Đại học quốc gia hà nội
khoa luật
Đậu Anh Tuấn
Quản lý, điều hành
trong công ty cổ phần ở Việt nam
Chuyên ngành: Pháp luật Kinh doanh
M số: 6.01.05
Luận văn thạc sĩ luật học
Ngời hớng dẫn khoa học:
Tiến sĩ Phạm duy Nghĩa
Hà Nội - năm 2004
Mục lục
Mở đầu
Chơng 1 - Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành
trong công ty cổ phần
1.1 Tổng quan về những đặc thù của công ty cổ phần: .........................................
1.2 Khái niệm và vai trò của quản lý và điều hành trong công ty cổ phần: ..........
1.2.1. Khái niệm: ........................................................................................
1.2.2. Sự cần thiết của một hệ thống quản lý, điều hành trong công ty cổ
phần: ..................................................................................................................... .
1.3. Vai trò của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần: .............................
1.3.1. Vai trò đối với công ty và nhà đầu t: ..............................................
1.3.2. Vai trò đối với quốc gia và nền kinh tế:............................................
1.4. Các yếu tố ảnh hởng đến cơ cấu, hoạt động quản lý, điều hành công ty cổ
phần:......................................................................................................................
1.4.1. Các yếu tố bên trong công ty: ...........................................................
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài: .......................................................................
1.5. Các mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần phổ biến trên thế
giới: ......................................................................................................................
1.5.1. Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đặc
điểm kinh tế xã hội và văn hoá: .........................................................................
1.5.2. Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đối
tợng, chủ thể mà mô hình hớng tới: ..................................................................
1.6. Xu hớng quản lý, điều hành công ty cổ phần trên thế giới hiện nay: ..........
1.6.1. Xu hớng hội tụ (hay là chiều hớng thay đổi theo mô hình Anh
Mỹ: .......................................................................................................................
1.6.2. Xu hớng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Nhật Bản:
1.6.3. Xu hớng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Mỹ: ..........
Chơng 2 - Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở việt
Nam hiện nay
2.1. Cơ chế phân bổ quyền lực trong công ty cổ phần Mô hình quản lý, điều
hành trong công ty cổ phần: .................................................................................
2.1.1. Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông: ...................................................
2.1.2. Hội đồng quản trị: ............................................................................
Trang
6
12
12
14
14
15
16
16
19
19
19
21
23
24
29
33
33
34
34
38
38
38
42
2.1.3. Giám đốc và bộ máy điều hành: .......................................................
2.2. Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần giai đoạn trớc khi có
Luật Doanh nghiệp 1999: .....................................................................................
2.2.1. Giai đoạn trớc khi Luật Công ty 1990 ra đời:.................................
2.2.2. Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Công ty
1990: .....................................................................................................................
2.3. Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999:
2.3.1. Cổ đông và ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 1999:.......................
2.3.2. HĐQT theo Luật Doanh nghiệp 1999:..............................................
2.3.3. Giám đốc Tổng giám đốc: ..............................................................
2.3.4. Ban Kiểm soát:..................................................................................
2.4. Một số vấn đề từ thực tiễn quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam
hiện nay: ...............................................................................................................
2.4.1. Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp 1999 và điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của Việt Nam: .....................
2.4.2. Sự phân bổ thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT theo Luật Doanh
nghiệp 1999: .........................................................................................................
2.4.3. Tính minh bạch, công khai trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện
nay: .......................................................................................................................
2.4.4. Quản lý, điều hành công ty cổ phần và các thể chế hỗ trợ ở Việt
Nam hiện nay: ......................................................................................................
2.4.5. Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số theo Luật Doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay: ..............................................................................................
2.4.6. Mô hình quản lý, điều hành theo Luật Doanh nghiệp 1999 không
phù hợp với các công ty cổ phần phát hành chứng khoán: ..................................
2.5. Quản lý, điều hành tại các công ty cổ phần đợc cổ phần hoá từ doanh
nghiệp nhà nớc: ..................................................................................................
2.5.1. Sự can thiệp của Nhà nớc vào hoạt động quản lý, điều hành của
công ty cổ phần: ...................................................................................................
2.5.2. Bộ máy quản lý, điều hành sau khi cổ phần hoá vẫn không khác so
với trớc: ..............................................................................................................
2.5.3. Vai trò của cổ đông là ngời lao động trong các công ty cổ phần
đợc cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nớc: .....................................................
3
44
45
45
46
51
51
56
58
59
61
61
62
66
71
72
73
74
75
78
80
Chơng 3 - Một số khuyến nghị và giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về quản lý, điều hành trong công ty
cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở
Việt Nam hiện nay: ..............................................................................................
3.1.1. Định hớng của Đảng và Chính phủ về việc hoàn thiện pháp luật
về quản lý, điều hành công ty cổ phần: ................................................................
3.1.2. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành công ty cổ
phần từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam: ................................
3.2. Các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về quản lý, điều hành trong công
ty cổ phần: ............................................................................................................
3.2.1. Các khuyến nghị về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần của
OECD: .................................................................................................................
3.2.2. Những thông lệ tốt nhất trong quản lý, điều hành đối với các công
ty cổ phần của Việt Nam Các khuyến nghị từ ADB: .........................................
3.3. Một số đề nghị cụ thể của tác giả về việc hoàn thiện mô hình quản lý, điều
hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: ........................................................
3.3.1. Đối với các vấn đề chung ảnh hởng đến hoạt động quản lý, điều
hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: ........................................................
3.3.2. Đối với Luật Doanh nghiệp 1999: ...................................................
3.3.3. Đối với hoạt động quản lý, điều hành trong các công ty cổ phần
đợc cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nớc: ...............................................
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
84
84
84
85
87
87
90
99
99
100
101
103
104
Danh mục từ viết tắt
ADB:
Ngân hàng Phát triển Châu á
CIEM:
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ơng
CIPE:
Trung tâm công ty t nhân quốc tế
ĐHĐCĐ:
Đại hội đồng cổ đông
IFC:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
HĐQT:
Hội đồng quản trị
MPDF:
Tổ chức phát triển tiểu vùng sông Mêkông
NXB:
Nhà xuất bản
OECD:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
WB:
Ngân hàng Thế giới
5
Mở đầu:
Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, quản lý điều hành trong công ty cổ phần là một vấn đề nổi bật,
đợc sự quan tâm không chỉ tại các quốc gia đang chuyển đổi nh Nga, Trung Quốc
hay Việt Nam mà ngay cả các nớc đã phát triển nh Mỹ, Đức, Nhật Sự phá sản
của các đại công ty ở Mỹ những năm gần đây nh Worldcom, Tyco, Enron đặt ra
nhiều vấn đề về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần, thu hút đợc sự quan tâm
của nhiều học giả, nhiều nhà quản lý trên toàn thế giới. Trong bối cảnh quá trình
toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và sự thống nhất các thị trờng vốn, lao
động đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề quản lý, điều hành công ty dờng nh đang
trở thành một vấn đề có tính toàn cầu.
Do mới làm quen với nền kinh tế thị trờng, khái niệm về cổ phần, cổ phiếu,
công ty cổ phần, quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam còn khá mới mẻ.
Cung cách quản lý, điều hành doanh nghiệp theo kiểu á Đông, bị ràng buộc bởi
nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, cùng với chế độ sở hữu cha rõ ràng, những
thiết chế bổ trợ còn yếu kém hoặc thiếu vắng ở Việt Nam là những nguyên nhân
quan trọng cản trở việc hình thành một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, một
nền văn hoá quản trị công ty ở nớc ta.
Vấn đề này càng trở nên cần thiết hơn khi các công ty cổ phần ra đời ngày
càng nhiều, thị trờng chứng khoán đang phát triển, nhiều các nhà đầu t đang có xu
hớng bỏ vốn mua cổ phần của các công ty. Thiếu vắng một cơ chế quản lý, điều
hành công ty tốt, quyền lợi của các nhà đầu t không đợc bảo vệ, những ngời có
tiền sẽ ngại ngần khi đầu t vào các công ty. Hệ quả tiếp theo là giảm khả năng huy
động vốn trên thị trờng vốn dài hạn và trung hạn, ảnh hởng nghiêm trọng đến sự
phát triển vững bền của nền kinh tế.
Nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành công ty cổ phần,
thực trạng quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay và góp
6
phần đa ra các khuyến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành
công ty cổ phần tại Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý, điều hành
trong công ty cổ phần ở Việt Nam" làm Luận văn tốt nghiệp cao học Luật.
Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến đề tài về quản
lý, điều hành công ty cổ phần (corporate governance) và có nhiều tác giả và nghiên
cứu rất nổi tiếng, đặc biệt ở Mỹ. Đầu tiên phải kể đến bài viết "The Modern
Corporation and Private Property" (Công ty theo kiểu hiện đại và tài sản t nhân)
xuất bản năm 1932 của Adolf A. Berle và Gardiner C. Means, một tác phẩm đợc
đánh giá là tạo ra bớc thay đổi quan trọng đối với mô hình công ty cổ phần. Các
bài viết khác có thể kể đến nh "The Nuture of the Firm" (Nguồn gốc của công ty)
của R.H.Coase năm 1963
Về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở các quốc gia đang chuyển đổi,
có nhiều tác giả và công trình nổi tiếng nh Reiner H. Kraakman, Henry Hansmann,
Bernard Black hay Anna Tarassova với các công trình nh: "The End of History
for Corporate Law" (Sự chấm dứt của lịch sử Luật Công ty) của Henry Hansmann
và Reinier H. Kraakman, "Russian Privatization and Corporate Governance: What
Went Wrong?" (T nhân hoá các công ty ở Nga: Sai lầm ở đâu?) của Bernal Black,
Reinier Kraakman và Anna Tarassova, "A Self-Enforcing Model of Corporate Law"
(Mô hình tự điều chỉnh của Luật Công ty) của Bernard Black và Reinier
Kraakman
Ngoài ra còn nhiều các nghiên cứu cũng rất nổi tiếng khác về quản lý, điều
hành công ty và Luật Công ty nh "Separation of Ownership and Control" (Sự tách
biệt giữa sở hữu và quản lý) của Eugene F. Fama và Michael C. Jensen; "Toward an
Economic Model of Japanese Firm" (Hớng về mô hình kinh tế của công ty Nhật
Bản) của Masahiko Aoki; "A Rent-Protection Theory of Corporate Ownership and
Control" (Thuyết chống chia tách giữa sở hữu và quản lý công ty) của Lucian Aye
Bebchuk; "The Future as History: The Prospects for Global Convergence in
7
Corporate Governance and its Implications" (Tơng lai cũng nh lịch sử: Triển
vọng hợp nhất toàn cầu về quản trị công ty và khả năng áp dụng) của John C.
Coffee; "Investor Protection and Corporate Goverance" (Bảo vệ nhà đầu t và quản
trị công ty) của Rafael La-Porta hay "Corporate Law's Limits" (Các giới hạn của
Luật Công ty) của Mark J. Roe
Đối với giới nghiên cứu của Việt Nam, quản lý, điều hành trong công ty cổ
phần là vấn đề mới. Trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999, vấn đề quản
lý, điều hành trong công ty cổ phần cũng đã đợc nghiên cứu nhng đều đợc đặt
trong tổng thể nhiều vấn đề của công ty (chẳng hạn tại Báo cáo nghiên cứu so sánh
luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á: Thái Lan, Singapore, Malayxia và
Philippin của CIEM, Đánh giá tổng kết Luật Công ty và kiến nghị những định hớng
sửa đổi chủ yếu cũng của CIEM...).
Một số công trình nghiên cứu có giá trị về quản lý, điều hành công ty cổ phần
đã đợc công bố nh "Luật Doanh nghiệp vốn và quản lý trong công ty cổ phần"
của tác giả Nguyễn Ngọc Bích; Phần về "Quản trị công ty: Giám sát ngời quản trị
các doanh nghiệp" đợc in trong cuốn "Chuyên khảo Luật Kinh tế" của tác giả
Phạm Duy Nghĩa; bài viết "Transplanted Company Law: An Ideological and
Cultural Analysis of Market-Entry in Vietnam" (Luật Công ty cấy ghép: Phân tích
về hệ t tởng và văn hoá giai đoạn bớc vào nền kinh tế thị trờng của Việt Nam)
của tác giả John Gillespie
Ngoài ra còn có một số bài báo, bài viết khác liên quan đến quản lý, điều
hành công ty cổ phần đợc đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn, Tạp chí Nhà nớc và
Pháp luật, Tạp chí Chứng khoán và các tạp chí khác. Một số luận văn cao học cũng
đã đề cập phần nào đến quản trị nội bộ trong công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ
của cổ đông trong công ty cổ phần...
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
Quản lý, điều hành công ty cổ phần là một khái niệm rộng, bên cạnh việc chỉ
mối quan hệ giữa các cổ đông, giữa các cơ quan bên trong công ty, quản lý, điều
8
hành công ty còn liên quan đến nhiều đối tợng, nhiều quan hệ khác nh ngời lao
động và tổ chức công đoàn, các tổ chức tài chính nh ngân hàng, các quỹ đầu t, cơ
quan nhà nớc Trong phạm vi và điều kiện cho phép, Luận văn chỉ đề cập đến
quản lý, điều hành công ty cổ phần theo nghĩa hẹp, tức là mối quan hệ giữa Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Giám đốc và
các chức danh điều hành khác trong công ty cổ phần.
Luận văn sẽ tiếp cận vấn đề quản lý, điều hành công ty cổ phần giới hạn chủ
yếu trong các vấn đề sau:
i)
Các vấn đề tổng quan và cơ bản nhất về quản lý, điều hành trong công ty
cổ phần (khái niệm, vai trò, phân chia các mô hình, xu hớng phát
triển).
ii)
Quy định pháp luật và thực trạng quản lý, điều hành trong công ty cổ phần
ở Việt Nam hiện nay (các cơ quan, thiết chế trong công ty cổ phần và mối
liên hệ giữa chúng; quy định của Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp
1999 về quản lý và điều hành công ty cổ phần; một số vấn đề quan sát
đợc từ thực tiễn quản lý, điều hành công ty cổ phần và tại các công ty cổ
phần đợc cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam, có so sánh
với các nớc nh Trung Quốc, Nga).
iii)
Trên cơ sở thực tiễn, tác giả đa ra các khuyến nghị và giải pháp của các tổ
chức quốc tế cũng nh của tác giả.
Từ quản lý, điều hành trong công ty cổ phần trong tiếng Anh là corporate
governance, tơng đơng trong tiếng Việt đợc dùng bằng nhiều từ nh quản trị
công ty, quản lý công ty hay quản lý và điều hành công ty. Trong Luật Doanh
nghiệp 1999, ĐHĐCĐ là "cơ quan quyết định cao nhất của công ty" (Điều 70),
HĐQT là "cơ quan quản lý công ty" (Điều 80) và Giám đốc (Tổng giám đốc) là
ngời "điều hành hoạt động hàng ngày của công ty". Trong luận văn này, từ quản
lý, điều hành công ty thờng đợc dùng tơng đơng với từ corporate governance
trong tiếng Anh. Lý do chọn từ "quản lý, điều hành" xuất phát từ bản chất mối quan
9
hệ giữa các cơ quan trên trong công ty cổ phần, nhấn mạnh đến cơ cấu phân bổ
quyền lực, cơ chế uỷ quyền trong công ty cổ phần.
Theo hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ, thành viên của HĐQT gọi là director,
HĐQT gọi là board of directors, ngời điều hành công ty (giám đốc, các chức danh
cao cấp khác điều hành công ty) hay còn gọi là ban giám đốc gọi là officer; giám
đốc hay tổng giám đốc gọi là Chief Executive Officer (CEO); nói chung cả hai ngời
này là management. Trong Luật Doanh nghiệp không dùng từ ban giám đốc, do vậy,
trong luận văn, ban giám đốc và giám đốc có thể đợc dùng thay thế cho nhau, trừ
khi giám đốc chỉ chức danh cá nhân trong công ty (CEO).
Phơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phơng pháp chính sau:
- Phơng pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phơng pháp này trong tìm
kiếm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến quản lý, điều hành trong công ty cổ
phần ở Việt Nam. Thông tin đợc thu thập từ thực tiễn, từ các báo cáo khảo sát, từ
các bài viết, công trình nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí, sách.
- Phơng pháp Luật học so sánh: Phơng pháp này đợc sử dụng để so sánh
các mô hình quản lý, điều hành của các quốc gia, giữa các hệ thống pháp luật (chủ
yếu là giữa hai hệ thống Anglo-American và Châu Âu lục địa), so sánh giữa quy
định pháp luật của Việt Nam với các nớc, liên hệ giữa thực tiễn của Việt Nam và
một số nớc, chủ yếu là các nớc đang chuyển đổi nh Trung Quốc, Nga
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp: Phơng pháp này đợc sử dụng để làm
làm rõ hơn các quy định cụ thể của pháp luật, tổng hợp các hiện tợng điển hình
trên thực tiễn để đa ra một số nhận định ban đầu của tác giả.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chơng:
Chơng 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần
Chơng 2: Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay; và
10
Chơng 3: Một số khuyến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản
lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
Luận văn đợc hoàn thành với sự hớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Duy
Nghĩa; cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp trong
quá trình thu thập tài liệu, dịch thuật tài liệu, cũng nh động viên tinh thần, góp ý
kiến cho nội dung và hình thức của bản luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự
giúp đỡ tận tình và quý báu đó. Kính mong tiếp tục nhận đợc ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo và các bạn quan tâm để tác giả tiếp tục sửa chữa, bổ sung những nội
dung còn khiếm khuyết và hoàn thiện hơn nữa nội dung của luận văn.
11
Chơng 1
Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành trong
công ty cổ phần
1.1.
Tổng quan về những đặc thù của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến
hiện nay, đợc xem là phơng thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài ngời
để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia
phát triển [17, tr 18]. Có những công ty cổ phần rất lớn, có số cổ đông lên đến hàng
triệu và số vốn khổng lồ. Chẳng hạn nh công ty IBM của Mỹ trong năm 1995 có
hơn 3 triệu cổ đông [66, tr 36].
Công ty cổ phần ra đời do đòi hỏi của việc mở rộng quy mô kinh doanh cần
có nguồn vốn lớn hơn, các nhà đầu t không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với
các khoản nợ của công ty, không phải trực tiếp tham gia điều hành công ty đồng thời
dễ dàng chuyển nhợng đợc phần vốn góp của mình trên thị trờng.
Theo Robert C. Clark, công ty cổ phần đều có bốn đặc điểm cơ bản sau [23,
tr 2]:
tính trách nhiệm hữu hạn đối với các nhà đầu t góp vốn (cổ đông);
phần vốn góp vào công ty có thể chuyển nhợng dễ dàng;
công ty có t cách pháp nhân độc lập (tách ra khỏi những ngời đã thành
lập nó, liên tục tồn tại, có mục đích riêng); và
công ty đợc quản lý tập trung.
Số lợng cổ đông của công ty cổ phần có thể rất đông, do vậy, khó có thể duy
trì hình thức quản lý theo kiểu thành viên góp vốn đứng ra trực tiếp điều hành, quản
lý hoạt động của công ty nh doanh nghiệp t nhân; hay mọi thành viên trong công
ty đều có quyền tham gia trong hoạt động quản lý, điều hành và có thể nhân danh
12
công ty trong mọi giao dịch nh các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
Khó có thể tởng tợng một công ty cổ phần với 3 triệu cổ đông, mỗi ngời đều có
thể hành động nhân danh công ty và mỗi ngời phải chịu trách nhiệm về hành động
của 2.999.999 thành viên công ty khác.
Do vậy, ở loại hình công ty cổ phần, thờng có sự phân tách giữa quyền sở
hữu công ty và quyền quản lý, điều hành công ty1. Theo Clark, lợi ích kinh tế của sự
phân tách này là góp phần chuyên môn hoá hoạt động công ty. Bởi vì, nhà đầu t
không phải và không nhất thiết phải là ngời có khả năng trực tiếp điều hành công
ty tốt. Sự chuyên môn hoá làm giảm chi phí quản lý, điều hành công ty. Nếu 3 triệu
cổ đông cùng tiếp nhận đầy đủ thông tin, cùng đánh giá, phân tích và thảo luận để
đa ra đợc một quyết định kinh doanh tốt nhất là một quy trình cực kỳ phức tạp và
phi kinh tế.
Với mục đích giảm chi phí, các cổ đông sẽ uỷ quyền cho các nhà quản lý
chuyên nghiệp điều hành công ty của mình. Và để bảo đảm rằng các nhà quản lý
không đi ngợc lại lợi ích của mình, các cổ đông thành lập ra bộ máy, cơ chế để
quản lý, kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành. Đó là HĐQT, Ban Kiểm soát,
các định chế và thủ tục khác. Cổ đông chỉ duy trì một số quyền quyết định quan
trọng liên quan đến định hớng quan trọng đối với công ty nh giải thể, tách, nhập,
sửa đổi điều lệ thông qua quyền bỏ phiếu của mình tại ĐHĐCĐ.
Có nhiều cách để các cổ đông thể hiện sự không nhất trí với cách thức điều
hành, quản lý của công ty. Đối với các cổ đông nắm đa số cổ phần hay có thể tập
hợp, liên kết lại thành nhóm nắm đa số vốn cổ phần, các cổ đông có thể bãi miễn bộ
máy lãnh đạo công ty cũ, bầu ra bộ máy lãnh đạo mới. Đối với các cổ đông thiểu số,
cách đơn giản là bán cổ phiếu của mình đi. Khi nhiều cổ đông cùng bán ra thì giá cổ
phiếu của công ty trên thị trờng sẽ giảm, bộ máy quản lý công ty sẽ chịu sức ép
phải cải tổ, thay đổi. Hoặc các cổ đông có thể liên kết lại với nhau, để bỏ phiếu thay
1
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích sử dụng một hình tợng rất hay, nếu chiếc xe taxi là một công ty cổ phần thì
ngời chủ của công ty cổ phần là ngời chủ của chiếc xe, còn tài xế chính là ngời điều hành công ty đó.
Ngời chủ có thể có rất nhiều xe và không nhất thiết phải biết lái xe [63, tr 16].
13
đổi bộ máy điều hành (các cổ đông lập nên một HĐQT mới và HĐQT này sẽ chỉ
định ra ngời điều hành mới). Hoặc những nhà đầu t, công ty bên ngoài mua gom
số cổ phiếu đủ để nắm quyền kiểm soát công ty, thay đổi bộ máy và cách thức điều
hành.
1.2.
Khái niệm và vai trò của quản lý và điều hành trong công ty cổ phần
1.2.1. Khái niệm
Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần đợc hiểu là một tập hợp các cơ
chế nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của công ty. Hệ thống quản lý, điều
hành phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty
nh các cổ đông, HĐQT, ban giám đốc và các bên khác có quyền và lợi ích liên
quan.
Có cách hiểu khác về quản lý, điều hành công ty cổ phần nh: "Quản lý, điều
hành công ty cổ phần liên quan đến tổ chức bộ máy nội bộ và cơ cấu quyền lực của
công ty; chức năng, nhiệm vụ của HĐQT theo mô hình một cấp (one-tier) hay hai
cấp (two-tier); cấu trúc sở hữu của công ty; và mối liên hệ nội bộ giữa HĐQT, các
cổ đông và các chủ thể liên quan khác, đặc biệt là ngời lao động và các chủ nợ của
công ty" [53, tr 106].
Joanna Shelton cho rằng quản lý, điều hành công ty cổ phần theo một nghĩa
hẹp của cách dùng truyền thống và pháp lý chính là "các mối quan hệ giữa ban giám
đốc, HĐQT, các cổ đông và những chủ thể khác có liên quan của công ty. Mối quan
hệ này hình thành nên cấu trúc (qua nhiều quy tắc và động cơ) để đạt đợc các mục
tiêu mà công ty đặt ra, cách thức để đạt đợc những mục tiêu đó và xác định cơ chế
giám sát việc thực hiện." [70]
Giáo s Kenneth Scott của Trờng Luật Stanford cho rằng: "Xét ở góc độ
toàn diện, quá trình quản lý, điều hành công ty cổ phần bao gồm tất cả những ảnh
hởng liên quan đến quá trình ra quyết định của công ty. Đó không chỉ bao gồm
quyền kiểm soát của các cổ đông, mà còn là những hợp đồng giao kèo và quyền đệ
đơn phá sản của các chủ nợ, những cam kết với ngời lao động, các khách hàng và
14
nhà cung cấp, các quy định của cơ quan nhà nớc ban hành, những đạo luật do cơ
quan lập pháp thông qua. Ngoài ra, các quyết định của công ty còn chịu ảnh hởng
lớn từ sự cạnh tranh ngoài thị trờng nơi nó hoạt động" [70].
Khái niệm quản lý, điều hành đợc dùng trong Luận văn này trong nhiều
trờng hợp đợc xem là trùng với khái niệm quản trị công ty (corporate
governance). Khái niệm quản lý, điều hành công ty nhấn mạnh đến cơ cấu phân bổ
quyền lực, cơ chế ủy quyền trong công ty cổ phần. Ban Giám đốc có thẩm quyền
điều hành hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền
lợi của mình, các cổ đông công ty thông qua ĐHĐCĐ vẫn trực tiếp quyết định hay
thông qua một số vấn đề quan trọng của công ty. Các cổ đông (thông qua ĐHĐCĐ)
bầu ra HĐQT, Ban Kiểm soát để quản lý, giám sát hoạt động của công ty.
1.2.2. Sự cần thiết của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần, quản lý, điều hành đóng vai trò quan trọng xuất phát
từ các lý do chính nh sau2:
Có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty: Đây là một đặc
thù của loại hình công ty cổ phần. Các cổ đông thông thờng không trực tiếp
điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do vậy, có nguy
cơ là những ngời điều hành (Ban Giám đốc, HĐQT) có thể điều hành công
ty không vì những lợi ích của các chủ sở hữu mà vì các lợi ích riêng của họ
nh đuổi theo các mục đích tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, tiến hành các giao
dịch bất lợi cho công ty nh bán rẻ các tài sản của công ty cho các công ty
khác mà mình góp vốn
Có sự mất cân đối về thông tin giữa các chủ sở hữu của công ty và những
ngời trực tiếp điều hành công ty: Ban Giám đốc hay HĐQT của công ty chịu
2
Có thể tham khảo thêm tại tài liệu: Centre for International Private Enterprise, Instituting Corporate
Governance in Developing, Emerging and Transitional Economies A Handbook, March 2002; Frank Lyn,
What is corporate governance?, PriceWaterhouseCoopers Book Structuring for Success. Đối với Việt
Nam, có thể tham khảo tại các tài liệu: Mekong Capital, Đề nghị về cách thực hiện việc Quản trị Doanh
nghiệp tại Việt Nam, 10/01/2003; Ngân hàng Phát triển Châu á, Dự án TA 3353 VIE Corporatisation
and Corporate Governance, Hớng dẫn về những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty cho Việt Nam,
bản trình lên Chính phủ Việt Nam tháng 10 năm 2001.
15
trách nhiệm quản lý điều hành công ty hàng ngày nên rõ ràng có các thông
tin đầy đủ hơn và chính xác hơn nhiều so với các cổ đông. Sự mất cân đối
giữa chất lợng và số lợng thông tin về công ty mà Ban Giám đốc có đợc
so với các cổ đông có đợc dễ dẫn đến những thiệt hại cho các cổ đông. Ngay
cả những ngời trực tiếp điều hành công ty muốn điều hành công ty vì lợi ích
của cổ đông thì dù không cố tình họ cũng có thể thờng xuyên đa ra các
quyết định sai lầm nếu nh không đợc giám sát đầy đủ và chịu sự điều
chỉnh của cơ chế kiểm tra.
Những công ty do gia đình quản lý tỏ ra không phù hợp với sự đa dạng hoá,
chuyên môn hoá của môi trờng hoạt động kinh doanh hiện nay: Việc điều
hành, quản lý công ty ngày càng đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn, đặc biệt
trong những ngành công nghiệp, dịch vụ mới nh công nghiệp hoá chất, công
nghệ thông tin, viễn thông
Hơn nữa, việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động để nâng cao sức cạnh
tranh của công ty đòi hỏi phải thu hút vốn từ các nhà đầu t bên ngoài: Cùng
với đó là yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch của hệ thống quản lý, điều hành
trong công ty để những nhà đầu t bên ngoài có thể tin cậy.
1.3.
Vai trò của hệ thống quản lý và điều hành công ty cổ phần
1.3.1. Vai trò đối với công ty và nhà đầu t
Một hệ thống quản lý và điều hành công ty cổ phần tốt sẽ đảm bảo đợc lợi
ích cho các cổ đông và tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, tạo ra môi
trờng minh bạch và thuận lợi cho đầu t, kinh doanh. Những lợi ích chính của hệ
thống quản lý, điều hành công ty cổ phần tốt có thể kể đến nh sau [58]:
Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt làm tăng hiệu quả vốn đầu t:
Một cuộc khảo sát năm 2001 của Công ty Credit Lyonnais Security Asia
(CLSA)3 cho thấy tại 100 thị trờng chứng khoán lớn nhất của các nớc đang phát
3
Đây là cuộc khảo sát toàn diện của CLSA dựa trên 495 công ty tại 25 thị trờng đang phát triển ở Châu á,
Đông Âu, Châu Phi và Mỹ Latinh [37].
16
triển có tốc độ tăng trởng nhanh, tỷ suất doanh lợi trung bình trên vốn đầu t4 vào
khoảng 23,5% trong năm 2000. Tuy nhiên, các công ty nằm trong số 1/4 các công ty
dẫn đầu về hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt có tỷ suất doanh lợi trên vốn đầu
t khoảng 33,8%, trong khi đó các công ty thuộc nhóm 1/2 các công ty có hệ thống
quản lý, điều hành công ty kém có giá trị doanh lợi trên vốn đầu t chỉ khoảng 16%.
Điều này chứng minh rằng, các công ty có hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt
có khả năng nhiều hơn để có những quyết định và thực hiện các biện pháp kiểm soát
nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông.
Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt làm tăng lợi nhuận của cổ đông:
Cuộc khảo sát của CLSA đề cập trên cũng tìm thấy rằng trong khoảng thời
gian 3 năm gần đây, 1/4 các công ty có hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp
tốt nhất tạo ra mức lợi nhuận cổ đông trung bình là 267%, trong khi đó một công ty
trung bình chỉ tạo ra mức lợi nhuận cổ đông là 127% và tỷ lệ tơng ứng 1/4 các
công ty có hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp kém nhất chỉ là 49% trong
cùng khoảng thời gian. Cần lu ý rằng nghiên cứu này đợc bắt đầu vào năm 1998,
thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, do vậy, có thể con số
thông thờng sẽ cao hơn.
Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt sẽ giảm thiểu rủi ro:
Hệ thống quản lý, điều hành công ty chặt chẽ và hiệu quả sẽ tạo điều kiện
cho các cổ đông, HĐQT có khả năng đề phòng và kiểm soát các rủi ro trong kinh
doanh một cách tốt hơn5. Chẳng hạn nh mức độ minh bạch cao sẽ hạn chế những
4
Doanh lợi trên vốn đầu t là chỉ số đo lờng lợi nhuận mà các công ty có đợc từ vốn đầu t, đợc tính bằng
cách lấy lợi nhuận trớc khi trả lãi suất và thuế, chia cho con số khác biệt giữa tổng tài sản và các khoản nợ
ngắn hạn.
5
Trong trờng hợp công ty cổ phần có những cổ đông nhỏ, vai trò ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động của
công ty ít thì các rủi ro sau đây có thể xảy ra đối với các cổ đông nhỏ: công ty cho các cổ đông hoặc các nhân
viên quản lý cấp cao vay mợn một số tiền lớn với lãi suất thấp hơn so với thị trờng hoặc với mức u đãi đặc
biệt; cổ đông cho công ty vay mợn với lãi suất cao hơn lãi suất thị trờng; công ty đứng ra bảo lãnh vì quyền
lợi của một cổ đông nào đấy; bán tài sản cho cổ đông với giá thấp hơn giá thị trờng hay mua tài sản từ các
cổ đông với giá cao hơn giá trị hợp lý của trị trờng; mua nguyên liệu hoặc thuê dịch vụ từ các bên có liên
quan hoặc bán thành phẩm với giá có lợi cho các Bên có liên quan; mua lại cổ phần từ một số cổ đông với
giá cao hơn mức giá hợp lý trên thị trờng; các cán bộ quản lý cao cấp chuyển nhợng tiền mặt hoặc tài sản
của công ty ra ngoài công ty một cách không chính đáng, nhận những khoản tiền hoa hồng một cách không
minh bạch từ các hợp đồng mua bán cổ phần của công ty; các nhà đầu t không có thông tin đầy đủ về tình
17
rủi ro liên quan đến gian lận, trục lợi, bởi vì trách nhiệm đợc quy định rõ ràng cũng
nh sẽ dễ dàng trong việc phát hiện các hành vi làm tổn hạn đến công ty này. Các
quyết định quan trọng đợc bảo đảm dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin và khách
quan, bởi vì thủ tục và trách nhiệm đa ra các quyết định trên đợc quy định cụ thể.
Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt sẽ làm giá của công ty cao hơn:
Các nhà đầu t, đặc biệt là các nhà đầu t có tổ chức (nh các tổ chức tài
chính, công ty đầu t, công ty bảo hiểm, các quỹ hu trí, trợ cấp) đánh giá hiệu
quả của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần là một yếu tố quan trọng khi
quyết định đầu t. Chẳng hạn nh, trong một nghiên cứu do Công ty McKinsey tiến
hành [57] thu đợc kết quả sau:
o Khi quyết định đầu t, đa số các nhà đầu t có tổ chức xem hệ thống quản lý,
điều hành công ty là yếu tố quan trọng ngang bằng với hoặc thậm chí quan trọng
hơn kết quả tài chính của công ty. Điều này đã đợc khẳng định ở các thị trờng
của các nớc đang phát triển có tốc độ tăng trởng nhanh (còn đợc gọi là thị
trờng mới nổi), bằng chứng là 82% các nhà đầu t tại Châu á đánh giá cao yếu
tố quản lý, điều hành công ty.
o Ngợc lại, 60% các nhà đầu t có tổ chức sẽ tránh đầu t vào các công ty mà hệ
thống quản lý, điều hành công ty yếu kém.
o Một tỷ lệ lớn các nhà đầu t có tổ chức sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của các
công ty có hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt. ở Châu á, 78% các nhà đầu
t đợc hỏi trả lời họ sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của những công ty này.
Trong một cuộc khảo sát khác cũng đợc thực hiện bởi công ty McKinsey,
kết quả cho thấy các công ty thực hiện quản lý, điều hành công ty tốt sẽ làm tăng
giá trị công ty lên 10-12% so với các công ty chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.
hình tài chính của công ty; thủ tục tiến hành ra các quyết định quan trọng trong công ty không đợc quy định
rõ ràng [58]
18
1.3.2. Vai trò đối với quốc gia, nền kinh tế
Yêu cầu về tính minh bạch trong trong các giao dịch của công ty, trong chế độ
kế toán và kiểm toán, trong mua bán và cung cấp hàng hoá, dịch vụ và trong rất
nhiều các giao dịch khác liên quan đến công ty làm hạn chế những giao dịch
không lành mạnh. Đối với nền kinh tế, điều này góp phần làm tăng tính cạnh
tranh của hàng hoá và dịch vụ, lành mạnh thị trờng vốn, tài chính, khuyến khích
các hoạt động đầu t.
Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt góp phần giúp những nhà quản lý, điều
hành công ty xây dựng đợc chiến lợc của công ty minh bạch và rõ ràng; đảm
bảo rằng những vụ sáp nhập, hợp nhất đợc thực hiện bởi những động cơ trong
sáng; hệ thống lơng thởng cho đội ngũ quản lý phản ánh đúng hoạt động của
công ty. Điều này không chỉ giúp các công ty thu hút đầu t và nâng cao đợc
hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tốt đến thị trờng vốn của nền kinh tế.
Một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, áp dụng những tiêu chuẩn minh
bạch trong quan hệ giữa công ty với các nhà đầu t và các chủ nợ, góp phần giúp
ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng. Đây là kinh nghiệm đợc
rút ra từ khủng hoảng các nớc Châu á những năm 1997 1998.
Các nghiên cứu cũng nh bài học từ thực tiễn đã chứng tỏ rằng, các quốc gia có
hệ thống quản lý, điều hành công ty bảo vệ tốt cổ đông thiểu số thì sẽ có cơ hội
huy động đợc các nguồn vốn lớn và ổn định.
1.4.
Các yếu tố ảnh hởng đến cơ cấu, hoạt động quản lý, điều hành công ty
cổ phần
1.4.1. Các yếu tố bên trong công ty
Mức độ tập trung sở hữu trong công ty cổ phần (ownership structure):
Một nhóm nhỏ cổ đông hay một số lợng lớn cổ đông sở hữu công ty cổ phần
sẽ ảnh hởng đến cơ cấu và hoạt động quản lý, điều hành công ty cổ phần.
19
Trờng hợp một nhóm nhỏ cổ đông sở hữu công ty cổ phần, tính tích cực là
nhóm cổ đông này sẽ kiểm soát, giám sát đợc chặt chẽ mọi hoạt động của công ty,
bảo vệ đợc lợi ích của mình. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu này dễ dẫn đến sự lạm
quyền của nhóm cổ đông lớn, có thể gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số và các cổ
đông nhỏ bên ngoài công ty.
Còn trờng hợp cổ phiếu của công ty đợc phát hành rộng rãi, do nhiều cổ
đông khác nhau nắm giữ. Hoạt động quản lý, điều hành công ty do vậy phụ thuộc
lớn vào kỷ luật của thị trờng chứng khoán, nơi mà giá cổ phiếu lên hay xuống thể
hiện chất lợng hoạt động của bộ máy điều hành công ty. Các nhà đầu t có tổ chức,
những ngời có nguồn lực và kỹ năng kiểm soát hoạt động của công ty đóng vai trò
quan trọng trong quản lý và điều hành công ty.
Đặc điểm của HĐQT
Cơ cấu, cơ chế đại diện của HĐQT, tính độc lập và trình độ của các thành
viên HĐQT ảnh hởng rất lớn đến mô hình, tính chất quản lý, điều hành trong các
công ty cổ phần. Vai trò của HĐQT là giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày
của bộ máy điều hành công ty. Một số quan điểm hiện nay cho rằng vai trò của
HĐQT chỉ phát huy hiệu quả khi các thành viên HĐQT không tham gia điều hành
công việc hàng ngày của công ty vì nh vậy mới có khả năng đa ra đợc các đánh
giá khách quan và độc lập hơn đối với các quyết định của ban giám đốc. Do vậy, các
khuyến nghị hiện nay để nâng cao chất lợng quản lý, điều hành trong công ty cổ
phần cả ở các nớc phát triển (nh Mỹ) hay các nớc đang phát triển là nên quy
định bắt buộc một tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập bên ngoài công ty6.
Hệ thống kiểm tra và cân đối (check and balance) trong nội bộ công ty:
Đó là hệ thống thiết lập cơ chế đăng ký cổ phiếu độc lập, bổ nhiệm các th
ký công ty, quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính nội bộ và xây dựng hệ thống báo
6
Có thể tìm rất nhiều các khuyến nghị dạng này tại: OECD, OECD Principles of Corporate Governance,
1999 , trang web của OECD: ; The Business Rountable, Principles of Corporate
Governance, May 2002; Gainan Avilov, Bernard Black, Dominique Carreau, Osana Kozyr, Stilpon
Nestor, Sarah Reynolds, General Principles of Company Law for Transition Economies, Perpared under the
auspices of the OECD (published in 24 Journal of Corporation Law 1999 (p 190-293).
20
cáo nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục đồng thời tránh gian lận
và các hoạt động phi pháp. Các hệ thống kiểm tra và cân đối nội bộ này là các công
cụ rất quan trọng đối với HĐQT trong việc quản lý và tiến hành giám sát hoạt động
quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Điều lệ công ty
Điều lệ công ty đợc xem là hiến pháp của công ty, quy định quyền và trách
nhiệm của các cổ đông, các bộ phận cấu thành của công ty, vai trò lãnh đạo của các
bộ phận này cũng nh các thủ tục và quy trình hoạt động quản lý, điều hành công ty.
Tính hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành công ty phần lớn phụ thuộc
vào mức độ rõ ràng và cụ thể của các quy định trong điều lệ công ty về các vấn đề
này. Một bản điều lệ công ty rõ ràng và minh bạch cải thiện đợc trình độ chuyên
môn và hiệu quả của hoạt động điều hành công ty, đồng thời không những bảo vệ
đợc các cổ đông mà còn bảo vệ đợc các thành viên HĐQT và giám đốc của công
ty thông qua một cơ chế uỷ thác quyền và trách nhiệm rõ ràng. Bản điều lệ rõ ràng,
chi tiết làm giảm rủi ro tranh chấp.
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
Một số các nhân tố bên ngoài ảnh hởng đến hệ thống, tính chất quản lý,
điều hành công ty:
Hệ thống luật pháp: Xác định và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đảm bảo các
quyền hợp đồng khác đợc thực thi. Các chế định pháp luật có liên quan chặt chẽ
tới quản lý, điều hành công ty nh luật công ty, luật ngân hàng, luật phá sản,
chính sách cạnh tranh và các quy định về lao động
Các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán: Quyết định hình thức, chi tiết, chất lợng
và thời hạn của thông tin đợc công bố cho các cổ đông, các nhà đầu t tiềm
năng và thị trờng. Tính minh bạch của tài chính công ty và mọi hoạt động của
công ty rất quan trọng để giảm rủi ro do các quyết định kinh doanh thiếu thận
trọng, hoạt động gian lận và phi pháp của công ty gây ra.
21
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trờng: áp đặt kỷ luật thơng mại
lên hoạt động quản lý, điều hành, khuyến khích các công ty tăng cờng hiệu quả
sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu t.
Tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các thị trờng tài chính: đặt ra kỷ luật
tài chính và các biện pháp khuyến khích cho các công ty. Nếu một công ty nhận
nguồn tài chính bên ngoài thông qua thị trờng tín dụng thì việc cạnh tranh huy
động vốn và các quy định khắt khe mà theo đó ngời cho vay thẩm định khoản
vay cũng nh theo dõi tình hình tài chính của công ty buộc công ty phải đạt đợc
hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Nếu công ty thông qua thị trờng vốn để
huy động vốn thì các cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình đối với
HĐQT không chỉ trực tiếp thông qua việc tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ mà còn
thông qua việc đầu t thêm hay rút vốn đầu t vào công ty bằng cách mua hay
bán cổ phiếu tuỳ thuộc vào việc họ thấy công ty hoạt động có tốt hay không. Xu
hớng giá cổ phiếu do đó thể hiện sự tán thành hay không tán thành đối với hoạt
động quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
ty. Do vậy, thị trờng chứng khoán có thể hoạt động nh một thị trờng đối với
hoạt động quản lý, điều hành công ty: hoạt động công ty yếu kém làm giảm giá
cổ phiếu, một hay một nhóm nhà đầu t có thể dễ dàng hơn trong việc tăng số cổ
phiếu sở hữu của mình lên, chiếm quyền kiểm soát công ty. Nguy cơ có thể xảy
ra buộc các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty và ban giám đốc công ty hiện
thời phải tối đa hoá hoạt động của công ty cũng nh tối đa hoá giá trị cổ phiếu
của công ty để tránh bị thâu tóm.
Thị trờng lao động: khả năng cạnh tranh trên thị trờng lao động quản lý buộc
những ngời quản lý công ty phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình vì những ai làm
việc kém hiệu quả có thể sẽ bị thay thế. Khi có một thị trờng lao động cạnh
tranh cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp phải hết sức phấn đấu để tạo dựng
tiếng tăm của mình nhằm cạnh tranh để giành đợc vị trí đề bạt cao hơn và
những công việc có thu nhập hấp dẫn hơn.
22
Truyền thống văn hoá và lịch sử: là những yếu tố quan trọng ảnh hởng đến hình
thức sở hữu, phơng thức huy động vốn của công ty, tổ chức hoạt động kinh
doanh, hoạt động công bố thông tin và hành vi tích cực của cổ đông. Hệ thống
quản lý, điều hành công ty ở nhiều nớc đợc hình thành nên bởi các yếu tố văn
hoá và lịch sử. ở những nền kinh tế có hệ thống hay truyền thống lập pháp yếu
kém thì các công ty có xu hớng tập trung quyền sở hữu cao và đợc quản lý bởi
những ngời bên trong công ty nh một biện pháp phòng vệ chống lại tình trạng
quyền lợi của các cổ đông không đợc luật pháp bảo vệ đầy đủ. Hay xu hớng
a thích sở hữu công ty một cách chắc chắn cũng dẫn đến tình trạng phụ thuộc
vào nguồn vốn huy động từ thị trờng vay nợ, chứ không phải từ thị trờng vốn,
không chỉ nhằm mục đích tránh "pha loãng" quyền kiểm soát công ty mà còn
nhằm trách công bố thông tin về công ty. Còn ở nhiều nớc Châu á, truyền
thống văn hoá tránh xung đột và đối đầu công khai gây ra tình trạng các công ty
và các cổ đông thích giải quyết tranh chấp một cách không chính thức và riêng
t hơn là đem sự việc ra giải quyết bằng pháp luật tại toà án.
1.5.
Các mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần phổ biến trên thế
giới
Có nhiều cách để phân chia các mô hình quản lý, điều hành của công ty cổ
phần. Cách thứ nhất khá phổ biến là phân chia theo các mô hình: mô hình kiểu
Anglo-Saxon hay mô hình "kiểu Mỹ" (hoặc còn gọi với các tên khác là mô hình
Anglo-American, mô hình Anh - Mỹ), mô hình kiểu Nhật, mô hình kiểu Đức, mô
hình kiểu Pháp... với những riêng biệt về đặc điểm lịch sử kinh tế, điều kiện phát
triển kinh tế xã hội, đặc thù của nền văn hoá và các điều kiện khác.
Cách thứ hai là phân chia các mô hình công ty cổ phần dựa theo các chủ thể,
đối tợng mà mô hình hớng tới. Với cách phân chia này, mô hình quản lý, điều
hành công ty cổ phần gồm có mô hình công ty hớng về vai trò kiểm soát của các
nhà quản lý (the manager-oriented model), mô hình hớng về vai trò kiểm soát của
ngời lao động, nghiệp đoàn (the labor-oriented model), mô hình hớng về vai trò
kiểm soát của nhà nớc (the state-oriented model), mô hình tổng hợp (có vai trò của
23
nhiều đối tợng liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần (stakeholder model)
nh chủ nợ, bạn hàng, ngân hàng và công đoàn) và mô hình thiên về vai trò kiểm
soát của các cổ đông (the shareholder-oriented model).
Các phác hoạ dới đây chỉ là những "điểm nhấn" rất khái quát của từng loại
mô hình, không mong muốn chỉ ra đợc đầy đủ các đặc điểm, tính chất của từng mô
hình trong một tơng quan so sánh đầy đủ.
1.5.1. Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đặc điểm kinh
tế x hội và văn hoá
Mô hình kiểu Mỹ:7
Có thể đánh giá rằng, nớc Mỹ có vai trò nổi bật và có ảnh hởng rất quan
trọng trên thế giới đối với vấn đề quản lý, điều hành trong công ty cổ phần cũng nh
lý luận về cơ chế quản lý điều hành công ty cổ phần. Hiện nay, mô hình "kiểu Mỹ"
thờng đợc xem là mô hình tiêu biểu và thịnh hành để các nớc đang chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trờng, các nớc đang phát triển (trong đó có Việt Nam) noi
theo.
ảnh hởng quan trọng trong việc hình thành mô hình này là tác phẩm "Công
ty theo kiểu hiện đại và tài sản t nhân" (The Modern Corporation and Private
Property) năm 1932 của Adolf A. Berle và Gardiner C. Means. Các tác giả khẳng
định rằng phần lớn những ông chủ sở hữu công ty trở thành những cổ đông thiếu kỹ
năng, thiếu thông tin và thiếu động cơ để giám sát những hoạt động của các nhà
quản lý công ty chuyên nghiệp. Họ đã đề ra mô hình hệ thống quản lý, điều hành
công ty theo hớng tìm kiếm một bộ máy làm cầu nối giữa việc tách biệt sở hữu của
chủ sở hữu và điều hành của nhà quản lý, trong đó xác định rõ trách nhiệm của nhà
quản lý.
7
Một số thông tin phần này có thể tham khảo thêm tại: Vũ Quang Việt, Về sự hình thành công ty hiện đại,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 02/09/1999; Nobuyuki Yasuda và Trần Thị Lệ Thuỷ, Điều hành và
giám sát công ty ở Mỹ và Nhật Bản, Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật, số năm 2000; TĐ, Công ty Cổ phần ở
Mỹ và Nhật Mỗi nơi mỗi kiểu, Thời báo Kinh tế Sài gòn số 36 ngày 05/09/1996; Vũ Thị Thuý Ngà, Các
mô hình quản trị doanh nghiệp: Đôi nét về lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại một số nớc, Tạp chí Chứng
khoán Việt Nam số tháng 09 năm 2003
24
Cơ chế quản lý, điều hành trong công ty cổ phần "kiểu Mỹ" thực chất là hệ
thống các hợp đồng (còn gọi là sự phức hợp các hợp đồng nexus of contracts) với
nền tảng dựa trên cơ chế thị trờng, bảo vệ ở mức độ cao của pháp luật cho các cổ
đông, trong đó toà án đóng vai trò rất quan trọng. Ưu việt của hệ thống này là với
chi phí ít nhất mà vẫn có thể cân đối động lực của nhà quản lý với cổ đông và kiểm
soát đợc những giao dịch có tính chất t lợi không thể tránh khỏi của các nhà quản
lý.
Cơ sở của mô hình quản lý, điều hành công ty "kiểu Mỹ" chính là thị trờng
vốn phát triển rất năng động, sở hữu công ty phân tán (disperse) cho nhiều cổ đông
khác nhau. Cơ cấu sở hữu phân tán nên HĐQT và ban giám đốc công ty chịu sự chi
phối lớn từ các cổ đông bên ngoài công ty. Khi các cổ đông không đồng ý với cách
kinh doanh của ngời đại diện cho mình, họ sẽ "bỏ phiếu bằng chân" (voting by
feet), nghĩa là bán rẻ cổ phiếu của mình đi, làm cho giá cổ phiếu công ty giảm sút,
đẩy công ty tới bờ vực phá sản hoặc tạo ra cơ hội để một nhóm cổ đông có quyền
lực thâu tóm công ty thay thế, bầu ra bộ máy quản lý, điều hành mới và chiến lợc
kinh doanh mới hiệu quả hơn.
Mô hình quản lý, điều hành công ty "kiểu Mỹ" là điển hình của mô hình một
cấp (one-tier), có HĐQT (board of directors) nhng không có cơ quan gọi là Ban
Kiểm soát nh trong mô hình của Đức. Song trong HĐQT thờng có các thành viên
HĐQT bên ngoài (outsider directors) và độc lập.
Mô hình kiểu Nhật:8
8
Có thể tham khảo thêm về mô hình quản lý điều hành kiểu Nhật từ: Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp
Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ 1999; Yishay Yafeh, Corporate Governance in
Japan: Past Perpormance and Future Prospects, Oxford Review of Economic Policy, Vol. 16, No.2; Paul
Sheard, Japanese Corporate Governance in Comparative Perspective, tại Website: htttp://wbcu.car.chula.ac.th/papers/corpgov/cg075.htm; Phạm Duy Nghĩa, Buôn có bạn, bán có phờng: Vai trò của
truyền thống văn hoá Phơng Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 02
năm 2003; Nobuyuki Yasuda và Trần Thị Lệ Thuỷ, Điều hành và giám sát công ty ở Mỹ và Nhật Bản, Tạp
chí Nhà nớc và Pháp luật, số năm 2000; TĐ, Công ty Cổ phần ở Mỹ và Nhật Mỗi nơi mỗi kiểu, Thời báo
Kinh tế Sài gòn số 36 ngày 05/09/1996; Danh Văn, Các công ty Nhật: Sự hoà điệu mới với mọi cổ đông,
Thời báo Kinh tế Sài gòn số 49 ngày 02/12/1999.
25