ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ PHA
HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ PHA
HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số
: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1:
1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
7
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1.
Khái niệm nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
7
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với các đối
tượng khác
7
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
16
1.1.3. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
20
1.1.4. Phân loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
29
Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu với các hành vi vi phạm pháp luật khác
33
1.2.1. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
33
1.2.2. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
33
1.2.
1.2.3. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu
34
Chƣơng 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
36
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
2.1.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
36
2.1.1. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường
38
2.1.2. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng
47
2.2.
Phương thức xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu
55
2.2.1. Đối tượng bị xâm phạm
56
2.2.2. Yếu tố xâm phạm
57
2.2.3. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm
65
2.2.4. Địa điểm thực hiện hành vi xâm phạm
66
2.3.
Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây ra
68
2.3.1. Khái niệm thiệt hại
69
2.3.2. Phân loại thiệt hại
70
2.3.3. Mức độ thiệt hại
77
2.3.4. Phương thức xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm
nhãn hiệu
77
Chƣơng 3:
THỰC TRẠNG HÀNH VI XÂM PHẠM VÀ PHƢƠNG
84
HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI NHÃN HIỆU
3.1.
Thực trạng và tác động của hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
3.1.1. Thực trạng hành vi xâm phạm
84
84
3.1.2. Tác động của hành vi xâm phạm
94
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
106
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
106
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
108
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
110
3.2.
KẾT LUẬN
113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
115
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SHCN : Sở hữu công nghiệp
SHTT
: Sở hữu trí tuệ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu trong tổng số đơn
khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN từ năm 1995-2007
tại Cục SHTT
85
2.2
Số vụ xâm phạm quyền SHCN do Thanh tra Bộ Khoa
học và Công nghệ xử phạt vi phạm hành chính từ năm
1999-2002
86
2.3
Đơn đề nghị cơ quan hải quan phối hợp phát hiện, xử lý
hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu
87
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu trong tổng số đơn
khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN từ năm 1995-2007
tại Cục SHTT
85
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng ngày chúng ta tiếp cận với các thông tin: Theo đại diện của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), "Mỗi năm, giả mạo, ăn cắp bản quyền sản
phẩm gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu" [60]; "trên chuyên
cơ Air Force One của Tổng thống Hoa Kỳ cũng có gắn phụ tùng giả" [59]; theo
số liệu tại Hội thảo "Hàng nhái và các biện pháp ngăn chặn" tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2003, "tại Việt Nam, hàng nhái, hàng giả đang gia tăng với tốc
độ năm sau gấp 2,5 lần so năm trước" [21]; theo ông Trần Việt Hùng, Cục
trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, mỗi năm, các lực lượng thực thi quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) đã "phát hiện và xử phạt khoảng 3.000 vụ vi phạm hành
chính liên quan đến hàng giả, vi phạm quyền sở SHCN" [10]…
Các số liệu trên chứng tỏ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói
chung và xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đang trở thành
một vấn nạn mà thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt hàng ngày. Hành vi
này gây thiệt hại nhiều mặt cho Nhà nước và xã hội. Ở Việt Nam, xâm phạm
nhãn hiệu đang ngày càng mở rộng về phạm vi, tăng lên về quy mô, số lượng
và phức tạp, tinh vi về tính chất.
Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền SHCN
đối với với nhãn hiệu còn nhiều hạn chế như điều chỉnh muộn, không rõ ràng
và kém hiệu quả. Mãi đến năm 1982, văn bản pháp luật đầu tiên quy định
đúng bản chất của hành vi xâm phạm nhãn hiệu mới được ban hành. Sau đó,
đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi này nhưng nhìn chung vẫn
còn nhiều hạn chế. Ngay cả các văn bản hiện hành quy định về hành vi này
như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ
sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành
cũng chưa hình thành nên một hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi xâm
phạm nhãn hiệu hiệu quả.
Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là
một đề tài mới và khó nên có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu, các
chuyên gia hay cơ chế tham vấn chính thức để có thể sử dụng là nguồn tham
khảo cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
Vì vậy, các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng và các cơ quan thực
thi mất đi cơ hội có được công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu, các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đấu tranh phòng, chống các hành vi
xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn tìm hiểu
bản chất pháp lý và thực trạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp giúp cho việc hoàn thiện pháp luật
về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tác giả đã lựa chọn đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một đề tài mới nên có
rất ít luận án, luận văn, khoá luận và bài viết chuyên sâu về đề tài này. Có thể
chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài làm ba nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất xem xét đề tài như một nội dung trong các đề tài lớn
về hành vi xâm phạm quyền SHTT hoặc SHCN:
+ Bài viết: "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và vấn đề xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Honda Việt Nam", của Vũ Lê Trung,
đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5 năm 2005;
+ Bài viết: "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - những vấn đề đặt
ra từ thực tiễn", của Lê Việt Long, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 5 năm 2005.
- Nhóm thứ hai nghiên cứu đề tài như một phần liên quan mật thiết cấu
thành nên các vấn đề về bảo hộ, bảo vệ, thực thi… quyền SHTT hoặc SHCN:
+ Luật văn thạc sỹ luật học: "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam", của Trần Nguyệt Minh,
bảo vệ năm 2004 tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Luận văn thạc sỹ luật học:"Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự",của Vũ Thị Hương Giang, bảo vệ năm
2007 tại Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Bài viết: "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây
dựng nền kinh tế tri thức", của Trần Thanh Lâm, đăng trên thongtinphapluatdansu.
wordpress.com ngày 27/09/2008.
- Nhóm thứ ba nghiên cứu một hoặc một phần nội dung của đề tài:
+ Bài viết: "Xác định thiệt hại trong pháp luật về sở hữu công nghiệp",
của Đinh Thị Mai Phương, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 năm 2008;
+ Khoá luận: "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
ở Việt Nam hiện nay", của Đặng Mai Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2008;
+ Khoá luận: "Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ", của Vũ Thị
Vân Nga, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008.
Trong các công trình nghiên cứu trên, khoá luận của tác giả Đặng Mai
Anh được coi là gần gũi với đề tài nghiên cứu nhất. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một khoá luận, tác giả Đặng Mai Anh chỉ trình bày các nội dung rất
sơ lược, thiên về việc nêu hậu quả của hành vi xâm phạm và hệ thống cơ quan
thực thi quyền SHCN. Với các công trình khác, đề tài có sự khác biệt rõ ràng.
Vì vậy, với cách tiếp cận mới vừa có chiều sâu (làm nổi bật bản chất pháp lý
của hành vi) vừa có chiều rộng (xem xét tổng thể hành vi trong mối quan hệ
với các nội dung liên quan, mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân, hành vi
và hậu quả của hành vi và tương quan giữa quy định của Việt Nam với pháp
luật của các nước và quốc tế về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn
hiệu) có thể thấy tính mới vượt trội của đề tài. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
bài bản, khoa học đề tài sẽ bảo đảm cơ sở cho việc ứng dụng kết quả nghiên
cứu vào trong công tác bảo vệ và thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Đó
là các lý do chính thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, đánh giá pháp luật
hiện hành quy định về hành vi này và thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối
với nhãn hiệu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Từ mục đích trên, luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Đưa ra khái niệm và phân tích các đặc trưng của hành vi xâm phạm
quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam;
- So sánh hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu với các
hành vi vi phạm pháp luật khác có nhiều điểm tương đồng với hành vi này;
- Phân tích các quy định pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN
đối với nhãn hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản
liên quan;
- Phân tích nội dung hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu;
- Đánh giá quy định về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu,
thực trạng hành vi trên và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là một dạng hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể
là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của Bộ
luật Dân sự 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: trên cơ sở đối tượng nghiên cứu có thể xác định
phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Tập trung phân tích khái niệm, bản chất pháp lý của hành vi xâm
phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005,
Luật SHTT 2005 và các văn bản liên quan trong tương quan với các nội dung
liên quan, các điều ước quốc tế và pháp luật các nước;
- Nghiên cứu thực tiễn hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn
hiệu để phát hiện những bất cập trong pháp luật điều chỉnh hành vi và đưa ra
phương hướng khắc phục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác - Lênin để làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý trong mối
liên hệ với các vấn đề kinh tế, xã hội. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: so sánh pháp
luật, lịch sử, phân tích, tổng hợp…
6. Những điểm mới của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về hành vi xâm phạm
quyền SHCN, so sánh các quy định này với các quy định tương ứng trong các
điều ước quốc tế, pháp luật các nước và nghiên cứu thực trạng của hành vi
xâm phạm nhãn hiệu, luận văn có các điểm mới sau:
- Luận văn phân tích một cách khoa học hệ thống khái niệm về hành
vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam;
- Luận văn so sánh những quy định của các điều ước quốc tế và pháp
luật của các nước nhằm mục đích làm rõ bản chất pháp lý của hành vi xâm
phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam;
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật
hiện hành về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và hiện trạng
xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu;
- Luận văn đã đưa ra được một số phương hướng hoàn thiện pháp luật
về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu.
Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Chương 3: Thực trạng hành vi xâm phạm và phương hướng hoàn thiện
pháp luật về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với các đối
tượng khác
1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Xuất phát từ bản chất là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng
loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau, nhãn hiệu ra đời trên cơ sở nền
sản xuất hàng hoá nên lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn bó chặt chẽ
với lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Dưới góc độ
khoa học pháp lý, khi đưa ra khái niệm nhãn hiệu, chúng ta không những phải
chú ý đặc điểm trên mà còn phải xem xét khái niệm này theo các giai đoạn
lịch sử, các trường phái, hệ thống pháp luật trên thế giới.
Vào thời Cổ đại, các nhãn hiệu đầu tiên đã xuất hiện tại Ấn Độ cách đây
3.000 năm, tại Trung Quốc và La Mã cách đây 2.000 năm dưới dạng các chữ
ký, dấu hiệu trên các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ… đem giao lưu trong nước
hoặc trao đổi giữa các nước và nó đặc biệt phát triển vào thời Trung đại. Theo
TS. Đào Minh Đức trong bài "Thương hiệu-lôgô-nhãn hiệu", nhãn hiệu
(brand) bắt đầu từ việc đánh dấu sản phẩm bằng cách đốt tro (to burn) của
người Ai Cập và La Mã nhằm "bảo đảm tín nhiệm và khả năng mua lại sản
phẩm của khách hàng" [34]. Như vậy, nhãn hiệu khi mới ra đời chỉ là dấu
hiệu đơn giản dùng để phân biệt hàng hoá của các thương gia và nhà sản xuất
hơn là có giá trị về mặt kinh tế.
Ở thời hiện đại, dựa trên chức năng chỉ dẫn nguồn gốc và chức năng
phân biệt của nhãn hiệu, người ta định nghĩa: "Một nhãn hiệu hàng hoá là bất
kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với
hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh" [62]. Dựa trên chức năng phân biệt, có
thể định nghĩa "Nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá của
một doanh nghiệp này với hàng hoá của những doanh nghiệp khác" [62]. Đây
là cách tiếp cận tại Mục 1(1)(a) của Luật Mẫu WIPO về Nhãn hiệu hàng hoá,
Tên thương mại và Cạnh tranh không lành mạnh cho các nước phát triển năm
1967 cũng là cách tiếp cận phổ biến trên thế giới và ưu việt hơn các cách tiếp
cận trên. Nguyên nhân là mặc dù chức năng nguồn gốc và chức năng phân
biệt có sự gắn bó chặt chẽ, nhưng trong tương quan so sánh với chức năng
nguồn gốc, chức năng phân biệt là chức năng chính, dễ nhận biết, tiếp cận, ghi
nhớ hơn và quan trọng hơn vì nó gắn bó chặt chẽ với việc phân biệt hàng hoá
thông qua việc nhãn hiệu được sử dụng trên thực tế.
Khoản 1, Điều 15, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương
mại của quyền SHTT (TRIPS) quy định:
Bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch
vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ của các doanh
nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu... Các dấu hiệu phải có khả
năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu
hiệu không có khả năng phân biệt, các Thành viên có thể quy định
khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được
thông qua việc sử dụng... Các Thành viên có thể quy định điều kiện
để được đăng ký là nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được [79].
Đây là khái niệm rất rộng. Nhãn hiệu theo quy định trên bao gồm nhãn
hiệu hàng hoá và dịch vụ, không giới hạn ở nhãn hiệu được nhìn thấy mà có thể
cả các nhãn hiệu được cảm nhận thông qua các giác quan khác miễn là nó "có
khả năng phân biệt" và "có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu". Chức năng
phân biệt của nhãn hiệu của nhãn hiệu có thể đạt được từ chính bản thân dấu
hiệu cấu thành nhãn hiệu hoặc đạt được qua quá trình sử dụng.
Khoản 1, Điều 6, Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2001 về quan hệ thương mại
(BTA) định nghĩa:
Nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết
hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch
vụ của một người với hàng hoá, dịch vụ của người khác, bao gồm
từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các
yếu tố hình, hình dạng của hàng hoá hoặc hình dạng của bao bì
hàng hoá [79].
Khái niệm nhãn hiệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ
(USPTO) đưa ra dựa trên quy định của Luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ (Lanham Act):
Nhãn hiệu hàng hoá (trademark) là bất kỳ từ ngữ, tên gọi,
biểu tượng, hình vẽ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào được sử dụng hoặc
nhằm mục đích sử dụng trong thương mại để nhận biết, phân biệt
hàng hoá của người sản xuất, kinh doanh này với hàng hoá của
người sản xuất, kinh doanh khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá.
Nhãn hiệu dịch vụ (service mark) là bất kỳ từ ngữ, tên gọi,
biểu tượng, hình vẽ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào được sử dụng hoặc
nhằm mục đích sử dụng trong thương mại để nhận biết, phân biệt
dịch vụ của nhà cung cấp này với dịch vụ của nhà phân phối khác
và chỉ ra nguồn gốc của dịch vụ [82].
Nhìn chung, hai khái niệm trên đều đưa ra những đặc điểm chung nhất
của nhãn hiệu được hầu hết các quốc gia và TRIPS điều chỉnh. Nhãn hiệu bao
gồm nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ ở dạng hai chiều hoặc dạng ba
chiều, có cả chức năng nguồn gốc lẫn chức năng phân biệt.
Với các nội dung khác, luật pháp Hoa Kỳ đều có cơ chế điều chỉnh bổ
sung. Về tính phân biệt của sản phẩm đạt được thông qua quá trình sử dụng,
Luật pháp Hoa Kỳ cho phép các nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
(thoả mãn ngay từ đầu tính phân biệt) như trường hợp mang tính mô tả sản
phẩm, đang được sử dụng và được đăng bạ tại sổ đăng bạ phụ (supplemental
register) có thể được thừa nhận là có tính phân biệt nếu người chủ sở hữu
chứng minh được rằng qua quá trình khai thác, tuyên truyền và tiếp thị, ý
nghĩa mang tính mô tả ban đầu của nhãn hiệu đã bị thay thế bởi khái niệm
nhận biết nguồn gốc sản phẩm. Trong trường hợp ấy, nhãn hiệu có thể được
tiếp tục đăng ký vào sổ đăng bạ chính (principal register) áp dụng với các
nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Về các loại nhãn hiệu không trực tiếp
"nhìn thấy được" bằng mắt thường, mặc dù không trực tiếp đề cập trong khái
niệm trên nhưng vẫn được pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận và USPTO thực tế đã
cấp rất nhiều nhãn hiệu đăng ký cho các nhãn hiệu âm thanh và mùi vị. Hoa
Kỳ là nước đầu tiên cấp đăng ký cho nhãn hiệu mùi vị là nhãn hiệu mùi thơm
tươi mát của Plumeria dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 1990 [62].
Philip Kotler, chuyên gia marketting hàng đầu thế giới, tương tự như
vậy cũng cho rằng: "Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình
vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hoá,
dịch vụ của người bán và phân biệt chúng với các hàng hoá, dịch vụ của các
đối thủ cạnh tranh" [12].
Như vậy, đa số các khái niệm hiện đại trên đều đề thể hiện ba nội
dung: về thuật ngữ, nhãn hiệu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá
và nhãn hiệu dịch vụ; về chức năng, nhãn hiệu có cả chức năng nguồn gốc và
chức năng phân biệt trong đó chức năng phân biệt là cơ bản; về dấu hiệu,
nhãn hiệu có thể gồm các dấu hiệu hình, chữ hoặc kết hợp giữa chúng ở dạng
hai hoặc ba chiều.
Đối với pháp luật Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu cũng có sự thay đổi
qua các thời kỳ.
Giai đoạn trước năm 1975, Dụ số 5 ngày 01/4/1952 về nhãn hiệu của
chính quyền Bảo Đại quy định về "nhãn hiệu" hay "thương hiệu" dùng cho
sản phẩm hay thương phẩm, Luật số 13/57 ngày 01/8/1957 của Nghị viện
Việt Nam Cộng Hoà về nhãn hiệu sản xuất và thương hiệu quy định "nhãn
hiệu sản xuất" dùng cho các sản phẩm kỹ nghệ hoặc canh nông, Nghị định
số 175/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ngày 03/04/1958 về thể lệ nhãn hiệu thương phẩm quy định về "nhãn hiệu
thương phẩm" dùng cho thương phẩm. Tuy nhiên, "nhãn hiệu" ở đây nghiêng
về khái niệm "nhãn hàng hoá" nhiều hơn và chưa có sự phân biệt rõ với
"thương hiệu".
Giai đoạn từ năm 1975-2004, Nghị định số 197/HĐBT ngày
4/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ về nhãn hiệu
hàng hóa, Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989, Bộ luật dân sự
1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều thống nhất quy định: Nhãn hiệu
hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là
từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc. "Tính phân biệt" của dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu không
chỉ được xem xét trên cơ sở bản thân dấu hiệu mà còn thông qua quá trình dấu
hiệu được sử dụng rộng rãi (Điểm a, khoản 2, Điều 3 của Nghị định
197/HĐBT). Mặc dù là khái niệm pháp lý đầu tiên phản ánh đúng bản chất
của nhãn hiệu nhưng nó cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế. Nội dung khái niệm
rất hẹp khi xếp các nhóm dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt vào
nhóm các dấu hiệu không được chấp nhận là nhãn hiệu hàng hoá. Quy định về
dấu hiệu giống hoặc tương tự cũng rất hẹp vì nó chỉ áp dụng cho "cùng một
loại hàng hoá". Trong giai đoạn này, Quyết định số 191/QCXN ngày
06/4/1994 của Cục trưởng Cục SHCN (nay là Cục SHTT) về việc ban hành
Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu hàng hoá (Quyết định 191/QCXN) là một văn
bản quan trọng vì nó đã cơ bản khắc phục được những hạn chế trên. Theo
Điều 1, Quy chế, "Nhãn hiệu dùng để chỉ dấu hiệu thoả mãn tiêu chuẩn bảo
hộ và dùng để chỉ chung nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ". Tiếp đó Mục 19
và 21 đã gián tiếp phân loại rõ ràng hai nhóm dấu hiệu không được bảo hộ,
xác định tính chất phân biệt của dấu hiệu không chỉ dựa vào sự giống (trùng)
và tương tự gây nhầm lẫn giữa dấu hiệu với nhãn hiệu mà còn dựa vào tiêu
chí cùng loại (trùng) và tương tự về hàng hoá (sản phẩm) thuộc danh mục
nhãn hiệu bảo hộ, trong đó có tính đến trường hợp đặc biệt của nhãn hiệu
nổi tiếng.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, Bộ luật Dân sự 2005 và Luật SHTT
2005 ra đời đã đánh dấu bước tiến mới trong quy định về nhãn hiệu. Theo đó,
"Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau" (Khoản 16, Điều 4) Nhãn hiệu được bảo hộ nếu thoả mãn
các điều kiện bảo hộ chung (Điều 72) : "Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các
yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; và có khả năng phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của
chủ thể khác". "Tính phân biệt" của dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu có thể
đạt được từ chính bản thân dấu hiệu hoặc thông qua quá trình nó được sử
dụng (Điều 74).
Khái niệm nhãn hiệu nói riêng và quy định về nhãn hiệu nói chung
trong Luật SHTT 2005 về cơ bản là phù hợp với quy định của TRIPS, BTA
và đa số các nước. Đồng thời các quy định này cũng thể hiện sâu sắc kết quả
của việc hệ thống hoá các quy định trong các văn bản trước một cách khoa
học, rõ ràng và đầy đủ hơn.
Từ các khái niệm trên, tác giả đưa khái niệm nhãn hiệu như sau: nhãn
hiệu là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Trong đó, hình thức nhãn hiệu (dấu hiệu)
và chức năng của nhãn hiệu (phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các
chủ thể khác nhau) là hai yếu tố cơ bản xác định bản chất nhãn hiệu và giúp
phân biệt nó với các đối tượng tương đồng khác.
1.1.1.2. Phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng khác
Nhãn hiệu với tư cách là dấu hiệu có chức năng phân biệt và chức
năng chỉ dẫn nguồn gốc cho hàng hoá, dịch vụ mang nó có sự tương đồng với
nhiều đối tượng. Tuy nhiên, với mục đích làm rõ bản chất của nhãn hiệu, dưới
đây tác giả chỉ phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng có nhiều điểm chung
nhất hay có nhiều nguy cơ nhầm lẫn nhất với nhãn hiệu là chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại, kiểu dáng công nghiệp và tên miền.
Nhãn hiệu và tên thương mại: Khoản 21, Điều 4, Luật SHTT 2005 định
nghĩa: "Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh danh để phân biệt cá nhân, tổ chức kinh doanh mang tên gọi đó với cá
nhân, tổ chức kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh" [54].
Tên thương mại không phải là tên đầy đủ của doanh nghiệp theo đăng ký kinh
doanh mà chỉ là một phần tên doanh nghiệp ngắn gọn và có khả năng phân
biệt cao được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch. Nhãn hiệu và tên
thương mại thường bị nhầm lẫn với nhau vì đa số các tên thương mại được sử
dụng để đăng ký làm nhãn hiệu chính dạng chữ của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, về hình thức, nhãn hiệu tồn tại ở rất nhiều dạng dấu hiệu còn tên
thương mại chỉ có ở dạng dấu hiệu là tên gọi riêng của chủ thể kinh doanh. Về
chức năng, nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các
cá nhân, tổ chức kinh doanh còn tên thương mại dùng để phân biệt các cá
nhân, tổ chức kinh doanh với nhau, không xét đến hàng hoá, dịch vụ mà các
chủ thể này kinh doanh.
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý: Khoản 22, Điều 4, Luật SHTT 2005 quy
định: "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể" [54]. Điểm giao nhau
giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng để đăng
ký nhãn hiệu dạng chữ. Tuy nhiên, về mặt hình thức, nhãn hiệu có thể là dấu
hiệu chữ, hình hoặc kết hợp cả hai ở dạng hai hoặc ba chiều còn chỉ dẫn chỉ là
các dấu hiệu chữ, chủ yếu là tên địa danh. Về chức năng, nhãn hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau, trong khi chỉ
dẫn địa lý dùng để phân biệt hàng hoá cùng loại của các khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia khác nhau. Sự phân biệt hàng hóa của nhãn hiệu
là sự phân biệt về hình thức hàng hoá thông qua việc nhận biết dấu hiệu gắn
trên hàng hoá còn sự phân biệt hàng hoá của chỉ dẫn là sự phân biệt về chất
lượng hàng hóa mang chỉ dẫn.
Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp: Khoản 13, Điều 4, Luật SHTT
2005 quy định: "Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu
tố này" [54]. Điểm tương đồng giữa hai đối tượng này là một dấu hiệu ba chiều
dùng cho hàng hóa có thể được dùng để đăng ký làm nhãn hiệu và/hoặc kiểu
dáng công nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai đối tượng này cũng có sự khác biệt rõ
nét. Về hình thức, ngoài dạng ba chiều, nhãn hiệu còn có các dạng dấu hiệu
hai chiều. Về tiêu chuẩn bảo hộ, dấu hiệu là nhãn hiệu phải thể hiện được tính
chất phân biệt cho hàng hóa mang nó còn dấu hiệu là kiểu dáng phải thể hiện
được tính mới, sáng tạo của nó so với các kiểu dáng công nghiệp cùng loại
khác của chính chủ thể quyền hoặc của các chủ thể khác và có khả năng áp
dụng công nghiệp. Tính chất bảo hộ của nhãn hiệu là bảo hộ cho cả uy tín, tên
tuổi (yếu tố bảo đảm về chất lượng) của hàng hóa mang nhãn hiệu còn tính
chất bảo hộ của kiểu dáng là bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm,
không bảo hộ cho nội dung bên trong của hàng hóa.
Nhãn hiệu và tên miền: Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày
24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử
dụng tài nguyên internet định nghĩa:
"Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ internet của máy
chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm "."" [4, Mục I.2.2].
"Tên miền đăng ký được chứa các ký tự từ A đến Z; 0 đến 9, các ký tự
tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy
chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa
hay viết thường" [4, Mục II.2].
Với quy định như trên, tên miền sẽ luôn bao gồm hai phần: một phần
là tên miền cấp thấp nhất là tên của tổ chức, cá nhân hoặc là tên do họ đặt và
phần còn lại là một hoặc nhiều cấp phía trên của tên miền như tên miền cấp
cao nhất (tên miền chung cấp cao nhất, ví dụ:.COM;.NET), tên miền quốc gia
cấp cao nhất (ví dụ của Việt Nam là.VN) và tên miền cấp 2, 3 (ví
dụ.COM.VN)… Việc sử dụng tên miền chính là một trong những cách nhằm
bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị chiếm dụng (Mục I.2.7).
Và "Dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu hàng hóa... nằm trong cấu trúc
tên miền nếu chỉ đăng ký bảo vệ trên mạng sẽ không được bảo vệ trên thực tế
và ngược lại, nhãn hiệu hàng hóa... nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng
sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký chúng trong tên miền"
(Mục II.2).
Như vậy, gây nhầm lẫn giữa hai đối tượng này chính là phần "ký tự"
là tên của tổ chức, cá nhân hoặc là tên do họ đặt có thể đăng ký làm nhãn hiệu
chữ và ngược lại. Thêm nữa, mặc dù không thuộc vào tên miền nhưng các
"icon" (biểu tượng) của chủ sở hữu luôn được sử dụng kèm theo tên miền
(đứng ở phía trước) thông thường là các nhãn hiệu màu dưới dạng ba chiều.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng không có cơ chế "bảo hộ kép" về việc dấu hiện
được đăng ký làm tên miền cũng có thể được bảo hộ là nhãn hiệu và ngược
lại. Tuy nhiên, về hình thức, tên miền chỉ giới hạn ở các dấu hiệu dạng chữ
(các chữ cái và con số) ở dạng hai chiều trong khi nhãn hiệu bao gồm rất
nhiều các dấu hiệu chữ, hình, kết hợp giữa chúng ở cả dạng ba chiều. Về chức
năng, tên miền dùng để định danh địa chỉ internet của máy chủ còn nhãn hiệu
dùng để phân biệt sản phẩm, hàng hoá cùng loại của các chủ thể khác nhau.
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
Như trên đã trình bày, trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều
quan điểm, khái niệm khác nhau về nhãn hiệu, vì vậy cũng có rất nhiều cách
phân loại nhãn hiệu dựa trên các tiêu chí khác nhau. Với mục đích làm rõ các
nội dung cơ bản trong bản chất pháp lý của nhãn hiệu, dưới đây tác giả đưa ra
một số cách phân loại nhãn hiệu phổ biến trong pháp luật quốc tế và pháp luật
của các quốc gia. Trừ cách phân loại dựa trên hình thức nhãn hiệu, ba cách
phân loại sau đều sử dụng phương pháp loại trừ, nghĩa là trong từng cách phân
loại, chỉ đưa ra tiêu chí xác định một loại nhãn hiệu như nhãn hiệu tập thể,
nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng, các nhãn hiệu
không thỏa mãn các tiêu chí trên được ngầm hiểu là loại nhãn hiệu còn lại.
1.1.2.1. Phân loại dựa trên hình thức nhãn hiệu
Theo tiêu chí này, nhãn hiệu được chia thành 04 nhóm sau:
- Dựa trên thành phần của nhãn hiệu, nhãn hiệu được phân chia thành
nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình và nhãn hiệu hỗn hợp: Nhãn hiệu chữ là các
dấu hiệu dưới dạng chữ cái và/hoặc từ ngữ. Nhãn hiệu này chiếm số lượng
chủ yếu trong các nhãn hiệu được phân chia theo tiêu chí này vì tính chất dễ
dàng tạo ra, sử dụng, ghi nhớ và có phạm vi bảo hộ rộng nhất (bao gồm cả các
nhãn hiệu hình được nhãn hiệu chữ gọi tên). Nhìn chung, nhãn hiệu chữ có
thể phát âm và có nghĩa có tính chất phân biệt cao hơn so với các nhãn hiệu
chữ còn lại. Nhãn hiệu hình là các dấu hiệu dưới dạng hình vẽ và/hoặc hình
ảnh. Nhãn hiệu hình có thể được gọi tên hoặc không. Nhãn hiệu này thể hiện
phạm vi bảo hộ hẹp hơn so với nhãn hiệu chữ (chỉ có thể bao gồm nhãn hiệu
chữ là tên gọi của hình và các phương án tương tự với nhãn hiệu hình khi
nhãn hiệu hình đạt đến mức độ được biết đến nhất định). Những nhãn hiệu
hình có thể gọi tên sẽ có phạm vi bảo hộ rộng hơn so với các nhãn hiệu hình
không thể gọi tên. Nhãn hiệu hỗn hợp là nhãn hiệu gồm cả nhãn hiệu chữ và
nhãn hiệu hình. Trong một nhãn hiệu có nhiều phần, bao giờ cũng có phần
"mạnh" (thể hiện tính chất phân biệt chủ yếu của nhãn hiệu) và phần "yếu".
Trong nhãn hiệu hỗn hợp, phần "mạnh" thường là phần nhãn hiệu chữ.
- Dựa trên tiêu chí không gian, nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu
hai chiều và nhãn hiệu ba chiều: Nhãn hiệu hai chiều là nhãn hiệu được trình
bày trong không gian hai chiều (mặt phẳng) còn nhãn hiệu ba chiều là nhãn
hiệu được trình bày trong không gian ba chiều (thể hiện cả chiều sâu của nhãn
hiệu). Trong thực tế, các nhãn hiệu ba chiều thường là các nhãn hiệu thể hiện
hình khối, bao bì sản phẩm, nhãn hiệu dạng nghệ thuật có bóng… Nhãn hiệu
hai chiều được coi là có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu ba chiều. Người
ta chỉ đăng ký nhãn hiệu ba chiều khi loại nhãn hiệu này giúp thể hiện rõ hơn
tính phân biệt của nhãn hiệu.
- Dựa trên khả năng nhận biết nhãn hiệu, nhãn hiệu được phân chia
thành nhãn hiệu nhìn thấy được và nhãn hiệu không nhìn thấy được: Nhãn
hiệu nhìn thấy được là nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác (nhãn hiệu
dạng chữ, hình dưới dạng hai chiều hoặc ba chiều) còn nhãn hiệu không nhìn
thấy được là nhãn hiệu không thể nhận biết bằng thị giác (ví dụ nhãn hiệu mùi
vị, âm thanh). Đa số các nhãn hiệu là nhãn hiệu nhìn thấy được, có rất ít nhãn
hiệu không nhìn thấy được thừa nhận theo quy định của TRIPS và pháp luật
một số nước như Hoa Kỳ.
- Dựa trên tiêu chí màu sắc của nhãn hiệu, nhãn hiệu được phân chia
thành nhãn hiệu đen trắng và nhãn hiệu màu: Nhãn hiệu đen trắng là nhãn
hiệu có màu đen và/hoặc trắng còn nhãn hiệu màu là nhãn hiệu có các màu
sắc khác. Nhãn hiệu đen trắng là nhãn hiệu chiếm số lượng chủ yếu và có
phạm vi bảo bộ rộng nhất do đen và trắng là hai màu cơ bản.
1.1.2.2. Phân loại dựa trên số lượng chủ sở hữu nhãn hiệu
Theo tiêu chí này, nhãn hiệu được phân chia thành nhãn hiệu tập thể
và nhãn hiệu thông thường. Điều 7Bis, Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp năm 1983 (Công ước Paris), Khoản 1, Điều 6, BTA và luật