Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng việt lớp 9 HK 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.7 KB, 1 trang )

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng việt lớp 9 HK 2
I. Những điểm cần lưu ý.
1. Từ ngữ địa phương thể hiện màu sắc địa phương, có tác dụng là giàu ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên,
tiếng địa phương cũng gây khó khăn giao tiếp giữa các vùng khác nhau của đất nước.
2. Tìm hiểu, sử dụng mặt tích cực của tiếng địa phương là chuẩn bị cho môi trường giao tiếp rộng hơn địa
bàn quen thuộc.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập.
Câu 1 : Các từ ngữ địa phương trong đoạn trích – chuyển sang từ toàn dân tương ứng.
a. Thẹo – sẹo, dễ sợ - sợ lắm – lập bập, ba – bố - cha.
b. Kêu – gọi, đâm – trở nên, đũa bếp – đữa cả, nói trổng – nói trống, vô – vào.
c. Bữa sau – hôm sau, lui cui – cắm cúi – lúi húi, nhắm – ước chừng – cho là, dáo dác – nháo nhác, giùm –
giúp.
Câu 2. Từ kêu ở câu a là từ toàn dân, tương đương ở từ ’’nói to’’.
- Từ kêu trong đoạn trích b là từ địa phương, nghĩa là ’’gọi’’.
Câu 3. Các từ địa phương : trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác).
Câu 4. HS tự điền theo mẫu.
Câu 5.
a. Không nên để cho nhân vật Thu (chiếc lược ngà) dùng từ ngữ toàn dân vi Thu còn nhỏ, giao tiếp trong
phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết đến các từ toàn dân.
b. Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng làm nên màu sắc địa phương
của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn
cho người đọc.



×