ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN XUÂN HẢI
VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG THÍCH ỨNG
VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN XUÂN HẢI
VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG THÍCH ỨNG
VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành
: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số
: chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bạch Tân Sinh
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Quốc Gia Hà
Nội, khóa 2011 – 2013.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Bạch Tân Sinh người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn, người đã chỉ cho tôi phương pháp
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm
nhẹ biến đổi khí hậu.
Khi thực hiện luận văn, một điều rât may mắn cho tôi là được TS.Bạch Tân Sinh
thu nhận tôi làm việc tại Dự án mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống
chịu với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN) – Quỹ Rockefeller tài trợ thông qua ISET (Hoa
Kỳ) và Dự án “Mô hình truyền thông rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng
ven biển và châu thổ tại VN", do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế -IDRC
(Canada) tài trợ, 2012 - 2014. Viện Chiến Lược và Chính Sách thuộc Bộ Khoa Học và
Công Nghệ Việt Nam thực hiện cùng với các đối tác khác. Tại đây tôi được kế thừa
và học hỏi được từ các tài liệu nghiên cứu của các dự án quốc tế về Biến Đổi Khí Hậu
cũng như các kiến thức liên qua. Điều này giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu
khoa học hiệu quả. Tôi xin cảm ơn các cô, các chú, các bác, các bạn đồng nghiệp trong
Viện những người đã cho tôi những lời khuyên, những ý kiến đóng góp ý kiến quý
báu. Đặc biệt là TS. Bạch Tân Sinh người thầy đã dạy bảo, hướng dẫn tôi trong toàn
bộ thời tôi đang công tác tại Viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Khoa Sau Đại Học, Trường Đại
Học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian
học tập nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi, những
người đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Nguyễn Xuân Hải
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân
tôi, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những
điều được trình bày hoặc là của cá nhân, hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu.
Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Nguyễn Xuân Hải
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................... xii
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 2
3. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................... 2
3.1. Đóng góp của đề tài về mặt khoa học ................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3
5.1. Phạm vi thời gian ................................................................................................................ 3
5.2. Phạm vi không gian ............................................................................................................. 3
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................................. 3
Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TỔ CHỨC XÃ
HỘI DÂN SỰ ...............................................................................................................4
1.1. Tổng quan về BĐKH .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến BĐKH ......................................................................... 4
1.1.1.1. Thời ti t ........................................................................................................................ 4
1.1.1.2.
h h u ......................................................................................................................... 4
1.1.1.3. Bi n đổi kh h u (BĐ H) ............................................................................................. 4
1.1.1.4.
ịch bản Bi n đổi kh h u ............................................................................................ 4
1.1.1.5. Đánh giá tác động của BĐ H ..................................................................................... 4
1.1.1.6. T nh dễ bị tổn thương do BĐ H .................................................................................. 5
1.1.1.7. Đánh giá tổn thương do BĐ H.................................................................................... 5
1.1.1.8. Ứng phó với bi n đổi kh h u ....................................................................................... 6
1.1.1.9.
i n thức bản địa ......................................................................................................... 6
1.1.1.10. ước biển d ng ............................................................................................................ 7
iii
1.1.1.11.
ng gh p v n đề bi n đổi kh h u vào các k hoạch phát triển ................................. 7
1.1.1.12.
p k hoạch ................................................................................................................ 7
1.1.1.13.
p k hoạch hành động .............................................................................................. 8
1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện và tác động .................... 8
1.1.2.1. Tóm lược về Bi n đổi kh h u ở Việt am .................................................................... 8
1.1.2.2.
guyên nh n của BĐ H .............................................................................................. 9
1.1.2.3.
hững biểu hiện của sự bi n đổi kh h u trái đ t bao g m ......................................... 9
1.1.2.4. BĐ H tác động lên t t cả .......................................................................................... 10
1.1.2.5.
hững đặc điểm ảnh hưởng đ n khả năng dễ bị tổn thương do BĐ H tại Việt am
bao g m
................................................................................................................................ 10
1.1.2.6. Xu th bi n đổi kh h u ở Việt am............................................................................ 11
1.2. Tổng quan về Xã hội dân sự ................................................................................11
1.2.1. Khái niệm XHDS và các cách hiểu khác nhau ............................................................. 11
1.2.2. Bản chất của Xã hội dân sự .......................................................................................... 12
1.2.3. Vai trò của XHDS trên thế giới .................................................................................... 13
1.3. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 16
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................... 16
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................................. 18
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 20
1.5. Nội dung, địa điểm và phương pháp ...................................................................20
1.5.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................... 20
1.5.2. Địa điểm nghiên cứu, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và định hướng phát triển ..... 20
1.5.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................... 20
1.5.2.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 20
1.5.2.3. Điều kiện kinh tế-xã hội .............................................................................................. 23
1.5.2.4. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm
2020
..................................................................................................................................... 24
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 26
1.5.3.1.
thừa tài liệu thứ c p .............................................................................................. 26
1.5.3.2. Phương pháp phỏng v n s u ( hông c u trúc) ......................................................... 27
1.5.3.3. Một số phương pháp khác được tác giả thực hiện cùng với sự k t hợp các hoạt động
triển khai dự án Dự án ACCCR và Dự án IDRC ................................................................... 28
Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM .............................................................................................................30
iv
2.1. Hiện trạng phát triển của XHDS ở Việt Nam ....................................................30
2.2. Quan hệ Chính phủ–Xã hội Dân Sự ở Việt Nam...............................................35
2.3. Các khuôn khổ pháp lý đối với Xã hội Dân sự ở Việt Nam .............................. 37
2.4. Đặc trưng của XHDS ở Việt Nam .......................................................................38
2.5. Nhận thức về một số mặt mạnh, mặt hạn chế, cơ hội và thách thức của xã hội
dân sự tại Việt Nam .....................................................................................................39
2.6. Vai trò của xã hội dân sự và phương hướng thúc đẩy sự phát triển của xã hội
dân sự ở Việt Nam .......................................................................................................40
2.7. Vai trò của xã hội dân sự trong việc tham gia vào các hoạt động thích ứng và
giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam .............................................42
Chương 3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BĐKH
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN ................................................................................45
3.1. Thực trạng BĐKH và tính dễ bị tổn thương tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định
.............................................................................................................45
3.1.1. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng.................................................................................. 45
3.1.2. Kịch bản về BĐKH của thành phố Quy Nhơn ............................................................. 45
3.1.2.1.
hiệt độ ...................................................................................................................... 46
3.1.2.2.
ượng mưa ................................................................................................................. 47
3.1.2.3.
ước biển d ng .......................................................................................................... 49
3.2. Tình trạng dễ bị tổn thương ở thành phố Quy Nhơn ........................................51
3.2.1. Bão, áp thấp nhiệt đới ................................................................................................... 51
3.2.2. Lũ, lụt ............................................................................................................................ 53
3.2.3. Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước ............................................................................... 56
3.2.4. Triều cường ................................................................................................................... 58
3.2.5. Cát di chuyển ................................................................................................................ 60
3.3. Khả năng thích ứng của thành phố Quy Nhơn ..................................................61
3.3.1. Thể chế, chính sách hỗ trợ thích ứng với BĐKH ......................................................... 61
3.3.2. Cơ sở hạ tầng/thiết bị phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH ............... 62
3.3.3. Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH ................................................... 64
3.4. Vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH ở thành phố Quy Nhơn ............................................................. 65
3.4.1. Cấu trúc của XHDS tại thành phố Quy Nhơn .............................................................. 65
v
3.4.2. Vai trò chính của XHDS ở thành phố Quy Nhơn ......................................................... 65
3.4.3. Đánh giá thực tiễn vai trò của XHDS tham gia ứng phó với BĐKH tại thành phố Quy
Nhơn
..................................................................................................................................... 66
3.4.4. XHDS tham gia vào quá trình lập kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ............... 86
3.4.4.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 87
3.4.4.2. XHDS tham gia vào quy trình l p k hoạch ứng phó với BĐ H ............................... 87
Chương 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG
THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BĐKH TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN .............91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................101
PHỤ LỤC
...........................................................................................................109
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCCRN
Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với
Biến đổi khí hậu
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFAP
Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương
AusAID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia
ATNĐ
Áp thấp nhiệt đới
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CARE
Tổ chức Hợp tác Hỗ trợ và Cứu trợ Toàn cầu Quốc tế
CBO
Tổ chức cộng đồng
CIVICUS
Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự
CBDRM
Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng
CCCO
Văn phòng Điều phối Biến đổi Khí hậu
CCFSC
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW
CCRD
Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn
CCWG
Nhóm công tác Biến đổi Khí hậu
CDM
Cơ chế phát triển sạch
CERED
Trung tâm nghiên cứu, giáo dục và phát triển môi trường
CMKH&CN
Cách mạng Khoa học và Công nghệ
CNH-HDH
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
COP
Hội nghị các bên về Biến đổi khí hậu
COMINGO
Ủy ban Ngoại giao Các tổ chức phi chính phủ
CP
Chính phủ
CTMTQG
Chương trình Môi trường Quốc gia
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DBTT
Dễ bị tổn thương
DRR
Giảm thiểu rủi ro thiên tai
DRM
Quản lý rủi ro thiên tai
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
Đất ngập nước
ĐMC
Đánh giá Môi trường Chiến lược
vii
EDF
Quỹ Bảo vệ môi trường
GEF
Quỹ Môi trường Toàn cầu
GATT
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GD-ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNRRTT
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
GreenID
Trung tâm Sáng tạo và Phát triển xanh
HTQT
Hợp tác Quốc tế
HST
Hệ sinh thái
INGOs
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
IPCC
Ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu
IACCC
Liên Ủy ban về Biến đổi Khí hậu
ISS
Viện Nghiên cứu Xã hội
ISET
Viện Chuyển đổi xã hội và môi trường
IACCC
Liên Ủy ban về Biến đổi Khí hậu
IMHEN
Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường
KKL
Không khí lạnh
KNK
Khí nhà kính
KP
Nghị định thư Kyoto
KT-XH
Kinh tế-xã hội
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KHPTKTXH
Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội
KTTT
Kinh tế thị trường
KTV&MT
Khí tượng Thủy văn và Môi trường
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
LCDS
Chiến lược Phát triển ít carbon
MCD
Trung tâm Bảo tồn nghề cá và Phát triển Cộng đồng
MPI
Bộ kế hoạch & đầu tư
NAP
Kế hoạch thích ứng Quốc gia
NC&PT
Nghiên cứu và Phát triển
NCAP
Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu Khí hậu Hà Lan
viii
NCCC
Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu
NCKH
Nghiên cứu Khoa học
NDCC
Hội đồng Điều phối Thảm họa Quốc gia
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTP-NRC
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu
NGO
Tổ chức phi chính phủ.
NBD
Nước biển dâng
NTP-RCC
Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
NXB
Nhà xuất bản
NPO
Tổ chức phi lợi nhuận.
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
PACCOM
Ủy ban Điều phối Viện trợ Nhân dân
PO
Tổ chức nhân dân
PVO
Tổ chức tình nguyện tư nhân.
PTBV
Phát triển bền vững
PTFCC
Lực lượng Nhiệm vụ của Tổng thống về Biến đổi khí hậu
R&D
Nghiên cứu và Triển khai
REDD
Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
RRTT
Rủi ro thiên tai
SEMLA
Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về quản lý Môi
trường và Tài nguyên đất
SNV
Tổ chức phát triển Hà Lan
SPRCC
Chương trìn hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu
SRD
Trung tâm Phát triển Nông thông Bền vững
SEDP
Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội
SX
Sản xuất
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
UBND
Ủy ban Nhân dân
TN-MT
Tài nguyên-môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
ix
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
UNFCCC
Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
VNGOs
Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam
VNGO&CC
Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và Biến đổi
khí hậu
WB
Ngân hàng Thế giới
WMO
Tổ chức Khí tượng Thế giới
WVV
Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới
XHDS
Xã hội dân sự
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các lực lượng xã hội ở Việt Nam, xếp theo mức độ ảnh hưởng (cấp độ 5-2) ... 32
Bảng 2.2. Các lực lượng XHDS ....................................................................................33
Bảng 2.3. Phân tích SWOT về XHDS ...........................................................................40
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình (OC) tháng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 cho
thành phố Quy Nhơn ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ................................ 46
Bảng 3.2. Mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa (%) so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho
thành phố Quy Nhơn ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ................................ 47
Bảng 3.3. Lượng mưa (mm) tháng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho thành phố
Quy Nhơn ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) .................................................48
Bảng 3.4. Kết quả tính toán mức độ ngập lụt tại thành phố Quy Nhơn do nước biển
dâng ứng với các kịch bản phát thải B2 (so với mực nước biển trung bình thời kỳ 1980
– 1999)
.............................................................................................................49
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn ......................................................22
Hình 1.2. Đầm Thị Nại ..................................................................................................23
Hình 1.3. Dân số tăng và giảm ở Quy Nhơn, 1973-2010 ..............................................24
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình (OC) tháng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 cho
thành phố Quy Nhơn ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ................................ 59
Hình 3.2. Lượng mưa (mm) tháng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho thành phố
Quy Nhơn ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) .................................................49
Hình 1.3. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2020 ...................50
Hình 3.4. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2030 ...................50
Hình 3.5. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2040 ...................50
Hình 3.6. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2050 ...................50
Hình 3.7. Đoàn thanh niên trồng rừng ngập nặm tại đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn . 76
Hình 3.8. Đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia làm sạch bờ biển .......................... 85
Hình 3.9. Hướng dẫn tiêu hủy sao biển gai ..................................................................85
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 3.1. Những thay đổi sinh kế ứng phó của người dân với sự thay đổi của khí hậu ..... 67
Biều đồ: 3.2. Những thay đổi lối sống ứng phó của người dân với sự thay đổi của khí hậu ...67
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổng quát quy trình lập KHHĐ ...................................................................87
xii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nét và tác động không nhỏ đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại. Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC, 2007), đưa ra: “Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu
và nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người
trong Thế kỷ 21. BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, kinh tế xã hội và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó có
thể khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, mức độ phát triển và các biện pháp thích ứng mà
các khu vực cũng như các quốc gia cụ thể áp dụng”
Tại Việt Nam, các nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính được cho là từ sự
phát triển của các đô thị với sự gia tăng mật độ các phương tiện, sử dụng nhiều nhiên
liệu hóa thạch, tăng sự phát thải khí nhà kinh và nạn chặt phá rừng làm mất cân bằng
hệ sinh thái dẫn đến, “nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển
đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến
Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn
hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên
3oC và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng
thêm 3oC và mực nước biển dâng lên tới 1 m” (MONRE, 2009)
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận ra được ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi
khí hậu đến tất cả các lĩnh vực đời sống của người dân, mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của Việt Nam nên đã tham gia và phê
chuẩn Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto
và Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu cũng được các nhà khoa học xác định là do con người gây nên
chính vì vậy con người cùng nhau hỗ trợ thích ứng và giảm nhẹ các tác động của nó,
không quy trách nhiệm thuộc về một ai hay các cấp chính quyền nhà nước nào mà là
của toàn dân, trong đó có xã hội dân sự mà nòng cốt là các tổ chức xã hội dân sự ở
Việt nam hiện nay đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ nhằm góp phần chung vào
sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là cùng liên kết với các cơ quan nhà nước
1
và tổ chức quốc tế tham gia vào tất các các lĩnh vực đời sống của xã hội, hoạt động với
tinh thần tự nguyện, tự quản lý, tồn tại độc lập với nhà nước đồng thời mang tính chất
phi lợi nhuận, trong đó bao gồm tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, dưới
các hình thức như hội, hiệp hội, liên đoàn, các câu lạc bộ, nhóm cộng đồng với các loại
quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các mạng lưới đặc biệt là Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam. Vấn đề về BĐKH là vấn đề chung, trong đó có vai trò không thể thiếu
của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Với những lý do cấp thiết như vậy, việc lựa chọn một vùng nghiên cứu điển hình
với mục đính làm sáng tỏ “Vai trò của xã hội d n sự trong th ch ứng và giảm nhẹ bi n
đổi kh h u tại thành phố Quy hơn, tỉnh Bình Định” trong đó tập trung vào nghiên cứu
XHDS với các đối tượng cấu thành nên XHDS là các tổ chức XHDS riêng lẻ như liên
hiệp hội KH&KT, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, tổ công
tác BĐKH, các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động tại thành phố Quy Nhơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm sáng tỏ vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham gia xây dựng và
triển khai Kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại thành phố Quy Nhơn
2.2. Mục tiêu cụ thể
-
Khái quát được thực trạng BĐKH và vai trò của XHDS ở thành phố Quy Nhơn nói
riêng và ở Việt Nam nói chung
-
Đánh giá được vai trò của xã hội dân sự trong việc xây dựng và triển khai Kế
hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại thành phố Quy Nhơn
-
Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của XHDS trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi
khí hậu tại thành phố Quy Nhơn.
3. Đóng góp của đề tài
3.1. Đóng góp của đề tài về mặt khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin thực tiễn về Vai trò của xã hội dân sự
trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thông qua kết quả luận văn này, các cấp quản lý tại địa phương, các tổ chức XHDS sẽ
phát huy được sự gắn kết cùng nhau tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó
biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn một cách có hiệu quả hơn.
2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn, có thể ứng dụng vào việc triển khai kế
hoạch hành động về thích ứng với BĐKH tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của xã hội dân sự đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ công tác BĐKH, Hiệp
hội KH&CN thành phố Quy Nhơn, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH tại thành phố Quy Nhơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ ngày
1/2/2012 đến ngày 31/12/2014. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến khí hậu, thiên
tai/các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng tại thành phố Quy Nhơn được
thu thập, đánh giá và phân tích trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2014.
5.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá vai trò các bên liên quan đặc biệt là các tổ
chức xã hội dân sự trong việc thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn bao gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan lý luận về biến đổi khí hậu và tổ chức xã hội dân sự
Chương 2. Hiện trạng phát triển và vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam
Chương 3. Đánh giá vai trò của XHDS trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch
hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại thành phố Quy Nhơn
Chương 4. Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của XHDS trong thích ứng và giảm
nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn.
Kết luận và khuyến nghị
3
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ
1.1.
Tổng quan về BĐKH
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến BĐKH
1.1.1.1.
Thời ti t
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,
(Viện Khoa học Khí
tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
1.1.1.2.
h h u
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết (thường
là 30 năm). (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
1.1.1.3.
Bi n đổi kh h u (BĐ H)
BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết
qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì
trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các
quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con
người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển
(IPCC, 2007).
1.1.1.4.
ịch bản Bi n đổi kh h u
Kịch bản BĐKH là bức tranh toàn cảnh của khí hậu trong tương lai dựa trên một
tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu những
hậu quả của BĐKH do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào cho các
quy mô đánh giá tác động (IPCC, 2007).
1.1.1.5.
Đánh giá tác động của BĐ H
Đánh giá tác động do BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH
lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài các ảnh hưởng
4
bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH là cơ sở để
đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và
Môi trường, 2011). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thường được thực hiện cho
hai bối cảnh hiện tại và tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu và các kịch bản
phát triển kinh tế xã hội. Kết quả đánh giá tác động cần được cập nhật thường xuyên
khi có thay đổi về kịch bản BĐKH hoặc khi có điều chỉnh định hướng phát triển của
ngành/địa phương. Thông thường, đánh giá tổng thể cho toàn địa bàn trước, trên cơ sở
kết quả nhận được sẽ tiến hành các đánh giá chuyên sâu và cần có sự tham gia của các
bên liên quan, nhất là cộng đồng địa phương. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao
gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH. Vì các giải pháp
thích ứng làm giảm nhẹ tác động của BĐKH, đánh giá các giải pháp thích ứng trở
thành một bước công việc của đánh giá tác động do BĐKH. Tác động của BĐKH vì
vậy có thể phân ra làm hai loại: các tác động khi không có các giải pháp thích ứng và
tác động khi có các giải pháp thích ứng.
1.1.1.6.
T nh dễ bị tổn thương do BĐ H
IPCC trong nhiều năm qua đã nghiên cứu và phát triển các định nghĩa về tính dễ bị
tổn thương đối với BĐKH và NBD. Ban đầu tính dễ bị tổn thương được xác định là
mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và NBD (IPCC,
1992). Tiếp theo, Báo cáo đánh giá lần thứ 2 (IPCC, 1996) đã xác định tính dễ bị tổn
thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; khi đó tính
dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào
khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa này bao gồm
sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm
do ảnh hưởng của BĐKH.
1.1.1.7.
Đánh giá tổn thương do BĐ H
Là đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng BĐKH đối với các cộng đồng hoặc hoạt
động kinh tế - xã hội. Mức độ ảnh hưởng của một khu vực, nhóm đối tượng không chỉ
phụ thuộc vào bản chất của BĐKH mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của khu
vực/đối tượng/ngành đó có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất hoặc có khả năng thích
ứng kém nhất với tác động của BĐKH. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể
5
hiện trên các bản đồ tổn thương chỉ ra các vùng sinh thái và dân cư có khả năng bị tổn
thương cao do BĐKH xảy ra.
Tác động của BĐKH là sự thay đổi các điều kiện môi trường và kinh tế xã hội
trong tương lai giữa hai trạng thái: có biến đổi khí hậu và không có biến đổi khí hậu.
Các điều kiện môi trường, kinh tế xã hội khi không có biến đổi khí hậu gọi là các điều
kiện nền. Đánh giá tác động do BĐKH vì vậy là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng
do BĐKH mang lại so với điều kiện nền. Cần chú ý rằng ngoài các ảnh hưởng bất lợi
có thể có các ảnh hưởng có lợi.
Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải
pháp thích ứng với BĐKH vì các giải pháp thích ứng sẽ làm giảm nhẹ tác động của
BĐKH. Tác động của BĐKH do đó có thể phân ra làm hai loại: các tác động khi
không có các giải pháp thích ứng và tác động khi có các giải pháp thích ứng.
1.1.1.8.
Ứng phó với bi n đổi kh h u
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH
và giảm nhẹ BĐKH (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
Th ch ứng (Adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KTXH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
Giảm nhẹ (Mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ
phát thải KNK (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
Biện pháp th ch ứng/th ch nghi với BĐ H (Adaptation measures) là những hành
động cụ thể thực hiện tại một địa điểm cụ thể ở một thời điểm cụ thể để giảm thiểu các
tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra hoặc có thể xảy ra. Ví dụ như cải thiện các
tiêu chuẩn xây dựng của nhà chống bão để giảm thiểu sự tàn phá của bão trong những
khu vực dự báo bão sẽ tăng về cường độ
1.1.1.9.
i n thức bản địa
Kiến thức và cách làm của người dân địa phương, người sống lâu năm hoặc dân
bản địa trong một khu vực cụ thể nào đó. Ví dụ, hiểu biết về các loại cây mọc dại tại
6
địa phương có thể ăn được, hay các cách xây dựng nhà ở hoặc nơi trú ẩn có thể thích
ứng được với các hiểm họa khí hậu tại địa phương
1.1.1.10.
ước biển d ng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không
bao gồm triều, nước dâng do bão,.. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn
hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương
và các yếu tố khác. (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011).
1.1.1.11.
ng gh p v n đề bi n đổi kh h u vào các k hoạch phát triển
Lồng ghép các vấn đề BĐKH được định nghĩa là “ đưa các mục tiêu thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bước của quá trình hoạch định chính sách của tất cả
các ngành”. Như vậy lồng ghép BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
KT-XH là một phương pháp tiếp cận nhằm đạt được biện pháp ứng phó với BĐKH
thông qua sự tích hợp các chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch phát triển
KT-XH các cấp nhằm đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tư và giảm tính dễ bị
tổn thương của các lĩnh vực KT-XH do tác động của BĐKH. Lồng ghép vấn đề
BĐKH do đó có thể đảm bảo rằng các chương trình phát triển chính sách không làm
tăng rủi ro trước những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tương lai. (Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011)
1.1.1.12.
p k hoạch
Lập kế hoạch bao gồm việc tìm ra các giải pháp cho một tình huống không mong
muốn bằng cách xác định các kết quả mà có thể giải quyết các vấn đề và đápứng nhu
cầu đã được xác định một cách tốt nhất, đồng thời xác định các hoạtđộng và nguồn lực
cần thiết để đạt được các kết quả đó. Đây là nền tảng chocông tác quản lý đem lại kết
quả tốt và nâng cao trách nhiệm giải trình.
Lập kế hoạch có thể được xem là một quá trình lựa chọn các mô hình hoạt
độngkhác nhau, sau đó sắp xếp ưu tiên các bước cần thực hiện để làm thay đổi một
vấn đề cụ thể để trở nên tốt hơn. Thông thường, thời gian và nguồn lực (bao gồm vật
lực, nhân lực và tài chính) là có hạn. Hai hạn chế này có tác động trực tiếp đến khả
năng của một tổ chức để cải thiện hoặc giải quyết một hoàn cảnh khó khăn. Đó là lý
7
do tại sao việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các tổ chức nhỏ
với nguồn lực hạn chế.
p k hoạch hành động
1.1.1.13.
Lập kế hoạch hành động là một quy trình xác định xem làm thế nào để có thể đạt
được các mục tiêu đã nêu trong kế hoạch chiến lược khi triển khai thực hiện. Kế hoạch
hành động được xây dựng thông qua một loạt các bước (chi tiết ở Phần 3), xác định
hoặc làm rõ hơn mục tiêu ở mỗi cấp độ, kết nối với các mục tiêu của kế hoạch chiến
lược. Sau đó, các mục tiêu này được nhóm lại và sắp xếp vào “kế hoạch”, “chương
trình” và “dự án”. Kế hoạch hành động thường cho giai đoạn ngắn hạn (từ vài tháng
đến 3 năm).
1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện và tác động
1.1.2.1.
Tóm lược về Bi n đổi kh h u ở Việt am
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỉ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở
hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục
tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB,2007), Việt Nam là một trong 5 nước
(Ai Cập, Bahamas, Suriname, Banglades, Việt Nam) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê
Kông bị ngập chìm nặng nhất.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên
khoảng 0.7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung
bình ở Việt Nam có thể tăng 3 độ và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100.
Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ
bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị
ngập hầu như hoàn toàn (MONRE, 2009)
8
1.1.2.2.
Nguyên nhân của BĐ H
Các nhà khoa học nhận định (Nguyễn Đức Ngữ, 2008) nguyên nhân của BĐKH
chủ yếu là do những hoạt động phát triển KT-XH với nhịp điệu ngày một cao trong
nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông-lâm nghiệp và sinh
hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí
CFCs và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống
khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài
người trong tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) (IPCC, 2007): Sản xuất điện
năng: 25,9%; Công nghiệp: 19,4%; Lâm nghiệp: 17,4%; Nông nghiệp: 13,5%; Giao
thông vận tải: 13,1%; Thương mại và tiêu dùng: 7,9%; Rác thải: 2,8%. Kết luận này
được đưa ra sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm giữa các nhà khoa học bởi mặc dù
BĐKH tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất, tuy nhiên BĐKH ngày nay
lại là sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại với các nguyên nhân do con người
gây ra.
1.1.2.3.
hững biểu hiện của sự bi n đổi kh h u trái đ t bao g m
- Nhiệt độ trung bình tăng, thời tiết bất thường hơn, làm khí quyển nóng lên và trái
đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
- Các dạng thiên tai như bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại
có xu hướng gia tăng,
bất thường và khốc liệt hơn
(Nguyễn Đức Ngữ, 2008; Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ, 2011).
9
1.1.2.4.
BĐ H tác động lên t t cả
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực của
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ
độ thấp và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước
đang phát triển công nghiệp ở châu Á. Trong đó, người nghèo là những người ít góp
phần gây ra BĐKH thì lại phải gánh chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng
nhất do BĐKH gây ra (Crutzen, 2005).
Nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển
nhấn chìm do mực nước biển dâng (NBD) – hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc
Cực và Nam Cực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 0,31% (194.309 km2) vùng lãnh
thổ của 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực NBD cao 1 m. Tỷ lệ bị ngập có
thể tăng lên 1,2% theo kịch bản NBD cao 5 m. Các vùng đất ngập nước cũng chịu tác
động đáng kể khi NBD, sẽ có 7,3% các vùng đất ngập nước ở 84 nước bị ảnh hưởng
khi mực NBD cao 5 m (WB, 2007).
Rõ ràng BĐKH đang là mối đe dọa chủ yếu đến phát triển bền vững của mỗi quốc
gia. IPCC cảnh báo: Nếu đến năm 2080 nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3-4oC thế giới sẽ
có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng, 1,8 tỷ người sống trong tình trạng khan
hiếm nước, 330 triệu người mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do NBD, các căn bệnh
nguy hiểm sẽ tăng lên và lan rộng và có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh số rét
(IPCC, 2007).
hững đặc điểm ảnh hưởng đ n khả năng dễ bị tổn thương do BĐ H tại
1.1.2.5.
Việt am bao g m
- Việt Nam nằm trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương là một trong năm ổ bão của
thế giới.
- Việt Nam có Bờ biển dài 3260 km với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo.
- Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa của một bán đảo ở Đông Nam
đại lục Âu - Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến của bán
cầu Bắc, gần chí tuyến hơn xích đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông.
- Việt Nam nằm ở hạ lưu các con sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya.
- Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằng lớn và bằng phẳng.
10
1.1.2.6.
Xu th bi n đổi kh h u ở Việt am
- Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng 3oC vào năm 2100.
- Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng từ 0%10% vào mùa mưa và giảm từ 0%-5% vào mùa khô. Tính biến động của mưa tăng
lên.
- Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào
năm 2100.
1.2.
Tổng quan về Xã hội dân sự
1.2.1. Khái niệm XHDS và các cách hiểu khác nhau
XHDS đã nảy sinh từ nhu cầu thực tiễn hoạt động của con người trong xã hội và
đã xuất hiện từ rất sớm. Từ thời cổ đại Hy Lạp với các triết gia như Socrate, Plato và
Aristotle, cụm từ XHDS vẫn luôn rất phức tạp, khó hiểu và chưa có định nghĩa thống
nhất nào, mà tùy từng bối cảnh thời kỳ lịch sử, đặc trưng văn hóa và chế độ chính trị
của mỗi quốc gia để đưa ra cách định nghĩa, quan niệm khác nhau.
Theo quan niệm của C.Mác: XHDS có nghĩa là những thu xếp, những thỏa thuận,
những quan hệ,những hoạt động ngoài Nhà nước theo một khung pháp luật tạo thuận
lợi nhiều hơn kiểm soát (Trần Việt Phương. XHDS và NNPQ, 3 bài nói tại Ban nghiên
cứu của Thủ tướng;tr.5,6.)
Tuy vậy, nhìn rộng hơn, Mác cũng nhận thấy ở XHDS vấn đề cốt lõi chính là việc
huy động sự tham gia của quần chúng, các hội, đoàn quần chúng (XHDS) đối với tiến
trình lịch sử xã hội. Mác vạch rõ chính Nhà nước phải phục vụ XHDS. Mác đã từng
khái quát vai trò của XHDS là “trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử”;
ý nghĩa của nhận định này là ở chỗ, giai cấp nào, lực lượng xã hội nào, đảng chính trị
nào muốn chiến thắng đều phải chiến thắng ở XHDS, tức là phải nắm được quần
chúng, một lực lượng vật chất vô cùng to lớn.
- Theo (VIDS. Báo cáo đánh giá ban đầu về XHDS tại Việt
am, Hà
ội
1/2006;tr.9) công bố ngày 9/6/2006, “Liên minh thế giới về sự tham gia của công dân”
(CIVICUS) đưa ra khái niệm: “XHDS là diễn đàn giữa gia đình, Nhà nước và thị
trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Có thể nói, đây
là cách đưa ra khái niệm rất “khôn khéo” của CIVICUS và những người tham gia dự
án này, nhằm che dấu đi những vấn đề có tính nhạy cảm của XHDS, nhất là yếu tố tác
11