Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THIẾT kế máy SÀNG THÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.42 KB, 9 trang )

THIẾT KẾ MÁY SÀNG THÔ, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SÀNG THÔ, ,
thuyết minh THIẾT KẾ MÁY SÀNG THÔ, động học máy SÀNG
THÔ, kết cấu máy SÀNG THÔ, nguyên lý máy SÀNG THÔ, cấu tạo
máy SÀNG THÔ, quy trình sản xuất SÀNG THÔ,
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ MÁY SÀNG THÔ
Máy sàng thô là một thiết bị dùng để sàng hỗn hợp nhiều loại nguyên
nhiên, vật liệu thành một loai đồng nhất. Trong đó độ đồng đều của sản
phẩm sau khi sàng là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng
và hiệu quả của máy sàng thô.
1.1/ Công dụng:
Trong dây chuyền sản xuất hóa chất, dược phẩm, xây dựng và thức ăn gia
súc. Đặc biệt là trong xí nghiệp chế biến thức ăn tổng hợp công nghiệp
thường dùng nhiều máy sàng thô để thu được sản phẩm riêng biệt nhiều
thành phần có tỷ lệ nhất định được sàn lọc với nhau và phân bố đều. Các
thành phần này được định lượng chính xác ngay từ ban đầu nhưng nếu
không được đưa qua máy sang thô làm việc có hiệu quả thì chưa chắc đã
thu được sản phẩm, sau khi sàng chia thành lượng nhỏ lại chứa đủ các tỷ lệ
thành phần theo yêu cầu.
Quá trình sàng thô chỉ kết thúc và hiệu quả khi mỗi mẫu kiểm tra đều có tỷ
lệ các thành phần đưa vào sàng lọc theo công thức định trước. Nhưng thực
tế đối với nhiều loại sản phẩm thì hiệu quả sàng phụ thuộc vào độ lớn hạt,
khối lượng riêng, độ ẩm và một số tính chất kết cấu khác của vật liệu sàng.
Do đó quá trình sàng thô không đạt được mức đồng đều tuyệt đối.
1.2/ Yêu cầu kỹ thuật các máy sàng thô thức ăn:
Máy sàng thô thức ăn gia súc dùng để sàng các loại thức ăn thành một loại
về thành phần và tỷ lệ thành phần thức ăn có thể là khô hay ẩm, lỏng đảm
bảo cho gia súc, gia cầm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà chúng ta
muốn cung cấp cho chúng.
Thức ăn hỗn hợp có tạp chất được sàng đều sẽ bổ sung chất lượng, mủi vị
giữa các thành phần, kích thích cho gia súc ăn nhiều và đầy đủ các thức ăn
cần thiết, tăng chất lượng thức ăn, nhờ đó tăng sản lượng chăn nuôi . Do


vậy vấn đề đặt ra cho máy sàng thô là:
- Đảm bảo độ sàng cao nhất tùy theo mỗi đối tượng gia súc, gia cầm ở
từng lứa tuổi khác nhau.
- Đáp ứng sàng thức ăn khô, ẩm khác nhau theo yêu cầu của các cơ sở
sản xuất
- Năng suất phù hợp, chi phí năng lượng riêng thấp
- Sử dụng thuận tiện, chăm sóc dễ dàng, an toàn lao động và máy
1.3/ Phân loại máy sàng thô:
Có nhiều cách phân loại máy sàng thô:
Phân loại theo cách bố trí bộ phần làm việc gồm các máy :


+ Máy sàng thô nẳm ngang
+ Máy sàng thô thẳng đứng
+ Máy sàng thô nằm nghiêng
Phân loại theo tỷ lệ ẩm ướt chứa trong hỗn hợp thức ăn, dạng này được
chia thành 3 loại:
+ Máy sàng thức ăn dạng hỗn hợp khô (máy sàng khô, roi)
+ Máy sàng thức ăn dạng hỗn hợp dạng ẩm (máy sàng ẩm )
Phân loại theo nguyên tắc làm việc : Máy sàng có bộ phận quay và máy sàn
kiểu thùng quay
1.4/ Các loại máy sàng thô:
Sàng thô vật liệu rắn, rời là trường hợp đặc biệt thường được sử dụng
trong các quá trình công nghệ khác nhau: Sản xuất Siment, sản xuất sơn
mài, luyện kim, hóa chất,… đặc trưng của quá trình sàn khác rất nhiều so
với quá trình khuấy, đó là do hệ chỉ gồm các hạt rắn hợp thành pha hạt
(pha vật liệu rời) có một loại tính chất đặc trưng khác hẳn pha lỏng.
1.4.1/ Cơ chế sàng:
Sàng là quá trình kết hợp các khối lượng của các vật liệu khác nhau để
nhận được một sản phẩm có sự phân bố đồng nhất của các phần tử ở mỗi

vật liệu trên toàn khối hỗn hợp. Người ta có thể căn cứ vào độ ẩm của hỗn
hợp mà chia thành :
- Sàng khô, độ ẩm < 20%
- Sàng ẩm, độ ẩm 20 60%
Khi sàng vật liệu dạng hạt rời chúng chịu tác dụng của những lực có hướng
khác nhau và chuyển động của vật liệu chính là hệ quả của tổng hợp các
lực đó . Ngoài ra, cơ chế quá trình sàng còn phụ thuộc vào cấu trúc máy
sàng và phương pháp tiến hành quá trình nên rất khó mô tả bằng toán học.
Trong máy sàng thường có 5 quá trình cơ bản xảy ra trong khi sàng.
- Tạo các lớp trượt với nhau theo các mặt phẳng – sàn cắt
- Chuyển dịch một nhóm hạt từ vị trí này tới vị trí khác – sàn đối lưu
- Thay đổi vị trí thanh từng hạt riêng rẽ - sàn khuếch tán.
- Phân tán từng phân tử do va đập vào thành thiết bị sàng
Tùy theo dạng kết cấu của máy sàng mà có thể xuất hiện một hoặc một số
trong 4 quá trình trên khi sàng vật liệu rời
1.4.2/ Các loại máy sàng thùng quay:
Máy sàng thùng quay được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công
nghiệp. Trong công nghiệp hóa học sử dụng để sàng các phân liệu, trong
công nghiệp thực phẩm để sàn các loại hạt và trong công nghiệp xây dựng
để sàn các loại cát, đá,.. Yêu cầu của vật liệu đưa vào sàng phải rời , xốp ,


độ kết dính nhỏ và cho phép làm sứt mẻ. Máy sàng làm việc chủ yếu là
gián đoạn, nhưng đối với thùng nằm ngang cũng có thể làm việc liên tục,
cấu tạo của máy gồm : Thùng sàng, bộ phận dẫn động và bộ phận đỡ.
Các dạng thùng sàng của máy sàn thùng quay
Thùng quay có nhiều cách bố trí và nhiều hình dạng khác nhau để tạo dòng
vật liệu chuyển động khác nhau theo yêu cầu công nghệ.
- Máy sàng thùng quay hình trụ thẳng đứng
- Máy sàng thùng quay hình trụ nằm ngang

Các máy này chế tạo đơn giản, lắp ráp dễ dàng. Nhưng để sàng mãnh liệt
hơn người ta dùng máy sàng lục giác nằm ngang
- Máy sàng thùng quay có đáy hình côn. Loại này dùng để sàn các vật liệu
không cho phép nghiền
- Máy sàng thùng quay hình trụ nghiêng. Loại này sàng rất nhanh và chất
lượng cao. Quá trình sàng ở đây vừa sàng theo chiều trục lẫn sàn theo
hướng kính, cả sàng khuếch tán lẫn sàn đối lưu, va đập và nghiền.
- Máy sàng thùng quay hình chữ V . Loại này dùng trong trường hợp sàng
với hiệu quả cao. Ngoài những quá trình sàng nêu trên ở đây còn có thêm
quá trình sàng cắt, nghĩa là tồn tại cả 4 quá trình sàng.
1.5/ Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình sàng đều:
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sàng đều bao gồm :
- Vận tốc sàng
- Thời gian sàng
- Cấu tạo của bộ phận sàng
- Tính chất cơ lý của vật liệu sàn
- Ngoài ra đối với các loại máy sàng thô dạng lưới thì các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sàng phụ thuộc vào hình dạng, cách bố trí và số lượng các
lưới …
1.6/ Máy sàng ngang:
Là loại máy sàng có lưới một trục nằm ngang làm việc liên tục hoăc chu kỳ.
Loại máy sàng này có thể sàng tạo nên vật liệu riêng biệt từ nhiều thành
phần, cũng như tạo ra nguyên liệu đơn nhất ở thể khô và thể dẻo. Việc tạo
khô có thể tiến hành bằng gió hoặc sấy khô có áp lực thấp. Có thề nâng
cao chất lượng sản phẩm khi dùng sấy khô có áp lực thấp. Năng suất được
coi là thông số chính của máy.
......................................................................
1.6.1/Nguyên lý hoạt động máy sàng ngang:

Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sàn ngang



Nguyên lý hoạt động của máy tương đối đơn giản. Nguồn điện 3 pha được
cấp vào động cơ che kín 3 pha với công suất là N=1.5 kw, số vòng quay
n=1450 vòng/phút truyền qua cặp bánh đai với tỷ số truyền làm cho số
vòng quay giảm ở bánh đai bị động. Bánh đai bị động được gắn trực tiếp
với hộp giảm tốc, thông qua hộp giảm tốc, số vòng quay trục ra của hộp
giảm tốc sẽ phù với việc tính toán sang, trục này gắn với trục sàng, thông
qua mối ghép xích đôi và việc sàn thức ăn gia súc sẽ được thực hiện trong
thùng sàng khi đổ liệu vào.
1.7/ Sàng:
Sàng là quá trình phân loại một hỗn hợp vật liệu rời thành các lớp có kích
thước khác nhau. Sàng được sử dụng nhiều trong các xí nghiệp sản xuất
ngũ cốc , chế biến thức ăn gia súc, cơ sở sản xuất chè…
Theo cấu tạo của các bộ phận làm việc thì các máy sàng được chia ra làm
hai nhóm: với mặt sàng phẳng và mặt sàng hình trụ. Những máy sàng với
lưới phẳng chuyển động rung hoặc chuyển động tịnh tiến tròn là những
máy được sử dụng nhiều nhất trong thực tiễn sản xuất. Các máy sàng với
lưới chuyển động tròn thường dùng để kiểm tra phế liệu của hạt. Những
máy sàng dùng để phân riêng các thành phần hạt có cùng kích thước và
chất lượng gọi là sàng phân loại.
Ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nga... nói chung
các loại máy sàng thường được quy chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt. Ở
nước ta mới chỉ được chế tạo đơn chiếc.
Phương pháp chủ yếu để phân loại vật liệu là cho vật liệu lên một bề mặt
có lỗ và làm cho nó chuyển động. Những cục vật liệu nào có kích thước bé
hơn kích thước của lỗ sẽ lọt qua, còn các cục khác có kích thước lớn hơn
kích thước của lỗ thì còn lại trên mặt lưới.
Sự phân loại có thể tiến hành theo các kích thước từ nhỏ đến lớn. Thuộc
trường hợp này kích thước lỗ to dần theo chiều dài của mặt sàng (cũng là

chiều dài của nguyên liệu chảy) và sàng thường bố trí nối tiếp. Phương
pháp này có ưu điểm là cấu tạo sàng đơn giản, dễ tháo lắp, song bị hạn
chế sử dụng do mặt bằng lắp đặt máy đòi hỏi diện tích rộng và lượng phân
loại thấp, mặt sàng chóng mòn.
Phân loại theo kích thước từ lớn tới nhỏ có thể bố trí các lưới sàng xếp
chồng. Theo phương pháp này, chất lượng phân loại tốt, mặt sàng lâu mòn
nhưng tháo lắp sàng khó.
Để khắc phục những nhược điểm của hai phương pháp phân loại trên và
phát huy được những ưu điểm của chúng , ta có thể kết hợp cả hai phương
pháp phân loại, có nghĩa là sàng vừa bố trí nối tiếp, vừa xếp chồng.
Bề mặt làm việc của sàng là bộ phận chính để phân loại các vật liệu.Các
loại mặt sàng thường dùng là:
- Lưới đan: loại này sử dụng để sàng mịn và sàng nhỏ các vật liệu
xốp, rời khô. Lưới đan có các lỗ dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình


lục giác. Sợi để đan thành lưới thường là sợi nilông, dây đồng, dây thép có
đường kính nhỏ hơn kích thước của sản phẩm dưới sàng.
- Tấm đục lỗ: loại này là những tấm bằng thép hay đồng, trên bề mặt đục
các lỗ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình bầu dục.
Sau đây ta đề cập tới một số máy sàng được sử dụng phổ biến trong các
nhà máy và xí nghiệp sản xuất lương thực , thực phẩm và chế biến thức ăn
gia súc.
1.8/ Máy sàng lắc:
Trong sản xuất lương thực thưc phẩm hiện nay thì máy sàng có mặt sàng
phẳng chuyển động tịnh tiến qua lại được sử dụng nhiều hơn cả. Các máy
này được chế tạo theo nhiều kiểu khác nhau, mà điển hình là hai loại sau.

a.


Máy sàng lắc phẳng:
Để cho sàng làm việc được thì yêu cầu vật liệu trên lưới sàng phải chuyển
động theo một dòng liên tục. Khi sàng tiến thì vật liệu cũng tiến (lực quán
tính phải nhỏ hơn lực ma sát). Còn khi sàng lùi thì vật liệu sẽ trượt tương
đối trên bề mặt của sàng (lực quán tính lại phải lớn hơn lực ma sát). Như
vậy cần phải tạo ra cho sàng có gia tốc tiến và gia tốc lùi khác nhau, thông
qua bộ phận truyền động bằng tay quay thanh truyền hoặc cơ cấu lệch
tâm.
Máy sàng lắc phẳng có ưu điểm là năng suất và hiệu suất của sàng cao.
Cấu tạo đơn giản, giá thành hạ, sử dụng và sữa chữa tiện lợi.
Nhưng nó cũng có nhược điểm là khối chuyển động có cấu tạo không cân
bằng cho nên gây ra tải trọng động lớn có ảnh hưởng tới bệ máy.
Muốn tiến hành quá trình sàng được tốt thì lớp hạt phải luôn luôn bám sát
vào lưới sàng và trượt lên trượt xuống được . Điều này liên quan tới số
vòng quay của bộ phận gây dao động.
1 - Đối với lưới sàng nghiêng dao động dọc theo đường thẳng nằm ngang,
điều kiện cần để đạt chuyển động trên lưới lên phía trên là:
....................................................

a.

Máy sàng phân loại bằng lưới sàng và không khí: dùng để làm sạch và phân riêng
hạt.
Theo chiều cao của máy có thể chia ra ba phần:
1) Vùng phân loại bằng không khí để làm sạch hạt;
2) Thùng sàng để phân hạt theo độ lớn thành ba phần hạt riêng biệt;
3) Vùng phân loại bằng không khí để chia từng loại hạt theo độ lớn và
thành các phần riêng theo tính chất khí động lực;
Hạt đi vào buồng chứa dữ liệu, quạt hút không khí kéo sản phẩm vào ống
dẫn và cuốn theo các hỗn hợp nhẹ đối với khí động lực. Những hỗn hợp

này được lắng vào buồng lắng và từ đấy chúng được tách ra khỏi máy.
Không khí sạch ở trong buồng lắng được quạt thổi lần thứ hai để làm sạch


hạt. Như vậy quạt được làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn kín của dòng
không khí.
Ở thùng sàng khối hạt được phân ra một số thành phần hạt khác nhau theo
chiều rộng và chiều dày của hạt.
Tất cả những thành phần này đi vào những ngăn khác nhau của vùng phân
loại bằng không khí ở phía dưới. Quạt hút không khí qua lớp sản phẩm
đang trượt theo mặt phẳng nghiêng. Tương ứng với các vận tốc của không
khí khác nhau, tại những ngăn riêng của buồng lắng có các hỗn hợp
khoáng, hạt bẩn, hạt sạch và hỗn hợp nhẹ được lắng xuống.
Thùng sàng chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ tay quay thanh truyền hoặc
cơ cấu lệch tâm.
Năng suất của lưới sàng được tính như sau:
Q = . f, kg/h
22)

(2 –

Trong đó: f - diện tích mặt sàng, d ;
– năng suất riêng (năng suất trên một đơn vị diện tích mặt sàng ), kg/d h.
Khi tính năng suất theo (2 – 22) cần chú ý chọn năng suất riêng của mặt
sàng cho thích hợp. Năng suất riêng của mặt sàng có thể giảm đi một nửa
nếu độ ẩm của hạt từ 15%, tăng lên 26%. Độ rác bẩn của hỗn hợp cũng có
ảnh hưởng tới năng suất của mặt sàng.
Công suất cần thiết cho các máy chuyển động tịnh tiến qua lại có thể xác
định theo công thức:
= ; kW


(2 –

23)
Trong đó: M – khối lượng của các thành phần chuyển động tịnh tiến qua lại
của máy sàng, kg.
– vận tốc góc của tay quay hoặc cơ cấu lệch tâm của bộ phận truyền
động thùng sàng, 1/s;
r - bán kính lệch tâm hoặc chiều dài của tay quay, m;
1.9/ Máy sàng rung:
Trong sản xuất lương thực và thực phẩm người ta sử dụng máy sàng rung
để phân loại nguyên liệu, vận chuyển vật liệu , làm tơi và làm nguội vật
liệu.
Thường có hai loại cơ cấu gây rung động cho máy sàng rung là đĩa có gắn
đối trọng và cơ cấu lệch tâm. Trong loại cơ cấu thứ nhất, các đĩa có đối
trọng được gắn trên trục dẫn động của máy. Khi trục quay thì các đĩa này
gây nên các lực quán tính làm cho thùng sàng chuyển động theo các hướng
khác nhau. Ở loại cơ cấu thứ hai, trục lệch tâm của máy được tựa trên các
gối đỡ. Các gối đỡ này lại được gắn vào thùng sàng. Khi máy làm việc thì
thùng sàng sẽ thực hiện chuyển động rung nhờ sự quay của trục lệch tâm.


Sự rung động được tạo thành nhờ đối trọng quay, ở lưới trên các tạp chất
lớn được tách ra, còn ở lưới dưới là các tạp chất nhỏ.
Sàng rung được đặc trưng bưởi tầng số dao động cao (1000 3000 lần dao
động trong 1 phút) với biên dộ dao động nhỏ(2 0.5 mm). Thùng sàng có
gắn lưới sàng tựa trên 4 lò xo xoắn thẳng đứng. Các chi tiết dùng để lắp
ghép các lò xo với thùng sàng cho phép điều chỉnh mức độ kéo căng của
chúng.
Tại trọng tâm của thùng sàng có trục và trên trục và trên trục này có gắn

đối trọng.
Khi trục mang đối trọng quay thì trọng tâm của thùng sàng chuyển dịch
tương đối đối với trọng tâm của toàn hệ, còn trọng tâm của toàn hệ thì
đứng yên.
Năng suất của máy sàng rung có thể xác định theo công thức:
Q=B.q, Kg/h
(2 – 24)
Trong đó:
B - chiều rộng của mặt sàng, cm
q - tải trọng riêng của mặt sàng, kg/cmh
Đối với máy sàng rung, muốn làm sạch hạt đạt được hiệu quả công nghệ
cao cần phải có những giá trị thích hợp về biên độ, tần số dao động, về tải
lượng riêng và độ dốc của lưới sàng (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Trị số các thông số thích hợp của máy sàng rung
Các thông số thích hợp
Nguyên liệu
cần làm sạch Biên độ mm

Số vòng quay
trong 1 phút

Độ dốc của lưới
sàng

Tải lượng riêng
kg/dm ph

Lúa mì

3


1250

8

14

Đại mạch

3.5

1200

8

13



1.5

1850

8

8

1.10/ Máy sàng quay:
Trong sản xuất có những nguyên liệu và sản phẩm không thể phân loại trên
các máy sàng phẳng chuyển động tịnh tiến qua lại như tấm, cám hoặc vật

liệu dạng bột… Muốn phân loại những vật liệu như vậy, phải dùng máy sàng
quay.
Máy sàng quay được dùng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm để kiểm
tra nguyên liệu, kiểm tra bán thành phẩm và kiểm tra phế liệu.


Bộ phận làm việc chủ yếu của máy sàng này là thùng sàng hình lục lăng
nằm nghiêng một góc 5 10 0 so với mặt phẳng ngang và thực hiện chuyển
động quay đều với vận tốc vòng khoảng 1,2 1,6 m/s.
Nguyên liệu đi vào máy sàng qua cưa nạp liệu rồi xuống vít tải nạp liệu.
Nhờ vít tải này mà nguyên liệu được đẩy đều đặn vào máy để thực hiện
quá trình sàng. Phần lọt sàng rơi xuống các tấm hướng liệu, qua nam châm
và được vít tải để vận chuyển bột đưa ra khỏi máy, còn phần trên sàng,
dưới tác dụng của lực trọng trường được chuyển dịch về phía cuối cùng
máy rồi đi ra ngoài theo ống thoát tạp chất.
Kiểu máy sàng quay với thùng sàng nằm nghiêng một góc 5 10 0 so với mặt
phẳng ngang gây ra một số bất tiện cho kết cấu truyền động của máy. Vì
thế trong các cấu tạo hiện nay thùng sàng được bố trí nằm ngang, còn vật
liệu thì chuyển dịch dọc theo mặt lưới sàng nhờ các thanh gạt nằm nghiêng
hoặc thùng sàng được chế tạo theo dạng hình chóp cụt, hình nón cụt hoặc
lục lăng. Quá trình sàng một cách mãnh liệt nhờ có hiện tượng va đập của
các hạt khi rơi từ mặt lưới này qua mặt lưới khác.
Thùng sàng dạng hình nón cụt hoặc trụ cho phép dùng cơ cấu bàn chải để
làm sạch mặt lưới.
Năng suất của máy sàng có thể tính theo công thức:
Q= 720 .n.tg , t /h

(2 – 25)

Trong đó:

- khối lượng thể tích của vật liệu đem sàng, t/
– độ dốc của mặt sàng (đối với những thùng sàng là hình nón cụt hoặc
hình chóp cụt có trục quay nằm ngang và thùng sàng hình lục lăng hoặc
hình trụ đặt nằm nghiêng) hoặc góc nghiêng của thanh gạt đối với đường
sinh của thùng sàng (nếu thùng sàng là hình lục lăng hoặc hình trụ đặt
nằm ngang).
R - khoảng cách từ trọng tâm khối vật liệu trong thùng sàng đến tâm trục
quay, m;
h – chiều cao của lớp vật kiệu trong thùng sàng, m.
Trên cơ sở của những số liệu thực nghiệm người ta cũng có thể xác định
được năng suất của máy theo năng suất riêng q của mặt sàng. Nếu làm
sạch tạp chất lớn trong khối hạt thì lấy q = 500 600 kg/ h, nếu làm sạch
tạp chất nhỏ trong khối hạt thì lấy q = 200 300 kg/m2h, khi cần phân lọai
phế liệu thì lấy q = 100 150 kg/m2h
1.11/ Rây:
Máy rây dùng để phân loại các sản phẩm nghiền từ hạt, các loại bột mịn.
Bộ phận chủ yếu của máy là thân rây, gồm những thanh gỗ xếp cái nọ trên
cái kia. Trên các khung được căng những lưới nằm ngang. Lưới được làm
bằng:


- Tơ đan: có ưu điểm là lỗ rây nhỏ, không sinh nhiệt khi ma sát. Nhưng
nhược điểm là hút ẩm làm bịt kín lỗ;
- Kim loại: không hút ẩm, song sinh nhiệt khi ma sát;
- Kapơzông: không sinh nhiệt và không hút ẩm, nhưng đàn hồi.
Thân rây thực hiện chuyển động tịnh tiến tròn trong mặt phẳng ngang. Sản
phẩm nghiền được dịch chuyển từ trên xuống dưới, từ khung này chuyển
xuống khung khác và được rây (được phân riêng ra một số thành phần
khác nhau về độ lớn của hạt).
Theo nguyên tắc cân bằng của các khối lượng chuyển động tịnh tiến và

theophương pháp treo của các con lắc người ta chia các loại máy rây ra
như sau:
1) Máy rây có tay quay, trong đó trục của các con lắc quay trong các ổ trục
cố định của đế máy.
2) Máy rây tự cân bằng có trục dẫn động cứng trong đó trục của các con
lắc nối cứng với cọc treo vào trần nhà nhờ cụm ổ trục.
3) Máy rây tự cân bằng có trục dẫn động cứng, trong những máy rây này
trục của các con lắc được tựa lên ổ trục của khung chính.
Theo số thân máy, người ta chia ra máy rây một thân, hai thân và nhiều
thân.
Cấu tạo chung của máy rây hai thân:
Khi cọc trục quay thì trục mang các con lắc chuyển vị 4 - 5mm đối với
đường trục của cọc trục, vẽ thành một bề mặt hình trụ, còn tâm của ổ trục
dưới bắt chặt trên khung chính sẽ chuyển động trong mặt phẳng ngang
theo vòng tròn với bán kính p = 45mm. Những quỹ đạo tương tư được vẽ
lên bởi tất cả những điểm của khung chính đang thực hiện chuyển động
tịnh tiến vì những thanh treo cản trở nó quay. Khi máy rây làm việc thì các
lực quán tính của khung chính và những thân rây gắn trên nó được cân
bằng bằng các lực quán tính ly tâm của các tải trọng quay. Trong điều kiện
sử dụng máy bình thường, phản lực ngang của những thanh treo và cọc
trục thực tế được cân bằng lẫn nhau.
THIẾT KẾ MÁY SÀNG THÔ, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SÀNG
THÔ, , thuyết minh THIẾT KẾ MÁY SÀNG THÔ, động học máy SÀNG
THÔ, kết cấu máy SÀNG THÔ, nguyên lý máy SÀNG THÔ, cấu tạo
máy SÀNG THÔ, quy trình sản xuất SÀNG THÔ,



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×