Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta - Đông Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.97 KB, 6 trang )

Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta
SO SÁNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ
THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
* Trả lời:
1. Sự giống nhau.
a. Về vị trí và quy mô.
- Cả 2 đồng bằng đều là châu thổ rộng nhất nằm ở hạ lưu 2 hệ thống sông lớn nhất của
nước ta.
- Đây là 2 vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm quan trọng nhất của đất nước.
+ Lúa là cây trồng chủ đạo.
+ Diện tích canh tác lớn nhất.
+ Sản lượng nhiều nhất với năng suất cao nhất.
- Là 2 vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu ăn trong nước và xuất khẩu.
b. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai của 2 đồng bằng này nhìn chung là đẩt phù sa màu mỡ do sông ngòi bồi đắp.
- Khí hậu nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều tạo điều kiện tốt cho cây trồng, vật nuôi sinh
trưởng và phát triển.
- Có các sông lớn chảy qua với lưu lượng nước phong phú.
- Giáp với vùng biển rộng lớn, có nguồn lợi biển đa dạng, phong phú với nhiều bãi cá có
giá trị về mặt kinh tế.
c. Về điều kiện kinh tế - xã hội.
- Là các vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn
nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.
- Trên 2 đồng bằng có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả
nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).
2. Sự khác nhau.
a. Về vị trí và quy mô.
- Đồng bằng sông Hồng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều lợi thế
để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.


- Về một số chỉ tiêu đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn.
+ Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần
(4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha).
+ Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần.
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với
đồng bằng sông Hồng.
+ Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn
so với đồng bằng sông Hồng.
b. Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi
đắp phù sa, không giống như đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn.
- Đất ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm phèn, nhiễm mặn là chủ yếu, trong khí đó ở
đồng bằng sông Hồng là đất bạc màu.
- Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa
(mưa, khô) rõ rệt. Ở đồng bằng sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông
lạnh. Điều đó ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và thời vụ nông nghiệp.
- Về mùa khô, đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước ngọt, đất bị nhiễm mặn.
- Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng sông Hồng thường gây ra lũ lụt vào mùa hạ.
- Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú hơn.
c. Về điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư ở đồng bằng sông Hồng đông đúc hơn, với mật độ dân số đứng đầu cả nước,
nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Trình độ thâm canh ở đồng bằng sông Hồng cao hơn. Hệ thống sử dụng ruộng đất lớn
hơn. Vì vậy, năng suất ở đây thuộc vào hàng đứng đầu trong cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng được khai thác từ lâu đời, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu
Long chỉ có khoảng vài trăm năm nay.
VÌ SAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀ VÙNG TRỌNG ĐIỂM LÚA LỚN
NHẤT NƯỚC TA?
HÃY TRÌNH BÀY NHỮNG KHÓ KHĂN CHỦ YẾU VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC

* Trả lời:
1. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta do những
thuận lợi sau đây:
a. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng nhất làm cho đồng bằng trở thành vựa
lúa lớn nhất của cả nước.
- Các loại tài nguyên quan trọng nhất:
+ Đất đai: Diện tích 4 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 2,8 triệu ha. Bình
quân đất trồng lúa theo đầu người gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng.
Đất phù sa màu mỡ do được phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp. Đặc biệt là dải phù sa
ngọt dọc theo sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất để trồng lúa.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ít dao động trong năm.
Có một mùa mưa, một mùa khô, ít có bão, thời tiết ổn định là điều kiện cho cây lúa có thể
phát triển quanh năm (có thể phát triển 3 vụ lúa: vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa).
+ Nguồn nước dồi dào. Tổng lượng nước của hệ thống sông Cửu Long rất lớn. Hệ thống
kênh rạch chằng chịt. Nước có ý nghĩa lớn đối với việc thau chua, rửa mặn. Sông ngòi,
kênh rạch còn là con đường giao thông thuận tiện.
b. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đông dân. Đây là nguồn lao động dồi dào, thị
trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. Đó là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất.
c. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư, cải tạo về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
– kĩ thuật để biến vùng này trở thành vùng trọng điểm lúa hàng hoá lớn nhất của cả nước
và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
2. Những khó khăn chủ yếu.
- Khó khăn lớn nhất là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước lại không đủ
tưới trong mùa khô. Việc thau chua, rửa mặn khó khăn, tốn kém.
- Tính chất đất phức tạp: có 3 loại đất chủ yếu:
+ Đất phù sa ngọt ven sông, chiếm 30% diện tích đồng bằng phân bố thành dải dọc sông
Tiền và sông Hậu là loại đất tốt nhất.
+ Đất phèn có diện tích lớn nhất (>40%), phân bố thành các vùng tập trung (Đồng Tháp
Mười, tứ giác Long Xuyên).

+ Đất mặn chiếm >18%, phân bố dọc duyên hải.
Khó khăn đối với đất đai canh tác là thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất
quá chặt, khó thoát nước.
- Tình trạng thiếu nước trong mùa khô dẫn tới sự xâm nhập sâu của nước mặn vào đất
liền làm tăng cường độ chua mặn trong đất.
- Địa hình thấp tạo ra nhiều ô trũng, nhất là phần hạ lưu châu thổ. Mực nước trong các
cửa sông lên xuống rất nhanh những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Các ô trũng
khó cải tạo.
- Tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ dân trí chưa
cao.
3. Phương hướng khắc phục:
- Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên.
- Nước là vấn đề hàng đầu trong việc cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Sử dụng nguồn nước ngọt trong các dòng sông để thau chua, rửa mặn kết hợp với việc
tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn trong điều kiện tưới nước bình thường.
- Mở rộng diện tích canh tác trên cơ sở cải tạo dần diện tích đất phèn, đất mặn thành các
vùng phù sa để trồng cói, lúa, cây ăn quả.
- Phá thế độc canh, tăng cường hệ số sử dụng ruộng đất hiện nay hệ số sử dụng ruộng đất
ở đây còn rất thấp. Phần lớn diện tích canh tác là ruộng 1 vụ. Ruộng 2 vụ chưa nhiều,
ruộng 3 vụ còn ít. Nếu giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi, diện tích lúa có thể tăng 1 triệu ha
so với diện tích gieo trồng hiện nay.
- Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh và phát triển công nghiệp chế biến.
TẠI SAO PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
* Trả lời: Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
vì những lí do sau:
1. Vị trí quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
a. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, tạo ra khối lượng lương thực, thực
phẩm nhiều nhất trong cả nước.

- Diện tích 4 triệu ha.
- Chiếm trên 50% sản lượng lúa cả nước.
b. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
- Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho nhu cầu ăn ở trong nước.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng và chủ yếu là gạo từ đồng bằng sông Cửu Long.
2. Khai thác có hiệu quả những thế mạnh sẵn có về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu
Long.
a. Là đồng bằng châu thổ rộng nhất cả nước (4 triệu ha).
b. Thiên nhiên đa dạng, trong đó nổi lên những thế mạnh chính sau:
- Đất đai màu mỡ, trong đó đất phù sa ngọt ven sông là loại tốt nhất, chạy thành một dải
dọc sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất cho năng suất cây trồng cao, thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nền khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình
25-27 độ C, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trông và vật nuôi
- Nguồn nước phong phú với phần hạ lưu của sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt
Nam phân thành 2 nhánh (Tiền Giang, Hậu Giang) rồi đổ ra biển bằng 9 cửa sông. Mạng
lưới kênh rạch chằng chịt.
- Tài nguyên sông rất đặc trưng với rừng ngập mặn và rừng tràm. Rừng ngập mặn chủ
yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau, rừng tràm ở Kiên Giang, đặc biệt ở U Minh. Nguồn lợi thuỷ sản
khá phong phú (tôm, cá nước ngọt, nước lợ).
- Tài nguyên biển rất phong phú, là vùng có năng suất nguyên sinh cao nhất trong cả
nước.
3. Hạn chế và khắc phục những tồn tại về mặt tự nhiên.
- Mùa khô kéo dài, mùa mưa ngập úng và các tai biến thiên nhiên.
- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn với diện tích khá lớn.
- Ở một số nơi, đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá
chặt, khó thoát nước.
- Khoáng sản ở đồng bằng sông Cửu Long ít, không đáng kể.
4. Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên, môi trường do hậu của của chiến tranh
và nhất là do sự khai thác quá mức của con người.

- Rừng đã và đang bị phá huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Các loại tài nguyên khác cũng đang bị khai thác quá mức.
Phân tích các đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long.
Các đặc điểm này có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế -
xã hội
* Trả lời:
1. Phân tích đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long:
Diện tích 37 734 km2, bao gồm các tỉnh:…
a. Vị trí địa lí:
- Nằm ở phần cuối bán đảo Đông Dương, liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía
Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nên có mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ, đa dạng.
- Giáp Campuchia và ở hạ lưu sông Mê Công nên sự giao lưu, hợp tác với các nước trên
bán đảo dễ dàng.
- Nằm gần đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, gần Thái
Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, khu vực kinh tế năng động của khu vực và thế giới.
Đây là những thị thị trường và đối tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triển của vùng.
b. Tài nguyên thiên nhiên.
- Đất đai là tài nguyen quan trọng nhất của cùng, có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất phù sa ngọt, chiếm 65% diện tích toàn vùng, trong đó có 1 triệu ha đất tốt
nhất, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất chủ yếu để trồng lúa.
+ Nhóm đất phèn hằng năm thường bị ngập úng vì trũng. Đất có độ phì thấp, rất chua, có
nhiều nhôm sắt hoạt tính. Phân bố ở Đồng Tháp, tứ giác Long Xuyên, Tây Hậu Giang.
+ Nhóm đất mặn ven biển (bản chất là đất phù sa bị nhiễm mặn do triều dâng), phân bố ở
ven biển từ Gò Công qua Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau đến Kiên Giang.
+ Diện tích của 2 nhóm đất này thay đổi theo mùa. Về mùa khô, có khoảng 2,5 triệu ha,
nhưng về mùa mưa chỉ còn 1 triệu ha. Nếu cải tạo tốt, có thể sử dụng chúng để trồng cây
lương thực hoặc trồng dứa, mía bằng cách vượt liếp (làm luống).
+ Khó khăn chính khi khai thác 2 loại đất này là đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên
tố vi lượng, đất quá chật, khó thoát nước.
- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700

giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ
1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11).
- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn
km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ
dàng.
- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).
- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập
mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng
bằng.
- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản
thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.
- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà
Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan.
Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.
- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành
vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.
2. Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.

×