Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ KIM PHƢƠNG

XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



NGƢỜI CAM ĐOAN

PHẠM THỊ KIM PHƢƠNG


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CƠNG NGHIỆP

1.1.

9

Khái niệm kiểu dáng cơng nghiệp và quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp


9

1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp
với một số đối tượng khác

9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp
1.2.

Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp

1.3.

19

27

Ý nghĩa của việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp

33

1.3.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp để giải quyết các vụ việc cụ thể trong công tác thực thi
quyền sở hữu công nghiệp

33



1.3.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp để phục vụ yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

35

1.3.3. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
cơng nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu hút đầu tư
nước ngoài

37

1.3.4. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp để bảo vệ các quyền dân sự cơ bản của con người

38

1.3.5. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
cơng nghiệp góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

39

1.3.6. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng
cơng nghiệp sẽ góp phần vào việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo
40
1.3.7. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
cơng nghiệp góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân
41
CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC

ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

2.1.

42

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp

42

2.1.1. Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn hiệu
lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

45

2.1.2. Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với
kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng
bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

49

2.1.3. Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo
quy định về quyền tạm thời

54


2.2.


Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp

60

2.2.1. Đối tượng bị xâm phạm

62

2.2.2. Yếu tố xâm phạm

64

2.2.3. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm

67

2.2.4.

Địa điểm thực hiện hành vi xâm phạm

2.3.

Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với kiểu dáng công nghiệp gây ra

2.3.1. Khái niệm thiệt hại

69


70
72

2.3.2. Nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp gây ra

73

2.3.3. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp gây ra

80

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
XÂM PHẠM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÁC ĐỊNH HÀNH
VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

3.1.

87

Thực trạng xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với kiểu dáng công nghiệp

87

3.1.1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp


87

3.1.2. Thực trạng xác định và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp
3.2.

92

Ngun nhân tình trạng gia tăng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

101


3.3.

Một số giải pháp hạn chế tình trạng xâm phạm và nâng cao hiệu quả xác
định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp ở nước ta hiện nay

3.3.1. Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật

111
112

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động ngăn ngừa, hạn chế và
xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp


120

KẾT LUẬN

126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

128


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SHCN:

Sở hữu công nghiệp

SHTT:

Sở hữu trí tuệ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiêp so

89


Số hiệu
bảng
3.1

với nhãn hiệu, sáng chế và giải pháp hữu ích từ năm
1998-2010 tại Cục SHTT
3.2

Số liệu các vụ án tranh chấp về quyền SHTT được giải

95

quyết tại các Tòa Dân sự từ năm 2007-2011
3.3

Số liệu các vụ án SHTT được giải quyết tại Tòa án nhân
dân từ năm 2005-2009

96


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp so với


90

biểu đồ
3.1

đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế và giải
pháp hữu ích từ 1998-2010 tại Cục SHTT



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các
quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế. Một quốc gia thực thi tốt việc bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, khuyến khích chuyển
giao cơng nghệ và tạo môi trường thuận lợi hơn cho những cải tiến trong
thương mại và công nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở
ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức
hơn nhất là đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp với
các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một
lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ
trong những năm gần đây cũng ngày càng được hoàn thiện. Với việc ban hành
Luật Sở hữu trí tuệ- luật chuyên biệt đầu tiên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã
đánh dấu một mốc quan trọng đối với pháp luật Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ
cùng với các văn bản liên quan đã tạo ra một hành lang pháp lý an tồn, thuận
lợi, đã tương thích hơn với các quy định của pháp luật thế giới về Sở hữu trí
tuệ và đã khuyến khích các hoạt động lao động sáng tạo.
Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được quan tâm hơn. Tuy
nhiên, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay cũng ngày càng đa

dạng và phổ biến hơn, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trên
hầu hết các lĩnh vực, ở khắp nơi và với hầu hết các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ như: xâm phạm các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
(SHCN), xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền đối với
giống cây trồng. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực
hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn mới như sử dụng công nghệ cao, sử
dụng các thiết bị hiện đại… làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý khó
phát hiện. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và các

1


hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp nói riêng ngày càng nguy hiểm
hơn về tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ, khơng chỉ diễn ra trong phạm
vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng cả đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi.
Kiểu dáng cơng nghiệp là một đối tượng quan trọng trong các đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến
khía cạnh mỹ thuật, hình dáng bên ngồi của sản phẩm. Chính hình dáng bên
ngồi đó làm cho sản phẩm thu hút và hấp dẫn đối với người tiêu dùng và sự
hấp dẫn trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng cân nhắc trong việc lựa
chọn sản phẩm khi mua sắm hàng hóa. Kiểu dáng cơng nghiệp cũng giúp cho
các công ty phân biệt sản phẩm của các đối tượng cạnh tranh trên thị trường
và cải thiện, nâng cao hình ảnh sản phẩm của họ. Cũng trong tình trạng như
đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp cũng ngày càng phức tạp và phổ
biến hơn. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng cơng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mục đích của việc xác
định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp là để giải quyết hiệu quả các vụ việc cụ thể trong cơng tác thực thi
quyền sở hữu trí tuệ.

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng trước hết phải xác định
đúng hành vi xâm phạm. Chỉ khi xác định đúng hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp thì người có thẩm quyền xử
lý mới xử lý đúng và hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, thông qua đó sẽ góp phần vào cơng tác
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Việc tìm hiểu các quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp cũng như việc xác định hành

2


vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, đánh
giá thực trạng xâm phạm và thực trạng xác định hành vi xâm phạm và đưa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Nó khơng
chỉ góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong việc bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của các doanh nghiệp cũng như ý thức
pháp luật của người tiêu dùng mà nó cịn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả của cán bộ, cơ quan có
thẩm quyền trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xác định hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp” làm đề tài
nghiên cứu của mình với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu những
quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước về xác định
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng
ở nước ta hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Nhằm hạn chế tình trạng
này, pháp luật đã có nhiều quy định liên quan đến việc xác định cũng như xử
lý đối với hành vi xâm phạm quyền ở hữu trí tuệ. Các cơng trình nghiên cứu
về kiểu dáng cơng nghiệp nói chung cũng như về việc xác định hành vi xâm
phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng chưa
nhiều. Thời gian qua đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về quyền sở
hữu trí tuệ cũng như về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: đề tài
nghiên cứu phó tiến sĩ luật học về “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu

3


trí tuệ” của tác giả Lê Xuân Thảo năm 2005; đề tài “Nâng cao vai trò và năng
lực của Tòa án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam- những
vấn đề lý luận và thực tiễn” đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối
cao năm 2008; “Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tịa án nhân dân trong tình hình mới” đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở của Tòa án nhân dân tối cao năm 2009. Ngồi ra cịn có
một số cuốn sách, bài viết trên các tạp chí với nội dung liên quan đến kiểu
dáng công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng cơng nghiệp, đó là: cuốn sách “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở
Việt Nam- Pháp luật và thực tiễn”, của tác giả Ths. Nguyễn Bá Bình, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, năm 2005; “Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp những vấn
đề còn bỏ ngỏ”, của tác giả Vũ Yến, Trọng Yến, Văn Hải, đăng trên website:
www.investip.vn năm 2010; “Xâm phạm sở hữu trí tuệ, thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp” của tác giả Ths. Lê Việt Long, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 127/2008;… Tuy nhiên, mỗi cơng trình nghiên cứu đã nhìn nhận,
giải quyết vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối

với kiểu dáng cơng nghiệp ở một góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa
có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về vấn đề này. Nhận
diện được vấn đề này, luận văn đề cập đến việc nghiên cứu về một số vấn đề
lý luận về việc xác định hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng cơng nghiêp
cũng như tình trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, thực trạng xác định và
thực trạng xử lý đối với hành vi xâm phạm này, đồng thời luận văn cũng đưa
ra một số giải pháp nhằm hạn chế thực trạng này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các cơng trình
khoa học đã cơng bố, luận văn xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ
thể như sau:

4


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một dạng hành vi vi phạm
pháp luật, cụ thể là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ
2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 và các
văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung vào
việc giải quyết nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc xác định hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, cụ thể
là:
- Nghiên cứu về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu trên cơ sở tập trung phân tích khái
niệm, bản chất pháp lý của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương
quan với các nội dung liên quan của các Điều ước quốc tế và pháp luật một số

nước.
- Nghiên cứu thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xác định hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam
hiện nay, phát hiện những bất cập đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp và nâng cao hiệu quả xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểu dáng công
nghiệp và xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu

5


dáng cơng nghiệp, thơng qua đó thấy được vai trị quan trọng của việc xác
định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp.
- Phân tích những quy định của pháp luật điều chỉnh việc xác định
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
cùng với việc nêu lên thực trạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp và thực trạng xác định hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Kiến nghị một số giải pháp hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả
việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới,
xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và vấn đề cải cách tư pháp, xây
dựng Nhà nước pháp quyền. Do đó, các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật đều
dựa trên các quan điểm chỉ đạo nêu trên.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là đi từ lý luận đến thực tiễn,
dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng
hợp và phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hoàn thành luận văn.

6


Phương pháp phân tích được sử dụng làm rõ những vấn đề về lý luận
và thực tiễn về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói
riêng.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng nhằm nghiên cứu rõ
hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật trước đây.
Phương pháp so sánh được sử dụng đối chiếu, so sánh với pháp luật
của một số nước trên thế giới, với các điều ước quốc tế nhằm tham khảo và
làm rõ bản chất của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê các số liệu
về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp; về số liệu các vụ án về sở hữu trí tuệ được giải quyết tại Tịa dân sự
các cấp và về đơn khiếu nại về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,

sáng chế và giải pháp hữu ích.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc tổng hợp các vấn đề
đã nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định và kết luận.
6. Ý nghĩa của Luận văn
Ngồi ý nghĩa là một cơng trình nghiên cứu riêng của bản thân về
hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp
để hồn thành chương trình học tập và báo cáo tốt nghiệp lớp Cao học Luật
Dân sự khóa XIV của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn có một
số điểm mới sau:

7


- Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống khái niệm hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Luận văn đã so sánh những quy định trong các Điều ước quốc tế và
pháp luật của các nước nhằm mục đích làm rõ bản chất pháp lý của hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp
luật hiện hành về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp và hiện trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Luận văn đã đưa ra một số nguyên nhân của tình trạng gia tăng hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp; trên
cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận;
Luận văn được bố cục làm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về kiểu dáng công nghiệp và hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam về xác định hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng xâm phạm và
nâng cao hiệu quả xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với kiểu dáng công nghiệp.

8


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ HÀNH VI
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
KIỂU DÁNG CƠNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm kiểu dáng cơng nghiệp và quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng
công nghiệp với một số đối tượng khác
1.1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
Một sản phẩm để dễ được người tiêu dùng chú ý đến khơng chỉ bởi
chất lượng, tính năng của nó mà cịn phụ thuộc phần lớn vào kiểu dáng bên
ngồi của sản phẩm. Kiểu dáng cơng nghiệp là một trong các đối tượng của
quyền SHCN. Vì thế, kiểu dáng cơng nghiệp cũng có những đặc tính chung
của tài sản trí tuệ như: tính sáng tạo, tính chất vơ hình, tính dễ phổ biến, lan
truyền. Tuy nhiên về nội hàm kiểu dáng công nghiệp hiện nay vẫn tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau với các tiêu chí khác nhau. Có thể dẫn ra một số ví
dụ như sau:
Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) định nghĩa: “Kiểu dáng công nghiệp

mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao
hàm các khía cạnh 3 chiều, ví dụ như hình dáng hoặc bề mặt của sản phẩm,
hoặc các khía cạnh 2 chiều, ví dụ như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu
sắc”[62]. Như vậy, kiểu dáng cơng nghiệp được xác định là biểu hiện bên
ngồi của sản phẩm và biểu hiện đó có thể là trên mặt phẳng (hai chiều) hoặc
ở không gian 3 chiều. Kiểu dáng cơng nghiệp được xác định bởi tính chất
trang trí hay thẩm mỹ của nó. Đây là một định nghĩa mở, định nghĩa này cho
phép hiểu về kiểu dáng công nghiệp rất rộng.

9


Từ điển Wikipedia định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp như sau:
Kiểu dáng cơng nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm,
được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp
những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế
tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.[70]
Theo định nghĩa này, từ điển Wikipedia cũng đã phân tích các yếu tố
của kiểu dáng công nghiệp như sau: Thứ nhất, hình dáng bên ngồi của sản
phẩm là phần sản phẩm có thể nhận biết được bằng các giác quan (chủ yếu là
mắt) trước khi kiểm nghiệm sản phẩm; Thứ hai, tính mới; Thứ ba, kiểu dáng
cơng nghiệp phải có tính khả thi trong việc làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng
công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Theo pháp luật Mỹ, kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa:
Kiểu dáng bao gồm các đặc tính trang trí được thể hiện hay áp dụng
trong một sản phẩm. Vì kiểu dáng được thể hiện ở hình dáng bên ngồi nên
đối tượng bảo hộ kiểu dáng có thể là hình dạng của một sản phẩm, là trang
trí mặt ngồi của một sản phẩm, hay là sự kết hợp giữa hình dáng và trang trí
bề ngồi. Một kiểu dáng trang trí bề ngồi khơng thể tách rời sản phẩm mà
nó trang trí và do vậy khơng thể tự thân tồn tại một mình được. [62, tr.5]

Theo đó, đặc tính trang trí của kiểu dáng cơng nghiệp được nhấn
mạnh ngay từ đầu, định nghĩa này cũng đặt ra yêu cầu kiểu dáng công nghiệp
phải luôn gắn liền với sản phẩm.
Liên Minh châu Âu định nghĩa về kiểu dáng cơng nghiệp như sau:
“Kiểu dáng là hình dạng bên ngoài của một sản phẩm hay một số bộ phận
của sản phẩm. Kiểu dáng có thể được cấu thành từ các đường nét, màu, hình,
bố cục hay trang trí”[63]. Theo đó, kiểu dáng cơng nghiệp chỉ là biểu hiện
bên ngoài của sản phẩm và liệt kê cụ thể các yếu tố hợp thành kiểu dáng cơng
nghiệp đó là đường nét, màu sắc, hình khối, hình, bố cục hay trang trí. Qua

10


định nghĩa này, có thể hiểu gián tiếp kiểu dáng cơng nghiệp có thể thể hiện ở
trên mặt phẳng (hai chiều) hoặc ở dạng không gian ba chiều.
Pháp luật Nhật Bản định nghĩa kiểu dáng công nghiệp như sau: “Kiểu
dáng là hình dáng, kiểu mẫu, hay màu sắc, hay sự kết hợp của các nhân tố đó
của một sản phẩm, là cái thông qua thị giác gợi lên một cảm xúc mỹ học. Do
vậy, kiểu dáng phải có sức hấp dẫn đối với thị giác”. [64, tr.5] Theo định nghĩa
này đã đưa ra các dạng yếu tố thể hiện cơ bản của một kiểu dáng công nghiệp,
kiểu dáng công nghiệp phải gắn liền với sản phẩm, phải đáp ứng yêu cầu về
tính thẩm mỹ và kiểu dáng cơng nghiệp phải cảm nhận được bởi thị giác.
Pháp luật Việt Nam quy định về kiểu dáng cơng nghiệp cũng có sự
khác nhau qua các thời kỳ. Khoản 3, Điều 4, Pháp lệnh về Bảo hộ quyền
SHCN 1989 quy định về kiểu dáng cơng nghiệp “là hình dáng bên ngồi của
sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, mầu sắc hoặc sự kết hợp
những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản
phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp” [30]. Bộ luật Dân sự 1995, kiểu
dáng công nghiệp tiếp tục được định nghĩa như Pháp lệnh 1989. Tiếp đến,
Khoản 13, Điều 4, Luật SHTT 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT quy

định: “Kiểu dáng cơng nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm được thể
hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này”[41]. Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến các loại sản phẩm từ đồ vật
hàng ngày ít giá trị cho đến những sản phẩm có giá trị cao. Kiểu dáng cơng
nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm bao gồm tập hợp các đặc điểm
liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ, trang trí cho sản phẩm. Nó có thể bao gồm sự
kết hợp theo khơng gia ba chiều như hình khối hoặc hai chiều như họa tiết,
đường nét, màu sắc. “Kiểu dáng công nghiệp được coi là giải pháp mang tính
chất mỹ thuật” [37]. Đối tượng của kiểu dáng cơng nghiệp bao gồm những yếu
tố thể hiện ở bên ngoài của sản phẩm mà có thể cảm nhận được bằng mắt thường
khi quan sát sản phẩm để phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các

11


sản phẩm đó. Vì kiểu dáng cơng nghiệp bắt buộc là hình dáng bên ngồi của
sản phẩm và mang đặc tính mỹ thuật, vì vậy, hình dáng của sản phẩm khơng
nhìn thấy được trong q trình sử dụng sẽ khơng được bảo hộ. Hình dáng bên
trong của sản phẩm là phần khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng sẽ
không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Tuy định nghĩa về Kiểu dáng cơng nghiệp theo pháp luật mỗi nước
cịn một vài chỗ chưa thực sự đồng nhất, nhưng về cơ bản các định nghĩa
được viện dẫn đều đã thống nhất được với nhau như thế nào là một kiểu dáng
công nghiệp. Định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam là khá
tương đồng với pháp luật một số nước trên thế giới.
Từ các khái niệm trên, tác giả đưa ra khái niệm kiểu dáng công nghiệp
như sau: kiểu dáng cơng nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm được
thể hiện trên không gian hai chiều hoặc ba chiều và được thể hiện bằng hình
khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Trong đó dấu
hiệu là hình dáng bên ngồi của sản phẩm là yếu tố giúp phân biệt kiểu dáng

công nghiệp với các đối tượng SHCN khác.
Một số hình ảnh ví dụ về kiểu dáng công nghiệp [34]:

Kiểu dáng công nghiệp của chiếc
ghế và bình đựng chất lỏng

Kiểu dáng cơng nghiệp khác nhau
của ô tô
12


1.1.1.2. Đặc điểm kiểu dáng cơng nghiệp
Ngồi các đặc điểm chung như các đối tượng SHCN khác như tính
sáng tạo, là tài sản vơ hình thì kiểu dáng cơng nghiệp cịn có một số đặc điểm
riêng. Đặc điểm bản chất của một kiểu dáng công nghiệp được xác định dựa
vào hai yếu tố: kiểu dáng công nghiệp phải là biểu hiện bên ngồi của một sản
phẩm và kiểu dáng cơng nghiệp phải có khả năng áp dụng vào lĩnh vực sản
xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Cụ thể:
- Kiểu dáng cơng nghiệp là một loại tài sản vơ hình
Kiểu dáng công nghiệp cũng như các đối tượng khác của quyền sở
hữu trí tuệ là một loại tài sản vơ hình. Kiểu dáng cơng nghiệp khơng có cấu
tạo vật chất mà nó tạo ra những quyền và ưu thế đối với người sở hữu và
thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng. Kiểu dáng công nghiệp là
một tài sản trí tuệ, do đó nó khơng bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Là sản
phẩm của sáng tạo trí tuệ, nên kiểu dáng cơng nghiệp phải được vật chất hóa
và được thể hiện trên các vật mang tin cụ thể. Tài sản trí tuệ vơ hình phải
được phản ánh, thể hiện thơng qua những vật thể hữu hình.
- Kiểu dáng cơng nghiệp phải có tính sáng tạo
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu không thể
được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh

vực tương ứng. Kiểu dáng công nghiệp phải là kết quả của sự sáng tạo, không
phải là sự sao chép, bắt chước các kiểu dáng đã có. Những kiểu dáng chỉ là sự
kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết, chỉ sắp đặt lại, thay đổi
vị trí… khơng được coi là có tính sáng tạo. Những kiểu dáng mơ phỏng hay
sao chép toàn bộ hoặc một phần các đối tượng sẵn có trong tự nhiên như con
vật, cây cối…; các hình học đơn giản như hình vng, hình trịn, tam giác…;

13


hoặc hình dáng các sản phẩm, cơng trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng
rãi ở Việt Nam và thế giới, khơng có sự cách điệu đủ mức cũng khơng được
coi là có tính sáng tạo.
- Kiểu dáng cơng nghiệp là biểu hiện bên ngoài của một sản phẩm
Kiểu dáng cơng nghiệp phải là biểu hiện bên ngồi của sản phẩm bao
gồm đặc điểm liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ, trang trí cho sản phẩm. Biểu
hiện bên ngồi này có thể là đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp
những yếu tố đó. Cách thức biểu hiện có thể trên mặt phẳng (hai chiều) hoặc
ở dạng không gian ba chiều. Đối tượng của kiểu dáng công nghiệp chỉ bao
gồm những yếu tố thể hiện ở bên ngồi của sản phẩm mà có thể cảm nhận
được bằng mắt thường khi quan sát sản phẩm để phân biệt được sự giống và
khác nhau giữa các sản phẩm đó. Những gì thuộc về bên trong sản phẩm phần khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng (ví dụ động cơ bên trong
của xe máy) thì khơng thể được coi là kiểu dáng công nghiệp.
- Kiểu dáng công nghiệp có sự kết hợp giữa yếu tố thẩm mỹ và yếu tố
chức năng
Để được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp thì địi hỏi phải có sự kết
hợp cả yếu tố thẩm mỹ và yếu tố chức năng. Kiểu dáng cơng nghiệp liên quan
đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, những đặc điểm tạo dáng chỉ
mang tính kỹ thuật, chức năng mà không liên quan đến thẩm mỹ (hình xoắn
trơn ốc của chiếc đinh vít), hoặc những dấu hiệu được gắn trên sản phẩm chỉ

để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo,
kích cỡ…, hoặc hình dáng bên ngồi do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có
hoặc chỉ mang tính kỹ thuật... của sản phẩm khơng được coi là kiểu dáng
cơng nghiệp. Kiểu dáng cơng nghiệp ngồi yếu tố thẩm mỹ còn phải liên quan
đến yếu tố chức năng của sản phẩm. Những đặc điểm tạo dáng chỉ mang tính
thẩm mỹ mà khơng mang tính kỹ thuật, khơng thực hiện chức năng nhất định

14


thì cũng khơng được coi là kiểu dáng cơng nghiệp. Như vậy, nếu hình dáng
bên ngồi của sản phẩm chỉ thiếu một trong hai yếu tố là tính thẩm mỹ hay
tính kỹ thuật đều khơng được coi là kiểu dáng công nghiệp và không được
bảo hộ.
- Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng dùng làm mẫu để sản xuất
ra sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp
Khả năng áp dụng vào cơng nghiệp chính là một trong những đặc
điểm mang tính bản chất của kiểu dáng cơng nghiệp. Theo đó, kiểu dáng cơng
nghiệp phải là hình dáng bên ngồi của sản phẩm có thể làm mẫu để sản xuất
hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ cơng nghiệp hoặc hình
dáng bên ngồi của sản phẩm được sản xuất công nghiệp. Theo pháp luật một
số nước như Hoa Kỳ, Inđơnêsia, Malaysia, Philippines, EU… cũng quy định
hình dáng bên ngoài của sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp cơng
nghiệp hoặc thủ cơng nghiệp thì mới được coi là kiểu dáng công nghiệp; Theo
quy định của pháp luật Hàn Quốc, Nhật Bản… hình dáng bên ngồi của sản
phẩm phải được sản xuất công nghiệp mới được coi là kiểu dáng công nghiệp.
Luật SHTT Việt Nam cũng đưa ra tiêu chí này trong định nghĩa về kiểu dáng
cơng nghiệp. Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng công
nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng ký phải
được triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành

phẩm cụ thể như kết quả đã nêu trong đơn yêu cầu.
- Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới
Ngồi các đặc điểm trên, kiểu dáng cơng nghiệp có đặc điểm là tính
mới. Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng cơng
nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng cơng nghiệp đã bị bộc lộ
cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức
nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước

15


×