Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ HOÀNG LONG

Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý
và thực tiễn áp dụng

luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ

Hµ néi - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ HOÀNG LONG

Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý
và thực tiễn áp dụng
Mã số

: 6.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang

Hµ néi - 2005



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CHỮ VIẾT TẮT

ĐỌC LÀ

HTX

Hợp tác xã

TTH

Tập thể hoá

HTH

Hợp tác hoá

ICA

Liên minh hợp tác xã quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP


Cổ phần

UBND

Ủy ban nh©n d©n

HTX theo mô hình 1

Hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa
quản lý vừa điều hành

HTX theo mô hình 2

Hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản
lý và bộ máy điều hành

3


MỤC LỤC
Trang
6

LỜI MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ QUẢN LÝ,
ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

12


1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ

1.1.1 Khái niệm và các đặc trƣng của hợp tác xã

12

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của

12

hợp tác xã

17

1.1.3 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

20

1.2.1 Khái niệm quản lý, điều hành hợp tác xã

25

1.2.2 Vai trò của quản lý, điều hành trong nội bộ hợp tác xã

25

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU
HÀNH HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

29
33

2.1.1 Qui định về quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã năm
33

2003
2.1.2 Những điểm mới trong Luật Hợp tác xã năm 2003 về

33
35

quản lý, điều hành
2.1.3 Phân biệt quản lý, điều hành trong nội bộ hợp tác xã
với quản lý, điều hành trong các loại hình doanh nghiệp khác

45

2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP

47

TÁC XÃ

2.2.1 Tình hình chuyển đổi phƣơng thức quản lý, điều hành
hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới

47


2.2.2 Những hạn chế, bất cập của công tác quản lý, điều
hành hợp tác xã theo luật mới

4

51


Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

62

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN
3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

62
64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

74

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

77


78

5


LỜI MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn phát triển kinh tế của nƣớc ta hiện nay, yêu cầu về phát
triển nguồn nội lực một cách đồng đều, toàn diện và hiệu quả đặt ra một bài toán
cho các nhà hoạch định chính sách là phải tạo ra đƣợc một cơ chế đồng bộ, thông
thoáng cho các thành phần kinh tế, cởi bỏ mọi vƣớng mắc nhằm giải phóng mọi
năng lực sản xuất và phát huy tốt nhất các nguồn lực của xã hội.
Hợp tác xã là một thành phần kinh tế tồn tại rất lâu, gắn liền với công cuộc
đấu tranh giải phóng đất nƣớc của nhân dân ta. Trong những giai đoạn khác
nhau, HTX đóng vai trò lịch sử nhất định. Tuy nhiên, trƣớc công cuộc đổi mới
một cách toàn diện, sâu sắc của đất nƣớc ta vào những năm đầu của thập kỷ 90,
đã nảy sinh những vấn đề mới bức xúc và buộc chúng ta phải xem xét lại sự tồn
tại của HTX, hiệu quả kinh tế mà HTX mang lại, cơ chế hoạt động trong giai
đoạn hiện nay, sở hữu trong HTX, đặc biệt là vấn đề quản lý và điều hành HTX.
Nhìn nhận một cách khái quát tình hình tồn tại và phát triển của loại hình
hợp tác xã trong khoảng 20 năm gần đây, ta thấy có những thăng trầm rõ rệt.
Sau khi đất nƣớc giải phóng, bƣớc vào giai đoạn khôi phục kinh tế, mô hình hợp
tác xã đã phát triển mạnh mẽ mà cao điểm là năm 1987 nƣớc ta có khoảng
33.000 hợp tác xã với hàng triệu lao động. Đến năm 1990 giảm xuống còn
13.000 hợp tác xã với 450.000 lao động và năm 1991 giảm xuống còn 6.900 hợp
tác xã với 337.000 lao động [14,tr.5]. Đây là một sự sụt giảm đáng báo động cho
thấy mô hình hợp tác xã kiểu cũ có nguy cơ tan rã.
Trƣớc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc ta nhận thấy sự cần thiết phải vực
dậy thành phần kinh tế tập thể. Vì vậy, năm 1996, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật hợp tác xã. Sau khi ra đời và có hiệu
lực, Luật HTX đã phát huy tác dụng nhất định, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng,

6


tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã kiểu
mới. Tuy nhiên, sau 7 năm đi vào hoạt động, Luật hợp tác xã 1996 đã bộc lộ
nhiều bất cập và không đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển. Vì vậy, tại Kỳ
họp lần thứ 4, Quốc hội khoá XI, Luật hợp tác xã 2003 đã đƣợc Quốc hội thông
qua, Luật hợp tác xã 2003 với những điểm mới có tính đột phá đã tạo ra đƣợc
khung pháp lý phù hợp với yêu cầu hiện tại của các mô hình hợp tác xã, nhƣng
làm thế nào để đƣa nó vào cuộc sống, hoạt động phát huy hiệu quả tối đa theo
mục tiêu, tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc thì không phải đơn giản.
Trƣớc yêu cầu của cơ chế thị trƣờng là phải mềm dẻo trong quản lý và
điều hành hoạt động nội bộ của hợp tác xã, Luật hợp tác xã 2003 quy định nhƣ
thế nào về vấn đề này, đây là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thành
phần kinh tế tập thể. Để góp phần làm rõ các quy định pháp lý về vấn đề quản lý,
điều hành hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2003, đánh giá, nghiên cứu thực tiễn
áp dụng, tôi chọn đề tài “Quản lý, điều hành hợp tác xã - Cơ sở pháp lý và thực
tiễn áp dụng” làm Luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hợp tác xã đã xuất hiện trên thế giới gần 160 năm và gần 60 năm ở Việt
Nam, đã gắn bó với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng phát triển
kinh tế đất nƣớc. Vì vậy phạm trù hợp tác xã đã tự nói lên bản chất lịch sử, chính
trị, kinh tế. Mức độ ảnh hƣởng là rất lớn, thời gian ảnh hƣởng rất dài. Do đó, các
nhà khoa học, luật học nƣớc ta đã dày công nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác
nhau trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của hợp tác xã.
Trong thời kỳ bao cấp, đã có nhiều công trình của tác giả đề cập đến vấn

đề này dƣới góc độ kinh tế và pháp luật, nhƣ:
- Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác xã của công dân nƣớc ta hiện nay
(Đào Thế Tuấn - chủ biên - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1995).

7


- Hợp tác xã và thời vàng son của kinh tế gia đình (Trần Đức - NXB Tƣ
tƣởng văn hoá - Hà Nội, 1991).
- Chống quan liêu bao cấp trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất (Vũ
Trọng Khái, Nguyễn Thế Văn - NXB thành phố Hồ Chí Minh - 1987).
- Hoàn thiện khoán sản phẩm thực hiện hạch toán kinh doanh Xã hội chủ
nghĩa trong hợp tác xã nông nghiệp (Hữu Thọ - NXB Sự thật - Hà Nội, 1989)…
Trong giai đoạn trên, việc nghiên cứu dƣới góc độ pháp lý chƣa đƣợc quan
tâm tới, mà chủ yếu chỉ ở góc độ kinh tế - xã hội.
Bƣớc sang cơ chế thị trƣờng, Nhà nƣớc quản lý xã hội dƣới góc độ vĩ mô
và cùng với việc ra đời Luật hợp tác xã năm 1996, đã có một số đề tài khoa học
nghiên cứu về hợp tác xã theo quan điểm mới nhƣ:
- Luận cứ khoa học về đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý HTX trong
nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta - Hà Nội, 1995 (Đề tài KX.D3.15 do Giáo sƣ,
tiến sĩ Nguyễn Quang Quýnh chủ nhiệm đề tài);
- Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX - Hà Nội, 1997 (Phó
giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Văn Bích - Phó Viện trƣởng Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ƣơng);
- Kinh tế hợp tác - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Hà Nội 1998 (Hội
đồng Trung ƣơng Liên minh các HTX Việt Nam).
- Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay NXB Chính trị
Quốc gia, 2002 (Phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Văn Kỷ chủ biên).
Việc nghiên cứu dƣới góc độ pháp lý chuyên ngành về HTX đã đƣợc quan
tâm đáng kể trong những năm gần đây thông qua các luận văn cao học, luận án

tiến sĩ, nhƣ:
- Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ của các doanh nghiệp tập thể - Luận văn cao học của Nguyễn Đức Long,

8


1996; - Chế độ pháp lý xã viên HTX - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Luận
văn cao học luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà, 1997;
- So sánh Luật HTX ở một số nƣớc trên thế giới - Luận văn cao học luật
của Phan Hùng Dũng, 1997;
- Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX - Luận
văn cao học luật của Hoàng Thị Vịnh, 1999;
- Cơ sở lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các HTX - Luận án tiến sĩ
Luật học của Trần Thị Thơ.
- Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý và kiểm soát của HTX - Luận văn
cao học luật của Vũ Văn Tuấn, 2003…
Tuy nhiên, do những đòi hỏi thay đổi rất nhanh của môi trƣờng pháp lý và
việc vận dụng Luật HTX vào thực tiễn phải có cái nhìn tổng quát và mềm dẻo
nên các công trình chƣa đi sâu nghiên cứu tới vấn đề quản lý, điều hành HTX
theo tinh thần đổi mới của Luật HTX năm 2003, chƣa so sánh đánh giá đƣợc
thực tiễn áp dụng cho tới thời điểm này.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Hệ thống hoá những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, điều
hành HTX.
- Tìm hiểu so sánh công tác quản lý, điều hành nội bộ HTX trƣớc và sau
khi Luật HTX năm 2003 ra đời.

- So sánh hoạt động quản lý, điều hành HTX với một số loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam.

9


- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan quản lý,
điều hành HTX theo Luật HTX năm 2003; đối chiếu vào thực tiễn để làm rõ tính
hợp lý của các chế định này.
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, điều hành HTX
theo Luật HTX năm 2003, để từ đó đánh giá đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của
các quy định pháp luật hiện hành về quản lý, điều hành HTX.
- Đánh giá một số tồn tại của hoạt động quản lý, điều hành HTX, để từ đó
kiến nghị phƣơng hƣớng hoàn thiện những quy định pháp luật về quản lý, điều
hành hợp tác xã.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc
về tổ chức và quản lý, điều hành HTX, các phƣơng pháp lôgic học, triết học, sử
học, kinh tế học…
Cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan tới các khía cạnh quản lý, điều hành
HTX đã đƣợc nghiên cứu và công bố sẽ đƣợc sử dụng làm tài liệu cho việc
nghiên cứu đề tài, đó là các khái niệm, các nguyên tắc, số liệu, các kết luận, tổng
hợp đã đƣợc công bố trong các công trình khoa học có liên quan.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với lý luận về hình thái kinh tế - xã
hội.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
thống kê, điều tra chuyên ngành để có đƣợc các con số cụ thể sinh động.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN

10


- Hệ thống hoá các quy định pháp luật Việt Nam quy định về hoạt động
quản lý, điều hành HTX. Trích dẫn sử dụng các luận điểm, quy định của pháp
luật nƣớc ngoài về vấn đề này.
- Tìm hiểu, đánh giá các quy định pháp luật trƣớc đây về quản lý, điều
hành HTX.
- Làm rõ các quy định pháp luật, bản chất pháp lý và bản chất kinh tế xã
hội đối với vấn đề quản lý, điều hành HTX theo Luật HTX năm 2003.
- So sánh, phân tích công tác quản lý, điều hành HTX theo Luật HTX năm
2003 với Luật HTX của một số nƣớc tìm ra những ƣu nhƣợc điểm của các quy
định quản lý, điều hành HTX ở Việt Nam.
- Chỉ rõ những quy định phù hợp và những hạn chế trong công tác quản lý,
điều hành HTX.
- Đƣa ra một số đánh giá, kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật
về công tác quản lý, điều hành HTX, góp phần đƣa công tác quản lý, điều hành
hoàn thiện hơn trong thực tiễn.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn ngoài lời mở đầu, các phần kết luận, danh mục ký hiệu viết tắt,
danh mục văn bản, tài liệu tham khảo, đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về hợp tác xã và quản lý, điều hành hợp tác xã
Chương 2: Pháp luật hiện hành về quản lý, điều hành hợp tác xã và thực
tiễn áp dụng
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý,
điều hành hợp tác xã


11


Chƣơng 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ QUẢN LÝ,
ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ
1.1.1 Khái niệm và các đặc trƣng của hợp tác xã
 Khái niệm hợp tác xã
Ngay trong buổi bình minh của lịch sử loài ngƣời, con ngƣời đã biết hợp
tác với nhau để cùng tồn tại, cùng lao động và cùng phát triển. Vì thế, có thể nói
hợp tác là một thuộc tính cơ bản của xã hội con ngƣời, hợp tác giúp con ngƣời
chế ngự thiên nhiên, tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Hợp tác là sự kết hợp các yếu tố tinh thần và thể chất tạo ra một sức mạnh,
một ý chí tập thể. Đó là sự kết hợp sức lực, trí tuệ của các cá nhân đơn lẻ lại, của
các đơn vị nhỏ thành các lực lƣợng lớn hơn nhằm thực hiện một công việc mà
mỗi cá nhân, mỗi đơn vị sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện đƣợc
nếu thiếu sự hợp tác.
Hợp tác có tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong
quá trình lao động, sáng tạo của con ngƣời, nó là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát
triển. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội, do vậy xã hội càng phát triển thì các
quá trình hợp tác càng chặt chẽ về tính chất, lớn mạnh về quy mô.
Có nhiều loại hợp tác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ: hợp tác
kinh tế, hợp tác chính trị, hợp tác quân sự, hợp tác lao động, hợp tác trong và
ngoài nƣớc, hợp tác ngẫu nhiên, hợp tác thƣờng xuyên, ổn định, hợp tác nhất
thời… Trong các loại hợp tác này thì hợp tác kinh tế có vai trò vô cùng quan

12



trọng, thúc đẩy xã hội loài ngƣời phát triển, thúc đẩy kinh tế quốc gia, kinh tế tƣ
nhân, kinh tế tập thể phát triển.
Hợp tác kinh tế là sự kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế nhằm tạo ra
một sức mạnh kinh tế lớn hơn, một ƣu thế, một khả năng tốt hơn.
Hợp tác kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,
phân phối. Với mỗi loại hình đơn vị kinh tế sẽ có những đặc thù hợp tác khác
nhau. Có rất nhiều loại hình hợp tác trong nền kinh tế tuỳ thuộc vào tính chất, kết
quả của sự hợp tác, trong đó có một loại hình hợp tác kinh tế mà lịch sử ra đời,
tồn tại và phát triển đã gần 160 năm, đó là hợp tác xã (HTX).
HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao, là một tổ chức
kinh tế giống nhƣ doanh nghiệp nhƣng có những đặc thù khác các doanh nghiệp.
Liên minh HTX quốc tế (International coooperative alliance - ICA) đƣợc
thành lập tháng 9 năm 1895 tại Luân Đôn - Vƣơng quốc Anh, đã định nghĩa
HTX nhƣ sau: “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp
lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và
văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995,
định nghĩa này đƣợc hoàn thiện: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự
chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của
những người sáng lập ra tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan
tâm chăm sóc người khác”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HTX là sự liên kết của những
ngƣời đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại
trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó
chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng
kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung
[14,tr.28]

13



Theo tinh thần các định nghĩa trên thì HTX là một tổ chức đƣợc điều
chỉnh và quản lý theo Luật HTX và dựa trên nền tảng vững chắc của sự tự
nguyện, liên kết, hợp tác, bình đẳng. Căn cứ vào các cách định nghĩa về HTX
trên thì Luật HTX của một số nƣớc đã cụ thể hoá rất rõ nét đƣợc tính chất, đặc
điểm, các nguyên tắc của HTX, theo tinh thần chung của quốc tế và lấy đó làm
nền tảng để xây dựng các phần tiếp theo của Luật HTX.
Theo luật HTX của một số nƣớc nhƣ Canađa, Anh, Cộng hoà Liên bang
Đức, Philipin, Inđônêxia… đều quan niệm HTX là một tổ chức kinh tế do những
cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết lại với nhau vì mục đích chung nhằm hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao
nhất dựa trên một nguyên tắc cao nhất là bình đẳng về vai trò của các xã viên.
Khái niệm HTX ở nƣớc ta cũng đƣợc định nghĩa theo rất nhiều cách khác
nhau tuỳ thuộc vào thời kỳ, tính chất ngành nghề… trong thời kỳ kế hoạch hoá,
vai trò của HTX đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ xã hội, còn vai trò kinh tế rất mờ
nhạt, vì vậy đã không phát huy đƣợc sức mạnh của kinh tế tập thể mà trái lại đã
trở thành rào cản đối với kinh tế hộ gia đình, kinh tế tƣ nhân.
Nhận thức đầy đủ về cả chức năng kinh tế lẫn chức năng xã hội của HTX
trong nền kinh tế thị trƣờng, tại Điều 20 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận về tổ
chức kinh tế tập thể nhƣ sau: “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp
tác sản xuất kinh doanh đưọc tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng
các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”.
Tại Điều 1 Luật HTX ngày 26/11/2003 định nghĩa HTX nhƣ sau:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các


14


hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật”.
Với cách định nghĩa trên ta thấy Luật HTX đã cụ thể hoá đƣợc đối tƣợng
tham gia hợp tác xã (cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân), kết hợp với nhau tạo nên
một tập thể mới có sức mạnh lớn hơn nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, định nghĩa này cũng đã đề cập
đƣợc đến mục tiêu xã hội, một đặc trƣng rất cơ bản của hợp tác xã.
 Các đặc trưng của HTX
- Thứ nhất, HTX là một tổ chức kinh tế tập thể. Điều này đƣợc thể hiện: (1)
HTX đƣợc thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, đƣợc đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật; (2) Hoạt động của HTX phải hiệu quả. Để
thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì HTX phải
hoạt động có lãi hơn so với hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hoặc tổ chức; (3)
Trong thời gian tồn tại, HTX phải tiến hành các hoạt động kinh tế có cùng tính
chất. Theo mục b, khoản 2, Điều 42 Luật hợp tác xã 2003: "HTX ngừng hoạt
động trong 12 tháng liền" thì sẽ bị giải thể bắt buộc. Nhƣ vậy, HTX nếu đã đăng
ký ngành nghề kinh doanh thì phải hoạt động liên tục trong lĩnh vực mình đăng
ký. Với vai trò là một tổ chức kinh tế, HTX tạo ra một đơn vị kinh tế mới, trong
đó ngƣời lao động có công ăn việc làm, có thu nhập, thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nƣớc và hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập. (4) HTX cũng thực hiện
vai trò xã hội nhƣ là nơi mà các xã viên giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau thực hiện
các mục đích kinh tế và các chính sách kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nƣớc.
Vai trò hỗ trợ của kinh tế tập thể đƣợc thể hiện: “Các hợp tác xã trong cơ chế


15


mới chủ yếu giữ vai trò hỗ trợ, dịch vụ cho các họ xã viên. Hình thức hợp tác
mới với chức năng làm làm dịch vụ cho các hộ xã viên trước và sau sản xuất chú
ý đến cả đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất” [5,tr.138]
- Thứ hai, Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân. Đây là
một đặc trƣng pháp lý nhằm phân biệt HTX với các tổ chức kinh tế khác không
có tƣ cách pháp nhân. Theo các quy định hiện hành, một tổ chức muốn đƣợc
công nhận là pháp nhân phải thoả mãn đầy đủ cả 4 điều kiện đƣợc quy định tại
Điều 94 Bộ luật dân sự, gồm: Đƣợc thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ; Có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách
độc lập. Tất cả những điều kiện này, HTX đều đáp ứng đầy đủ: (1) Hợp tác xã
đƣợc thành lập trên cơ sở đã có văn bản báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã,
đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại các Phòng đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Điều này cho thấy, sự thành lập và tồn tại
của HTX là hợp pháp; (2) Hợp tác xã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ thể hiện ở việc
trong các HTX có thành lập các bộ phận quản lý, điều hành HTX, có cơ cấu các
xã viên và mỗi bộ phận cấu thành nên hợp tác xã đều đƣợc quy định những
quyền hạn, nghĩa vụ xác định, tất cả các bộ phận cấu thành nên HTX ấy đều
đƣợc gắn kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở Điều lệ của hợp tác xã và các quy định
pháp luật về tổ chức quản lý hợp tác xã; (3) Hợp tác xã có tài sản đƣợc hình
thành do việc góp vốn của các xã viên. Khối tài sản này là khối tài sản riêng của
hợp tác xã, thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã và nó tách biệt với các khối tài
sản thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác. Trong quá trình hoạt
động, nếu phải chịu trách nhiệm bằng tài sản thì hợp tác xã chỉ có trách nhiệm
trong phạm vi khối tài sản hiện có. Nếu toàn bộ những tài sản hiện có tại thời
điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ không đủ trả nợ thì các xã viên không phải chịu

trách nhiệm đối với các khoản nợ còn thiếu ấy. Điều này cũng cho thấy hợp tác
xã thuộc loại chịu trách nhiệm hữu hạn; (4) Hợp tác xã xác lập các quan hệ bằng

16


tên gọi riêng của mình, có trụ sở xác định với tài sản của mình, con dấu của mình
đã thể hiện việc tham gia của hợp tác xã vào các quan hệ pháp luật là hoàn toàn
độc lập.
- Thứ ba, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
tự nguyện góp vốn và góp sức lập ra theo các quy định của pháp luật. Đây là một
đặc điểm rất cơ bản để phân biệt HTX với các loại hình khác. Đối với các doanh
nghiệp thì góp vốn và góp sức thƣờng không đồng thời là nhân tố song song, còn
trong hợp tác xã thì xã viên tham gia góp cả vốn và bỏ cả công sức vào công
việc của hợp tác xã . Xã viên góp tài sản vào và cũng tham gia lao động, hƣởng
thành quả từ lợi nhuận của HTX và đảm bảo sự bình đẳng trong vấn đề quyết
định, biểu quyết của HTX, điều này đƣợc khẳng định tại Đ.23 Luật HTX năm
2003: “Việc biểu quyết tại Đại hội xã viên và các Hội nghị xã viên không phụ
thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của xã viên trong hợp tác xã. Mỗi xã viên
hoặc đại biểu xã viên chỉ có một phiếu biểu quyết”.

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là toàn bộ tƣ tƣởng, quan điểm
chủ đạo để xây dựng nên các quy định về HTX, nó là kim chỉ nam xuyên suốt
quá trình tổ chức và hoạt động của HTX. Các nguyên tắc này đƣợc pháp luật
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, các chủ thể tham gia có nghĩa vụ tuân thủ trong
quá trình thực hiện. Lịch sử hình thành và phát triển HTX đã ghi nhận các
nguyên tắc cơ bản của HTX, cụ thể là đại Đại hội Liên minh HTX quốc tế (ICA)
lần thứ 31 (19/9-23/9/1995) đề ra 7 nguyên tắc: (1)Tự nguyện mở rộng đối với
những ngƣời muốn trở thành xã viên HTX; (2) Xã viên kiểm soát một cách dân

chủ; (3) Xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã; (4) Độc lập và tự
chủ; (5) Giáo dục và đào tạo thông tin; (6) Hợp tác giữa các HTX; (7) Quan tâm
đến cộng đồng [25, tr.24-25].

17


Thực tế thì sáu nguyên tắc đã đƣợc ghi nhận và thực hiện từ năm 1966, còn
nguyên tắc thứ bảy đƣợc ICA bổ sung vào năm 1995 với mục đích nâng cao tính
phát triển bền vững của toàn thể cộng đồng. Các nƣớc trên thế giới cũng lấy các
nguyên tắc trên làm cơ sở xây dựng pháp luật trong nƣớc, đƣa nó thành các
nguyên tắc của HTX trong nƣớc. Thuỵ Điển và Canađa cũng ghi nhận 6 nguyên
tắc đầu của ICA làm nguyên tắc của Luật HTX quốc gia mình. Tuỳ theo đặc thù
kinh tế trong nƣớc mà các quốc gia sẽ áp dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc
này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Luật HTX Việt Nam cũng ghi nhận và thể chế hoá các nguyên tắc này.
Điều 5 Luật HTX năm 2003 ghi nhận 4 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
HTX: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã; Dân chủ, bình đẳng và công
khai; Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Hợp tác và phát triển cộng
đồng.
So với các nguyên tắc đƣợc quy định trong Luật HTX năm 1996, Luật HTX
năm 2003 giảm đi một nguyên tắc là: đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự
phát triển của HTX. Đó là về hình thức, còn về bản chất thì nguyên tắc này đã
đƣợc lồng ghép trong nguyên tắc: tự chủ, tự nguyện và cùng có lợi, nó thể hiện
trong nội hàm của nguyên tắc này là: "… Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp
thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX, lãi được trích một phần vào các quỹ
HTX, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn
lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX."(khoản 3 Điều 5
Luật HTX năm 2003).
Có thể khẳng định rằng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX ở

Việt Nam là sự kế thừa, đúc kết kinh nghiệm về HTX của Quốc tế và trong
nƣớc. Đây là cách để giúp cho HTX trong nƣớc có cơ hội tự khẳng định mình
trong hệ thống pháp lý trong nƣớc và quốc tế, nó cũng khẳng định sự hoà nhập,

18


giao thoa giữa nền pháp lý trong nƣớc với quốc tế, qua đó chúng ta sẽ dần dần
hội nhập với quốc tế và khu vực.
Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã. Sự hợp tác, liên kết
giữa các cá nhân, tổ chức lại với nhau nhằm tạo ra một tập thể với sức mạnh lớn
hơn khả năng cao hơn. Tuy nhiên, sự hợp tác, liên kết này phải trƣớc tiên xuất
phát từ tính tự nguyện, tự giác. Đây là cơ sở ý chí đầu tiên của con ngƣời trong
quá trình hợp tác, liên kết, mà con ngƣời luôn luôn đấu tranh để đạt tới sự tự do
về ý chí. Sự tự nguyện gia nhập thể hiện ở việc các cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình có nhu cầu, chấp nhận điều lệ của hợp tác xã đều có thể đƣợc xem xét để
tham gia; không có ai ép buộc, cƣỡng bức họ tham gia hợp tác xã. Sự tự nguyện
ra khỏi hợp tác xã thể hiện ở việc khi các xã viên không còn có nhu cầu tham gia
sẽ đƣợc làm thủ tục ra khỏi hợp tác xã, không có ai níu kéo, ép buộc phải ở lại
trong tổ chức của hợp tác xã.
Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai. Bất kỳ một cá nhân, một tổ
chức khi đã trở thành xã viên HTX thì đều bình đẳng nhƣ nhau, có khả năng biểu
quyết, quyết định nhƣ nhau. Có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX,
thực hiện công khai phƣơng hƣớng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối…
của HTX.
Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Đây là nguyên tắc
thể hiện vai trò tự chủ của HTX trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh, trong hoạt động tổ chức bộ máy, phân phối công việc… tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động của mình, tự quyết định vấn đề phân phối thu nhập,
phân chia lợi nhuận, trích lập một số quỹ…

Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng. Đây là nguyên tắc mà tính
cộng đồng đƣợc đề cao, tính tập thể đƣợc nhân lên. Nguyên tắc này chú trọng tới
công tác xây dựng tập thể, hợp tác giữa các xã viên trong HTX và với cộng đồng
xã hội, trong nƣớc và ngoài nƣớc.

19


Nhƣ vậy, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là sự đúc kết kinh
nghiệm, tri thức tổ chức quản lý kinh tế tập thể, là sự kế thừa tinh thần HTX
trong nƣớc và quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý để HTX tồn tại, phát triển, hoà nhập
với các thành phần kinh tế khác, trong nƣớc và quốc tế.
Việc áp dụng các nguyên tắc này có vai trò rất quan trọng trong việc định
hƣớng tồn tại và phát triển kinh tế tập thể. Hiểu đúng và đầy đủ các nguyên tắc
này là yêu cầu tối thiểu đối với các nhà làm luật, những ngƣời hoạch định chính
sách và lãnh đạo. Nếu hiểu sai thì hậu quả sẽ khôn lƣờng. Lịch sử đã chứng minh
là sai sót trong cách hiểu về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX sẽ dẫn tới
hậu quả to lớn và lâu dài. Cụ thể là trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở nƣớc
ta, thực hiện nguyên tắc “tự nguyện gia nhập HTX" và nguyên tắc "bình đẳng"
thì chúng ta đã hiểu sai, khi đó đã có các chính sách khá cứng rắn nhƣ đƣa nông
dân vào HTX và đƣa cả tƣ liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò…) nhập vào khối tài
sản chung của HTX, sau đó cho xã viên hƣởng theo chế độ công điểm, lao động
theo kiểu bình quân. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và tan rã của
HTX trong thập kỷ 80 ở nƣớc ta.
Vấn đề là việc áp dụng các nguyên tắc sao cho phù hợp với đặc điểm nền
kinh tế, bản chất quan hệ hợp tác, tình hình thực tiễn áp dụng thi hành pháp Luật
HTX ở trong nƣớc. Cũng cần quan tâm tới sứ mệnh lịch sử của mô hình kinh tế
này trong từng thời kỳ, ví dụ: trong thời kỳ kháng chiến, khi đó tất cả tập trung
cho tiền tuyến thì có thể áp dụng các nguyên tắc tổ chức hoạt động theo kiểu thời
chiến, còn khi hoà bình trở lại, cần khuyến khích phát triển kinh tế của các xã

viên thì phải có những thay đổi cho phù hợp.
Trong cơ chế thị trƣờng, Nhà nƣớc đã đề cao các nguyên tắc của kinh tế tập
thể, “Nhà nước quản lý chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, đảm bảo cho các
HTX được hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và điều hành sản
xuất kinh doanh. Nhà nước còn giúp đỡ HTX trong việc đào tạo cán bộ, thông

20


tin kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng
thị trường, cho vay tín dụng, cung cấp giống cây, con mới... ""[3, tr.11-tr12].
1.1.3 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã
HTX có lịch sử ra đời và tồn tại khá sớm, là một trong những mô hình tổ
chức kinh tế phổ biến trên thế giới ở thế kỷ XIX. Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời
của HTX vào năm 1844, khi đó tại nƣớc Anh, ở thị trấn Rochdale đã hình thành
nên HTX tiêu dùng của 28 ngƣời thợ dệt [14, tr.18] . Sau khi thành lập, HTX
hoạt động với mục tiêu là hỗ trợ lẫn nhau, mua hàng hoá rẻ hơn, chất lƣợng tốt
hơn so với hàng hoá của các cửa hiệu tƣ nhân, cải thiện địa vị của xã viên, nâng
cao lợi ích vật chất, nâng cao đời sống gia đình xã viên. Thực tế thì khi thành
lập, những ngƣời thợ dệt chƣa gọi tổ chức của mình là HTX mà họ lấy tên của tổ
chức đó là "Hội của những người khởi xướng về sự công bằng". Tuy nhiên, họ
đã đề ra đƣợc một số nguyên tắc tổ chức hoạt động của mô hình HTX sau này.
Sau khi đƣợc thành lập, HTX tiêu dùng Rochdale đã thể hiện đƣợc những
ƣu điểm của mô hình HTX, đó là phƣơng pháp kinh doanh hiệu quả, khả năng
kết hợp và hỗ trợ cao, lợi ích kinh tế đạt đƣợc… Đây chính là động lực thúc đẩy
sự ra đời tiếp theo của hàng loạt các HTX tiêu dùng ở Anh. “Đến đầu những năm
60 thế kỷ XIX, riêng ở nƣớc Anh đã có 460 HTX tiêu dùng với trên 100.000 xã
viên. Sau đó, phong trào HTX lan rộng khắp châu Âu, đặc biệt là ở các nƣớc
Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan” [14, tr.18].
Nguyên nhân HTX ra đời sớm ở Anh là vì: Trong giai đoạn chuyển đổi từ

Chế độ phong kiến sang Chủ nghĩa Tƣ bản đã kéo theo sự thay đổi từ nền kinh tế
phong kiến mà đặc trƣng của nó là kinh tế hàng hoá giản đơn, sang nền kinh tế
thị trƣờng. Trong giai đoạn này diễn ra quá trình tích tụ tƣ bản nguyên thuỷ, phát
triển thƣơng nghiệp mà đặc biệt là ngoại thƣơng đã tạo ra đƣợc thế và lực cho
giai cấp tƣ sản. Không chỉ thống lĩnh thƣơng nghiệp, mà giai cấp tƣ sản còn làm

21


chủ trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp, điều này dẫn tới việc giai cấp
tƣ sản tƣớc đoạt đất đai, gia nhập vào thị trƣờng lao động. Nƣớc Anh trong quá
trình tích tụ tƣ bản đã đẩy mạnh hoạt động buôn bán quốc tế, đa dạng hàng hoá
(kể cả nô lệ), cƣớp bóc thuộc địa, thực hiện chế độ kinh doanh ruộng đất theo
kiểu tƣ bản chủ nghĩa. Khi trở thành cƣờng quốc công nghiệp, nƣớc Anh là nơi
diễn ra một cách tập trung nhất, điển hình nhất quá trình hình thành và phát triển
nền kinh tế thị trƣờng. Đó là quá trình đào thải kinh tế ghê gớm, cá lớn nuốt cá
bé, của cải đƣợc tập trung, tích tụ vào trong một số ngƣời, những ngƣời sản xuất
nhỏ bé không có cơ hội tồn tại và phát triển, ngƣời lao động bị bóc lột và phải
làm thuê cho giai cấp tƣ sản, nông dân bị tƣớc đoạt ruộng đất và phải làm thuê
cho các địa chủ và bị bần cùng hoá một cách cùng cực. Từ đó hình thành thị
trƣờng sức lao động đông đảo, giúp cho sự phát triển của các doanh nghiệp tổ
chức theo kiểu kinh tế thị trƣờng. “Lịch sử ghi nhận rằng: nước nào diễn ra cách
mạng về ruộng đất sớm và triệt để thì ở đó kinh tế thị trường sẽ phát triển sớm
và mạnh mẽ” [9, tr.18].
Tuy nhiên, quá trình này đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm rõ rệt, tạo ra bƣớc
ngoặt lịch sử trong việc hình thành nên các mô hình kinh tế, xã hội mới, nó tạo
ra một thị trƣờng vốn và thị trƣờng lao động rộng lớn, tạo ra một khả năng to lớn
để chủ nghĩa tƣ bản làm biến đổi bộ mặt xã hội, phát triển kinh tế với tốc độ cao.
Chính trong hoàn cảnh nhƣ thế đã tạo ra một yêu cầu là phải kết hợp các
nhà sản xuất nhỏ hay những ngƣời lao động lại với nhau để chống chọi lại với

sức mạnh chủ nghĩa tƣ bản và trên hết là đủ sức để cạnh tranh và tồn tại trong
nền kinh tế thị trƣờng.
Phong trào HTX ở nhiều nƣớc Châu Âu phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ
XIX đã đƣa đến một bƣớc ngoặt mới trong việc thống nhất phong trào HTX
quốc tế, đó là Đại hội thành lập Liên minh HTX quốc tế đƣợc tổ chức ngày
19/8/1895 tại thủ đô Luân Đôn của nƣớc Anh. Tại Đại hội này, với sự tham gia

22


của 10 quốc gia Châu Âu, Châu Á, và Châu Đại Dƣơng, Liên minh HTX đã
đƣợc thành lập (viết tắt là ICA), đã thông qua Điều lệ với 12 khoản. Năm 1896,
là cờ màu cầu vồng đã trở thành biểu tƣợng của phong trào HTX quốc tế [14,
tr.20].
Trải qua gần 160 năm tồn tại và phát triển của HTX, để hình thành nên hai
mô hình HTX, đó là mô hình HTX với quan hệ chủ đạo là hợp tác hoá(HTH) và
mô hình HTX với quan hệ chủ đạo là tập thể hoá(TTH). Mô hình thứ nhất tồn tại
và phát triển trong các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng và phát triển liên tục,
ổn định, hiệu quả cho tới tận ngày nay. Mô hình thứ hai có chủ yếu ở hệ thống
các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, quá trình tồn tại gặp nhiều biến cố, thăng trầm,
không ổn định, dẫn tới khủng hoảng, tan rã hàng loạt hoặc chuyển đổi sang các
hình thức khác. Cho tới nay, mô hình HTH tồn tại ở trên 100 quốc gia với gần
700 triệu thành viên, trong khi đó mô hình TTH chỉ mới tồn tại ở 13 quốc gia và
số thành viên tham gia tại thời điểm lớn nhất là hơn 200 triệu ngƣời.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự khác nhau giữa hai hệ thống này là do
những vấn đề sau:
- Trƣớc hết là quan hệ sở hữu, mô hình HTH vẫn tôn trọng và thừa nhận sở
hữu cá nhân. Còn mô hình TTH biến xã viên từ những ngƣời chủ sở hữu tƣ liệu
sản xuất và tài sản cá nhân trở thành ngƣời vô sản thông qua hoạt động tập thể
hoá ruộng đất và các tƣ liệu sản xuất khác, sở hữu cá nhân không đƣợc thừa nhận.

- Quan hệ tổ chức, quản lý và hoạt động: trong mô hình HTH quan hệ giữa
các xã viên là bình đẳng, không phụ thuộc vào tài sản, công sức đóng góp, mỗi
xã viên đều có quyền biểu quyết ngang nhau, trong quan hệ chỉ huy, vai trò của
ngƣời đứng đầu và điều hành HTX là quan trọng và đƣợc tôn trọng, bên cạnh đó,
duy trì, hỗ trợ, phục vụ kinh tế hộ gia đình, không tiến hành sản xuất tập trung.
Mô hình TTH thì quan hệ giữa HTX và xã viên là quan hệ phụ thuộc, xã viên là
ngƣời lao động hƣởng thù lao trong HTX. Kinh tế hộ gia đình bị xoá bỏ để đƣa

23


vào sản xuất tập trung. Tập thể Ban quản trị lãnh đạo theo nguyên tắc: Tập thể
lãnh đạo, cá nhân ra quyết định, vai trò của cá nhân bị xem nhẹ, trách nhiệm
không rõ ràng.
- Quan hệ phân phối: Mô hình HTH tiến hành trả công theo lao động, theo
mức độ sử dụng dịch vụ của các xã viên và đƣợc hƣởng lợi nhuận theo vốn góp.
Mô hình TTH sử dụng chế công điểm: số điểm tính trong 1 ngày công lao động,
phân phối sản phẩm, lợi ích mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, cào bằng.
- Mô hình HTH phát triển chủ yếu trong các ngành dịch vụ, thƣơng mại va
thƣờng gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa, trong khi đó mô
hình TTH thƣờng gắn với các ngành sản xuất, còn các ngành dịch vụ và thƣơng
mại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé.
- Quan hệ giữa Nhà nƣớc và HTX: Trong mô hình HTH, HTX là đơn vị
kinh tế độc lập, tự chủ trong kinh doanh, hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng và quản lý vĩ mô HTX
thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật liên quan tới HTX và HTX không
phải gánh vác các chính sách phúc lợi xã hội. Mô hình TTH, HTX là đơn vị kinh
tế phụ thuộc, hoạt động dựa vào kế hoạch hoá nền sản xuất, HTX đƣợc tổ chức
phụ thuộc theo các cấp, hoạt động sản xuất theo kế hoạch do Nhà nƣớc giao,
Nhà nƣớc cung ứng cho HTX vật tƣ, thiết bị, vốn theo kế hoạch, sau đó HTX

bán lại sản phẩm cho Nhà nƣớc với giá cả và số lƣợng theo kế hoạch đã giao.
HTX phải thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội đối với cộng đồng dân cƣ ở
địa phƣơng. Kết quả thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của HTX đƣợc Nhà
nƣớc trả công và trả bằng các sản phẩm tiêu dùng khác thông qua việc phân phối
sản phẩm giữa các ngành.
Ở Việt Nam, HTX đã ra đời và tồn tại ngay sau khi Cách mạng tháng tám
thành công. Khi mới ra đời, mục tiêu hoạt động cả HTX là nâng cao năng suất,
chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất để cung cấp đƣợc đầy đủ cho tiền tuyến.

24


Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nƣớc ta mà HTX đóng vai trò quan
trọng trong việc thống nhất đất nƣớc. Suốt từ khi ra đời cho tới đất nƣớc hoà
bình, tồn tại trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, HTX đƣợc điều chỉnh bằng các
văn bản pháp luật nhƣng chƣa có Luật riêng của mình. Cho tới năm 1996, Quốc
hội nƣớc ta thông qua và ban hành Luật HTX, đây là bƣớc ngoặt quan trọng
đánh dấu sự đổi mới tổ chức và hoạt động của HTX trong cơ chế mới, trƣớc sự
đòi hỏi, sự cạnh tranh của kinh tế thị trƣờng. Luật HTX năm 1996 bƣớc đầu đã
cải tạo đƣợc bộ mặt cũng nhƣ tình hình thực hiện, tuy vậy, vẫn còn nhiều bất
cập, các quy định pháp luật cũ lỏng lẻo, chậm thay đổi, không theo kịp tốc độ
phát triển của kinh tế, xã hội.
Mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 1996 là thể chế hoá
chính sách, tƣ tƣởng của Đảng về kinh tế tập thể trong Nghị quyết Trung ƣơng 5,
xác lập môi trƣờng thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tập thể phát
triển, tạo ra một cơ chế hoạt động thuận tiện, đồng bộ. Chính vì vậy, ngày 26
tháng 11 năm 2003, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật HTX.
Đây là lần sửa đổi quan trọng để pháp luật về HTX theo kịp trình độ cũng nhƣ
tốc độ phát triển của loại hình kinh tế tập thể.


1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ
1.2.1 Khái niệm quản lý, điều hành hợp tác xã
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Việc phát
hiện quản lý đƣợc coi nhƣ là kết quả tất yếu của sự chuyển nhiều quá trình lao
động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động đƣợc phối
hợp lại. C. Mác đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến
hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo, điều hoà những hoạt
động cá nhân... Một nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn
nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [18, tr.5]. Quản lý là một hoạt động khách

25


×