Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Soạn bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.76 KB, 5 trang )

Soạn bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam
I. Nội dung ôn tập
Câu 1. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã
học).
Gợi ý:
- Văn học dân gian có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
+ Được sáng tác tập thể.
Những đặc trưng đó là tiêu chí để phân biệt văn học dân gian với văn học viết.
Câu 2. Hệ thống thể loại của văn học dân gian gồm có:
(1) Thần thoại
(2) Sử thi
(3) Truyền thuyết
(4) Truyện cổ tích
(5) Truyện ngụ ngôn
(6) Truyện cười
(7) Tục ngữ
(8) Câu đố
(9) Ca dao
(10) Vè
(11) Truyện thơ
(12) Chèo
Đặc trưng của từng thể loại:
Học sinh đọc lại các phần Tiểu dẫn của mỗi bài học để tự làm.
Truyện dân gian
Thần thoại; sử thi; truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện ngụ

Câu nói dân Thơ ca dân Sân khấu dân
gian
gian
gian


Tục ngữ

Ca dao

Chèo


ngôn; truyện cười; truyện thơ.


Câu đố

Tuồng dân gian

Câu 3. Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại.
Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ
thuật
Sử thi (anh hùng) Phản ánh cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa. Hát
– kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại trong thời kì công xã thị tộc. Người anh hùng kì vĩ, người tù trưởng hùng
mạnh (Đăm Săn) Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại, điệp từ, xây dựng hình tượng nhân vật hào dùng,
kì vĩ.
Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử Kể diễn xướng Kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử có thật nhưng nội dung đã được khúc xạ qua lăng
kính chủ quan. Nhân vật lịch sử được truyền hóa (An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy…) Từ cái lõi lịch
sử mà hư cấu thành câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
Truyện cổ tích Thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian
tà. Kể Xung đột, đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa với gian tà. Người mồ côi, người bất hạnh,
người lao động nghèo khổ, người tài giỏi… Truyện hoàn toàn hư cấu. Nhân vật chính trường có cuộc đời
giống nhau, trải qua ba chặng đường trong cuộc đời.
Truyện cười Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, tố cáo giai cấp thống
trị. Kể Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội. Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu

(học trò giấu dốt, trọc phú tham lam…) Truyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ, kết thúc đột ngột để gây cười.
Câu 4.
a. Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thân phận của họ bị phụ thuộc vào
những người khác trong xã hội. Họ không thể tự định đoạt hạnh phúc của mình, những giá trị tốt đẹp của họ
không được người khác biết đến. Để nói về thân phận của mình, họ được dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
Hình ảnh so sánh, ẩn dụ ấy thường xuất hiện sau cấu trúc “Thân em như…”.
Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ nhung, ước mong được gặp nhau
của tình yêu đôi lứa…
Những tình cảm đó thường được biểu hiện thông qua các hình ảnh như tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con
thuyền, bến nước, gừng cay – muối mặn…
Ca dao hài hước gôm hai mảng, một là tiếng cười tự trào thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của người nông
dân; hai là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười tự trào là tiếng
cười lạc quan trước hoàn cảnh của bản thân, còn tiếng cười phê phán là tiếng cười nhằm vào những thói hư
tật xấu trong xã hội.
b. Nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phóng đại, đối lập…
Học sinh tự tìm dẫn chứng để minh họa cho những điều đã nói ở trên.
II. Bài tập vận dung
Bài 1. Hoc sinh tìm các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong ba đoạn văn sau.
1. Từ “Đăm Săn rung khiên múa… trúng một cái chão cột trâu’’.
2. “Thế là Đăn Săn lại múa… cũng không thủ’’.
3. “Vì vậy, danh vang đến thần… từ trong bụng mẹ’’.


So sánh:
- Chàng múa trên cao, gió như bão.
- Chàng múa dưới thấp, gió như lốc.
- Đôi mắt long lanh như mắt chin ghếch ăn hoa tre.
- Bắp chan chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy.
Phóng đại:
- Một lần xốc tới, chàng vượt đồi tranh

- Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.
- Chòi lẫm đổ lăn lốc. Cây cối chết trụi.
- Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
- Chàng năm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc.
Trùng điệp: “Một lần… Một lần….”; “Chàng múa trên cao… Chàng múa dưới thấp…”.
Nên hiệu quả nghệ thuật khi sử dụng các thủ pháp đó: đề cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thu, một vẻ
đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.
Bài 2. Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu.

Cốt lõi lịch sử

Bi kịch được hư
cấu

Nước Âu Lạc thời An Dương
Vương có thành cao, hào
sâu.
Bi kịch tình yêu giữa
Mị Châu và Trọng
Thủy (lông vào bi
Cuộc xung đột giữa An
kịch gia đình, quốc
Dương Vương và Triệu Đà
thời kì Âu Lạc và kết quả là gia).
Triệu Đà đã chiếm được đất
nước Âu Lạc.

Những chi tiết hoang
đường, kì ảo


Kết cục
của bi
kịch

Thần Rùa Vàng; lẫy nỏ thần;
Mất nước,
chi tiết ngọc trai – giếng
các nhân
nước; Rùa Vàng rẽ nước đưa
vật chính
An Dương Vương xuống
chết.
biển.

Bài học rút ra

Phải luôn luôn
đề cao cảnh
giác trong việc
giữ nước.

Bài 3. Gợi ý
- Giai đoạn đầu (lúc ở nhà): Tấm yếu đuối, thụ động. Lúc gặp khó khăn chỉ biết khóc và trông chờ vào sự
giúp đỡ của thần linh.
- Giai đoạn sau (lúc đã ra ngoài xã hội): Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc. Bụt
không xuất hiện nữa mà tự Tấm tranh đấu. Điều này thể hiện qua những lần hóa thân của Tấm, những lời
Tấm nói với Cám khi Tấm là chim vàng anh và khung cửi.
Học sinh cũng nên lí giải hành động trả thù của Tấm để thấy mâu thuẫn của Tấm và Cám về sau này đã trở
thành mâu thuẫn của vấn đề sinh tồn. Đó là tiến trình trỗi dậy hợp lí của con người khi bị vùi dập, đè nén, áp

bức. Chính sự tiến triển hợp lí trong tính cách và hành động của Tấm làm cho câu chuyện hấp dẫn, thuyết
phục và tạo được sự đồng cảm trong nhân dân.


Bài 4.
Tên truyện

Tam đại con gà

Đối tượng
cười (cười ai)
Thầy đồ dốt
hay nói chữ.

Nhưng nó phải
Thầy lí và Cải
bằng hai mày

Nội dung cười
(cười cái gì)

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười
“òa’’ ra

Sự giấu dốt của một Không nhìn ra được chữ “kê’’ Khi thầy đồ thanh minh
số người trong xã
và tìm mọi cách để che giấu với chủ nhà “Dủ dỉ là con
hội.

điều đó.
dù dì…’’
Tấn bi hài kịch của
Khi thầy lí nói: “[….]
Cải đã đút tiền mà vẫn bị xử
việc hối lộ và ăn hối
nhưng nó phải bằng hai
đánh.
lộ
mày’’.

Bài 5.
Cấu trúc “Thân em như…”:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày’’

“Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu’’

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân’’

‘’Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây nó nam gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rụng xuống biết vào tay ai?’’

“Thân em như hạt cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người khô tham dày’’.

- Cấu trúc “Chiều chiều…”

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm’’.

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng”.
Bài 6. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao; các bài
thơ của Nguyễn Bính cũng sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao; trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng


nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: “Thiếp như hoa đã lìa cành / Chàng
như con bướm lượn vành mà chơi”. Ca dao: “Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn
hồng”).



×