉ một nhóm các doanh nghiệp độc
lập về mặt pháp lý nắm cổ phần của nhau và thiệt lập được mối quan hệ mật thiết về
nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản
phẩm. Thông thường các công ty hợp thành Keiretsu có sự liên kết không chặt chẽ

được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên.
Khái niệm về “Tập đoàn doanh nghiệp” ở Trung Quốc có nhiều điểm khá
tương đồng với Keiretsu của Nhật Bản, Chaebol của Hàn Quốc hay Conglomerates
của Châu Âu, Châu Mỹ. Theo đó, tập đoàn doanh nghiệp là một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi một công ty mẹ. Công ty mẹ
của mỗi tập đoàn doanh nghiệp sẽ hoạt động như là hạt nhân của tập đoàn, còn các
công ty con và các doanh nghiệp có liên quan khác đều là các pháp nhân được pháp
luật công nhận, chia sẻ tất cả các quyền dân sự có liên quan và chịu trách nhiệm dân
sự phát sinh. Những công ty trực thuộc hoặc các đơn vị không phải là pháp nhân sẽ
không phải là các thành viên độc lập của tập đoàn [32]. Tập đoàn doanh nghiệp
không phải là pháp nhân mà đơn giản chỉ là tên gọi của các doanh nghiệp thành lập
tập đoàn với hai cấp độ, các công ty mẹ và các công ty con.
“Conglomerate” là dạng tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành

viên ít có mối quan hệ công nghệ sản xuất với nhau mà chủ yếu là quan hệ về hành
chính và tài chính. Đặc điểm cơ bản của Conglomerate là hoạt động chủ yếu nhằm
mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính.

6


“Cartel” trong tiếng Anh cũng rất hay được sử dụng để chỉ về TĐKT. Đặc
trưng tiêu biểu của cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hóa, dịch vụ nhưng cũng có
một số cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Tại
nhiều nước, mô hình này bị hạn chế bởi luật chống phá giá, song chúng vẫn tồn tại
dưới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức. “Trust” là

mô hình liên minh độc quyền. Mục đích của việc hình thành trust là nhằm thu được
lợi nhuận độc quyền cao, chiếm nguồn nguyên liệu và khu vực đầu tư; tạo ra sự độc
quyền, kiểm soát sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với những hàng hóa, dịch vụ
nhất định. Theo các chuyên gia kinh tế thì hình thức liên kết kinh tế này chính là các
tập đoàn đa quốc gia.
Như vậy, hiện nay khái niệm về TĐKT vẫn đang chưa có sự thống nhất không
chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn là nội dung gây nhiều tranh luận trên phạm vi
quốc tế, cũng như giữa các nhà khoa học chuyên ngành.
Mặc dù, chưa có định nghĩa thống nhất về TĐKT mang tính quốc tế, nhưng
qua nghiên cứu tài liệu và khái niệm về tập đoàn ở một số quốc gia có thể nhận ra
một số đặc điểm chung của tập đoàn. Đó là: TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp
có thể hoạt động trong một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau, có quan hệ với nhau

về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác
xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết, trong đó thường có một
công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và
chiến lược phát triển. Công ty mẹ và các công ty thành viên có tư cách pháp nhân.
Như vậy, TĐKT là một tổ chức chứa đựng trong nó những pháp nhân độc lập.
Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân mà chỉ là thuật ngữ, một khái niệm
dùng để nhận diện một mô hình kinh doanh chứa đựng trong đó các pháp nhân độc
lập có mối quan hệ, liên kết đa dạng.
Ở nước ta, Luật Doanh nghiệp (2005) có hiệu lực từ ngày 1-7-2006 có một
điều duy nhất nói rất sơ lược về TĐKT trong điều 149: “TĐKT là nhóm công ty có
quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động
của TĐKT”. Tuy nhiên, những năm sau đó khái niệm về TĐKT vẫn chưa có sự


7


thống nhất về nội hàm, cho đến ngày 5 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban hành
Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý
TĐKT nhà nước (sau đây gọi là Nghị định 101) mới đưa ra khái niệm cụ thể về
TĐKT nhà nước: “Là nhóm công ty có qui mô lớn liên kết dưới hình thức công ty
mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó
chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ
kinh doanh khác”. Đồng thời, Nghị định cũng khẳng định “công ty mẹ và các doanh
nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo qui định của pháp luật và theo
thỏa thuận chung của tập đoàn.” (khoản 3, Điều 4).
1.1.2. Đặc điểm của TĐKT
Mặc dù quan niệm về TĐKT giữa các quốc gia, cũng như mỗi TĐKT ở các
nước khác nhau cũng có những đặc trưng khác nhau, song vẫn có thể nhận thấy một
số đặc điểm chung của TĐKT nói chung như sau:
- Một là, quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp và mang tính xã hội hóa cao.
Mặc dù, hầu hết các TĐKT tư bản lớn ngày nay ở các nước kinh tế phát triển
có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia đình. Sở hữu gia đình có ảnh hưởng lớn
tới xu thế phát triển và đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của các TĐKT ở
các nước Pháp, Đức, Italia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Đức, 60 trong số 150 TĐKT
lớn nhất thuộc sở hữu của các thành viên trong gia đình [21]. Hay, ở một số quốc

gia hiện nay vẫn tồn tại mô hình tập đoàn có một chủ sở hữu, mà phổ biến là sở hữu
nhà nước. Ví dụ: tập đoàn Petronas của Malaysia, PSA của Singapore do nhà nước
sở hữu 100% vốn, trong đó công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các
công ty con, công ty cháu và chi phối về nhân sự, tài chính cũng như chiến lược
phát triển kinh doanh của chúng. Hàn Quốc, Trung Quốc đều coi những công ty mà
nhà nước nắm trên 50% vốn trong cơ cấu sở hữu là công ty nhà nước. Ở Việt Nam,
các tập đoàn có quyết định thành lập trên cơ sở các tổng công ty 91 trong thời gian
qua, cũng như các tập đoàn được Chính phủ thành lập sau khi Nghị Định 101 ra đời
đều thuộc sở hữu nhà nước.

8



Tuy nhiên, hình thức sở hữu phổ biến hiện nay ở hầu hết các TĐKT trên thế
giới là sở hữu hỗn hợp hay còn gọi là đa sở hữu: là tập đoàn được tổ chức vốn trên
hình thức cổ phần do hàng triệu người sở hữu. Sở hữu hỗn hợp cho phép các TĐKT
phát huy khả năng huy động vốn, linh hoạt trong đầu tư, phân tán rủi ro, tăng năng
lực cạnh tranh.
Mặc dù, sở hữu hỗn hợp là hình thức chủ yếu trong các tập đoàn, nhưng
thường vẫn tồn tại một chủ sở hữu lớn, đóng vai trò quyết định trong công ty mẹ và
có quyền lực chi phối các công ty thành viên. Tính chất đa sở hữu của các TĐKT
phản ánh sự phát triển về qui mô sản xuất, đạt đến mức cần một lượng vốn khổng lồ
để thực hiện các mục tiêu đề ra. Chế độ cổ phần là giải pháp hữu hiệu để khắc phục
được những hạn chế về qui mô vốn, thông qua việc huy động trên thị trường chứng

khoán. Hình thức này tạo điều kiện cho nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau
trong xã hội có thể trở thành nhà đầu tư, góp vốn trực tiếp vào các tập đoàn, kể cả
những tập đoàn lớn nhất, sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu. Và cùng với
quá trình này, người công nhân với tư cách là những người làm thuê, giờ đây trở
thành những cổ đông đồng sở hữu. Như vậy, sở hữu hỗn hợp trong TĐKT kéo theo
sự thay đổi địa vị pháp lý của người lao động về sở hữu. Tuy vậy, sự tham gia của
người lao động – những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của mỗi
TĐKT thường chiếm tỷ trọng sở hữu cổ phần không lớn trong tổng vốn kinh doanh.
Song song với việc thay đổi địa vị pháp lý về sở hữu của người lao động là việc sở
hữu hỗn hợp được xã hội hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu ra thị trường. Các
liên kết truyền thống dần được thay thế bằng các liên kết kiểu mạng lưới thông qua
vốn đầu. Các liên kết này làm thay đổi các quan hệ sở hữu trong mỗi tập đoàn nhất

định, tạo nên hình thức sở hữu hỗn hợp, rất phức tạp và mang tính xã hội hóa cao.
- Hai là, liên kết vốn mang tính phổ biến, chi phối các liên kết khác.
Sự liên kết trong TĐKT rất đa dạng và ở các cấp độ khác nhau. Các doanh
nghiệp thành viên và doanh nghiệp liên kết có thể có quan hệ với nhau về vốn, đầu
tư, tài chính, công nghệ, kỹ thuật sản xuất, thị trường, thương hiệu, thông tin, đào
tạo, nghiên cứu,… Song, chủ yếu và phổ biến là liên kết về vốn. Mục tiêu của các

9


liên kết là nhằm tối đa hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, bổ sung thế mạnh và khắc phục những điểm yếu, mở rộng

thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất và tối đa hóa lợi
nhuận. Liên kết trong tập đoàn có thể là sự liên kết của nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoặc cũng có thể trong những lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau.
Tùy thuộc vào lĩnh vực liên kết cũng như mức độ tham gia mà mối quan hệ
liên kết giữa các bên có thể ở cấp độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ hay lỏng lẻo. Nhưng đối
với các bên trong quan hệ hình thành từ liên kết cơ bản là liên kết vốn thì việc họ
tham gia liên kết chủ yếu do nhu cầu tự thân là chính, khó có thể thực hiện được
bằng những quyết định hành chính và xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp
tham gia liên kết. Trường hợp công ty mẹ đầu tư, góp vốn ở các công ty con hoặc
giữa các công ty con với nhau thì quyền hạn và trách nhiệm được qui định bởi tỷ lệ
vốn góp, có thể chỉ với mức là cổ đông thông thường. Quyền lợi của công ty mẹ

được đảm bảo bằng phần lợi nhuận thu được thông qua tỷ lệ vốn góp.
Tóm lại, các liên kết trong TĐKT rất đa dạng, phức tạp song phổ biến vẫn là
liên kết về vốn. Động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết chủ yếu vẫn là sự thống
nhất về lợi ích giữa các đơn vị thành viên và lợi ích chung của tập đoàn. Trong đó
công ty mẹ là hạt nhân của TĐKT nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công
ty con về tài chính và chiến lược phát triển.
- Ba là, TĐKT không có tư cách pháp nhân và có cơ cấu tổ chức phức tạp.
Một vấn đề luôn được đặt ra đối với TĐKT là: Mặc dù tồn tại với sự liên kết
đa dạng như vậy, nhưng sự liên kết ấy có hình thành một tổ chức, có địa vị pháp lý
là một pháp nhân kinh tế hay không? Nói cách khác, TĐKT có tư cách pháp nhân
hay không? Thực tế nghiên cứu qui định pháp lý của nhiều quốc gia cũng như quan
niệm của các nhà khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, TĐKT không có tư cách

pháp nhân mà chỉ là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân. Do vậy, các doanh nghiệp trong tập đoàn, kể cả công ty mẹ và các
công ty thành viên, bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập và đăng ký

10


theo qui định của pháp luật. Thống nhất với quan điểm này, Nghị định 101 qui định:
“Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân”. Như
vậy, TĐKT không có tư cách pháp nhân mà chỉ là hình thức liên kết các pháp nhân
độc lập. Do không có tư cách pháp nhân nên tập đoàn không chịu trách nhiệm liên
đới về mặt pháp lý trong quá trình hoạt động đối với các công ty thành viên. “Mỗi

công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là có quyền đi kiện và bị kiện,
có tài sản để thực hiện quyền đó... Do vậy, giả sử bạn khởi tố một tập đoàn ra tòa
thì sẽ không có ai trong nhóm công ty kia đứng ra nhận giấy triệu tập” [3].
Về cơ cấu tổ chức: Mặc dù đã hình thành hàng trăm năm nay nhưng vẫn
chưa có một khuôn mẫu thống nhất về cơ cấu tổ chức của TĐKT. Song nhìn chung,
cơ cấu tổ chức TĐKT gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau, và
phổ biến là có một công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ thường thực hiện
chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Các công ty con
được tổ chức theo sự phân công chuyên môn của công ty mẹ và phối hợp để cùng
thực hiện mục tiêu chung của toàn tập đoàn.
Thông thường, các TĐKT thường được tổ chức theo ba dạng cơ cấu. Một là,
cơ cấu tổ chức hình tháp: trong đó đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi

hoạt động của toàn tập đoàn, sự phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình
tháp) nhưng đảm bảo trật tự từ trên xuống. Hai là, cơ cấu tổ chức phân cấp: các
quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý như cấp I chỉ quản lý
cấp II, cấp II chỉ quản lý cấp III, cấp I không can thiệp, quản lý cấp III. Ba là, cơ
cấu tổ chức mạng lưới: các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm, phát triển
theo sơ đồ mạng lưới, sau đó mỗi nhân tố trong mạng lưới có thể phát triển thành
một trung tâm độc lập với đầy đủ các quan hệ như trong mạng lưới ban đầu.
Cơ cấu phổ biến của TĐKT bao gồm công ty mẹ và các công ty con, trong đó
công ty mẹ đóng vai trò trung tâm, thực hiện chức năng quản lý, điều hành và định
hướng chung cho cả tập đoàn.
- Bốn là, TĐKT thường có qui mô lớn về vốn, doanh thu, lao động và phạm vi
hoạt động.


11


Cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chí thống nhất về qui mô của TĐKT, song
nhìn chung, TĐKT thường có qui mô lớn về vốn, doanh thu, lao động hoạt động
trên phạm vi toàn cầu. Một số TĐKT đa quốc gia khổng lồ còn có tiềm lực kinh tế
lớn hơn nhiều quốc gia, trở thành một sức mạnh kinh tế có ảnh hưởng nhất định tới
tình hình chính trị - xã hội của nhiều quốc gia, nhất là những nước đang phát triển.
Các TĐKT lớn nhất thường tập trung ở những nước tư bản phát triển như Mỹ, các
nước châu Âu, Nhật Bản…
Khi nói đến cơ cấu vốn của một chủ thể kinh doanh, ngoài vốn cố định, vốn

lưu động, vốn nhân lực…không thể không tính đến giá trị thương hiệu (tuy nhiên
loại tài sản này lại không nằm trong sổ sách). Ở một số TĐKT, giá trị thương hiệu
có khi chiếm trên 50% tổng giá trị thị trường. Ví dụ: giá trị thương hiệu của
McDonald chiếm đến 70% giá trị thị trường của công ty [19]. Năm 2006, tổng giá
trị của Coca-Cola đạt 103 tỷ USD, của PesiCo đạt 105,4 tỷ USD. Giai đoạn 2001 –
2005, doanh thu của PesiCo tăng 70%, riêng quí II - 2006, tập đoàn này tăng trưởng
13% so với cùng kỳ năm trước và đạt lợi nhuận ở mức kỷ lục với 1,36 tỷ USD [23].
Các TĐKT trên thế giới thường có những mặt hàng chủ đạo và chiếm thị phần
lớn, với quy mô kinh doanh toàn cầu, chi nhánh ở hàng trăm quốc gia nên có thể đạt
tới mức khổng lồ về doanh thu. Ví dụ: năm 2009 tập đoàn bán lẻ Wal-Mart đạt
doanh thu 408,2 tỷ USD, lợi nhuận đạt 14,3 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2008,
Exxon Mobil mặc dù giảm 35,7% doanh thu so với năm 2008 nhưng vẫn đạt doanh

thu 284,6 tỷ USD, lợi nhuận đạt 19,2 tỷ USD [18] (năm 2008 doanh thu đạt 442,8
tỷ USD, lợi nhuận đạt 45,2 tỷ USD [17])…
Với nhiều chi nhánh và công ty con ở nhiều nước trên thế giới, các tập đoàn
thường thu hút số lượng rất lớn lao động ở chính quốc và ở các quốc gia khác.
Chính sách này giúp các TĐKT tận dụng được lượng chất xám ở khắp nơi trên thế
giới. Ví dụ, Tập đoàn Siemens của Cộng hòa liên bang Đức có khoảng 430.000
nhân viên làm việc tại 194 quốc gia với 3.500 cơ sở khác nhau, trong đó có 65 công
ty khu vực, 1500 công ty, 15 văn phòng đại diện ở 15 nước, 533 đại lý và nhiều nhà
phân phối có quan hệ với công ty khu vực. Số lượng nhân viên phân bố ở Đức là

12



164.000 người, chiếm 38% nguồn nhân lực, Châu Âu (trừ Đức) là 110.000 người,
hay 26%; ở Châu Mỹ có 95.000 người, Châu Á: 52.000 người và ở các nơi khác là
9000 người. Trong năm 2004, Siemens đã bỏ ra 400 triệu Euro để đầu tư phát triển
nguồn nhân lực. Tập đoàn Alcatel của Pháp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công
nghiệp thông tin, internet,…có 56.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 132 nước trên
thế giới [21]. Tập đoàn Air France (Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45.000 lao
động; Tập đoàn Danone (Pháp) chuyên sản xuất sữa tươi, bánh bích quy, thực
phẩm, nước khoáng, bia, có 81.000 nhân viên và tập đoàn Fiat (Italia) có 242.300
nhân viên [14]. Tập đoàn Petronas, Malaysia có trên 30.000 nhân viên ở 35 nước
trên thế giới…
Như vậy, TĐKT có phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong lãnh

thổ quốc gia mà có thể phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí trên phạm
vi toàn cầu. Đặc điểm này cho phép các TĐKT khai thác được lợi thế về lao động,
nguồn nguyên liệu, thị trường, giảm chi phí vận tải,… nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Năm là, TĐKT hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một
ngành, nghề chủ đạo.
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là đặc điểm dễ nhận thấy trong các TĐKT
nhằm giảm thiểu rủi ro trên thương trường. Qua đó, hoạt động của các TĐKT được
bảo đảm an toàn và có hiệu quả, cũng như tiết kiệm được chi phí, tận dụng được cơ
sở vật chất và khả năng lao động của tập đoàn. Tuy hoạt động kinh doanh đa ngành,
đa lĩnh vực nhưng TĐKT thường đi sâu vào ngành nghề truyền thống, có thế mạnh
về cạnh tranh và lợi thế so sánh để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ: Lĩnh vực
chủ đạo của Mitsubishi là cơ khí chế tạo nhưng đến nay đã mở rộng sang cả các lĩnh

vực: khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, ngân hàng, bảo hiểm, ngoại
thương, vận tải... Tập đoàn Petronas (Malaysia) trước hoạt động chủ yếu trong
ngành dầu khí nhưng hiện nay đã hoạt động trong các lĩnh vực: thăm dò, khai thác
dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh thương mại các sản phẩm dầu khí, hàng hải,
kinh doanh bất động sản, siêu thị và giải trí... Tập đoàn Siemens hoạt động chủ yếu
trong ngành kỹ thuật điện và điện tử nhưng hiện nay đã mở rộng tới 14 lĩnh vực,…

13


Việc mở rộng lĩnh vực đầu tư của các tập đoàn vẫn đang là xu hướng phổ biến,
song các ngành được mở rộng phần lớn vẫn có liên quan hoặc hỗ trợ cho việc phát

triển ngành nghề chính của tập đoàn. Để phục vụ cho sự phát triển chung của mỗi
tập đoàn, hiện nay các tập đoàn thường có thêm các tổ chức tín dụng, ngân hàng,
bảo hiểm, nghiên cứu, đào tạo,…nhằm hỗ trợ cho những nhu cầu cấp bách, nảy sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên về vốn, cũng như
hỗ trợ họ về công nghệ, nhân lực, …mà những công ty riêng lẻ không có được.
1.1.3. Vai trò của TĐKT
Với quyền lực kinh tế và quyền lực phi kinh tế của mình, các TĐKT đang
đóng vai trò quan trọng, thậm chí tới mức có thể chi phối sự phát triển của kinh tế
thế giới nói chung cũng như kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng. Vai trò của TĐKT có
thể được ghi nhận trên bình diện sau đây:
1.1.3.1. Trên bình diện quốc gia và doanh nghiệp
- TĐKT tạo nên sức mạnh kinh tế của quốc gia. Theo đánh giá của nhiều nhà

khoa học và chuyên gia về kinh tế hiện nay thì sức mạnh của các nền kinh tế phần
lớn được thể hiện thông qua sức mạnh và khả năng khống chế của các TĐKT. Sự
phát triển của một đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như việc
nâng cao tố chất chung của nền kinh tế chủ yếu phải dựa vào các TĐKT [21]. “Ở
mức độ nào đó thì sự phát triển của tập đoàn doanh nghiệp thể hiện sức mạnh kinh
tế quốc gia”[32]. TĐKT có vai trò quan trọng đối với những quốc gia đang phát
triển, là công cụ vật chất đặc biệt để nhà nước điều tiết vĩ mô, bảo hộ nền kinh tế
trong nước trước sức ép cạnh tranh của các tập đoàn, công ty nước ngoài. Trong
những điều kiện cụ thể với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và định hướng chiến
lược đúng đắn, các TĐKT ở các nước đang phát triển còn có thể vươn ra và không
ngừng mở rộng, củng cố thị trường trên thế giới.
Vai trò của các TĐKT không chỉ thể hiện ở tỷ trọng đóng góp trong GDP hay

số thuế nộp vào ngân sách nhà nước mà còn góp phần to lớn trong việc nâng cao
tiềm lực và uy tín của quốc gia có các TĐKT. Ví dụ: Khi nhắc đến Microsoft người
ta nhớ đến nước Mỹ; nói đến Nhật Bản là nói đến ngành công nghiệp điện lạnh, ôtô;

14


nhắc đến Phần Lan là nói đến tập đoàn Nokia… Ngoài ra, việc hình thành và phát
triển thành công các TĐKT còn mang lại cho quốc gia lợi ích trên nhiều lĩnh vực từ
kinh tế đến chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng,… và là yếu tố quan trọng để
đánh giá mức độ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Đối với
các quốc gia đang phát triển, các TĐKT góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội, giải

quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa ngành nghề, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bắt kịp các quốc gia phát triển trên thế giới.
- TĐKT còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất trong nước, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hóa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại các doanh nghiệp nhỏ, lẻ phải đối
mặt với nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thấp, chất lượng sản phẩm thấp và
khả năng cạnh tranh yếu... Nếu tham gia vào cạnh tranh trên thị trường mà chỉ dựa
vào sức mạnh của bản thân họ, thì họ sẽ phải đối mặt với vấn đề tồn tại hoặc bị phá
sản. Do vậy, hình thành các TĐKT lớn một mặt vừa để bảo vệ sản xuất trong nước
khi các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh với các TĐKT lớn nước ngoài,
mặt khác thì các doanh nghiệp nhỏ là thành viên của tập đoàn còn nhận được sự bảo
vệ, đỡ đầu, cũng như có nhiều cơ hội phát triển hơn từ phía tập đoàn.

-TĐKT có vai trò quan trọng trong việc khắc phục khả năng hạn chế về vốn
của từng công ty cá biệt, cho phép huy động một nguồn lực tổng hợp giúp các
doanh nghiệp nhỏ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung phát triển. Một trong
những mục đích của việc hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị
trường là tăng cường khả năng tích tụ, tập trung vốn. Khi đã có được nguồn vốn đủ
lớn bằng cách hình thành các TĐKT, cho phép các TĐKT có thể đầu tư vào các dự
án có hiệu quả cao nhất, sản xuất ra những sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế, mà với nguồn vốn hạn chế không cho phép các công
nhỏ lẻ có thể thực hiện được. Đồng thời cũng có thể nhanh chóng rút vốn ở các dự
án đầu tư không hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà thị trường
mang lại. Ở một số tập đoàn nổi tiếng trên thế giới, ngân hàng nằm trong tập đoàn
trực tiếp kinh doanh và đầu tư vốn cho các công ty thành viên, hoặc hỗ trợ cho


15


những nhu cầu cấp bách, nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhất là khi
công ty thành viên gặp khó khăn về vốn.
Ngoài ra, như trên đã phân tích về tài sản rất lớn của các tập đoàn có uy tín
chính là giá trị thương hiệu. Ví dụ: Tổng giá trị thương hiệu của Google lên tới 114
tỷ USD, dẫn đầu danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, kế đến là IBM - 86
tỷ USD, và Apple - 83 tỷ USD,…[15]. Vì vậy, bản thân thương hiệu của tập đoàn,
nhất là những tập đoàn nổi tiếng, cũng là cơ sở tín chấp cho các công ty thành viên
trong tập đoàn vay vốn, đồng thời là nơi đặt niềm tin để các ngân hàng ưu tiên cho

vay trong khi các công ty nhỏ và riêng rẽ ít có khả năng đó.
- TĐKT còn có vai trò rất lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những
kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất…cho các công ty thành viên. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
khoa học công nghệ mới đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn, có sự hợp lực của đội
ngũ cán bộ nghiên cứu và cần có các phòng thí nghiệm, các thiết bị nghiên cứu khác
mà mỗi công ty riêng rẽ khó có khả năng huy động được. Chỉ có trên cơ sở liên kết
các công ty lại mới tạo được tiềm năng nghiên cứu khoa học to lớn đó. Đồng thời
cũng cho phép các công ty thành viên nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu
vào sản xuất trên một qui mô rộng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
nghiên cứu ứng dụng và thu hồi vốn nhanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều
kiện phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ như ngày nay, hạn chế

được các tác động tiêu cực của hao mòn vô hình.
- Các TĐKT còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý.
Việc quản lý một tập đoàn không đơn giản như việc quản lý một công ty nhỏ, lẻ. Vì
vậy, để quản lý tập đoàn người ta phải sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu,
khoa học và hiện đại, kết hợp các ưu thế của sự chuyên môn hóa với hoạt động kinh
doanh đa dạng, tách bạch quản lý hành chính với quản lý kinh doanh của các doanh
nghiệp trong tập đoàn. Với sự chuyên môn hóa sâu, hoạt động kinh doanh đa dạng,
đội ngũ lao động có trình độ cao và đông đảo trên qui mô lớn, các TĐKT không
ngừng hoàn thiện và ứng dụng phương pháp quản lý hiện đại. Quá trình thực hiện,

16



ứng dựng các phương pháp quản lý vào thực tiễn cũng góp phần làm cho các
phương pháp quản lý hoàn thiện, khoa học hơn.
1.1.3.2. Trên bình diện quốc tế
Việc hình thành và phát triển của các TĐKT đã trở thành một xu thế mới của
nền kinh tế thế giới, như nhiều nhà khoa học và chuyên gia về kinh tế đã dự báo:
Sang thế kỷ 21, sức mạnh của các nền kinh tế phần lớn được thể hiện thông qua sức
mạnh và khả năng khống chế của các TĐKT. Ở góc độ này, vai trò của các TĐKT
được biểu hiện như sau:
- Thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.
Ngày nay, các TĐKT, đặc biệt là các TĐKT đa quốc gia đã và đang là những
thực thể kinh tế quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, thậm chí với tiềm lực kinh tế

khổng lồ, nhiều tập đoàn đa quốc gia có sức ảnh hưởng nhất định đến tình hình
chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển. Vai trò
của các TĐKT thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại của các quốc gia, cũng
như trong các quan hệ đối ngoại, quan hệ kinh tế của mỗi quốc gia. Các TĐKT lớn
của mỗi quốc gia cũng như các TĐKT đa quốc gia đều có xu hướng muốn thực hiện
chiến lược kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, mở rộng lĩnh vực đầu tư, thống nhất
thị trường, nâng cao sức mạnh cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Thông qua sức
mạnh kinh tế của mình các TĐKT lớn có thể có những tác động nhất định đến
chính sách đối ngoại của quốc gia, như mở rộng giao lưu hợp tác, nới lỏng những
rào cản kinh tế cũng như chính trị, bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia trên
thế giới và trong khu vực. Ví dụ: Việc Việt Nam đạt được những thành tựu về mặt
ngoại giao cũng như hợp tác kinh tế với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực

trong thời gian qua không thể không ghi nhận vai trò của các TĐKT, đặc biệt là các
TĐKT đang và sẽ đầu tư, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó cho thấy các
TĐKT có sự ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của các quốc gia, có thể thúc đẩy
tiến trình hợp tác, cũng có thể làm mất ổn định chính trị, thậm chí là tiến hành chiến
tranh. Song đánh giá một cách tổng thể thì các TĐKT đã góp phần giữ gìn ổn định
và hòa bình trên toàn thế giới và trong khu vực, đặc biệt những nơi có sự hiện diện

17


của các tập đoàn đa quốc gia, bên cạnh đó, các TĐKT còn tăng cường các quan hệ
kinh tế, gắn bó chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thúc đẩy tiến trình khu vực hóa, toàn

cầu hóa.
- Các TĐKT có vai trò quan trọng trong việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài
và thúc đẩy thương mại quốc tế. Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà
kinh doanh. Do vậy, các TĐKT luôn có xu hướng tìm kiếm và khai thác các thị
trường mới bằng hình thức đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường tại các quốc
gia đang phát triển, góp phần giúp các quốc gia này nâng cao tốc độ phát triển kinh
tế cũng như thúc đẩy tiến trình tự do hóa đầu tư và từng bước gỡ bỏ những rào cản
về đầu tư.
Mở rộng thị trường ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng với việc trao đổi thương
mại nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn ở nhiều khu vực và trên thế giới đã
tạo ra giá trị thương mại rất lớn. Đồng thời, thông qua việc mở rộng và phát triển
các chi nhánh ở nước ngoài bằng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các

TĐKT đã có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu của các nước nhận
FDI, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI luôn cao hơn các doanh nghiệp nội địa
đã cho thấy khá rõ vai trò này của các TĐKT.
- Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm. Không thể phủ nhận vai trò to lớn
của các TĐKT trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao
động. Lực lượng lao động của các tập đoàn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc
gia, lãnh thổ mà còn phân bổ ở khắp nơi trên thế giới. Thông qua các dự án đầu tư
các TĐKT sẽ có chính sách tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động tại chỗ phục
vụ cho chính các dự án đó. Với qui trình tuyển dụng chặt chẽ kết hợp với việc đào
tạo và đào tạo lại rất bài bản của mình, các TĐKT không những tạo ra việc làm cho
người lao động mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ, kỹ năng,

tác phong công nghiệp,… cho họ. Bên cạnh đó, các tập đoàn cũng có các chính sách
thu hút chất xám khắp nơi trên thế giới vào những vị trí có yêu cầu cao về trình độ
chuyên môn, cán bộ quản lý,… như chính sách lương, thưởng và các ưu đãi đặc biệt

18


khác. Điều này tạo động lực thúc đẩy lực lượng lao động không ngừng hoàn thiện
về trình độ, kỹ năng,… góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực ở các quốc gia đang phát triển.
- Chuyển giao công nghệ. Nhằm đảm bảo vai trò và vị thế trên thị trường thế
giới, các TĐKT thực hiện nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược chuyển giao

công nghệ, một mặt, nhằm duy trì ảnh hưởng của chính các tập đoàn trên phạm vi
toàn cầu, mặt khác, tác động mạnh đến các nước tiếp nhận công nghệ, nhất là đối
với các nước đang phát triển. Chính những biện pháp chuyển giao và trình độ công
nghệ chuyển giao đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở vật
chất - kỹ thuật tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại đối với các nước tiếp nhận
công nghệ, từng bước nâng cao mặt bằng công nghệ trên phạm vi toàn cầu.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN
THẾ GIỚI
1.2.1. Qui luật hình thành các TĐKT
Lịch sử hình thành và phát triển của các TĐKT trên thế giới cho thấy, việc các
doanh nghiệp thành công có xu hướng hình thành tập đoàn là hoàn toàn khách quan
và tuân theo những qui luật cơ bản của sự phát triển.

1.2.1.1. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, khu vực
hóa, các doanh nghiệp vừa phải tập trung mở rộng qui mô, tăng năng lực sản xuất
vừa phải huy động các nguồn lực để đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm
và lĩnh vực kinh doanh. Xu thế đó dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao
động xã hội, qui mô sản xuất của doanh nghiệp và sức tiêu thụ của thị trường ngày
càng được mở rộng. Các yêu cầu đó đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà với chỉ một
chủ sở hữu sẽ không thể đáp ứng được. Do vậy, sở hữu cá nhân dần dần được thay
thế bằng hình thức sở hữu hỗn hợp, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở
rộng trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của khoa học –
kỹ thuật cũng đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải thường xuyên đổi mới công nghệ


19


nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Để
đạt được điều đó, liên kết và hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức mới là giải pháp
tối ưu mà các chủ thể kinh doanh hướng tới. TĐKT với tư cách là một hình thức tổ
chức kinh tế, tổ chức kinh doanh, với các hình thức liên kết vừa chặt chẽ, vừa linh
hoạt, vừa tạo sự độc lập cao và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện đã đáp ứng đòi hỏi
của thị trường chính là biểu hiện của hình thức quan hệ sản xuất ra đời để đáp ứng
nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.2.1.2. Qui luật tích tụ và tập trung vốn

Quá trình tích tụ và tập trung vốn để đáp ứng yêu cầu mở rộng thị phần sản
phẩm, áp dụng, đổi mới khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh là
một quá trình khách quan. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc
liệt, các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng sản xuất bằng cách tích lũy vốn
từ lợi nhuận đem lại để tái đầu tư. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở nguồn vốn có được từ
sự tích lũy mang tính cá biệt thì vẫn khó có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Do vậy, các doanh nghiệp còn cần phải tập trung các nguồn vốn khác từ đi vay, liên
doanh, liên kết, gọi vốn cổ phần… từ đó hình thành một tổ hợp kinh doanh qui mô
lớn - chính là mô hình TĐKT.
1.2.1.3. Qui luật cạnh tranh, liên kết
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Cạnh tranh chính là một trong

những qui luật cơ bản của sự hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của các
doanh nghiệp riêng lẻ, cũng như các TĐKT. Quá trình cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường đã dẫn đến hai xu hướng chính:
- Thứ nhất, một số doanh nghiệp sẽ giành được ưu thế, thu lợi nhuận cao, đồng
thời cũng làm một số đối thủ cạnh tranh rơi vào tình trạng thua lỗ hay phá sản. Các
doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ tìm cách thôn tính đối thủ bằng cách
mua lại hoặc sáp nhập chúng về mình nhằm mở rộng qui mô sản xuất, tận dụng
được những thị trường sẵn có,… và do vậy trình độ tập trung hóa sản xuất và vốn
cũng được nâng lên một cách rõ rệt.

20



- Thứ hai, sau một thời gian dài cạnh tranh mà giữa các đối thủ vẫn không bên
nào đủ mạnh để giành chiến thắng tuyệt đối thì chính mỗi doanh nghiệp sẽ nhận
thấy rằng, nếu tiếp tục cạnh tranh thì người bị tổn hại chính là bản thân họ. Trước
tình hình đó, các doanh nghiệp sẽ tìm cách hợp tác hoặc liên kết với nhau nhằm
tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa, từ đó thúc đẩy hình thành các TĐKT.
Như vậy, cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp và
chính sự liên kết đã thúc đẩy sự hình thành các TĐKT.
1.2.1.4. Qui luật tối đa hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro
Đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tập đoàn thì tối đa hóa lợi nhuận vừa là mục
tiêu vừa là điều kiện để tồn tại và phát triển. Để có được lợi nhuận cao, các doanh
nghiệp phải luôn tìm cách mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, tăng năng lực

cạnh tranh, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, nâng cao năng
lực quản lý… trong đó, việc đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mới luôn được chú
ý. Tuy nhiên, việc đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mới luôn chứa đựng yếu tố
mạo hiểm và tỷ lệ rủi ro rất cao, đồng thời đòi hỏi tiềm lực mạnh về tài chính, công
nghệ, nhân lực. Bên cạnh đó, trước những rủi ro, biến động khó lường của nền kinh
tế thị trường mà doanh nghiệp chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất, hay quá
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhất định tại một khu vực nào đó, thì những tỷ lệ
rủi ro thị trường sẽ càng tăng cao. Do vậy, đa dạng hóa sản phẩm là giải pháp tối
ưu. Việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm không những giúp các doanh
nghiệp, TĐKT có thể tìm kiếm được lợi nhuận tối đa trên mỗi sản phẩm thông qua
lợi thế so sánh mà còn phân tán được những rủi ro mà thị trường mang lại. Tất cả
những vấn đề này sẽ trở nên khó khăn nếu chỉ được thực hiện ở phạm vi một doanh

nghiệp riêng lẻ, do vậy các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ, liên kết lại với nhau,
hoặc thực hiện các giải pháp sáp nhập, mua lại, từ đó thúc đẩy việc hình thành các
TĐKT
1.2.2. Phương thức hình thành và phát triển của TĐKT
Lịch sử cho thấy các TĐKT trên thế giới được hình thành và phát triển thông
qua một trong ba phương thức sau:

21


×