Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài trương trình địa phương (phần văn ) ở môn ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.83 KB, 32 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KHI DẠY BÀI
" CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG" (PHẦN VĂN) Ở MÔN NGỮ
VĂN 9.
Giáo viên : Đỗ Thị Kim Hoà
Tổ : Xã hội
Đơn vị : Trường THCS Cổ Loa
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Năm học 2007 - 2008
 
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
DÀN Ý
A. Đặt vấn đề:
I. Lý do chọn đề tài:
II. Cơ sở thực tiễn và lý luận:
1. Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài
"Chương trình địa phương".
2. Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò.
3. Thực tế giảng dạy của giáo viên
4. Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương.
III. Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát:
B. Nội dung chính:
I. Khảo sát tình hình thực tế của học sinh:
II. Những giải pháp cụ thể:
1. Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Định hướng cho học sinh nguồn tư liệu


3. Giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể
4. Hướng dẫn cách thực hiện
5. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên
6. Giáo viên tập hợp bài chuẩn bị để xem xét, chấm điểm
7. Tiến hành trên lớp:
- Phân công học sinh chấm chéo
- Phát huy tính tích cực và ghi nhận kết quả của nhóm học tập
- Giáo viên bình điểm, công khai kết quả
8. Khen thưởng và kỷ luật
9. Tập hợp thành quả của học sinh và nhân rộng điển hình
III. Kết quả thực hiện
IV. Bài học kinh nghiệm rút ra
C. Lời kết
 
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập I
2. Sách giáo viên Ngữ văn 9 - Tập II.
3. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT –
trang 6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006)
4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
( Nguyễn Nghĩa Dân - NXB Giáo dục - 1998 ).)
5. Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ văn - Nguyễn
Đắc Diệu Lam)
6. Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục của Jeal Vial – Nguyễn
Kỳ và Dương Xuân Nghiên dịch
7. Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
( Nguyễn Kỳ - NXB Giáo dục - 1995 ).
8. Một số vấn đề về tâm lý học về giao tiếp sư phạm.

( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Chu kỳ 1992 - 1996 ).
9. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS Chu kỳ 2004 -
2007
10. Luật Giáo dục – Chương I - Điều 14 – XB năm 2005
11. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010
12. Loa Thành Thánh tích.
(Chu Trinh - Nhà xuất bản Hà Nội - 1968)
13. Lửa chiều
14. Đất thiêng
 
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Nghĩa Dân có viết:
“Hiện nay, phương pháp lấy người học làm trung tâm là một phương
pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục nhân cách của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa ở nước ta”
(“Đổi mới phương pháp dạy học” – trang 12– NXB Giáo dục).
Qua 16 năm chiêm nghiệm từ thực tế công tác giảng dạy, tôi càng
khẳng định rằng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là hoàn
toàn đúng đắn.
Đặc biệt, ngày hôm nay, nhân loại đang đứng trước sức phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo
dòng chảy qui luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là
những con người hành động một cách năng động sáng tạo, thích ứng nhanh
với những thay đổi và mọi khả năng tiếp cận, giải quyết vấn đề mềm dẻo linh
hoạt.
Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng thời gian đã hoàn thành sứ
mạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhà trường với phương

pháp đảm bảo cho đời một sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế
kỷ 21, đó là PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
Phương pháp dạy học tích cực thực chất là học sinh được phát huy tính
tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội bài giảng. Giáo viên là
người hướng dẫn điều khiển, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
Nhưng để phát huy tính tích cực của học sinh trong những tiết dạy
“Chương trình địa phương” (môn Ngữ văn THCS) thì sao đây? Khi mà
ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô xác định: “Giáo dục truyền thống địa
 
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường THCS
nói riêng và của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung”
(Tài liệu bồi dường thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT – trang
6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006).
Bởi vì mỗi một cá nhân đều có cội nguồn gốc gác của mình, đó là nơi
chôn nhau cắt rốn, là quê hương yêu dấu, là mảnh đất địa phương nặng ân
tình. Từ đó trong trí óc họ ắt nảy sinh những ấn tượng, tình cảm tự hào về
mảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên. Mỗi học sinh cũng vậy, trong trí óc còn
bao sự hồn nhiên ngây thơ còn có rất nhiều khoảnh khắc để dành cho tình
cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương. Nhiệm vụ của người giáo viên
chúng ta phải khơi dậy, nhen nhóm lên tình cảm đó, để nó bùng dậy, hâm
nóng tình yêu quê hương. hun đúc ý chí, thúc đẩy hành động.
II. Cơ sở thực tiễn và lý luận của vấn đề:
1. Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài “Chương trình
địa phương”:
Theo chương trình đổi mới, SGK lớp 9 được Bộ Giáo dục sắp xếp một
số tiết học “Chương trình địa phương”, trong đó có một số tiết qui định về
phần Văn (Tiết 42). Mục tiêu của tiết học này: “Giúp học sinh bổ sung vào
vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và

một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. Từ đó học sinh
bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa
phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa
phương”
(SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I).
Tiết 42 “Chương trình địa phương”(Phần Văn) ở lớp 9 là sự kế tiếp
của tiết 121 “Chương trình địa phương” ở lớp 8. Ở lớp 8, học sinh bước đầu
biết tìm hiểu về văn học địa phương đến năm 1975. Ở lớp 9, học sinh tiếp tục
 
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về văn học địa phương từ sau năm 1975
đến nay.
Một số tiết học “Chương trình địa phương” được sắp xếp từ lớp 6 đến
lớp 9 theo nhận định của giáo viên chúng tôi thì đây là những tiết học hay, bổ
ích và lý thú. Bởi vì nó có tác dụng giáo dục học sinh vô cùng sâu sắc: vừa
rèn cho học sinh đức tính kiên trì, ham học hỏi vừa phát huy tính tự giác,
tính cực cho người học.
2. Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò:
Nhưng làm thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động của học
sinh lớp 9 khi học bài “Chương trình địa phương”, trong khi đa số học sinh
thụ động máy móc, lười suy nghĩ. Song học sinh lứa tuổi này đang có sự phát
triển về mặt tâm sinh lý: dường như đã có ý thức thích quan tâm, giúp đỡ lẫn
nhau và trong tâm thức bắt đầu nảy sinh sĩ diện và lòng tự tôn tập thể.
Yêu cầu của bài này : Học sinh tự mình sưu tầm, tìm đọc những tác
giả, những tác phẩm văn học địa phương để có những hiểu biết chung về văn
học địa phương mình.
(SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 – Tập I).
Học sinh - chủ thể của hoạt động học phải có được những kiến thức
bằng hoạt động của chính mình. Trong lúc này, người thầy đóng vai trò tác

nhân tác động vào hoạt động học.
Khích lệ được lứa tuổi 14 -15 tự sưu tầm, mày mò, suy nghĩ quả là
khó. Trong khi vốn hiểu biết của các em còn rất ít ỏi. Vả lại đa số học sinh
còn chưa mấy hứng thú với việc học bộ môn Văn. Hoàn cảnh gia đình nhiều
em lại rất khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình tăng nguồn thu nhập.
Dựa trên đặc thù của địa phương và đối tượng học sinh qua khảo sát
đầu năm, chúng tôi trăn trở tìm hướng đi cho giờ dạy “Chương trình địa
phương” (Phần văn). (SGK Ngữ văn 9 – Tập I – Tiết 42).
 
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
3. Thực tế giảng dạy của giáo viên:
Muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh điều đầu tiên giáo
viên phải có sự chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch sử dụng phương tiện cho có
hiệu quả, dự trù những phương án, hình thức tổ chức cho sinh động. Trong
quá trình giảng dạy, chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi: sự quan tâm về đời
sống và tinh thần của các cấp chính quyền, đoàn thể, sự quan tâm của BGH,
tinh thần tương trợ của các bạn đồng nghiệp. Song điều kiện tiến hành của
giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cái khó đầu tiên đối với chúng tôi – giáo viên ở vùng ngoại thành nói
chung- là yếu tố học sinh: văn hoá đọc thấp kém, lười suy nghĩ, trì trệ trong
tinh thần, chưa có chí hướng phấn đấu vươn lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn
tới quá trình giảng dạy của giáo viên.
Cái khó thứ hai của chúng tôi chính là đặc thù của xã Cổ Loa, một xã
có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá , để tìm hiểu về những tác giả và
sáng tác viết về địa phương cho phong phú cũng đòi hỏi rất nhiều công sức
và tâm huyết. Để tìm cách khắc phục những khó khăn đó, chúng tôi nghiên
cứu chuyên sâu và tận dụng mọi sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể ở địa
phương, tự mày mò, nghiên cứu để tìm ra những cách tiến hành có hiệu quả.
4. Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương:

Sản phẩm của quá trình dạy học môn văn là hình thành nên nhân cách
của trò: bồi đắp tình yêu quê hương đât nước, tình cảm gắn bó tự hào về nơi
chôn rau cắt rốn của mình. Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
truyền thống văn học địa phương thì người giáo viên nên chú trọng nhiều hơn
đến thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào đối với những con người (các tác giả)
nơi quê hương mình. Bởi vì, khi ta có tình cảm đối với quê hương thì một nét
riêng biệt, một thoáng lịch sử, một điệu tâm hồn, một bóng dáng thân quen
cũng đủ gợi lên trong ta niềm yêu thương, gắn bó với quê hương, xứ sở, đồng
 
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
bào. Cho nên khi am hiểu sâu sắc về những con người nơi quê hương cùng
với truyền thống cao đẹp của mảnh đất này thì tình cảm của ta lại càng được
bồi đắp phong phú hơn. Bổn phận của người giáo viên làm thế nào để giúp
học sinh hiểu và biết được một kho tàng thơ văn đồ sộ của địa phương để mà
bày tỏ tinh thần tự hào, hãnh diện về quê hương đất nước.
Nhưng trong quá trình dạy học, mọi sự khó khăn đến đâu thì người giáo
viên dạy văn cũng luôn tâm niệm một điều : Bồi đắp tình yêu quê hương đất
nước, tình cảm gắn bó tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình là góp phần
hình thành nên nhân cách học trò. Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìm
hiểu văn học địa phương thì người giáo viên cần chú trọng đến thái độ, tình
cảm của trò đối với quê hương đất nước cũng như giá trị văn hoá lịch sử của
địa phương.
Từ những xuất phát điểm trên đây, tôi trăn trở và băn khoăn trước một
vấn đề: Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi
dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở môn Ngữ văn lớp 9, trong
khi điều kiện dạy và học bộ môn Văn còn gặp nhiều khó khăn, vốn tri thức
của học sinh thì cạn hẹp mà mục tiêu giáo dục đặt ra ngày càng cao.
Qua hai năm thử nghiệm những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh khi dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở

môn Ngữ văn lớp 9 đã có hiệu quả, tôi mạo muội đề xuất trong bài viết này
một vài biện pháp hữu hiệu.
III. Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát:
Để đề tài được chuyên sâu và sát thực, tôi xin đi sâu nghiên cứu phạm
vi: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tìm hiểu văn học
địa phương Cổ Loa thuộc vùng ngoại thành Đông Anh – Hà Nội.
Đối tượng thử nghiệm của chúng tôi là học sinh lớp 9 vùng ngoại
thành, các em được sinh ra và lớn lên trên đất Loa Thành lịch sử, có truyền
thống văn hoá lâu đời, cái nôi của những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn,
 
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
cái nôi đào tạo những cán bộ cách mạng trung kiên, cái nôi nảy nở những
nhân tài văn học. Qua hai năm nghiên cứu tìm tòi , áp dụng và dựa trên những
kết quả đã đạt được, tôi đã và đang bổ sung, hoàn thiện cho đề tài được hoàn
chỉnh.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Khảo sát tình hình thực tế học sinh:
Theo truyền thống, người giáo viên muốn giờ dạy thành công, đạt được
kết quả cao thì không thể bỏ qua khâu “Hướng dẫn về nhà”. Trong việc
“Hướng dẫn về nhà”, chúng tôi yêu cầu học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Ví dụ học xong bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”, chúng tôi hướng dẫn học sinh
về nhà:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài sau: “Chương trình địa phương” (Phần văn) . Song ở đầu
tiết 42 qua quá trình kiểm tra bài soạn, tôi thấy các em chuẩn bị rất sơ sài,
có em không biết chuẩn bị như thế nào. Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tôi
chốt lại mấy lý do cơ bản:
1. Học sinh lười suy nghĩ, chưa chịu tìm hiểu, khám phá.
2. Giáo viên chưa dành thời gian đầu tư, chưa có những câu hỏi, yêu

cầu cụ thể để có được những định hướng ban đầu.
3. Học sinh có quá ít thời gian chuẩn bị, chưa định hướng được quá
trình tìm hiểu văn học địa phương bắt đầu như thế nào.
II. Những giải pháp cụ thể :
Trước thực trạng đó, chúng tôi nghiên cứu, tìm cách khắc phục những
nguyên nhân trên. Mục đích của bài này như đã trình bày ở trên: “Giúp học
sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được
những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn
 
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa
phương”. (SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I).
Đây thực chất là một tiết học giúp học sinh hình thành kỹ năng tìm tòi,
phát hiện và bày tỏ thái độ tình cảm đối với địa phương.
1. Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
Để giờ dạy có hiệu quả, tôi thiết nghĩ, tuỳ từng yêu cầu, mức độ của dạng
bài mà giáo viên có cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho phù hợp chứ
không nhất thiết giờ học trước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ học
sau. Đối với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho giờ dạy tìm hiểu “Chương
trình địa phương” (Phần văn), giáo viên nên tiến hành trước đó 4 tuần để
học sinh có thời gian và điều kiện chuẩn bị ở nhà, giáo viên có thời gian xem
xét. Đây thực chất là một việc làm khích lệ học sinh phát huy vai trò chủ thể
của mình. Trò có thời gian chuẩn bị sẽ có được những sản phẩm tinh thần tốt
đẹp.
2. Định hướng cho học sinh nguồn sưu tầm;
Theo Nguyễn Kỳ- Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào
tạo, 1996, trong “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC”, mối quan hệ
thầy trò:

THẦY – TÁC NHÂN -> TRÒ – CHỦ THỂ
THẦY – HƯỚNG DẪN -> TRÒ TỰ NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đánh giá: Định hướng giữ vai trò
tiên quyết của sự thành công. Cho nên để chuẩn bị cho tiết 42 “Chương trình
địa phương” (Phần văn), giáo viên cần làm tốt vai trò vai trò tác nhân của
mình. Như vậy tiết này, ngoài việc nắm bắt được tình hình chuẩn bị bài của
học sinh cần hoạch định những phương án để chủ thể phát huy vai trò. Đối
với “Chương trình địa phương” (Phần văn), SGK gợi ý rất nhiều cách thức
chuẩn bị bài (trang 122 – SGK Ngữ văn 9 Tập I). Song để tiết học có hiệu
quả, tôi định hướng cho học sinh hai nguồn tư liệu khá dồi dào:
 
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
 Sách báo, tạp chí văn nghệ của địa phương: “Lửa chiều”,
“Đất thiêng”, “Loa Thành thánh tích”
 Gặp gỡ các tác giả có tên tuổi, những thành viên Câu lạc bộ
thơ văn xã nhà.
3. Giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể;
Và để có thể phát huy được vai trò chủ thể giai đoạn đầu tiên là giai
đoạn chuẩn bị cho bài học. Chuẩn bị tốt bao nhiêu thì kết quả bài giảng cao
bấy nhiêu. Thầy trò cùng chuẩn bị: Đọc trước bài, soạn bài, thu thập tài liệu.
Giáo viên giao nhiệm vụ, phân công theo nhóm. Trong dạy học, “ làm việc
theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực sản phẩm của nhóm học tập
thường có kết quả khả quan vì đưa ra được những kết luận phong phú, đa
dạng, những khám phá thú vị, đầy sáng tạo ”
(Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ văn
- Nguyễn Đắc Diệu Lam).
Cách tiến hành hoạt động nhóm vừa phát huy tính tích cực, tự giác của
trò, vừa làm cho khâu chuẩn bị được phong phú.
Chúng tôi phân chia học sinh thành bốn nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể

cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Lập bảng thống kê các tác giả văn học địa phương (những tác giả
có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay) theo mẫu:
ST
T
Họ tên Bút danh Những tác phẩm chính
 
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
- Nhóm 2: Sưu tầm một số tác phẩm hay (thuộc bất kỳ thể loại nào) viết về
địa phương mình (Kể cả những tác phẩm của những tác giả tuy không phải
người địa phương nhưng có sáng tác viết về địa phương).
- Nhóm 3: Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của mình về
một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được.
- Nhóm 4: Viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình.
Với cách thức giao nhiệm vụ như vậy nghĩa là “ biến người học
thành tác nhân tự nguyện, tích cực có ý thức về sự tự giáo dục của mình. Đó
chính là chuẩn của phương pháp tích cực: tính tích cực, tính tự do và tính
giáo dục”.
(Jean Vial – “Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục”.
Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên dịch).
4. Hướng dẫn cách thức thực hiện:
Học sinh lớp 8 thì vốn kiến thức của các em chưa phong phú, đặc biệt
đối với những sinh đại trà, hầu như các em không mấy quan tâm đến những
tác phẩm văn học nghệ thuật của xã nhà vì các em chưa có hứng thú. Để giờ
dạy thành công thì người giáo viên cần gia công tìm hiểu thực tế, chuẩn bị
mọi phương án, dự trù tình huống. Mặc dù người giáo viên có thể cung cấp
luôn cho học sinh mọi chi tiết, dẫn chứng ( Bảng hệ thống các tác giả, các tác
phẩm thơ văn viết về địa phương. Nhưng làm như vậy vô hình đã xoá nhoà
vai trò tích cực của chủ thể.

Đối với nhiệm vụ của bốn nhóm trên, tôi yêu cầu học sinh:
 100% thành viên tham gia tích cực hoạt động chuẩn bị.
 Dành thời gian nhàn rỗi đọc sách báo, tạp chí văn nghệ viết
về địa phương rồi ghi chép tích luỹ, chuẩn bị cho bài học.
 Học hỏi, tìm hiểu qua những người tham gia Câu lạc bộ thơ
văn của địa phương.
5. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên:
 
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Nhằm tạo đà cho sự chuẩn bị của học sinh có hiệu quả, chúng tôi
thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc bằng cách kiểm tra quá trình chuẩn bị bài,
nắm bắt thực tế soạn bài. Từ tuần 5 (giáo viên giao nhiệm vụ) đến tuần 8
(giáo viên thu bài để xem xét trước khi học bài đó (Tuần 9). Trong ba tuần
học sinh chuẩn bị, tôi thường xuyên kiểm tra vào các tiết học văn cuối tuần,
có qui định trước với học sinh về thời gian kiểm tra, yêu cầu học sinh mang
bài đầy đủ. Công việc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh cũng là một cách
để giáo viên tạo lập tình huống, dự trù phương án, bổ sung kiến thức. Nghĩa là
công việc này giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt hơn vai trò tác nhân của người
hướng dẫn: Lập và điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng,
đó cũng là tiêu chí của PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
6. Giáo viên tập hợp bài chuẩn bị của học sinh để xem xét chấm điểm:
Chương I, Điều 14 – Luật Giáo dục, năm 2005 có viết: “Nhà giáo giữ
vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Để bài viết
“Chương trình địa phương” (Phần văn) có chất lượng, giáo viên cần tập
hợp những bài chuẩn bị của học sinh để nắm bắt tình hình, có cách giải quyết
bổ sung, sửa chữa phù hợp. Đến tuần 8, tôi thu bài của học sinh để đọc, cho
điểm, ghi vào sổ cá nhân. Tôi coi mình là người chấm số 1.
7. Tiến hành trên lớp:
Sau khi chấm chữa bài của học sinh, tôi trả lại bài chuẩn bị cho các em.

Tôi hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện tiết 42 “Chương trình địa
phương” (Phần văn), tiến hành theo các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân công học sinh chấm chéo:
Nhằm mục đích khích lệ cho học sinh phát huy tính tích cực của người
học, trên lớp chúng tôi phân công học sinh trong nhóm chấm chéo bài của
nhau. Hình thức này giúp các em học tập lẫn nhau và phát huy hơn nữa tinh
thần trách nhiệm của bản thân trong quá trình học. Bởi vì: “Đổi mới và hiện
đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động,
thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình
 
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông
tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được
năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường
và tham gia các hoạt động xã hội”.
(Chiến lược phát triển giáo dục – 2001 – 2010)
Học sinh lớp 9 lứa tuổi 14 -15 đã tỏ ra muốn để ý quan tâm đến nhau,
các em rất thích ghi chép Sổ tay lưu niệm, ghi nhật ký, lưu bút, rất thích nhận
mặt chữ của các bạn mình. Giáo viên giao bài cho học sinh chấm chéo, nhận
xét, đó là công việc tạo niềm say mê cho trò. Trong quá trình đọc bài, các em
sẽ học tập lẫn nhau về cách trình bày, diễn đạt, về nội dung kiến thức, và giúp
nhau sửa chữa những sai sót trong bài làm.
Hoạt động 2: Phát huy tính tích cực và ghi nhận kết quả của nhóm học
tập:
Các nhóm đã được phân công, công việc thay mặt nhóm tập hợp kết
quả, công khai trước lớp:
- Nhóm 1: Nhóm trưởng tập hợp các bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn
học địa phương mà thành viên trong tổ đã sưu tầm được và sàng lọc, loại bỏ

tên bài, tên những tác giả chùng nhau.
- Nhóm 2: Nhóm trưởng tập hợp các bài thơ văn của các tác giả viết về địa
phương và sàng lọc, loại bỏ những bài có tên và nội dung chùng nhau.
- Nhóm 3: Nhóm trưởng thu thập bài văn của các thành viên trong tổ giới
thiệu và nêu cảm nghĩ về một trong những tác phẩm hay viết về địa phương.
- Nhóm 4: Nhóm trưởng thu thập bài văn hoặc thơ của các thành viên trong
tổ viết về địa phương.
Hoạt động 3: Giáo viên bình điểm , công khai kết quả:
“Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp
phần tạo thành công cho đổi mới gióa dục ở THCS . Từ việc coi kiểm tra
đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả của học sinh ở thời điểm cuối của
 
15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
quá trình giáo dục tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp
cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng
cao đang là một chuyển đổi của giáo dục phổ thông”.
(Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS.
Chu kỳ 2004 – 2007 – trang 88).
Như trên tôi đã trình bày, phân công học sinh chấm chéo bài của nhau
cũng là một hình thức đổi mới cách đánh giá học sinh. Song sự đánh giá càng
hoàn chỉnh hơn khi có sự kết hợp đánh giá của giáo viên. Bởi vì đánh giá
không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức phát
triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, học sinh đạt được những yêu cầu gì…
Kết quả đánh giá phải được chia sẻ và có tác dụng tạo động lực thúc đẩy
học sinh học tập cho tập thể và cá nhân. Cho nên việc quan trọng và cần thiết ,
sau khi cho học sinh tự đánh giá, giáo viên phải là người tập hợp kết quả của
học sinh chấm . Căn cứ vào điểm của học sinh và điểm của giáo viên cộng
vào chia đôi, lấy điểm đó làm điểm bài viết thực hành của bài “Chương trình
địa phương” (Phần văn)

8. Khen thưởng và kỷ luật:
Trong quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm của nhiều năm học, tôi có
thể rút ra những nhận xét như sau: có những học sinh làm bài vô cùng nghiêm
túc và đạt chất lượng tốt, song cũng có không ít những học sinh chưa nghiêm
túc làm bài, hoặc làm bài một cách chống đối. Để khắc phục tình trạng học
sinh lười suy nghĩ, tôi áp dụng biện pháp cộng điểm của tất cả các thành viên
trong tổ chia điểm trung bình của tổ, tổ nào điểm trung bình cao hơn, toàn tổ
sẽ được thưởng điểm thi đua. Tổ nào cứ có một bạn dưới 5 thì bị trừ 2 điểm
thi đua.
Hình thức khen thưởng và kỷ luật này thúc đẩy sự cố gắng của học sinh
rất nhiều. Vì tâm lý thường tình của lứa tuổi 14 – 15 không muốn thua kém
bạn bè. Đặc biệt, đánh giá khen thưởng gắn vào hoạt động tổ nhóm sẽ làm
cho học sinh nâng cao tính cộng đồng và tinh thần trách nhiệm trước tậo thể.
 
16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
9. Tập hợp thành quả của học sinh và nhân rộng điển hình:
Trong giáo dục học, phương pháp giáo dục là: “Sản phẩm của sự liên
kết lý thuyết và thực hành sư phạm nhằm giúp cho người học chiếm lĩnh kiến
thức, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách”.
(“Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm”.
Nguyễn Kỳ – NXBGD – 1995 – trang 13).
Cái lý thuyết mà các em thu nhận đựoc qua giờ học “Chương trình địa
phương” (Phần văn) ấy chính là các em được củng cố kiến thức về thể loại,
chủ đề, cách thức trình bày, củng cố các kỹ năng: hệ thống hoá kiến thức, cảm
thụ, diễn đạt
Để làm cho lý thuyết và thực hành liên kết chặt chẽ nhằm giúp học sinh
đựoc rèn luyện năng lực tư duy văn học, và để nhân rộng kết quả đạt được,
chúng tôi tập hợp những sản phẩm tinh thần của học trò để bổ sung vào Tập
san văn học của nhà trường. Với hoạt động này tôi muốn nhân rộng điển hình

trong đông đảo các đối tượng học sinh khác.
Căn cứ vào yêu cầu của giờ dạy “Chương trình địa phương” (Phần
văn) “Giúp học sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng
việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa
phương mình. Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả,
tác phẩm văn học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với
văn học của địa phương”
(SGV Ngữ văn 9 – Tập I – Trang 128)
tôi sắp xếp theo thứ tự như sau:
PHẦN I: BẢNG THỐNG KÊ
STT Họ và tên Bút danh Những tác phẩm chính
1 Hà Tân Không Về Cổ Loa, Qua cuộc binh đao,
Làng ta …
 
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
2 Hoàng Hữu Đốc Không Hội làng vẫn chờ em, Đêm rằm
nguyên tiêu, Hình ảnh quê hương
3 Hoàng Văn
Giang
Không Quê Cổ Loa, Đêm hè
4 Lại Duy Lực Không Chợ Sa, Một thoáng tứ xuân
5 Chu Trinh Không Tập thơ Loa Thành thánh tích,
Tiếng hát em
6 HoàngTrọng
Văn
Không Cổ Loa cảm tác, Khuyến học, cổ
Loa quê tôi, Ngày khai trường
7 Hoàng Duy Bến Không Một khoảng đời
8 Trương Quang

Hoằng
Không Cây đa dấu tích
9 Trần Nguyên
Đán
Không Đón xuân trên thành cổ
PHẦN II: SƯU TẦM NHỮNG TÁC PHẨM VIẾT VỀ ĐỊA
PHƯƠNG:
Cổ Loa
cảm tác
Trời Nam đất Việt thật anh hùng
Rực rỡ Loa Thành lắm chiến công
Phong kiến Bắc phương từng ngập xác
Thực dân Pháp, Mĩ cuốn cờ rông.
 
18
Nguyên Hiệu trưởng Trường
THCS Cổ Loa - Đông Anh - Hà
Nội.
Địa chỉ: Xóm Nhồi – Cổ Loa -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Đất ấy dân này mong giữ trọn
Dựng xây chủ nghĩa đất Tiên Rồng
Xã tắc chuyển mình nơi mở cửa
Đường lên hạnh phúc bước thung dung.
Đón xuân trên
thành cổ
Tôi đón xuân trên lũy thành xưa
Cổ Loa ngàn thuở đến bây giờ
Buồn vui bao cảnh đời dâu bể
Xuân hồng về biếc những cành tơ.

Đất thì thầm theo những bước chân
Trong màu mưa nắng nét phong trần
Trên mái đền cong nhòe hương khói
Anh linh thể hiện của tiền nhân.
Lòng vui theo nhịp sống quê hương
Đã hết gian lao nỗi đoạn trường
Sắc xuân tươi thắm bao gò má
Sáng ngời những ánh mắt yêu thương.
 
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Đất nước dày thêm trang sử mới
Ngàn xưa còn đó những nét son
Quá khứ xuân này cùng hiện tại
Tưng bừng vui hội với nước non.
(Trần Nguyên Đán)
Hình ảnh quê
hương
Giữa Ki-ép nước U-cờ-ren
Được nhìn tấm ảnh ngôi đền Cổ Loa
Ôi đẹp thay đất quê ta
Đây đôi rồng đá, đây là hồ sen.
Uy nghiêm lô các trước Đền
Hàng cây soi bóng in trên mặt hồ
Ba vòng thành cổ từ xưa
Hai ngàn năm đến bây giờ còn đây.
 
20
(Ki-ép 6 – 7 – 1991
Hoàng Hữu Đốc).

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Cây đa dấu tích
Nhớ ngày hôm ấy Chợ Sa
Cờ treo trên đỉnh cây đa sáng ngời
Búa liềm phần phật giữa trời
Đây là mong ước bao người bấy nay.
Thời gian cảnh vật đổi thay
Cây đa dấu tích hôm nay không còn
Chỉ riêng có tấm lòng son
Và màu cờ Đảng vẫn còn sáng trong.
(Trương Quang Hoằng) - Tác giả đã mất
Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội.
Địa chỉ: Xóm Hương – Cổ Loa - Đông Anh – Hà Nội.
Một khoảng đời
Anh chống nạng tưới cây loang vạt áo
 
21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Thấy chúng tôi anh khựng lại thẫn thờ
Buông nạng lao vào lòng đồng đội
Chúng tôi ôm nhau như thuở ở chiến hào.
Căn nhà đơn sơ sạch sẽ gọn gàng
Chiếc chăn gấp như hồi còn quân ngũ
Một tấm ảnh ố vàng lồng trong khung kính
Tấm hình tiểu đội một hàng ngang.
Chúng tôi dồn nhau đăm đắm nhìn vào ảnh
Ai cũng lặng đi vì non nửa không về
Không ai bảo ai cúi đầu lặng lẽ
Khoảng đời chiến tranh cứ thế ùa vào.
Hai mấy năm rồi gặp lại nhau

Bao kỷ niệm cồn cào thức dậy
Những khuôn mặt măng tơ thuở ấy
Đến hôm nay hằn vết thời gian.
Một khoảng đời hừng hực tuổi xuân
Đã gắn bó với nhau như máu thịt
Một khoảng đời chiến tranh không gặp lại
Để nhớ thương đau đáu ở trong lòng.
Ôi những tháng năm đạn bom cày xới
Mà vẫn vui phơi phới niềm tin.
(Duy Bến).
 
22
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
PHẦN III: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM HAY VIẾT
VỀ ĐỊA PHƯƠNG:
ĐỌC THƠ CỦA THẦY
Thầy đã tạm biệt mái trường Cổ Loa yêu dấu để lui về vui với bạn hữu thôn
quê. Song mỗi trang thơ của thầy còn lưu lại với biết bao thế hệ học trò và để lại
trong lòng em bao cảm xúc. Đọc thơ thầy “Cổ Loa quê ta”, em như thấy bừng dậy
trước mắt mình khí thế hừng hực của thế hệ cha anh thuở trước. Họ đang khua
gươm gióng trống, tìm diệt kẻ thù, khí thế ấy làm bạt vía xâm lăng. Thời Âu Lạc,
đội quân trùng trùng điệp điệp làm cho bọn phong kiến phương Bắc hãi hùng run
sợ.
Kháng chiến chống Pháp, nhân dân Cổ Loa kiên cường anh dũng đào hào,
phá bốt, đập tan phường bất nhân, tàn ác:
“Cổ Loa chống Pháp thật kiên cường
Đào hào phá bốt tan phường bất nhân”.
Để rồi bầu trời Cổ Loa lại tươi sáng muôn phần. Mùa thu tháng Tám lịch sử
“Cây xôn xao gió, tiếng cười râm ran”. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cam go, ác liệt
đã lan rộng ra mọi miền của đất nước. Giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, tàn sát

dân lành. Khói thù ngút tận trời xanh, nghe theo tiếng “Cổ Loa” thiêng liêng, lớp
lớp trai trẻ hăng hái xung phong ra nơi chiến trường đánh cho kẻ thù hãi hùng run
sợ.
Để rồi đến ngày hôm nay Cổ Loa được vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh
hùnh lực lượng vũ trang” vô cùng cao quí.
Niềm tự hào ấy thầy đã thay ta nói hộ tấm lòng. Từng câu chữ trong bài thơ,
ta như thấy có bóng hình mình trong đó. Cảm ơn thầy , cảm ơn những vần thơ mộc
mạc, bình dị của một nhà thơ - một ngưòi thầy kính yêu – Hoàng Trọng Văn.
 
23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
PHẦN IV: NHỮNG BÀI VĂN, THƠ CỦA HỌC SINH VIẾT VỀ ĐỊA
PHƯƠNG:
Hội Cổ Loa
Làng ta vào hội tháng giêng
Mùng sáu là hội đất thiêng Loa Thành
Thấy nhiều các chị các anh
Muôn màu muôn sắc tạo thành rừng hoa
Thuyền rồng lướt nhẹ hồ ta
Những câu quan họ mượt mà làm sao !
Đằng kia vui quá chọi gà
Người đi người lại chen ra chen vào
Bóng thuyền hấp dẫn biết bao !
Hai đội thi đấu đội nào thắng đây?
Sân khấu chèo diễn cũng hay
Trẻ em thì thích đu quay quay vòng
Liếc nhau đôi má ứng hồng
Gặp nhau ngày hội trong lòng nhớ nhau
(Nguyễn Quỳnh Hương – Lớp 9 G).
 

24
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  Đỗ Thị Kim Hoà
Thiêng liêng -
Cổ Loa
Hay cho vạn vật cõi trần
Xuân thu có biết bao lần đổi thay
Giữ tròn kỷ niệm xưa nay
Cổ Loa thành ốc tiếng hay muôn đời.
(Hoàng Văn Triệu – Lớp 9G – THCS Cổ Loa)
Truyền thuyết Loa thành
Thành Cổ Loa
Từ đời Thục
Có kiến trúc
Hình ốc sên
Vua dốc lòng
Xây vững chãi
Nhờ ân ngãi
Thần Kim Quy
Giúp tức thì
Xây Loa ốc
Chẳng mấy chốc
Đã xong xuôi
Đủ ba vòng
Giả đổi đi
Thục Vương vì
Thua nên chạy
Cùng con gái
Là Mị Nương
Toàn lông ngỗng
Chẳng mấy chốc

Địch đuổi theo
Vua khẩn cầu
Rùa trợ giúp
Rồi gươm rút
Rời khỏi bao
Một nhát vào
 
25

×