Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.73 KB, 2 trang )
Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
I. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi
Câu 1. Nêu:
- Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời
thoại và hành động của các nhân vật kịch.
- Các kiểu loại kịch:
+ Bi kịch.
+ Hài kịch.
+ Chính kịch.
(Các em xem thêm nội dung bài học để hiểu về các loại kịch đã nêu)
- Yêu cầu về đọc kịch văn bản văn học:
+ Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích.
+ Chú ý lời thoại của các nhân vật (xác định quan hệ của các nhân vật, tính cách nhân vật).
+ Phân tích hành động kịch (làm nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện).
+ Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Câu 2. Tóm lược.
- Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội
quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
- Các kiểu loại văn nghị luận:
+ Văn chính luận: luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hôi, triết học, đạo đức…
Ví dụ: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen)
+ Văn phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.
Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
- Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
+ Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm để hiểu ý nghĩa của vấn đề tác giả bàn luận.
+ Tóm lược được các luận điểm, mối quan hệ giữa các luận điểm.
+ Cảm nhận được thái độ, tình cảm của tác giả trong quá trình luận bàn.
+ Phân tích nghệ thuật nghị luận (lập luận, dẫn chứng, ngôn ngữ…)
+ Nêu khái quát giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm.
II. Luyện tập