Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh và dịch vụ tân đại lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.71 KB, 64 trang )

Bỏo cỏo thc tp tt nghip
trờng đại học công nghiệp tp. hồ chí minh
cơ sở thanh hóa - khoa kinh tế

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH
và Dịch vụ Tân Đại Lộc

Giảng viên hớng dẫn : Trần Thị Yến
Sinh viên thực hiện
: Trịnh Khánh Huyền
MSSV
: 10021693
Khóa học
: 2010 - 2013

Thanh Hoá, năm 2013

LI CAM OAN

SV: Trnh Khỏnh Huyn - Lp CDTD12TH - Trng HCN TPHCM

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH và dịch vụ
Tân Đại Lộc là không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.


Thanh Hoá, ngày 13 tháng 03 năm 20013
Sinh viên

Trịnh Khánh Huyền

LỜI MỞ ĐẦU

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều
hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính ... Thị trường tài
chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt
động của mình. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều
nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ
lưỡng. Một trong điều không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào trước
khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Liệu
rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ
xuống dốc ...
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của
doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả
năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây chúng tôi lựa chọn đề
tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc.
Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong
hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể
cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.


SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1- Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
TNHH Tân Đại Lộc để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Công ty. Từ đó,
phát huy những mặt tích cực, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục
những mặt hạn chế nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu
quả tốt.
1.2 - Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012;
- Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính của Công ty
thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản;
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty trong thời gian tới.
1.3 - Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu phương pháp chủ yếu trong quá trình
thực hiện đề tài này là: Thu thập số liệu trực tiếp từ Công ty trong 3 năm gần
đây (2010 - 2012) để dự báo cho những năm tiếp theo, giáo trình, sách báo,
Internet cùng với những kiến thức đã học được như dự báo bằng cách sử dụng
phương pháp hồi quy tuyến tính và phương pháp parapol
1.4 - Phạm vi nghiên cứu
a- Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc
b- Phạm vi thời gian

Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy
trong 3 năm gần nhất (2010 - 2011 - 2012).

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thêm vào đó là thời gian thực tập 10 tuần (từ 02/02/2013 - 24/04/2013)
tại Công ty sẽ giúp em có cơ sở vững chắc nắm thông tin xác thực hơn, từ đó
đưa ra những lý luận, giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.
c- Phạm vi nội dung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là lĩnh vực rất rộng và có nhiều
vấn đề khá nhạy cảm nhưng vì thời gian thực tập có hạn, hơn nữa kinh nghiệm
thực tiễn của lĩnh vực trên còn hạn hẹp. Cho nên phạm vi của luận văn này em
chỉ tập trung phân tích các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh;
- Phân tích thực trạng của Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc thông
qua phân tích tình hình tài chính của Công ty.

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1.1 - Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính
1.1.1.1- Khái niệm:
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ
theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán
cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những
đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu
theo đuổi.
1.1.1.2 - Đối tượng của phân tích tài chính
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các
hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài
chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào
các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. CáC quan hệ tài chính đó có thể
chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan
hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các
hình thức:
- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định 4
- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN) hoặc
tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp).

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM


6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
và các tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn
dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh:
- Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các
ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài
hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu) cũng
như việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào
ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động ...) và
các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại
lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại ...)
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là
các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính
sách tài chính của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái
đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các DNNN có
quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng công
ty. Mối quan hệ đó được thể hiện trong các quy định về tài chính như:
- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nước do
Tổng Công ty giao.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản
và trích một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của Tổng công ty theo
quy chế tài chính của Tổng công ty và với những điều kiện nhất định.

- Doanh nghiệp cho Tổng Công ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự
điều hòa vốn trong Tổng Công ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ của
Tổng công ty.
Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2- Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng ... Mỗi đối
tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các
nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn
việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí ... Tuy
nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh
có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn
kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của
họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú
ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó
so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh

nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là
khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của
Công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp ... Từ đó ảnh
hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.
Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế,
nhà cung cấp, người lao động ... cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của
doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ
doanh nghiệp và nhà đầu tư.

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm đến nói trên đều có thể tìm thấy
và thỏa mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân
tích báo cáo tài chính cung cấp.
1.2 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.2.1 - Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu
tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên
thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau.
1.2.1.1 - Phương pháp so sánh:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ truớc để thấy rõ xu

hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính
được cải hiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu
của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy
tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay
chữa được so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản
báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối
và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh)
phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải
thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian
tính toán.
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.1.2- Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng
tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu
phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các

tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ
hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ
của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá
trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ TÂN ĐẠI LỘC
2.1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ TÂN ĐẠI LỘC

2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH và
Dịch vụ Tân Đại Lộc
Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc là Công ty có đầy đủ tư cách
pháp nhân, tự chủ kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại Ngân
hàng, có con dấu riêng.
- Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và Dịch vụ Tân Đại Lộc
- Tên giao dịch: Đại Lộc Tranding Company Limited

- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 62b, Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP.
Thanh Hóa.
- Điện thoại: 0373 750 456
- Loại hình sở hữu: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của đất
nước, bước sáng thế kỷ XXI một thế kỷ mới gắn liền với một nền công nghiệp
hiện đại, nhận thấy được nhu cầu của ngành xây dựng là rất lớn nắm bắt được sự
cần thiết và tất yếu đó Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc đã ra đời ngày
25 tháng 12 năm 2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102001705
với ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Năm 2012, sau 6 năm đi vào hoạt động Tân Đại Lộc Tranding Compamy
Limited với phương châm hợp tác cùng phát triển Tân Đại Lộc đã trở thành đối
tác quen thuộc với các Công ty trong và ngoài Thành phố Thanh Hóa (Hải
Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh ...)
Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Công ty đăng ký thay đổi chứng nhận đăng
ký kinh doanh lần 3 (đã thay đổi lần 2, nhưng không có giấy tờ cụ thể nên tôi
xin phép không đưa vào) tại lần thay đổi này Công ty đăng ký ngành nghề kinh
doanh gồm 6 lĩnh vực sau:
- Buôn bán tư bia, rượu, nước giải khát, nước khoáng đóng chai ...
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô.
Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
STT


Chỉ tiêu

Năm 2010

1

Doanh thu từ các hoạt
động kinh doanh

2

Lợi nhuận gộp

3

Lợi nhuận thuần

4

Tổng vốn

Năm 2011

Năm 2012

63162782338

123585017291

111720939529


2247562603

1605872714

2138715575

38082163

45295284

-677622813

39490767943

33755738353

42721009480

(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty TNHH và Dịch
vụ Tân Đại Lộc
2.1.2.1- Chức năng
Tân Đại Lộc cũng như mọi Công ty kinh doanh thương mại khác, chức
năng chính là cung cấp sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc kho của Công ty
tới tay khách hàng. Tân Đại Lộc đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với nhà
sản xuất, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa (chủ yếu là nước giải khát các
loại). Đồng thời Tân Đại Lộc đóng vai trò là nhà tư vấn sáng suốt cho khách
hàng là cá nhân hộ gia đình khi có nhu cầu các sản phẩm nước giải khát của
Công ty.

2.1.2.2 - Nhiệm vụ
Tân Đại Lộc có nhiệm vụ nhập những mặt hàng có chất lượng với mức
giá hợp lý, kiểm định được chất lượng của mặt hàng Công ty đang kinh doanh.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về mặt hàng Công ty đã
và đang cung cấp ...
2.1.3 - Tổ chức bộ máy quản lý tại C.ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc
2.1.3.1 - Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, chức năng và
nhiệm vụ của các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng
Không giống như bộ máy của cơ quan Nhà nước và các Công ty lớn,
Công ty TNHH và Dịch vụ Tân Đại Lộc có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ
và linh hoạt.

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Giám đốc

Phó giám đốc

Đội ngũ
nhân viên

Phòng kế toán

Kho hàng hóa


(Nguồn từ phòng nhân sự Công ty)

Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình. Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc Công ty. Giám đốc có
một số chức năng sau:
- Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
Công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Tuyển dụng lao động
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp cho Giám đốc Công ty điều hành một số
lĩnh vực tài chính kế toán, có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các kế
hoạch tài chính và tình hình chấp hành các chế độ chính sách về quản lý kinh
tế tài chính của Công ty. Đây là phòng có chức năng quan trọng của Công ty
trong quá trình kinh doanh. Có trách nhiệm hạch toán các khoản chi phí giá
thành, tình hình biến động vốn, tài sản của Công ty, theo dõi các khoản thu chi
tài chính để phản ánh vào các tài khoản liên quan, định kỳ lập báo cáo tài chính
gửi cho Giám đốc, giúp Giám đốc đề ra các biện pháp kinh tế nhằm đạt hiệu quả

kinh tế cao.
Kho hàng hóa: Có trách nhiệm bảo quản, quản lý hàng hóa nhập xuất tồn
trong quá trình kinh doanh của Công ty. Vì đặc thù của Công ty hàng tồn kho
thường là các loại nước giải khát và chủ yếu là mặt hàng bia, rượu với số lượng
lớn nên cần một diện tích kho khá rộng, và đòi hỏi phải thuận tiện về mặt giao
thông để có thể nhận xét và xuất hàng dễ dàng. Vì vậy Công ty đã chọn địa điểm
kho tại 263 Đình Hương, Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa.
2.1.3.2- Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng
* Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
+ Chế độ kế toán
Công ty áp dụng chế độ theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày
14/9/2009 của Bộ Tài chính
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ được công ty sử dụng để ghi vào sổ kế toán là tiền Việt
Nam đồng (VNĐ).
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ phương pháp khấu hao đường thẳng. Đây
là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ sử dụng cho các TSCĐ
+ Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và
sử dụng tài khoản 133 để tính thuế đầu vào, TK 3331 để tính thuế đầu ra.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho của theo phương pháp kê khai
thường. Tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
được hạch toán theo phần mềm kế toán. Năm 2011 sau khi có sự đối chiếu, kiểm
tra số liệu, kế toán in ra các sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ như: Chứng từ

ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các thẻ sổ kế toán chi tiết, bảng cân
đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh ...
Phòng kế toán của Công ty được tổ chức theo bộ máy tập trung và sử
dụng phần mềm kế toán Misa. Các sổ sách kế toán đều được sử dụng trên phần
mềm kế toán, cho nên việc xử lý số liệu hết sức nhanh chóng, chính xác. Tuy
nhiên các số liệu kế toán không phải người nào cũng xem được, mỗi bộ phận kế
toán có tên đăng nhập và mật khẩu riêng chỉ có kế toán của bộ phận đó mới có
thể vào được.
Với hình thức tổ chức kế toán tập trung mỗi bộ phận kế toán sẽ thực hiện
những phần hành kế toán riêng biệt, các phần hành kế toán lại có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
2.2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ
TÂN ĐẠI LỘC

2.2.1 - Các báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
I. TSCĐ và đầu tư ngắn hạn

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

589,481

460,247


380,346

19,272

50,826

44,724

2. Đầu tư ngắn hạn

131,844

92,109

29,808

3. Các khoản phải thu

334,273

196,579

215,989

95,803

120,403

65,953


8,289

330

23,873

0

0

0

II. TSCĐ và đầu tư dài hạn

803,612

476,125

403,901

1. TSCĐ hữu hình

210,274

140,214

227,554

1. Tiền


4. Tồn kho
5. Lưu động khác
6. Đầu tư (CK KD, CK nợ,
Ldoanh)

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. TSCĐ vô hình

91,283

85,137

0

3. Đầu tư dài hạn

445,631

178,777

131,350

56,423

71,997


44,997

1,393,093

936,372

784,247

III. Nợ phải trả

666,114

351,070

269,845

1. Vay ngắn hạn và dài hạn

580,598

171,257

74,469

0

132,514

133,521


85,417

47,299

61,856

0

0

0

IV. Nguồn vốn chủ sở hữu

726,978

585,303

514,402

1. Tổng vốn cổ đông

726,955

579,594

509,729

24


5,708

4,673

1,393,093

936,372

784,247

4. TSCĐ khác
Tổng tài sản

2. Các khoản phải trả
3. Nợ dài hạn
4. Nợ khác

2. Các quỹ khác
Tổng nguồn vốn

(Nguồn từ phòng kế toán Công ty).
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

1.464,134

1,001,867

803,692

-2,156

-3,718

-4,942

1

Tổng doanh thu

2

Khoản giảm trừ

3

Doanh thu thuần

1,089,154


998,150

798,751

4

Giá vốn hàng bán

-616,234

-716,854

-568,689

5

Lợi nhuận gộp

324,245

281,296

230,061

6

Doanh thu từ hoạt động tài chính

56,897


47,164

4,954

7

Chi phí tài chính

-23,436

-23,847

-18,099

8

Lợi nhuận hoạt động tài chính

34,768

23,617

-13,145

9

Chi phí bán hàng

78,786


76,307

-63,684

10

Chi phí QLDN

-65,786

-73,107

-51,235

11

Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD

456,089

308,113

101,997

12

Thu nhập khác

15,543


-19,502

15,203

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13

Chi phí khác

5.346

4,969

-5,170

14

Lợi nhuận khác

11,657

-14,532

10,033


15

Lợi nhuận trước thuế

342,567

293,580

112,030

16

Thuế TNDN

37

35

-12,856

17

Lợi ích thiểu số (Or LN cty mẹ)

0

0

0


18

Lợi nhuận sau thuế

243,124

294,215

99,175

19

Tổng số cổ phần

35,999,665

29,999,980

25,000,000

20

Doanh thu trên 1 CP (RPS)

35,146

33,272

31,950


21

Lợi nhuận trên 1 CP (EPS)

12,578

9,807

3,967

22

Giá trị sổ sách (VC) (tr)

0

0

0

23

Cổ tức (Thực trả)

900

1,800

1,600


(Nguồn từ phòng kế toán Công ty).
2.2.2- Phân tích khái quát tình hình tài chính:
2.2.2.1- Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn:
2.2.2.1.1 - So sánh sự biến động qua 2010 và 2011:
a- Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm
2011 tăng 152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Trong năm 2011 thì tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn 79901 triệu đồng, tức là tăng 21.01% so với năm 2010.
Trong đó chủ yếu là do các khoản tiền tăng 6102 triệu đồng (tức tăng 13.64% so
với năm 2010), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 62301 triệu đồng (tăng 209.01%
so với cùng kì năm trước), giá trị hàng tồn kho cũng tăng 54450 triệu đồng (tăng
82.56% so với năm 2010); bên cạnh đó các khoản phải thu giảm 19410 triệu
đồng (tức giảm 98.62%). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hanh trong tổng tài sản cuối năm đã tăng 0.65%
chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 0.27%, hàng tồn kho tăng 4.45% các
khoản đầu tư ngắn hạn tăng 0.64%, các khoản phải thu giảm 6.55% và các
khoản lưu động khác giảm 3.01%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền tăng làm tăng khả năng
thanh toán tức thời của Công ty.
+ Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hứa hẹn mang
lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.

+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng chứng tỏ sản phẩm của doanh
nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc công tác quản lý hàng
tồn kho và chính sách bán chịu chưa hợp lý.
+ Các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ
của Công ty hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu Công ty quá khắt khe trong chính sách
bán chịu thì có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ của Công ty, làm ảnh
hưởng đến thị phần của Công ty trên thị trường.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 72224 triệu đồng, tức là tăng 17.88%, xét về
mặt tỷ trọng thì lại giảm nhẹ 0.65%. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm
87340 triệu đồng, tương ứng là giảm 38.38% so với năm 2010; tài sản cố định
vô hình tăng 85137 triệu; các khoản đầu tư dài hạn tăng 47427 triệu đồng (tăng
36.11% so với năm 2010), tài sản cố định khác tăng 27000 triệu đồng tức 60%.
Đặc biệt trong năm 2011 đã xuất hiện thêm danh mục tài sản cố định vô hình mà
các năm trước chưa hề xuất hiện. Đặc biệt đầu tư dài hạn tăng mạnh. Cho thấy
trong năm 2011, doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này
sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
b- Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 là
152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ
sở hữu năm 2011 tăng 70901 triệu đồng tức tăng 13.78% so với năm 2010.
Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 69865 triệu đồng (tức tăng 13.71%),
các quỹ khác tăng 1035 triệu đồng (tức tăng 22.15%).

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

18



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn giảm 3.08%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh
nghiệp ngày càng giảm.
Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2011 tăng 81225 triệu
đồng tương ứng với mức tăng 30.1% so với cùng kì năm 2010. Mức tăng này đã
làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 3.08%. Nguyên nhân của
sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh
96788 triệu đồng (tức tăng 129.97% so với năm 2010), các khoản nợ dài hạn
giảm 14557 triệu đồng (giảm 23.53% so với năm 2010), các khoản phải trả giảm
1007 triệu đồng (tức 0.75% so với năm 2010).
-> Từ những số liệu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở
hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng giảm.
c- Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh
giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn
đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá
xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu
tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không.
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của
doanh nghiệp mà không cần phải đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên cân đối này
chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp ta
xét các quan hệ cân đối sau:
* Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa A là tài sản [I(1,2,4,5,6) + II] và bên
B là nguồn vốn IV:
Chỉ tiêu


Bên A

Bên B

Chênh lệch

Năm 2010

568,258

514,402

413,768

Năm 2011

739,793

585,303

154,490

(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không

đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu
hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở năm 2010 lượng vốn thiếu là 413768
triệu đồng, đến năm 2011 lượng vốn thiếu đã giảm xuống còn 154490 triệu
đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm
2011 giảm gần 3 lần so với năm 2010.
* Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa A là tài sản [I(1,2,4,5,6) + II] và bên
B là nguồn vốn [III(1,2,3) + IV]:
Chỉ tiêu

Bên A

Bên B

Chênh lệch

Năm 2010

568,258

784,248

(215,990)

Năm 2011

739,793

936,373

(196,580)


(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)
Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp
không những đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời
điểm năm 2010 lượng vốn thừa là 215990 triệu đồng, đến thời điểm năm 2011
lượng vốn thừa giảm nhẹ xuống còn 196580 triệu đồng). Lượng vốn thừa này bị
các đơn vị khác chiếm dụng như: Khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước
cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược ...
Tuy nhiên vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này
chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình thu hồi nợ giúp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
* Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với
nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn:
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

TSCĐ và ĐTNH

460,247

380,346

NNH

303,771


207,990

Chênh lệch

156,476

172,356

TSCĐ và ĐTDH

476,125

403,901

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NDH
Chênh lệch

47,299

61,856

428,826

342,045


(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)
Qua bảng phân tích ta nhận thấy năm 2010, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn
156476 triệu đồng so với nợ ngắn hạn. Trong khi đó mức chênh lệch giữa tài sản
dài hạn và nợ dài hạn lại là 248826 triệu đồng. Sang năm 2011, tài sản ngắn hạn
lớn hơn nợ ngắn hạn 156476 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn
428826 triệu đồng. Phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài
sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu và trong đó
năm 2011 tỉ trọng tài trợ của vốn chủ sở hữu có xu hướng dịch chuyển về phía
tài sản dài hạn.
2.2.2.1.2 - Xét sự biến động năm 2012 so với năm 2011
a- Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp
năm 2012 tăng so với năm 2011 là 456721 triệu đồng, tức là tăng 48.78%.
Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2012 tài sản
lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 460247 triệu đồng, đến năm 2012 tài sản
lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 589481 triệu đồng. Như vậy, so với năm
2011 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2012 đã tăng 129234 triệu
đồng, tức là tăng 28.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản
đầu tư ngắn hạn tăng 39735 triệu đồng (tăng 43.14% so với cùng kì năm
trước, các khoản phải thu cũng tăng 137694 triệu đồng (tức tăng 70.05% so
với năm 2011), lưu động khác tăng đột biến 7959 triệu đồng (tức tăng
2411.82%); Ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản tiền 31554 triệu đồng,
tương ứng là giảm 62.08%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 24600 triệu đồng
(giảm 20.43% so với năm 2011). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy
tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2012 đã
giảm 6.84% (41.31% - 49.15%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm
4.04%, hàng tồn kho giảm 5.98%, các khoản đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ
0.37%; kết hợp đồng thời với sự tăng nhẹ trong các khoản phải thu 3% và các

khoản lưu động khác 0.56%.
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
+ Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm làm giảm khả năng
thanh toán tức thời của Công ty.
+ Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hứa hẹn mang
lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng được ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính
sách phân phối hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác
cho doanh nghiệp.
+ Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu mà
chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ
nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt
như ngày này.
-> Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động
trong năm 2007. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa
hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
năm 2012 tăng so với năm 2011 là 327487 triệu đồng, tức là tăng 68.78%, xét về
mặt tỷ trọng thì đã tăng 6.84% (từ 50.85% - 57.69%). Trong đó tài sản cố định
hữu hình tăng 70060 triệu đồng, tương ứng là tăng 49.97% so với năm 2011; tài
sản cố định vô hình tăng 6146 triệu (tương ứng tăng 7.22% so với năm 2011),
tài sản cố định khác giảm 15547 tức 21.63%. Trong năm 2012 tất cả các khoản

mục đều tăng trừ tài sản cố định khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản
cố định và đầu tư dài hạn tăng 6.84%, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do tỉ
trọng của đầu tư dài hạn tăng 12.9%, tài sản cố định vô hình tăng nhẹ 0.12%, tài
sản cố định vô hình giảm 2.54% và tài sản khác giảm 3.64%.
Hầu hết các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng,
trừ đầu tư cố định khác. Đặc biệt tỷ trọng đầu tư dài hạn tăng mạnh 12.9% như
vậy trong năm 2012 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, quy
mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho
doanh nghiệp.
b- Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là
456721 triệu đồng, tức là tăng 48.78%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận
thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2012 là 726978 triệu đồng, năm 2011 là
585303 triệu đồng, tăng 141675 triệu đồng tức là tăng 24.21%. Nguyên nhân là
do nguồn vốn cổ đông tăng 147361 triệu đồng (tức tăng 25.42%), các quỹ khác
giảm 5684 triệu đồng (tức giảm 99.58%).
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh và hoàn toàn là do tăng vốn góp của
các cổ đông. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Công ty đã phát hành thêm cổ
phiếu lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn giảm 10.32%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của
doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong

tổng nguồn vốn giảm nhưng xét về tỉ lệ phần trăm của nguồn vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm hơn 50% như vậy sự thay đổi trong kết cấu
nguồn vốn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tự chủ của doanh
nghiệp trong kinh doanh.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy: Trong năm 2012 tài sản của
doanh nghiệp nhận được 48.82% (tương ứng với số tiền là 66114 triệu đồng)
nguồn tài trợ từ nợ phải trả. Trong khi tỉ lệ này trong năm 2011 chỉ đạt 37.49%
(tức 351070 triệu đồng). Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh
315044 triệu đồng tương ứng với mức tăng 89.74% so với cùng kì năm 2011/
Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 10.23%.
Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn
đáo hạn tăng mạnh 409441 triệu đồng (tức tăng 239.08% so với năm 2011), các
khoản nợ dài hạn cũng tăng 38118 triệu đồng (tăng 80.59% so với năm 2011),
các khoản phải trả giảm 132514 triệu đồng (tức giảm 100% so với năm 2011).
-> Từ những số liệu trên ta thấy:

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở
hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà
chủ yếu các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn. Nếu kết hợp phân tích theo
chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (24.21%) chậm hơn so với
tốc độ tăng của nợ phải trả (89.74%), đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy
khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có
chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ

cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ
trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
c- Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
* Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa A là tài sản [I(1,2,4,5,6) + II] và bên
B là nguồn vốn IV:
Chỉ tiêu

Bên A

Bên B

Chênh lệch

Năm 2011

739,793

585,303

154,490

Năm 2012

1,058,820

726,978

331,842

(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)

Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không
đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu
hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở năm 2011 lượng vốn thiếu là 154490
triệu đồng, đến năm 2012 lượng vốn thiếu không những không cải thiện mà còn
tăng lên 331842 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh
nghiệp ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho hoạt động
kinh doanh được bình thường liên tục, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các
khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.
* Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa A là tài sản [I(1,2,4,5,6) + II] và bên
B là nguồn vốn [III(1,2,3) + IV]:
Chỉ tiêu

Bên A

Bên B

Chênh lệch

Năm 2011

739,793

936,372

(196,579)

Năm 2012

1,058,820


1,393,093

(334,273)

(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)
SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp
không những đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời
điểm năm 2011 lượng vốn thừa là 196579 triệu đồng, đến thời điểm năm 2012
lượng vốn thừa tăng lên mức 334273 triệu đồng). Lượng vốn thừa này bị các
doanh nghiệp khác, khách hàng khác ... Qua bảng phân tích chúng ta có thể thấy
lượng vốn thừa tăng mạnh, điều này đồng nghĩa với lượng vốn bị chiếm dụng
của doanh nghiệp ngày càng tăng. Như đã phân tích trong phần tài sản, kết quả
này là do doanh nghiệp mở rộng chính sách bán chịu, nhằm tăng doanh số bán
hàng, mở rộng thị trường. Tuy nhiên nếu quá hạn lạm dụng chính sách này tức
chính sách bán chịu của doanh nghiệp quá dễ dàng, doanh nghiệp có thể bị lâm
vào tình trạng thu hồi nợ kém ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp, đồng thời làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư hiện tại cũng như các
nhà đầu tư tiềm năng.
* Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với
nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn:
Chỉ tiêu

Năm 2012


Năm 2011

TSCĐ và ĐTNH

589,481

460,247

NNH

580,698

303,771

8,783

156,476

803,612

476,125

85,417

47,299

718,195

428,826


Chênh lệch
TSCĐ và ĐTDH
NDH
Chênh lệch

(Nguồn từ phòng kế toán Công ty)
Qua bảng phân tích ta nhận thấy năm 2011, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn
nợ ngắn hanh 156476 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn
428826 triệu đồng, như vậy phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. Điều
này chứng tỏ là vào thời điểm năm 2011 công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa
tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn.
Đến thời điểm năm 2012, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn 8783 triệu đồng so
với nợ ngắn hạn, giảm khoảng 18 lần so với năm 2011. Trong khi đó mức chênh
lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn lại là 718195 triệu đồng tăng 1.67 lần.

SV: Trịnh Khánh Huyền - Lớp CDTD12TH - Trường ĐHCN TPHCM

25


×