Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.4 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TẤN QUỐC BẢO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

Tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TẤN QUỐC BẢO
MSSV: 4114204

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN ĐÌNH KHƠI

Tháng 12 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự động viên
và giúp đỡ của thầy cơ, gia đình, bạn bè. Thơng qua Luận văn, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Đình Khơi, thầy đã nhiệt
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn.
Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số
liệu, cảm ơn các hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp đã dành thời gian quý báu để trả
lời bảng câu hỏi phỏng vấn của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Bùi Tuấn Khanh, anh Huỳnh
Anh Khoa, bạn Trần Hồng Trang, bạn Ngô Mỹ Ngọc, bạn Trần Quế Trân đã
hỗ trợ tôi thực hiện đề tài này.
Sau cùng, xin cảm ơn gia đình đã ln quan tâm, tạo mọi điều kiện để
tôi được học tập dưới mái trường này
Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Tấn Quốc Bảo

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 6 tháng 12 năm 2014.
Người thực hiện

Nguyễn Tấn Quốc Bảo

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Giáo viên hướng dẫn


Phan Đình Khơi

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014.
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 Lí do chọn đề tài ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................2
1.3.5 Số liệu ....................................................................................................3
1.3.6 Cấu trúc của luận văn .............................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................4
2.1.1 Rủi ro trong hoạt động nông nghiệp........................................................4
2.1.2 Tính chất hệ thống của rủi ro nơng nghiệp ..............................................5
2.1.3 Công cụ bảo hiểm trong quản trị rủi ro ...................................................5
2.1.3.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm .......................................................5
2.1.3.2 Nguyên tắc của bảo hiểm .....................................................................6
2.1.4 Quản trị rủi ro của nhà nước ở các nước phát triển và những tồn tại ở các
nước đang phát triển ........................................................................................7
2.1.5 Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp.....................................9
2.1.5.1 Khái niệm và vai trị của bảo hiểm nơng nghiệp...................................9
2.1.5.2 Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp ........................................... 10

v



2.1.5.3 Khái qt về kết quả chương trình thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp của
chính phủ Việt Nam thời gian 2011-2013 ...................................................... 10
2.1.6 Chương trình bảo hiểm cây lúa ............................................................. 13
2.2 Lược khảo tài liệu .................................................................................... 15
2.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 17
2.3.2 Số liệu .................................................................................................. 17
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 18
2.3.4 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 20
Chương 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM
CÂY LÚA Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................... 25
3.1 Đặc điểm về tự nhiên ............................................................................... 25
3.2 Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh đồng tháp năm 2013 ............................... 26
3.2.1 Phát triển kinh tế................................................................................... 26
3.2.2 Cơ cấu kinh tế ...................................................................................... 27
3.2.3 Tình hình xã hội tỉnh Đồng Tháp 2013 ................................................. 27
3.3 Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tỉnh đồng tháp năm 2013
...................................................................................................................... 28
3.3.1 Qui mô hoạt động trồng lúa Đồng Tháp năm 2013 ............................... 28
3.3.2 Rủi ro trong hoạt động trồng lúa năm 2013 ........................................... 29
3.3.3 Thực trạng triển khai bảo hiểm cây lúa ................................................. 30
3.3.3.1 Những thuận lợi trong triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa ........ 32
3.3.3.2 Những khó khăn, thử thách trong triển khai chương trình bảo hiểm cây
lúa ................................................................................................................. 33
Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM
NƠNG NGHIỆP ĐẾN HỘ TRỒNG LÚA TỈNH ĐỒNG THÁP ................... 34
4.1 Mô tả đặc điểm của mẫu điều tra hộ trồng lúa tỉnh đồng tháp .................. 34
4.1.1 Đặc điểm cá thể của chủ hộ trồng lúa ................................................... 34
4.1.2 Đặc điểm chung của hộ trồng lúa .......................................................... 35

4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của hộ trồng lúa ...................................... 36
4.1.4 Đặc điểm thu nhập của hộ trồng lúa ...................................................... 38

vi


4.2 Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ trồng
lúa tỉnh đồng tháp .......................................................................................... 39
4.2.1 So sánh thu nhập của hai nhóm hộ tham gia ......................................... 39
4.2.2 Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm
nông nghiệp................................................................................................... 40
4.2.3 Đánh giá mức ảnh hưởng của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ
nông dân ....................................................................................................... 43
Chương 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA ......................................... 46
5.1 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền ........................................... 46
5.2 Cải thiện công tác thực hiện chương trình bảo hiểm nơng nghiệp ............ 47
5.3 Phát triển công cụ tái bảo hiểm ................................................................ 48
5.4 Tăng cường công tác nguồn nhân lực ...................................................... 49
5.5 Nâng cao vai trò chỉ đạo của nhà nước, của bộ tài chính và của chính
quyền địa phương .......................................................................................... 49
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 51
6.1 Kết luận ................................................................................................... 51
6.2 Kiến nghị................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 53
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 55
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 66

vii



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ phí bảo hiểm......................................................................... 14
Bảng 2.2: Tỷ lệ hỗ trợ phí tham gia .............................................................. 14
Bảng 2.3: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy ...... 21
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Đồng Tháp năm 2013 ...... 29
Bảng 3.2: Tổng kết dịch bệnh năm 2013 tỉnh Đồng Tháp .............................. 30
Bảng 3.3: Số lượt hộ tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lú ........... 31
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện chương trình thí điểm........................................ 31
Bảng 3.5: Thống kê kết quả tham gia bảo hiểm cây lúa năm 2013 tỉnh Đồng
Tháp .............................................................................................................. 32
Bảng 4.1: Thông tin của chủ hộ trồng lúa ...................................................... 34
Bảng 4.2: Số lượng thành viên và chi tiêu của hộ trồng lúa ........................... 35
Bảng 4.3: Thơng tin diện tích trồng lúa và diện tích tham gia bảo hiểm ......... 36
Bảng 4.4: Mơ tả thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích mỗi vụ ........................... 38
Bảng 4.5: Kết quả so sánh thu nhập của hộ .................................................. 39
Bảng 4.6: Kết quả hồi qui mơ hình ................................................................ 40
Bảng 4.7: Kết quả hệ số hồi qui và hiệu ứng biên của các biến độc lập.......... 41
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm nông nghiệp
đến thu nhập của hộ nuôi trồng lúa theo phương pháp so sánh điểm xu hướng 43

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp................................................ 26
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp năm 2013 ...................................... 27
Hình 4.1 Cơ cấu các khoản chi phí cho sản xuất lúa ...................................... 37


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

PSM

: Propensity Score Matching

FCIP

: Chương trình bảo hiểm liên bang

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với hơn 65% dân số làm nơng nghiệp, diện tích đất nơng nghiệp chiếm
31% diện tích lãnh thổ, tổng giá trị nơng nghiệp chiếm 20% GDP (Tổng cục
thống kê, 2013), nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Tuy nhiên, nông nghiệp lại là một lĩnh vực rất nhiều rủi ro

mang tính khách quan và gây thiệt hại có tính hệ thống. Các hộ gia đình nơng
thơn Việt Nam thường phải đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng bởi sự thất
thường của nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà nguyên nhân là do hạn hán, lũ
lụt, sâu bệnh, dịch bệnh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007
và khủng hoảng kinh tế tác động đến giá cả sản phẩm, làm đầu ra của ngành
nông nghiệp càng thêm bấp bênh. Chính vì vậy, bảo hiểm nơng nghiệp là một
yêu cầu cần thiết và có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.
Nắm bắt tình hình đó, ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 315/QĐ-TTg cho phép triển khai bảo hiểm nơng nghiệp thí
điểm trên 21 tỉnh, thành phố. Qua 3 năm thực hiện, cơng tác thí điểm bảo hiểm
trong nơng nghiệp đã đạt được kết quả đáng ghi nhận với hơn 304.017 hộ
nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp, tổng giá trị được bảo hiểm
đạt 7.747,9 tỷ đồng, trong đó cây lúa là 2.151 tỷ đồng (báo cáo Bộ
NN&PTNT). Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, bảo hiểm nơng nghiệp
Việt Nam vẫn cịn vướn phải một số hạn chế, nổi trội trong đó là vấn đề phí
bảo hiểm. Mức phí tham gia bảo hiểm cao và liên tục tăng từ năm 2011 –
2013, mặc dù được nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn cao so với thu nhập người
nơng dân. Đây chính là một trong những rào cản khiến cho nông dân e ngại
mỗi khi đề cập đến bảo hiểm nông nghiệp. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp, An Giang, một trong các tỉnh có sản lượng lúa đứng đầu cả nước, diện
tích đất nơng nghiệp lớn nhưng tỉ lệ tham gia bảo hiểm nông nghiệp thấp (năm
2012 chỉ có 105/50000 ha tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp). Mặc dù
UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành hàng loạt chủ trương chỉ đạo các sở, ngành
liên quan, UBND huyện thực hiện quyết liệt bảo hiểm nông nghiệp đối với cây
lúa trên địa bàn tỉnh nhưng kết quả vẫn chưa như mong kì vọng. Bên cạnh
những nguyên nhân về hạn chế nhận thức của người dân, sự thiếu hụt thơng
tin về quy trình, thủ tục bảo hiểm thì sự quan ngại về mức phí bảo hiểm từ
phía người dân cũng là một điều rất đáng quan tâm. Tóm lại, chương trình thí
điểm bảo hiểm cây lúa sau q trình triển khai bên cạnh các kết quả đạt được

1


vẫn còn tồn tại những vấn đề làm khiến cho chưa thể đánh giá được là chương
trình liệu có đáp ứng được nhu cầu phịng ngừa rủi ro hay khơng và có thực sự
hồn thành mục tiêu là ổn định thu nhập cho người dân hay khơng.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng nhằm đưa ra được kết luận về chương
trình bảo hiểm cây lúa, tác giả chọn đề tài “Đánh giá tác động của chương
trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
để có thể đánh giá được sự hiệu quả của chương trình bảo hiểm cây lúa lên thu
nhập của người dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá tác động của việc tham gia bảo hiểm cây lúa đến
thu nhập của hộ trồng lúa ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trồng
lúa tỉnh Đồng Tháp.
Đánh giá tác động của việc tham gia bảo hiểm đến thu nhập của các hộ
trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp.
Đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả và cải thiện những khó khăn
khi triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành khảo sát các hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp và các
tổ chức liên quan ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trên cơ sở số liệu thu thập từ tháng 8 năm 2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nơng dân trồng lúa có tham gia bảo hiểm nông nghiệp và

những hộ nông dân trồng lúa khơng có tham gia bảo hiểm nơng nghiệp
1.3.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn phương pháp hồi qui logit để đánh giá tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đên quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa, và phương pháp
PSM (Propensity Score Matching) được thực xây dựng bởi Rosenbaum và

2


Robin (1983) để đánh giá tác động của một chương trình thí điểm bảo hiểm
nơng nghiệp lên thu nhập của người dân trồng lúa.
1.3.5 Số liệu
Để tiến hành được phương pháp PSM, tác giả phỏng vấn 110 hộ trồng
lúa ở huyện Tân Hồng và huyện Châu Thành với diện tích và sản lượng chiểm
tỷ lệ cao trong tỉnh để đại diện cho hộ trồng lúa tỉnh Đồng Tháp, trong đó có
65 hộ đã tham gia bảo hiểm cây lúa trong giai đoạn thí điểm bảo hiểm nơng
nghiệp và 45 hộ chưa tham gia bảo hiểm cây lúa trong giai đoạn này.
Những hộ tham gia và không tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên trên
tổng thể hộ trồng lúa có tham gia và khơng có tham gia bảo hiểm của hai
huyện Tân Hồng và Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
1.3.6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày bao gồm 6 phần, phần giới thiệu về đề tài được
trình bày ở chương 1, phần cơ sở lý luận được trình bày ở chương 2, phần 3 là
khái quát về đối tượng nghiên cứu, phần nội dung chính của đề tài được phân
tích ở chương 4, các giải pháp được đề ra ở chương 5 và cuối cùng là phần kết
luận và kiến nghị ở chương 6

.

3



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Rủi ro trong hoạt động nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất mang nhiều rủi ro. Sciabarrasi
(2010) liệt kê 5 loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: rủi ro sản
xuất, rủi ro về giá, rủi ro tài chính, rủi ro pháp lý và môi trường, rủi ro quản lý
nguồn lực. Mỗi loại rủi ro được định nghĩa như sau:
Rủi ro phát sinh ngay trong quá trình sản xuất, khả năng mà mức năng
suất hoặc sản lượng đầu ra thấp hơn dự đoán hay kì vọng của nhà nơng.
Ngun nhân chủ yếu là do chưa thể dự đốn chính xác những chuyển biến
phức tạp của thời tiết và khả năng xảy ra thiên tai.
Rủi ro phát sinh sau khi vụ mùa kết thúc, rủi ro về giá, khả năng sản
phẩm của nhà nông sẽ không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với mức giá thấp hơn
dự đốn và kì vọng của nơng hộ. Có thể đến từ rủi ro chênh lệch cán cân cung
cầu sản phầm, rủi ro từ sự phá sản hoặc di dời của thương lái và sự yếu kém
khi tiếp cận thị trường của những nông hộ nhỏ lẻ so với những người sản xuất
với qui mô lớn trên thị trường.
Rủi ro khi chuẩn bị canh tác hoặc chuẩn bị chi trả cho các dịch vụ và
vật tư nông nghiệp, khả năng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi trả cho chi phí
sản xuất khơng như dự kiến. Rủi ro tài chính thường phát sinh từ kết quả sản
xuất vụ liền kề. Ngồi ra, sự gia tăng chi phí đột xuất, tăng lãi suất, số tiền vay
ngân hàng lớn, thiếu tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm và những thay đổi trong tỷ
giá hối đối tăng cũng có thể gây ra rủi ro tài chính.
Khi canh tác nơng nghiệp, người nơng dân cịn có thể gặp phải những
vấn đề về pháp lý. Những vấn đề này xảy ra khi người nông dân khi tiến hành
ký hợp đồng, thỏa thuận mua bán với thương lái, xí nghiệp sản xuất. Trong
q trình canh tác, hoạt động sử dụng phân, thuốc để bảo vệ và kích thích tăng

trưởng cũng như xử lý các phụ phẩm, phế phẩm có thể trở vi phạm pháp luật
về mơi trường.
Trong suốt q trình canh tác, liên quan đến các cá nhân và các mối
quan hệ của họ với nhau giữa các thành viên trong gia đình hoặc quan hệ giữa
hộ kinh doanh với chính quyền địa phương. Rủi ro này được hiểu như khả
năng thiếu hụt nhân lực, khả năng chuyển giao trách nhiệm từ chủ hộ bị bệnh
4


tật hoặc qua đời. Rủi ro này cũng phát sinh từ trong giao tiếp và thực hiện
công việc giữa các thành viên trong hộ.
Có thể thấy được rằng dù hoạt động sản xuất nơng nghiệp dù là hình thực
sản xuất đơn giản hơn so với sản xuất công nghiệp những vẫn phải đối mặt với
rất nhiều rủi ro trong mọi khâu từ chuẩn bị canh tác cho đến thu hoạch. Vì vậy
dẫn đến nhu cầu về một cơng cụ quản trị rủi ro trong hoạt động nông nghiệp.
Quản trị rủi ro trong sản xuất nông nghiệp phải bắt đầu với xác định các rủi ro
mà việc sản xuất phải đối mặt, hiểu biết về các tác động có thể xảy ra và
những hậu quả khơng mong muốn rồi sau đó định hình và tiến hành thực hiện
phịng ngừa và bù đắp thiệt hại từ các rủi ro. Việc xác định các loại rủi ro
trong nông nghiệp là một công việc quan trọng hàng đầu, định hướng cho
công tác quản trị rủi ro trong nơng nghiệp.
2.1.2 Tính chất hệ thống của rủi ro nông nghiệp
Rủi ro trong hoạt động nông nghiệp có tính chất tương quan khu vực cao,
những thay đổi của thời tiết, thị trường hay pháp luật có khả năng ảnh hưởng
rộng đến toàn bộ tổng thể hoạt động nông nghiệp hoạt động trong cùng một
khu vực. Tương quan khu vực nói cách khác là rủi ro hệ thống, Lê Khương
Ninh (2013) cho rằng thiệt hại đến nông nghiệp từ các rủi ro hệ thống thường
lớn hơn rủi ro khơng hệ thống.
Vì tính chất hệ thống của mình, rủi ro trong hoạt động nông nghiệp hạn
chế các trợ giúp thiệt hại thông thường từ những người sản xuất cùng khu vực

(người thân, san sẻ giống, vật tư, làm thuê….) vì nhiều nơng hộ gặp khó khăn
tương đồng nhau trong cùng một thời điểm của mùa vụ. Rủi ro này không thể
phân tán được theo loại cây trồng, vật nuôi, địa bàn hay thời gian được. Nói
cách khác tính chất tương quan khu vực của rủi ro nông nghiệp dễ dẫn đến
thiệt hại lớn và người nông dân phải gánh chịu nặng nề khi thiệt hại xảy ra.
Những công cụ phịng ngừa rủi ro nơng nghiệp phải lưu ý đến tính chất này
nếu muốn hoạt động hiệu quả.
2.1.3 Cơng cụ bảo hiểm trong quản trị rủi ro
2.1.3.1 Khái niệm và vai trị của bảo hiểm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, “Bảo hiểm là sự đóng góp
của số đơng vào sự bất hạnh của số ít”, “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó
một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm để thực hiện mong muốn cho mình hoặc người thứ ba trong trường hợp
xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên
khác gọi là người bảo hiểm, người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ

5


rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”, hay “bảo
hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp
một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất
cộng đồng và có thể dự tính được”.
Nhìn chung, các định nghĩa trên phản ánh một khía cạnh về mặt xã hội
hoặc mặt thương mại. Hoạt động bảo hiểm vừa mang tính chất xã hội vừa
mang tính chất thương mại vì vậy cần một định nghĩa phán ảnh được cả hai
mặt trên.
“Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng
trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản này do một tổ chức chi trả, tổ chức này có

trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương
pháp của thống kê” là định nghĩa về bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm
năm 2000 do chính phủ quy định.
Sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm tài chính vơ hình, khơng giống khi
đem so với các loại hàng hóa khác trên thị trường. Sản phẩm bảo hiểm trước
hết là một sự đảm bảo về tài chính trước rủi ro của người được bảo hiểm và
sau đó được kèm theo các dịch vụ liên quan. Người ta coi rủi ro là cơ sở để
phát sinh hoạt động bảo hiểm. Chu trình kinh doanh của một sản phẩm bảo
hiểm là một chu trình ngược khi mà doanh thu phát sinh trước cịn chi phí phát
sinh sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đặc tính này giúp huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong thời gian nhất định, cho phép các tổ chức bảo hiểm tham gia
vào thị trường tài chính để sinh lời nhăm tạo khả năng tài chính cho việc bồi
thường hay chi trả tiền bảo hiểm.
Trong quá trình tái sản xuất, con người ý thức được rằng luôn phải đối
đầu với rủi ro, do chính con người tạo ra hoặc rủi ro do thiên nhiên. Dù cho là
những rủi ro có thể dự đốn hay khơng dự đốn được thì vẫn xảy ra mà không
thể tránh được, cho nên sự ra đời của bảo hiểm là cực kì cần thiết để đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế.
2.1.3.2 Nguyên tắc của bảo hiểm
Theo nguyên lý bảo hiểm hiện đại thì bảo hiểm có 5 ngun tắc sau:
Ngun tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn
(Fortuity not certainty) nghĩa là chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu
nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn
xảy ra.

6


Theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith), tất cả các giao
dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực

tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực
trong tất cả các vấn đề từ cung cấp thông tin cho đến thực hiện hợp đồng.
Theo nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest),
quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn
liền, hay phụ thuộc vào sự an tồn hay khơng an tồn của đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có
lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có
hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường (indemnity) là khi có tổn thất xảy ra, người bảo
hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có
vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các
bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Theo nguyên tắc thế quyền (subrobgation), người bảo hiểm sau khi bồi
thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để
địi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Dựa trên các nguyên tắc được đặt ra ở trên để tiến hành kí kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm. Tuân thủ theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo việc
tiến hành mua bán hợp đồng bảo hiểm không bị sai lệch so với mục đích ban
đầu của bảo hiểm và bảo vệ lợi ích của cả bên bảo hiểm và bên được bảo
hiểm.
2.1.4 Quản trị rủi ro của nhà nước ở các nước phát triển và những tồn tại
ở các nước đang phát triển
Ở Hoa Kỳ, Ngân hàng thế giới (2005) tóm tắt về các sản phẩm bảo hiểm
năng suất và bảo hiểm doanh thu được cung cấp thông qua các chương trình
bảo hiểm Liên Bang (FCIP), một chương trình phối hợp giữa chính phủ và tư
nhân. Chương trình này phát triển nhằm hướng đến cả hai mục đích là phúc lợi
xã hội và hiệu quả kinh tế. Chính phủ liên bang chi trả cho FCIP 70% phí bảo
hiểm, nơng dân chỉ phải chi trả cho phần cịn lại và chính phủ không ngừng
tăng mức chi trả trợ cấp cho các chương trình bảo hiểm theo năng suất và
doanh thu. Qua thực nghiệm cho thấy được kết quả là tốc độ tăng của quy mô

nguồn vốn trợ cấp thấp hơn tốc độ tăng trưởng của phí bảo hiểm và tỷ lệ lao
động nông nghiệp được trả lương đã cho thấy được hiệu quả cả về mặt kinh tế
lẫn xã hội của dự án.

7


Còn tại Canada, trong phần quản trị rủi ro kinh doanh của khung chính
sách nơng nghiệp mới thì được chia thành 2 mảng chính là bảo hiểm sản phẩm
và ổn định thu nhập. Bảo hiểm cho sản phẩm nông nghiệp Canada ở cả các
khâu tiếp thị, cung cấp và phân phối thơng qua sự phối hợp của chính phủ và
chính quyền cấp tỉnh. Dù người cuối cùng chịu trách nhiệm là chính phủ
nhưng chính quyền tỉnh là nơi thiết kế sản phẩm cho phù hợp với địa phương
mình đồng thời cung cấp các sản phẩm bổ sung. So với bảo hiểm của Mỹ thì
bảo hiểm theo sản phẩm của Canada thì được tiến hành dựa trên cả năng suất
cá thể cũng như năng suất trung bình của khu vực.
Vào năm 1998, sau khi cơ bão Mitch quét qua Nicaragua- một quốc gia
đang phát triển- gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng thế
giới dự định hỗ trợ phát triển một chương trình bảo hiểm thời tiết tổng hợp để
có thể tạo nguồn tài chính cho chính phủ khi thiên tai đang xảy ra. Tuy nhiên
chính phủ Nicaragua lại từ chối việc phát triển bảo hiểm thời tiết và tham gia
vào thị trường tái bảo hiểm toàn cầu bởi vì họ tin rằng có thể trơng cậy vào
cộng đồng quốc tế khi những thiên tai lớn xảy ra và đồng thời khơng có đủ
nguồn lực tài chính để triển khai chương trình bảo hiểm chỉ số thời tiết.
Ở một quốc gia đang phát triển khác là Ấn Độ, chương trình thí điểm bảo
hiểm nơng nghiệp đầu tiên được xây dựng bởi tổ chức tài chính vi mơ
Hyderabad (BASIX) công ty Mumbai-based insurance (ICICI) và để bảo hiểm
cho rủi ro hạn hán vào mùa thu hoạch lạc vào năm 2003. Sau đó 1 năm,
chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp thứ 2 được xây dựng mới lại dựa
trên những phản hồi từ người dân và các cơ quan triển khai chương trình thí

điểm. Chương trình bảo hiểm mới về chỉ số lượng mưa này mở rộng thêm cho
nhiều đối tượng nông nghiệp như vải và thầu dầu. Các chương trình này bước
đầu đạt được những thành cơng, bán được 3000 hợp đồng bảo hiểm khắp Ấn
Độ và đến năm 2004 đạt đến ngưỡng 20.000 hộ tham gia. BASIX, ICICI cải
thiện hơn nửa sản phẩm bảo hiểm thời tiết, bảo lãnh phát hành và quyết toán
tự động. Ấn Độ là quốc gia đã thành công bước đầu trong bảo hiểm nơng
nghiệp tuy nhiên sự thành cơng đó cũng một phần nhờ vào sự hỗ trợ tài chính
và kĩ thuật của IFFCO- công ty Bảo hiểm Tokio của Nhật Bản cùng nhiều tổ
chức tài chính tư nhân địa phương, mặt khác, việc giám sát và kiểm tra là yếu
tố quan trọng của chương trình thí điểm quan trọng và làm thay đổi được quan
điểm của các nhà tài chính vi mơ tạo để tạo điều kiện tài chính cho nơng dân.
Vì nhiều ngun nhân khác nhau mà Việt Nam khơng thể có cách thức
tiếp cận quản trị rủi ro nông nghiệp bằng năng suất và thu nhập như Mỹ và
Canada hay các nước phát triển khác đang tiến hành. Rõ ràng so với các nước
phát triển thì nguồn tài chính các nước đang phát triển như Việt Nam có phần
8


hạn chế hơn, và chi phí cơ hội của nguồn tài chính đó có thể cao hơn nhiều so
với các nước phát triển, nghĩa là những khía cạnh kinh tế xã hội khác cũng cần
nguồn vốn này như y tế, cải cách giáo dục, hiện đại hóa nền kinh tế. Vì vậy,
xem xét một cách cẩn thận những nguy cơ trong quản lý thích hợp và làm thế
nào để tận dụng nguồn lực hạn chế của chính phủ để thúc đẩy thị trường bảo
hiểm là rất quan trọng khi bắt đầu tiến hành chương trình bảo hiểm nơng
nghiệp ở Việt Nam.
Hoạch định chính sách cũng nên cẩn thận xem xét các đặc điểm cấu trúc
của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các nước khác nhau. Nói chung, hoạt
động sản xuất ở các nước đang phát triển thường bị chia cắt và nhỏ hơn đáng
kể so với những trang trại ở các nước như Hoa Kỳ và Canada. Đối với sản
phẩm bảo hiểm cây trồng truyền thống, trang trại nhỏ thường có chi phí hành

chính cao hơn. Một phần của các chi phí có liên quan đến tiếp thị và dịch vụ
chính sách bảo hiểm. Phần khác có liên quan đến việc thiếu dữ liệu cấp độ
trang trại và cơ chế hiệu quả chi phí cho việc kiểm sốt rủi ro đạo đức.
Ở các quốc gia đang phát triển việc thực hiện tái bảo hiểm vẫn chưa có
được điều kiện thuận lợi nên việc nâng cao hiệu quả thương mại sản phẩm bảo
hiểm vẫn gặp nhiều khó khăn do nhà bảo hiểm phải đương đầu với rủi ro rất
lớn. Đó là những mặt tồn tại trong việc thực hiện quản trị rủi ro nông nghiệp ở
các nước đang phát triển mà buộc họ phải có hướng đi riêng của mình trong
việc tiếp cận mà không thể thực hiện theo mô hình của các nước phát triển.
2.1.5 Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp
2.1.5.1 Khái niệm và vai trị của bảo hiểm nơng nghiệp
Bảo hiểm nơng nghiệp được cho là một cơ chế thay thế trung gian mà
nông dân và nhà nước phát triển để quản lý rủi ro trong hoạt động nơng
nghiệp, dù có thể được sử dụng cho rủi ro thời tiết nhưng không thực sự cho
hiệu quả cao nhất (WB 2005). Theo đó, bảo hiểm nơng nghiệp thuộc nhóm
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng bảo hiểm này chủ yếu là các rủi
ro phát sinh trong hoạt động nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm
những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật ni, vật tư, hàng hóa trong q trình
sản xuất, cung ứng sản phẩm, tồn trữ thành phẩm, nguyên liệu và tái sản xuất.
Bảo hiểm nông nghiệp đem lại lợi ích cho xã hội, hỗ trợ làm giảm những
rủi ro liên quan đến sản xuất mà thu nhập của người nơng dân được đảm bảo
ổn định. Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm cịn giúp đảm bảo ổn định xã hội
ở khu vực nơng thơn, nhờ có bảo hiểm nơng dân n tâm duy trì sản xuất mà
khơng phải lo về vốn để tái sản xuất và trả các khoản nợ vay ngân hàng khi
những thiệt hại từ các rủi ro không lường trước xảy ra.
9


2.1.5.2 Các hình thức của bảo hiểm nơng nghiệp
Mahul (2012) cho rằng có hai loại bảo hiểm nơng nghiệp là bảo hiểm bồi

thường theo sản phẩm bảo hiểm và bảo hiểm theo chỉ số (Indemnity-based
Insurance products and Index-based Insurance products). Bảo hiểm bồi thường
gồm các hình thức bảo hiểm dựa trên thiệt hại và bảo hiểm dựa trên năng suất,
bảo hiểm rủi ro tai nạn và tử vong… bảo hiểm theo chỉ số có bảo hiểm chỉ số
năng suất vùng và bảo hiểm chỉ số thời tiết.
Bielza và cộng sự (2008) chia bảo hiểm chỉ số thành ba loại chính là chỉ
số năng suất, doanh thu và thời tiết khu vực như sau:
Bảo hiểm chỉ số năng suất trong khu vực (Area Yield Index Insurance):
Năng suất bình quân của một khu vực địa được sử dụng để tính tốn mức bồi
thường.
Bảo hiểm chỉ số doanh thu trong khu vực (Area Revenue Index
Insurance): Tương tự như bảo hiểm chỉ số năng suất, mức bồi thường được
xác định dựa trên doanh thu bình qn trong khu vực. Bên cạnh đó, vì doanh
thu bằng với giá nhân cho sản lượng nên chỉ số bảo hiểm dựa trên doanh thu
cung cấp một số loại bảo hiểm đối với rủi ro cả về giá và sản lượng.
Bảo hiểm chỉ số gián tiếp (Indirect Index Insurance): Đây là một loại
hình bảo hiểm mới, mang tính đột phá. Loại bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm
chống lại biến động đối với một chỉ số bên ngoài đã được xác định trước, mà
chỉ số này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Chỉ số này có
thể xác định dựa trên các chỉ số liên quan đến thời tiết (chẳng hạn như độ ẩm,
mưa, nhiệt độ), hình ảnh từ vệ tinh hoặc một số chỉ số tương đương khác.
Hiện tại chương trình bảo hiểm nơng nghiệp thí điểm ở Việt Nam từ năm
2011 đến nay là bảo hiểm theo chỉ số năng suất khu vực.
2.1.5.3 Khái qt về kết quả chương trình thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp
của chính phủ Việt Nam thời gian 2011-2013
Bảo hiểm nông nghiệp được biết đến như một giải pháp thay thế cho các
trợ cấp của chính phủ cho người dân trong cho các thiệt hại trong sản xuất
nông nghiệp (Ngân hàng thế giới 2005). Khi chính phủ muốn đảm bảo người
dân có đủ nguồn tài chính trong những trường hợp người dân bị mất mùa, thất
thu thì so với trợ cấp sau khi thiên tại dịch bệnh xảy ra, bảo hiểm nơng nghiệp

có mặt hiện đại hơn về thời gian trợ cấp và khung trợ cấp tài chính cụ thể.
Chương trình thí điểm bước đầu đã có được sự quan tâm và tìm hiểu của
những hộ nơng dân trong khu vực được triển khai.

10


Trong báo cáo tại hội nghị tổng tổng kết 3 năm thí điểm bảo hiểm nơng
nghiệp, cơng tác thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp đã đạt được những kết
quả rất đáng kích lệ: Đã có 304.017 hộ nơng dân/tổ chức tham gia bảo hiểm
nơng nghiệp. Trong đó, có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận
nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất
nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tổng giá trị được bảo hiểm là
7.747,9 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm cây lúa đạt 2.151 tỷ đồng, bảo hiểm vật
nuôi đạt 2.713,2 tỷ đồng và bảo hiểm thủy sản đạt 2.883,7 tỷ đồng. Tính đến
ngày 20/6/2014, sau 3 năm thực hiện, đã giải quyết bồi thường bảo hiểm là
701,8 tỷ đồng, trong đó, thủy sản là 669,5 tỷ đồng (chiếm 95,4%); cây lúa là
19 tỷ đồng (chiếm 2,7%), vật nuôi là 13,3 tỷ đồng (chiếm 1,9%). Công tác bồi
thường rủi ro được thực hiện tương đối chặt chẽ, đúng quy định nhằm hỗ trợ
nông dân khắc phục thiệt hại, tổn thất do thiên tai, bệnh dịch gây ra, đây cũng
là yếu tố khẳng định sự thành cơng của chương trình.
Thứ trưởng Trần Xn Hà khẳng định: “Chương trình thí điểm bảo hiểm
nơng nghiệp là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là cơ chế
góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân. Tạo ra thói quen cũng
như ý thức tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi trồng các sản phẩm
trong nông nghiệp và biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhất là trong điều kiện mở
rộng quy mơ sản xuất” (Bộ tài chính, 2014). Thực tiễn triển khai hoạt động thí
điểm bảo hiểm nơng nghiệp cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong
việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là hết sức đúng đắn, đây là chính sách
nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân, góp phần thực hiện tốt

chính sách an sinh xã hội. Các địa phương được lựa chọn làm thí điểm, các địa
bàn huyện xã làm thí điểm với các sản phẩm cây lúa, chăn nuôi, thuỷ sản là
những mặt hàng sản xuất nông nghiệp quan trọng của địa phương phù hợp với
điều kiện, đặc thù sản xuất nông nghiệp, phân bố dân cư và yêu cầu phát triển
kinh tế của địa phương.
Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách đã được ban hành khá đầy đủ, đồng
bộ, sửa đổi, bổ sung kịp thời, tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh
nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện. Cùng với công tác chỉ đạo, kiểm
tra thực hiện đã thực hiện quyết liệt và có hiệu quả từ trung ương đến địa
phương, tập hợp được các lực lượng chính quyền địa phương. Các ban chỉ đạo
đã chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn, chỉ đạo cơ sở, nắm chắc tình
hình thực tiễn để có điều chỉnh về cơ chế chính sách, cách làm cho phù hợp và
giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh.
Cơng tác thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp đã có được kết quả quan trọng,
được người dân hưởng ứng và tham gia. Việc giải quyết bồi thường cho người
11


dân về cơ bản đảm bảo được thời gian nhận bồi thường và số tiền bồi thường
theo hợp đồng quy định.Trong q trình triển khai, có những thời điểm tổn
thất xảy ra với quy mô lớn, đồng loạt, trên phạm vi rộng; các doanh nghiệp
bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính để bồi thường
bảo hiểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã rất nỗ lực, cố gắng
giải quyết bồi thường đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người tham gia bảo hiểm
sớm khắc phục được thiệt hại và ổn định sản xuất.
Ngoài ra, thơng qua thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp đã tạo cho người sản
xuất nơng nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác.
Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến
tới sản xuất hàng hóa tồn diện.
Tuy nhiên, chương trình bảo hiểm cũng gặp phải một số khó khăn hạn

chế mà quan trong nhất là sự tương thích với từng vùng miền. Bảo hiểm nơng
nghiệp là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, chũng ta chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc triển khai; địa bàn triển khai bảo hiểm nông nghiệp rất
rộng, trải dài trên 20 tỉnh, thành phố; thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng,
mỗi địa phương mỗi khác. Do vậy, cơ chế, chính sách mặc dù đã được Bộ Tài
chính, Bộ NN&PTNT thường xuyên rà soát, đánh giá và sửa đổi bổ sung kịp
thời để đáp ứng được thực tế, tuy nhiên, không phải là đã phù hợp được hết
nhu cầu, đặc trưng riêng có của từng địa phương.
Theo tổng hợp số liệu của bộ tài chính, bảo hiểm trong nơng nghiệp bị lỗ
khoảng 22,4 tỷ đồng, riêng bảo hiểm thủy sản lỗ khoảng 24,9 tỷ đồng. Nguyên
do chủ yếu là nhiều hộ dân tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia mang
tính chất thăm dị (tham gia ít hoặc khơng tham gia), hoặc lựa chọn các đối
tượng được bảo hiểm có rủi ro cao để tham gia. Điều này gây khó khăn cho
cơng tác thí điểm với ngun tắc lấy số đơng bù số ít. Trong q trình triển
khai, có những thời điểm tổn thất xảy ra với quy mô lớn, đồng loạt trên phạm
vi rộng (nhất là trong lĩnh vực thủy sản) khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp
nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính để bồi thường bảo hiểm.
Hơn nửa, mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư tuyển dụng, đào
tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm nông nghiệp, tuy nhiên, so với u
cầu triển khai vẫn cịn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi địa bàn
triển khai rộng, phức tạp. Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó
khăn trong việc cung cấp dịch vụ cũng như kiểm tra, giám sát rủi ro.
Dựa trên những mặt đã đạt được, cùng với sự xuất hiện của một số khó
khăn hạn chế, chương trình thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp đã để lại được một
số bài học kinh nghiệm. Dựa trên những bài học đó, chương trình bảo hiểm
12


nơng nghiệp có thể được triển khai một cách thành cơng hơn, mang lại lợi ích
xã hội cho người sản xuất nơng nghiệp và cả lợi ích kinh tế cho các doanh

nghiệp bảo hiểm.
2.1.6 Chương trình bảo hiểm cây lúa
Chương trình thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp là chương trình bảo hiểm
theo chỉ số năng suất khu vực cùng nằm trong khng khổ chương trình bảo
hiểm nơng nghiệp cùng với bảo hiểm thủy sản và bảo hiểm chăn ni. Chương
trình bảo đảm cho năng suất của người nông dân trong mùa vụ có tham gia
bảo hiểm khơng thấp hơn ở một mức chấp nhận được so với năng suất trung
bình của khu vực họ đang canh tác vụ trước.
Theo quyết đinh 3035/QĐ-BTC và quyết định 315/QĐ-TTG người tham
gia bảo hiểm cây lúa sẽ được hỗ trợ từ phía bảo hiểm trong các trường hợp:
xảy ra sụt giảm năng suất do các rủi ro thiên tai, sâu bệnh và bệnh dịch trong
thời gian bảo hiểm và được mở rộng ra cho cả phần diện tích sau khi bị thiệt
hại cấy sạ lại.
Trong quyết định và các thơng tư liên quan có quy định những trường
hợp thiệt hại cho hộ sản xuất nhưng không phải bồi thường như: nhà bảo hiểm
được quyền từ chối bồi thường nếu thiệt hại đến từ các rủi ro về chiến tranh,
phóng xạ và khủng bố; người được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại hoặc không
tuân thủ ngun tắc, quy trình trồng lúa phịng dịch của cơ quan có thẩm
quyền; rủi ro bảo quản sau thu hoạch; rủi ro về chất lượng lúa.
Số tiền bảo hiểm được tính theo cơng thức:
STBH=DT x NSBQ x ĐG

(2.1)

Trong đó:
STBH: số tiền bảo hiểm (đồng).
DT: diện tích đất của hộ tham gia bảo hiểm (m2).
NSBQ: năng suất bình quân của xã nơi canh tác của hộ nông dân trong 3
vụ tương ứng trong 3 năm trước đó (tạ/ha)
ĐG: đơn giá lúa cho từng vụ trên địa bàn được bảo hiểm, được xác định

bằng với giá lúa vụ gần nhất (đồng).
Phí bảo hiểm được tính theo cơng thức:
P= STBH x TL

(2.2)

Trong đó:
P là phí bảo hiểm hộ nơng dân phải trả (đồng).
13


×