Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN KIM YÊN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TÂN THÀNH CÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12 - 2014

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN KIM YÊN
MSSV: 4114194

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TÂN THÀNH CÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HÀ MỸ TRANG

Tháng 12 - 2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban
lãnh đạo Khoa Kinh tế- quản trị kinh doanh cùng tập thể các thầy cô đang
giảng dạy tại trường lời chúc sức khỏe chân thành nhất. Qua hơn ba năm học
tại mái trường đại học, được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ và dạy dỗ tận
tình của quý thầy cô đã giúp tôi trang bị một số kiến thức, là hành trang để tôi
bước vào đời, xây dựng cuộc sống và giúp ích cho xã hội. Tôi không biết nói
gì hơn ngoài việc gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học
Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế- quản trị kinh doanh cùng tập thể các
thầy cô giáo, tôi xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong cuộc sống.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Hà Mỹ Trang đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn để tôi không những hoàn thành bài luận văn này mà đó còn là
kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể vững vàng trong công việc sau này. Tôi
xin chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người.
Qua thời gian thực tập tại DNTN Tân Thành Công, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, các anh chị phòng kế toán và nhất là chị
Nguyễn Thị Ngọc Hà đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
có thể hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng tôi xin kính chúc Ban lãnh đạo

doanh nghiệp, các anh chị đang làm việc tại DNTN Tân Thành Công lời chúc
sức khỏe và thành đạt, chúc quý doanh nghiệp sẽ ngày càng phát đạt và gặt hái
được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Kim Yên

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Kim Yên

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ........................................... 3
2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 4
2.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ............................................... 5
2.1.5 Kế toán tổng hợp nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ ................................ 8
2.1.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 13
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG ... 18
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP .. 18
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .............................................................. 19
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 19
3.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 19
3.3.2 Chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp .................................. 20
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG . 20
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................. 20
iv


3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp ............. 21
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................ 24
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 30
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 30
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 30
3.6.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 30
Chương 4 KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN

VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG........ 32
4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 32
4.1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp ........ 32
4.1.2 Những vấn đề chung về kế toán công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp ...... 33
4.2 CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI DOANH NGHIỆP ............................................................................. 37
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP ................................................................ 42
4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản
xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013 ................................................................ 42
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản
xuất sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014 ................................... 50
4.3.3 Phân tích tình hình biến động tổng chi phí nguyên vật liệu trong 1 loại
sản phẩm điển hình (Thau đúc- Chân vịt Cano) trong quý II/2014 ................. 52
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG ............................................... 55
5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 55
5.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 55
5.1.2 Hạn chế ................................................................................................... 56
5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ........................................ 58
5.2.1 Về chứng từ kế toán và sổ sách kế toán .................................................. 58
5.2.2 Về công tác kế toán................................................................................. 59
5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ .... 60
5.4 GIẢI PHÁP KHÁC ................................................................................... 61
v


Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 62

6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011-2013 -- 25
Bảng 2: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công 6 tháng đầu năm giai
đoạn 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------ 28
Bảng 3: Danh mục từng loại nguyên vật liệu trong mỗi kho nguyên vật liệu tại
DNTN Tân Thành Công -------------------------------------------------------------- 32
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ giai đoạn 2011- 2013 -------------------------------------------------------------- 42
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại nguyên vật liệu
tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011- 2013-------------------------------- 45
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại công cụ dụng cụ
tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn
2011- 2013 -------------------------- 47
Bảng 7: Bảng phân tích tình hình cung cấp và sử dụng NVL theo khối lượng
giai đoạn 2012-2013 ------------------------------------------------------------------ 49
Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ 6 tháng đầu năm 2014 tại DNTN Tân Thành Công --------------------------- 51
Bảng 9: Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6
tháng đầu năm 2013- 2014 tại DNTN Tân Thành Công ------------------------- 51

vii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ ghi sổ phương pháp thẻ song song -------------------------------- 7
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu ----------------------------------------- 11
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ ---------------------------------------- 11
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. -------------------- 13
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức DNTN Tân Thành Công --------------------------------- 19
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán DNTN Tân Thành Công ----------------------- 20
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính--------------- 22
Hình 3.4 Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung --------------------------- 23
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC ---------------- 34
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC----------------- 36
Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ giai đoạn 2011- 2013 ------------------------------------------------------- 42

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT

:

Bảng cân đối kế toán



:


Biến động

CCDC

:

Công cụ dụng cụ

CP

:

Chi phí

ĐBAT

:

Đảm bảo an toàn

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

Đvt

:


Đơn vị tính

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HĐKD

:

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

:

Hoạt động tài chính

LNST

:

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

:


Lợi nhuận trước thuế

NCC

:

Nhà cung cấp

NVL

:

Nguyên vật liệu

SP

:

Sản phẩm

SX

:

Sản xuất

SXKD

:


Sản xuất kinh doanh

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khá
phức tạp và khó lường. Để có thể tồn tại và đứng vững trước bối cảnh này, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải chủ động và sáng tạo hơn trong kinh doanh; một
mặt, doanh nghiệp phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất, đến việc tiêu thụ sản phẩm; mặt
khác, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới một cách sáng tạo để nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị yếu của
người tiêu dùng và có uy tín trên thị trường.Thêm vào đó, kinh doanh sản
phẩm với giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, doanh thu, cũng
mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm
tỷ trọng cao trong tổng chi phí để cấu thành nên sản phẩm. Bên cạnh đó, công
cụ dụng cụ cũng đóng vai trò quan trọng trọng quá trình sản xuất. Vì vậy, ngay
từ khâu đầu vào cho đến các khâu lưu trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ đều phải được quản lý sao cho quá trình sử dụng
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đạt hiệu quả tối ưu, tiết kiệm, giảm thiểu tỷ
trọng tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất sản
phẩm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là nâng
cao giá trị của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận.
Để có thể đạt được mục tiêu quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
một cách khoa học, doanh nghiệp đã sử dụng công cụ quản lý kế toán, cụ thể

là kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do vậy, kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh
nghiệp, đặc biệt là ở góc độ kiểm soát chi phí, duy trì tính ổn định, thường
xuyên của quá trình cung cấp nguyên vật liệu và sử dụng công cụ dụng cụ cho
sản xuất sản phẩm. Xuất phát từ thực tế trên và với mong muốn được nghiên
cứu, tìm hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên tôi
quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho
mình.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp. Đề ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ tại DNTN Tân Thành Công.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 tại DNTN Tân Thành Công.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành
Công trong quý II năm 2014.
- Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi
phí sản xuất tại DNTN Tân Thành Công trong giai đoạn 2011- 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 để đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ trong thời gian qua tại doanh nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại DNTN Tân Thành Công, địa chỉ tại số 121A
đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/8/2014 đến 17/11/2014.
- Các số liệu về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được tập hợp
ở quý II năm 2014. Các số liệu về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được
tập hợp qua các năm 2011, 2012, 2013. Các sô liệu phân tích trong bài làm
được tổng hợp trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến
cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (Bùi Văn
Dương, 2002, trang 73).
Đặc điểm của nguyên vật liệu:
- Về mặt hình thức, nguyên vật liệu chỉ tham gia một chu trình sản xuất
nhất định và trong chu trình sản xuất đó, nguyên vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ
hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm
(Bùi Văn Dương, 2002, trang 73).
- Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nên khi tham

gia vào sản xuất thì giá trị của nguyên vật liệu sẽ được tính hết một lần vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đặc điểm này nên nguyên vật liệu được
xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp (Bùi Văn Dương, 2002, trang
73).
2.1.1.2 Khái niệm công cụ dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn
về giá trị và thời gian sử dụng quy định để được coi là tài sản cố định. Vì vậy,
công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như các loại vật liệu (Bùi Văn
Dương, 2002, trang 73).
Theo tập thể tác giả khoa Kế toán- Kiểm toán Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh (1998) tuy được quản lý và hạch toán như các loại vật liệu
nhưng công cụ dụng cụ có những đặc điểm giống như tài sản cố định vì đều là
tư liệu lao động. Đặc điểm đó là:
- Có thể tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD.
- Trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên được hình thái vật chất ban
đầu và chuyển dần từng bộ phận giá trị hao mòn vào chi phí SXKD.

3


Để tính chính xác phần giá trị của công cụ dụng cụ tham gia vào chi phí
SXKD trong kỳ, kế toán sử dụng phương pháp phân bổ một lần hoặc phân bổ
nhiều lần.
2.1.2 Phân loại
2.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
a. Căn cứ vào công dụng
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của doanh
nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành thực thể sản phẩm.
- Vật liệu phụ: khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu phụ không
cấu thành nên thực thể sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính

làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng,… làm tăng thêm chất lượng và giá trị
sử dụng của sản phẩm.
- Nhiên liệu: thực chất là một vật liệu phụ, nhưng tác dụng cung cấp
nhiệt lượng trong quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa
chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất,…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị
được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là những vật liệu được thải ra trong quá trình SXKD của
doanh nghiệp, chúng đã mất hết hoặc phần lớn tính năng sử dụng.
b. Căn cứ nguồn hình thành
- Nguyên vật liệu mua ngoài.
- Nguyên vật liệu tự chế biến, thuê ngoài gia công.
- Nguyên vật liệu được góp vốn liên doanh, được cấp,…
2.1.2.2 Phân loại công cụ dụng cụ
- Theo tính chất của công cụ dụng cụ: các loại công cụ dụng cụ phục vụ
công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ
sành sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.
- Theo tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc:
+ Công cụ dụng cụ.
+ Đồ dùng cho thuê.
+ Bao bì luân chuyển.
4


+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.
+ Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.
+ Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.
2.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.3.1 Tính giá nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Theo Bùi Văn Dương (2002) thì trong hạch toán, nguyên vật liệu mua
ngoài được tính theo giá thực tế (giá gốc nhập kho) tùy theo hình thức tính
thuế nguyên vật liệu theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp mà doanh
nghiệp có hay không có cả thuế GTGT.
+ Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá
mua thực tế là giá không thuế GTGT đầu vào.
+ Đối với các đơn vị tính thuế GTGT trực tiếp và là cơ sở kinh doanh
không thuộc đối tượng chịu thuế thì giá mua thực tế là giá mua đã có thuế
GTGT.
+ Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng đồng thời cả hai hoạt động
chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì về nguyên tắc phải hạch toán riêng và
chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần nguyên vật liệu chịu thuế
GTGT đầu ra.
+ Trường hợp không thể hạch toán riêng thì toàn bộ GTGT đầu vào của
nguyên vật liệu đều phản ánh trên tài khoản 113 (1331) đến cuối kỳ kế toán
mới phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm giữa
doanh thu chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
Số thuế GTGT không được khấu trừ sẽ phản ánh vào giá tồn hàng bán (632)
trường hợp số tồn kho quá lớn thì sẽ được phản ánh vào tài khoản 142 (1422).
+ Trường hợp nguyên vật liệu doanh nghiệp thu mua của các cá nhân
hoặc tổ chức sản xuất đem bán sản phẩm chính họ (thường là nguyên vật liệu
thuộc hàng nông sản) thì phải lập bảng kê thu mua hoa hồng và sẽ được khấu
trừ GTGT theo tỷ lệ % trên tổng giá trị hàng mua vào. Trường hợp khấu trừ
này không được áp dụng đối với các doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu để
xuất khẩu hoặc để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến thì giá thực tế
nguyên vật liệu là giá vật liệu xuất gia công, chế biến, cộng với các chi phí gia
công chế biến. Chi phí chế biến gồm: chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy
móc thiết bị và các khoản chi phí khác.


5


Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá vốn của vật liệu nhập kho là giá mua
không có thuế GTGT đầu vào cộng với các khoản chi phí mua (chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, bãi, chi phí
nhân viên) trừ các khoản giảm giá thành, hàng trả lại (nếu có).
Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh thì giá thực tế là giá trị vật liệu
do hội đồng gia công đánh giá.
Đối với vật liệu do nhà nước cấp hoặc được tặng thì giá trị thực tế được
tính là giá trị của vật liệu ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị vật
hiến tặng, thưởng tương đương với giá trị trường.
Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính hoặc giá thực tế (có
thể bán được).
2.1.3.2 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ:
Theo tập thể tác giả khoa Kế toán- Kiểm toán Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh (1998) cuối kỳ tính đơn giá thực tế bình quân của vật liệu
nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ, rồi sau đó suy ra giá thực tế của vật liệu xuất theo
công thức sau:
Giá trị thực tế vật
Giá trị thực tế vật liệu
Đơn giá thực tế
+
liệu tồn đầu kỳ
nhập trong kỳ
bình quân gia
(2.1)
quyền vật liệu tồn =

Số lượng vật liệu
Số lượng vật liệu
+ nhập trong kỳ
và nhập trong kỳ
tồn đầu kỳ
2.1.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.4.1 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Trên cơ sở chứng từ
kế toán hợp lý, hợp pháp, sổ kế toán NVL phục vụ cho việc thanh toán chi tiết
các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến NVL, tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán
áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết sau.
- Sổ ( thẻ) kho.
- Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết NVL (trường hợp hạch toán thep phương pháp
thẻ song song).
- Sổ đối chiếu luân chuyển (trường hợp hạch toán thep phương pháp sổ
đối chiếu luân chuyển).
6


- Sổ số dư (trường hợp hạch toán thep phương pháp sổ số dư).
Ngoài ra còn mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng luỹ kế tổng
hợp nhập xuất tồn kho vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết đơn
giản, kịp thời.
2.1.4.2 Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp thẻ song song, để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất và
tồn kho vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở
phòng kế toán phải mở thẻ chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá
trị (Bùi Văn Dương, 2002, trang 87).
Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định thông nhất (mẫu số 06- VT)
cho từng danh điểm vật liệu và phát cho thủ kho sau khi đã đăng ký vào sổ

đăng ký thẻ kho.
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho

Bảng
tổng hợp
chi tiết

Sổ chi tiết
vật liệu

Sổ cái

Phiếu xuất
kho
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Nguồn: Kế toán tài chính- Bùi Văn Dương, 2002

Hình 2.1 Sơ đồ ghi sổ phương pháp thẻ song song
Hàng ngày, căn cứ vào các chừng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập xuất
hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi vào thẻ
kho một dòng. Đối với phiếu xuất vật tư theo hạn mức, sau mỗi lần xuất thủ
kho phải ghi số thực xuất vào thẻ kho mà không đợi đến khi kết thúc chừng từ
mới ghi một lần. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho với số vật
liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn luôn khớp với
nhau. Hàng ngày, hoặc 3, 5 ngày một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải

chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.
7


Phòng kế toán mở thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với
thẻ kho mở ở kho. Thẻ kế toán chi tiết vật liệu có nội dung như thẻ kho, chỉ
khác là theo dõi cả về giá trị của vật liệu. Hàng ngày, hoặc 3, 5 ngày một lần,
khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán
viên vật liệu phải kiểm tra chứng từ, đối chiếu các chứng từ nhập xuất kho với
các chứng từ liên quan (hóa đơn mua hàng, phiếu mua hàng,…) ghi đơn giá
hạch toán vào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập xuất. Sau đó,
kế toán viên lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất kho vào các thẻ kế toán chi
tiết vật liệu liên quan giống như trình tự ghi thẻ kho của thủ kho.
Cuối tháng, sau khi đã ghi chép toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất kho vào thẻ,
kế toán tiến hành cộng thẻ tính ra số nhập, tổng số xuất và tồn kho của từng
danh điểm vật liệu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa thẻ kế toán chi tiết vật liệu
và thẻ kho của thủ kho, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
kho vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng
hợp phản ánh trên bảng tính giá vật liệu.
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo độ
tin cậy cao của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị
hàng tồn kho.
+ Nhược điểm: Khối lượng ghi chép lớn (đặc biệt trường hợp doanh
nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá), ghi chép trùng lắp chỉ tiêu số
lượng giữa kế toán và thủ kho.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại
vật tư, hàng hoá, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không
thường xuyên, trình độ của nhân viên kế toán chưa cao.
2.1.5 Kế toán tổng hợp nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ
2.1.5.1 Tên và kết cấu tài khoản sử dụng

● Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
- Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại
nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
- Bên nợ ghi:
+ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê
ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh được cấp hoặc từ các nguồn khác.
+ Trị giá nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê.

8


+ Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
--Bên có ghi:
+ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê
ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
+ Chiết khấu hàng mua được hưởng.
+ Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá.
+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê.
+ Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
--Số dư nợ: trị giá của nguyên vật liệu tồn kho.
●Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ.
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến
động công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp.
- Bên nợ ghi:
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế,
thuê ngoài gia công, nhận vốn góp liên doanh.
+ Giá trị công cụ, dụng cụ đồ dùng cho thuê nhập lại kho.
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.

+ Kết chuyển giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ
(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ).
--Bên có ghi:
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho SXKD, cho
thuê hoặc góp vốn liên doanh.
+ Chiết khấu mua công cụ, dụng cụ được hưởng.
+ Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
+ Trị giá công cụ, dụng cụ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
+Kết chuyển giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.
9


2.1.5.2 Sơ đồ hạch toán
TK 111,112,331
TK 152
TK 111,112,331
Mua NVL nhập kho
Xuất NVL trả lại NCC
CP vân
chuyển
NVL

TK133

Các CP mua NVL khác

TK 133


Giảm giá được hưởng

TK 154
Nhập lại kho NVL đã
gia công chế biến xong
TK 411

TK 154
Xuất NVL để SXKD,
gia công chế biến

Nhập kho NVL do liên doanh
hoặc được cấp
TK338

TK 632

NVL thừa khi kiểm kê

Giá vốn NVL khi nhượng bán

TK 412
Xuất
NVL để
góp vốn
liên
doanh

Chênh lệch tăng do

đánh giá lại NVL

TK 128, 222
TK 412

TK 131

TK 138, 334

Nhập kho NVL do trao đổi

NVL thiếu khi kiểm kê

TK 133
TK 151

Chênh lệch giảm

NVL trên đường về nhập kho

TK 412

do đánh giá lại NVL

Nguồn: Kế toán tài chính- Tập thể tác giả khoa Kế toán- kiểm toán, 2005

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu

10



TK 111,112,331

TK 153

Mua CCDC nhập kho

TK 111,112,331

Xuất kho CCDC trả lại NCC

TK 133

TK 133

Các chi phí mua CCDC
Giảm giá được hưởng

TK 333
Thuế NK phải nộp

TK 154

cuả CCDC nhập kho

Xuất dùng CCDC loại

TK 133

phân bổ 1 lần


Thuế GTGT phải

TK 142,242

nộp của hàng NK
TK 154
CCDC tự chế hoặc
thuê ngoài

Xuất dùng

Mức phân bổ

CCDC
loại phân
bổ nhiều
lần

cho kỳ này

chế biến xong nhập kho

TK 632

TK 142

Nhượng bán CCDC
Nhập lại kho CCDC
cho thuê


TK 142
Xuất kho CCDC cho thuê

Nguồn: Kế toán tài chính- Tập thể tác giả khoa Kế toán- kiểm toán, 2005

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ

11


2.1.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.1.6.1 Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng
Theo Bùi Văn Dương (2002, trang 11) thì:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất
kinh doanh của năm nay phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn so với giá
gốc của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là biện pháp
đề phòng những thiệt hại có thể xảy đến trong tương lai gần do hàng tồn kho
bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm,…Đồng thời cũng để phản ánh đúng giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhằm đưa ra một hình ảnh
trung thực của doanh nghiệp khi lập BCĐKT cuối năm. Mức dự phòng giảm
giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho.
- Về nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng:
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế
toán, trước khi lập báo cáo tài chính.
+ Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện trên cơ
sở từng mặt hàng tồn kho.Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho phải dựa trên những bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá
thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán của chúng.

+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản
xuất sản phẩm thì không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do
chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn tổng chi phí sản
xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
mà tổng chi phí sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng
giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị vật liệu tồn kho, xác
định khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo. Nếu số dự phòng
phải lập năm sau nhỏ hơn số đã lập cuối năm trước chưa sử dụng thì số chênh
lệch được hoàn nhập vào kết quả SXKD; nếu ngược lại, thì căn cứ vào số
chênh lệch để lập dự phòng bổ sung.
2.1.6.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

12


Bên nợ:
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải lập nhỏ hơn
số đã lập của năm trước).
Bên có:
+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập thêm (nếu số
phải lập lớn hơn số đã lập của năm trước).
Số dư bên có:
+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.
b. Sơ đồ hạch toán
TK 632


TK 159

TK 632

Hoàn nhập
dự phòng
giảm giá
hàng tồn
kho

Lập dự
phòng giảm
giá hàng tồn
kho lúc cuối
năm

Nguồn: Kế toán tài chính- Bùi Văn Dương, 2002

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của doanh nghiệp, căn cứ
trên các sổ kế toán, chứng từ kế toán. Bên cạnh đó, một số thông tin khác được
tham khảo trên báo chí và internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp hạch toán kế toán
Hệ thống phương pháp hạch toán kế toán là tập hợp các phương pháp kế
toán có mối quan hệ với nhau, thực hiện những chức năng riêng trong quá
trình thu thập, xử lý dữ liệu nhằm thông tin và kiểm tra về quá trình hình thành
và sự vận động của tài sản trong các đơn vị. Hệ thống phương pháp hạch toán

kế toán được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu, gồm bốn phương pháp cụ thể, có quan hệ chặt
chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống liên hoàn hoàn chỉnh (Ngô Hà Tấn,
1999, trang 27).
13


Hệ thống phương pháp hạch toán kế toán bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thông tin và kiểm tra
sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp chứng từ được thể hiện
dưới hình thức là hệ thống bản chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ.
+ Phương pháp tài khoản và ghi kép: là phương pháp thông tin và kiểm
tra quá trình vận động của tài sản theo từng loại dựa trên các mối quan hệ vốn
có của đối tượng hạch toán kế toán. Phương pháp tài khoản và ghi kép được
thể hiệ dưới hình thức là hệ thống tài khoản kế toán và ghi kép vào tài khoản.
+ Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự phát
sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và từng loại
hoạt động. Thực chất, đây là phương pháp dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện
các loại tài sản khác nhau nhằm phản ảnh, cung cấp những thông tin tổng hợp
cần thiết. Phương pháp tính giá được thể hiện qua các nguyên tắc tính giá,
nguyên tắc phân bổ chi phí và bảng tính giá.
+ Phương pháp tổng hợp- cân đối: là phương pháp thông tin và kiểm tra
một cách khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán
trong từng thời kỳ nhất định. Phương pháp tổng hợp- cân đối được thể hiệ
dưới hình thức là các bảng tổng hợp – cân đối kế toán.
Mỗi phương pháp trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán có chức
năng, vị trí nhất định trong quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin;
song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống
phương pháp hạch toán kế toán hoàn chỉnh.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến
trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích
của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng
nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết
định lựa chọn (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 22).
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh
được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp
tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian và
thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích.
- Các dạng so sánh:

14


×