Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Khi bầu bí "khác người"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.99 KB, 4 trang )

Hầu như bất kỳ chị em nào khi phát hiện đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng đều tìm hiểu các
kiến thức về thai sản trên cẩm nang, sách báo, Internet hay diễn đàn làm cha mẹ…, và sau đó ngạc nhiên
với muôn vàn thay đổi của cơ thể khi bước vào thời kỳ bầu bí, có nhiều cái đã được liệt kê trong sách vở,
nhưng đôi lúc, gồm cả những đổi thay chỉ riêng mình mới có.
Tuy vậy, bà bầu nên biết rằng, do mỗi người là một cá thể hoàn toàn khác biệt, vì thế quá trình mang thai
sinh nở cũng sẽ rất khác nhau. Đôi khi có những thay đổi không giống gì so với đa phần bà bầu khác đang
gặp phải. Vì thế, nếu lỡ bạn có những thay đổi không giống với thông thường, cũng đừng hoang mang
hay lo lắng. Thay vào đó, hãy tìm hiểu thật kĩ những khác biệt này để bình tĩnh và có cách thích nghi tốt
nhất.
1. Biểu hiện sớm nhất của việc mang thai
Thông thường, dấu hiệu sớm nhất của việc bầu bí là chị em sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với trước kia.
Nguyên nhân do tử cung ngày càng gia tăng gây sức ép lên bàng quang, đồng thời trong những tuần đầu
thai kỳ, cơ thể tiết ra hormone có tên là Human Chorionic Gonadotropin (hCG), kích thích bạn có nhu cầu
đi tiểu thường xuyên hơn.

Không phải chị em nào cũng có những dấu hiệu mang thai hoàn toàn
giống nhau (hình minh họa)
Nhưng một số chị em lại thấy mình trở nên cực kỳ nhạy cảm với bất cứ mùi hay hương vị nào, hoặc có
trường hợp còn bị tiêu chảy liên tục trong những tuần đầu tiên của thai kỳ…. Biểu hiện khác thường này


làm không ít bà bầu lo sợ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển của phôi thai. Nếu bạn đột nhiên nhạy cảm
hơn với mùi và vị, đó là do khi thai nghén, khứu giác của bạn nhạy bén hơn, điều này không có gì để lo
lắng, ngoại trừ các khó chịu do mùi hương hay khẩu vị thường ngày bạn yêu thích bất thình lình bị thay
đổi. Còn nguyên nhân của việc bị tiêu chảy liên tục là do khi bắt đầu mang thai, cơ thể bạn tăng cường
sản xuất chất thải nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy liên tục có thể làm cho bạn bị mất nước, cách
tốt nhất là uống thật nhiều nước, tránh dùng trà, cà phê, rượu, các thức ăn mặn, đồng thời thư giãn và nghỉ
ngơi hợp lý. Nếu tình trạng trên vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ bị
nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm độc thực phẩm.
2. Những thay đổi không dễ chịu ở da
Trong khi đa số bà bầu sẽ bị khô da, có trường hợp bị bong tróc từng lớp mỏng, thì một số ít chị em lại


thấy da mình nhờn hơn, nổi đốm và mảng nâu. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi của nội
tiết tố trong thời gian mang thai không ảnh hưởng lên mọi bà bầu với cùng một kiểu. Do đó, da bị nhờn
hơn là do tuyến bã nhờn ở bà bầu hoạt động quá tích cực dưới ảnh hưởng của hormone thai kỳ. Để khắc
phục tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường trái cây tươi và rau quả trong thực đơn hàng
ngày. Nếu tình trạng tiết bã nhờn đặc biệt nghiêm trọng ở mặt, gây mụn, chị em có thể dùng các loại mặt
nạ thiên nhiên ít kích ứng da từ hoa quả, thảo dược để hạn chế bớt phần nào.
3. Lần đầu tiên cảm nhận thai máy
Sách vở và các tài liệu về thai sản thường cho rằng, khoảng từ tuần 16 – 22, bạn sẽ cảm nhận được
chuyển động đầu tiên của bé, do bé đã đủ lớn để phản ứng lại các tiếp xúc trực tiếp lên bụng mẹ, hoặc với
âm thanh ồn ào bên ngoài. Tuy nhiên, lại có chị em hầu như không cảm nhận được sự chuyển động nào
của thai nhi ngay tại thời điểm bé đã “làm tổ” được hơn 22 tuần trong bụng mẹ. Các trường hợp này
thường xảy ra ở những bà bầu có con so, nguyên nhân được lý giải là đôi khi do chưa có kinh nghiệm nên
mẹ dễ nhầm lẫn chuyển động quẫy nhẹ của bé với các cơn sôi bụng, chứng khó tiêu, hoặc âm thanh của
ruột… Bà bầu cũng sẽ khó cảm nhận được thai máy lần đầu nếu quá bận rộn với công việc. Vì vậy, để
nhận biết rõ hơn các chuyển động đầu tiên của bé, chị em nên nằm nghiêng một bên rồi ngồi dậy ngay,
nhấc cao chân và thư giãn, đặt tai nghe vào bụng rồi bật nhạc, đi dạo v.v… nhằm kích thích bé hoạt động.
Nếu vẫn không cảm nhận được các đợt máy của bé, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để thấy yên tâm hơn.

Nằm thư giãn, nhấc cao chân và bật nhạc qua tai nghe dành cho bà bầu cũng có thể giúp bạn cảm nhận
được cử động lần đầu tiên ở bé (hình minh họa)
4. Ốm nghén, buồn nôn khi mang thai
Thường thì tình trạng buồn nôn, mệt mỏi vốn rất tồi tệ vào 3 tháng đầu bầu bí sẽ chấm dứt vào quý 2 của


thai kỳ, song song đó bà bầu sẽ cảm thấy tóc và da của mình trông sáng đẹp hơn. Sự gia tăng của lưu
lượng máu trong 3 tháng giữa thai kỳ được xem là tác nhân dẫn đến thay đổi này. Mặc dù vậy, có một số
bà bầu lại không bị buồn nôn, ốm nghén trong suốt thời kì mang thai, hoặc ngược lại, vài chị em lại bị
tình trạng ốm nghén hành hạ cho đến khi sinh nở.
Theo các chuyên gia thai sản, ốm nghén là tình trạng phổ biến ở hơn 80% bà bầu. Do đó, nếu bạn rơi vào
20% còn lại thì không có gì phải lo lắng mà nên tận hưởng một thai kỳ dễ chịu và bổ sung đầy đủ chất

dinh dưỡng để bé yêu phát triển tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn ốm nghén đến cả tháng thứ 6, thứ 7 của thai
kỳ thì cũng không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường nhưng hiếm khi xảy ra. Điều quan
trọng là nôn mửa kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây sinh non hoặc gây suy dinh
dưỡng bào thai. Để hạn chế tình trạng này, bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày, chú
trọng ăn các thực phẩm lành mạnh, có thể dùng thêm gừng, trà gừng hoặc dùng thuốc theo chỉ định của
bác sĩ…
5. Thường xuyên bị… xì hơi thay vì táo bón khi bầu bí
Táo bón là tình trạng thường gặp ở hầu hết thai phụ, nhất là khi chị em dùng thêm các viên bổ sung sắt.
Tuy vậy, một số bà bầu khác lại không bị táo bón mà lại rơi vào tình huống “ngại đỏ mặt” vì thường
xuyên… xì hơi suốt cả thời kỳ bầu bí. Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa của bà
bầu hoạt động chậm hơn, làm thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày. Các vi khuẩn trong dạ dày tiêu hóa
thức ăn sản xuất ra hơi khí, hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì khí hơi sinh càng nhiều. Thêm vào đó, tử
cung mở rộng làm vị trí của dạ dày và ruột bị thay đổi, làm tăng cảm giác đầy hơi khó chịu ở các mẹ bầu.
Để hạn chế tình trạng xì hơi đáng ngại này, chị em nên tránh dùng các loại thực phẩm khó tiêu như cải
bắp, đậu lăng, thận, cải Bruxen, cà ri, các thức uống có gas, cà phê…, đồng thời ăn nhiều chất xơ, ít chất
béo và uống nhiều nước.
6. Sự xuất hiện của đường Linea Nigra
Hầu hết bà bầu đều xuất hiện một dòng màu nâu sẫm từ rốn đến lông mu gọi là đường Linea Nigra vào
quý 2, quý 3 của thai kỳ. Đường sẫm màu này được hình thành do da sản xuất melanin nhiều hơn bình
thường. Tuy nhiên, với một số bà bầu, tuy không nhiều và thường xảy ra ở bà bầu có làn da nâu, da quá
sậm màu, lại không thể hiện quá rõ đường Linea Nigra. Thay vào đó lại là những đốm đen xuất hiện ở
khu vực bụng. Nguyên nhân là do các melamin dư thừa gây ra những đốm đen và tàn nhang, cũng có thể
làm nổi rõ những vùng da vốn đã sậm màu trước đó. Những đốm này sẽ mất dần khi bạn sinh bé. Tuy
nhiên, trong thai kỳ, để tình hình không nặng thêm, bạn nên tránh ánh sáng mặt trời và che chắn cẩn thận
khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.


Hầu hết bà bầu đều xuất hiện đường Linea Nigra vào quý 2, hoặc quý 3 của thai kỳ (hình minh họa)
7. Kích cỡ bụng bầu
Khoảng 28 tuần, thường bạn sẽ trông rõ ràng là một bà bầu bởi chiếc bụng to và tròn bự, vì em bé của bạn

đã lớn hơn, và bạn cũng tăng nhiều kg trọng lượng. Dù vậy, lại có bà bầu vẫn thon gọn với chiếc bụng
không quá to. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì đừng nên lo lắng quá, nếu như bạn vẫn tăng cân đều
đặn, khi khám thai được bác sĩ thông báo em bé vẫn phát triển tốt, đạt trọng lượng chuẩn, vì có thể
nguyên nhân là do cơ địa của bạn. Và bụng bầu nhỏ không có nghĩa là bé cũng nhỏ. Chỉ nên lo lắng khi
bé được thông báo là suy dinh dưỡng hay bác sĩ cho rằng bạn chưa tăng cân tốt, hoặc chế độ ăn của bạn
không đủ dưỡng chất.
8. Vị trí của bé cuối thai kỳ
Vào tuần 34 -36, hầu hết các bé đều đã xoay đầu xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá
trình chào đời sắp đến. Tuy nhiên, nếu bé của bạn vẫn nằm ở vị trí cũ, hoặc xoay ngang, nằm xiên chứ
không xoay đầu xuống khung chậu như hầu hết các bé khác, thì cũng đừng lo lắng quá, nhất là khi con
bạn là bé thứ hai trở đi. Đôi khi đến gần ngày sinh bé vẫn giữ nguyên vị trí cũ. Để bé mau xoay đầu, bạn
có thể áp dụng những cách sau: ngồi với tư thế đầu gối thấp hơn hông, đi bộ thường xuyên vào những
ngày cuối thai kỳ…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×