Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những
chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
Bài làm
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút
của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là
một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là
một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong
tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện
gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy,
truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn
nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu.
Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân
Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn
là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất.
Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục
ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng,
mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng,
làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh
phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến
của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên
truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều
nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải
rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em
đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai
nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột
gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng
sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”
. Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về
làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn
thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở
lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu
vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn
nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến
việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật
nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những
cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông
sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được
bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo
kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền
cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là
trước sau như một.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai
như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như
muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng
như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất
cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới
lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào
cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân
Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu
quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách
mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng
người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các
phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách
làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với
những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng,
thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương
mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của
họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm
phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành
tình yêu nước nồng nàn như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông
Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực
vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến
mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng
điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương,
yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất
nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất
nước mình hơn.
Bài viết số 6 lớp 9 đề 2: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của
Nam Cao
Bài làm
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn
hiện thực nhân đạo. Tham gia vào dòng văn học 1930-1945 tuy là muộn so với các nhà văn khác nhưng
bằng cách “khơi những nguồn chưa ai khơi” Nam Cao đã ghi vào lòng độc giả những ấn tượng riêng và có
một vị trí đứng vững chắc. Ông viết rất nhiều tác phẩm như “Sống mòn”, “Một bữa no”, “Đời thừa”… nhưng
không thể không kể tới tác phẩm “Lão Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trong
người đọc ít nhiều suy nghĩ.
Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.Nhân vật Lão Hạc là nhân vật
điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp
tâm hồn sáng trong.
Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm. Vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh con
trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi
đồn điền cao su. Lão ngày ngày, vò võ mong mỏi con về, đơn độc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vật của con bầu
bạn cùng. Lão sống qua ngày, trong cái đói nghèo và đơn độc. Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối
cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm
lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc
đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của
lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng
nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.
Tuy ở một hoàn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Với cậu Vàng – kỉ
vật của con trai lão, lão yêu quí nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng, vỗ
về, vuốt ve nó; cho nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát; lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó
một miếng, lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí có phần hơn lão… Lão cũng coi nó như một
người bạn, ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là một con người. Lão đối với một con
chó, một loài vật mà ông giáo cho là sinh ra để người ta giết thịt lại nhân hậu, yêu thương đến vậy thì với
con người, lão con đối xử đến như thế nào nữa? Tấm lòng của lão quả thật khiến chúng ta cảm phục.
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp
vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn
vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ
mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán
thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để
lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt
mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình
cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì,
lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về,
lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại
ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào
tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành
động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì
nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì
con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì
lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ
hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như
lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không
thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho
là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành
động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.
Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con
hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi
đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy
trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn
đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn
tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít,
còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc,
trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là
bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh
Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm
một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa
ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một
con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị
cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự
trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một
tấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo
nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.Tấm lòng nhân đạo
của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sáng trong của lão
Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí
vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đây là một nhân vật điển hình, đại
diện cho tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ: tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp.
Nam Cao đã rất thành công trong cách xây dựng nhân vật. Thông qua cái nhìn ông giáo – một nhà trí thức,
Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề “đôi mắt”: “Chao ôi!
Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần
tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng
thương; không bao giờ ta thương...”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ nét.
Tâm lý nhân vật lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói của lão, nhiều đoạn đối thoại mà như
độc thoại. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câu chuyện chân thực, sinh động, gần gũi
với người nông dân.
Nhân vật lão Hạc quả thật đã để lại trong lòng người đọc ít nhiều suy nghĩ. Qua đó cũng thể hiện tài
năng,tấm lòng của Nam Cao. Phải là một cây bút xuất sắc, một nhà văn thấu hiểu, am tường về người nông
dân tới tận cùng, dành cho họ những tình cảm yêu mến, trân trọng cảm thông sâu sắc mới viết nên một
truyện ngắn hay như thế. Với một nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao đã khẳng định
được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những
tình cảm yêu mến.
Bài viết số 6 lớp 9 đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện
“Chiếc lược ngà"
Bài làm
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảmđộng về tình cha con của
những gia đình Việt Nam mà ở đó “lớp cha trước, lớpcon sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành”.
Trong truyện đoạn cảm độngnhất là đoạn “ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu”.
Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếnggọi của quê hương.
Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín nămđằng đẳng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có
một ngày trở về quê gặp lại vợcon. Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê,
mộtlàng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anhsẽ rất vui mừng khi
được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mangmột nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn
nóng cho mau về đến nhà.
Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: “Thu! Con!” thậttha thiết. Ta co thể tưởng
tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừabước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con.
Thế nhưng ngược lại vớinhững điều anh Sáu mong chờ.
Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anhSáu sửng sờ, đau khổ. Còn
gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thươngyêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ
đây trở nên xa lạ đến mức phũphàng ấy.
Thế rôì, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anhđi nó vừa mấy tháng tuổi
nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng “ba”, vào ăncơm nó chỉ nói trống không “Vô ăn cơm!”
Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạymua thức ăn. Trước khi đi,
chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồicơm quá to mà bé thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi
không tìm được cáchnào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: “Cơm sôirồi, chắt
nước dùm cái!” anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thếnhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra
từng vá nước chứ nhất định không chịu gọianh Sáu bàng “Ba”. Con bé thật đáo để!
Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén.Lúc đầu nó để đó rồi bất
thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá,không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông
nó. Thế là bé Thu vội chạyra xuồng mở “lòi tói” rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.
Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới.Bao nhiêu mơ ước được hôn,
ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉcàng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không
còn để ý đến nó nữa.
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. ChịSáu cũng lo sắp xếp đồ đạc
cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơmột mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở
về vì bà ngoại sang đây đểtiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng
bỉnh,ương ngạnh nữa , mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người,nhìn anh Sáu. Đến
lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìnquanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc
trong ba ngày phép hiện lêntrong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh
cũngphải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng “ba”thiêng liêng ấy.Thật là
đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu vàtiếng “Ba!” được thốt lên thật cảm động biết
nhường nào. Nó ôm chầm thật chặtnhư không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những
lời khiếnmọi người xung quanh đều xúc động: “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!”
Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con vàkhóc cùng với con. Rồi cũng
đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừamới nhận được tiếng “ba” của đứa con thân yêu cũng là lúc
phải nghẹn ngào chiatay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.
Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽanh đã hiểu lí do vì sao bé
Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng “ba” từba hôm nay.
Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹnó thường ngày vẫn
nói với nó đó là “ba” được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làmcho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với
anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhâncủa vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và
ăn năn. Tìnhcảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiệnbằng thái độ,
cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu.] Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rấtngặng nề
với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịchcảnh khác mà đã có biết bao gia
đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đángthương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta
trong những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Chúc các bạn học giỏi!