Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thăng Long – kẻ chợ. Thế kỷ 17, Phố Hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
Đô thị cổ Việt Nam hình thành xuất phát từ ý đồ chủ quan của nhà nước.
Phần lớn các đô thị Việt Nam mang chức năng đô thị hành chính. Nhà
nước tìm địa điểm xây dựng các trung tâm hành chính, từ đó đô thị ra đời.
Trong quá trình tồn tại nảy sinh các chức năng khác chính trị, văn hoá dẫn
đến sự tập trung hành chính, quân đội, tập trung dân cư, nảy sinh các nhu cầu
tiêu thụ, xuất hiện các chức năng kinh tế, văn hoá, xã hội.
Có những đô thị không tuân thủ theo những chức năng này, nhiều đô thị
hình thành tự phát: như Phố Hiến.
Các đô thị hình thành rất sớm, phát triển liên tục.
Các thành thị Việt Nam được hình thành khai sinh nhất nước từ cổ đại
đến hiện đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
Đô thị Phố Hiến là một trong các đô thị cổ Việt Nam được khởi nguồn từ
thế kỷ 15.
Đô thị Phố Hiến hình thành từ trung tâm thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 18 bắt đầu
sự suy tàn hệ thống đô thị là những đô thị ven sông.
Phố Hiến là đô thị lớn thứ 2, là đô thị đàng ngoài, là một trung tâm buôn
bán trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế. Đó là sự tập trung các nguồn hàng
về đây để trung chuyển lên Thăng Long kẻ chợ và các địa phương khác. Vì thế,
cư dân Phố Hiến phản ánh tính chất hội tụ nhiều nguồn gốc ở trong nước cũng
như ở nước ngoài.
Hệ thống phố phường nó cũng có nét giống với Thăng Long – kẻ chợ.
Thế kỷ 17, Phố Hiến là một đô thị sầm uất.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN NỘI DUNG
• Vị trí địa lý:
Phố Hiến ngày nay thuộc địa phận thị xã Hưng Yên. Xưa kia, Phố Hiến
nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở
cách sông khoảng chừng 2 km. Theo dòng sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km.


Trước đây, từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày,
ngược dòng lên Kinh Đô mất 3 ngày.
Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao
thông đường thủy thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình nằm trong vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng tương
ứng với ba thời kỳ thành tạo lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là
Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa và hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến
- Hưng Yên, từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng bằng như những chiếc nan
quạt. Bằng đường thuỷ, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa phương
thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng. Phố Hiến là nơi trung chuyển,
cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương củamọi tuyến giao thương đường sông từ
vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến
sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình. Vị trí này được thể hiện rõ trên Bản đồ
dòng chảy Sông Đàng Ngoài từ Cacho (Hà Nội) ra đến biển do một nhà hàng hải
người Anh vẽ vào thế kỷ 17.
Trong chuyến du hành đến Đàng ngoài Việt Nam năm 1688, một nhà
hàng hải người Anh tên là William Dampier đã nhắc đến hai cửa sông chính từ
biển Đông vào Đàng Ngoài là cửa Rokbo và cửa Domea. Cửa Rokbo là cửa
sông Đáy, cửa sông lớn nhất kể từ phía Nam, trong các thư tịch cổ còn mang tên
Cửa Đại, Cửa Đại Ác hoặc Cửa Liêu. Tên Rokbo là biển âm của Độc Bộ, tên
đoạn hạ lưa sông Đáy thông ra biển, ngược lên sông Vị Hoàng (thuộc Nam
Định), ăn thông vào sông Hồng. Vào thế kỷ 17, cửa sông này tương đối nông, độ
nước sâu không quá 17 bộ (khoảng 3,648 m), nhưng đáy là một lớp phù sa mềm,
nên rất tiện lợi cho các thuyền nhỏ. Cho đến khoảng giữa thế kỷ 17, đó là lối vào
chính của các thuyền mành Trung Quốc và Xiêm La ngược sông lên bỏ neo ở
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phố Hiến. J.B. Tavernier trong Du ký năm 1679 gọi là “Cua Dang” và nhận xét:
“Tất cả những tàu lớn đều phải dừng lại ở cửa này, không thể vào đường sông
lớn Kẻ Chợ, vì nó đã bị bồi đầy cát từ vài năm nay”. Đại Nam nhất thống chí

cũng ghi: “Cửa Liêu là cửa biển trọng là cửa biển trọng yếu ở Bắc Kỳ, sau vì cát
bồi lấp, thuyền ghe không thông”. Các tác giả phương Tây còn nhắc đến một
tảng đá trên đó khắc hàng chữ lưu niệm “Baron 1680” ở ven bờ sông Đáy,
chứng tỏ vào thời điểm đó, thương nhân Samuel Baron đã đi qua nơi này.
Samuel Baron là con lai cảu một phụ nữ Việt Nam với Giám đốc thương điếm
Hà Lan ở Đàng Ngoài Hendrik Baron, sau đó nhập quốc tịch Anh và làm nhân
viên cho Công ty Đông Ấn Anh.
Cửa sông thứ hai, cửa Domea, nơi các tàu thuyền từ biển Đông – nhất là
các tàu phương Tây có trọng tải lớn - thường hay vào, chính là cửa Thái Bình.
Trong chuyến du hành của mình, William Dampier viết: “Các tàu buôn phương
Tây thường nhờ hoa tiêu dẫn theo một luồng nước giữa hai dải cát ngoài cửa
sông, tiến ngược qua hạ lưu sông Thái Bình, tới bỏ neo tại một thị trấn có tên
Domea cách cửa sông khoảng chừng từ 20 – 28 km” (có nhiều khả năng đây là
làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng). Từ đó, dùng thuyền
ngược lên theo sông Luộc tới Phố Hiến. Cửa sông Domea chính là cửa sông
Đàng Ngoài (Tonkin River) nổi tiếng trên các bản đồ và trong thư tịch cổ
phương Tây thế kỷ 17 – 18 với tư cách là tuyến giao thương quan trọng nhất của
người châu Âu tại khu vực miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ này. Sông Đàng
Ngoài là một phức hợp sông, bao gồm sông Hồng chảy từ Hà Nội đến Phố Hiến,
sông Luộc và hạ lưu sông Thái Bình thuộc Hải Phòng ngày nay.
Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven
biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần (1226 –
1400), các thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với
các cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ 17-
18, các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng
miền Trung và Đàng Trong thông qua các khách buôn nước ngoài càng được
tăng cường, như các bến đò Phụ Lễ (Nghệ An), Phù Trạch (Hà Tĩnh) và xa hơn
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An (Quảng Nam). Cuối cùng, cùng với các liên

hệ giao thông nội địa trong các thế kỷ 17-18, qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài
và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển
Đông như: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam á, cũng như với các
nước phương Tây…
• Sự ra đời của Phố Hiến
Phố Hiến có một lịch sử khá sớm và lâu dài, nhưng thời kỳ hưng đạt nhất
của nó là vào khoảng thế kỷ 17.
Trong giai đoạn tiền Phố Hiến, ngày từ thế kỷ 10, các nhà nghiên cứu đã
từng lưu ý đến vùng Đằng Châu phía bắc thị xã Hưng Yên ngày nay. Vùng này
vốn là lãnh địa của sứ quân Phạm Phòng Ất (Phạm Bạch Hổ), đến thời Tiền Lê
là thực ấp của Lý Công Uẩn.
Thế kỷ 18, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều
dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương (hàm ý
những Hoa kiều tị nạn thờ Dương Quý Phi). Vùng này về sau bao gồm các xã
Mậu Dương, Lương Điền và Phương Cái. Cùng lúc đó, một số người Việt từ
nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này
để buôn bán và làm ăn.
Có nhiều khả năng Phố Hiến xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 15.
Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) đã chia nước thành 12 đạo Thừa tuyên. ở mỗi Thừa tuyên có lập
một ty Hiến sát sứ trong coi việc kiểm sát trong đó có việc kiểm sát các thuyền
bè đi lại trên sông. Người dân đã lấy tên Phố Hiến để đặt cho khu phố chợ trước
đây mà nay có thêm lị sở của ty Hiến sát sứ đặt ở đấy.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một đô thị sầm
uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao
lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát
sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn
sông tấp nấp các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ
thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây. Sách
4

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sứ quán triều Nguyễn có chép: “Cung cũ
Hiến Nam ửo địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam
đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là Vạn lai
triều, phong vật phồn vinh, nhà ngói như bát úp”.
Địa điểm Hiến ty Sơn Nam chủ yếu đặt ở địa phận thị xã Hưng Yên ngày
nay. Nhưng trong lịch sử, so chính sách của từng triều vua và do sự chuyển dòng
của sông Hồng, địa điểm này có thể đã thay đổi nhiều lần từ bên này sang bên
kia sông. Tấm bia dựng năm 1625 ở chùa Hiến (tên chữ là “Thiên ứng tự”) cho
biết trấn lị Sơn Nam đóng ở Hoa Dương và đã di chuyển đi chỗ khác. Đặc biệt,
theo tấm bia dựng năm 1682 do Vũ Công Đạo soạn và được tìm thấy ở thôn
Tường Lân, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), thì năm 1644, chúa Trịnh
Tráng đã lệnh cho dân thôn Tường Lân được miễn lao dịch vì đã phục vụ cho
Trấn thủ Sơn Nam. Sau đó, trong 40 năm lịch sử đã nhiều lần chuyển đi nơi
khác. Tới năm 1679, Hiến sát sứ Sơn Nam lúc đó là Phan Tự Cường lại cho
dựng lị sở mới ở thôn Tường Lân. Tấm bia mô tả: “Chánh đường xây ở giữa hai
bên bờ có nhà cửa của quan quân. Dân chúng tụ tập đến giúp đỡ, thợ thuyền đua
khoé … tường xây bao bọc xung quanh lị sở lộng lẫy, hành lang rộng …”.
Cùng với Hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty,
kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông. Theo sách Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú thì trạm Lãnh Trì ở sát Phố Hiến về phía bắc
thuộc huyện Kim Động (tả ngạn sông Hồng). Nhưng theo sách Các tống trấn xã
danh bị lãm lại thuộc huyện Phú Xuyên (hữu ngạn sông Hồng) có hai cửa phụ:
một ở Đằng Châu (thị xã Hưng Yên); một ở Lạc Tràng (Kim Bảng, Hà Nam
ngày nay). Trên bản đồ dòng chảy sông Đàng Ngoài từ Hà Nội ra đến biển do
một nhà hàng hải Anh vẽ vào thế kỷ 17, ngoài địa điểm Phố Hiến ở bên tả ngạn
được ghi là “Thành phố ở đó người Anh có một thương điếm”, thì cũng đánh
dấu một địa điểm tụ cư hoặc một lị sở đáng chú ý ở phía đối diện ở bên kia (hữu
ngạn) sông Hồng.
II. Đặc điểm diện mạo Phố Hiến thế kỷ XVII - XVIII.

1. Quy mô:
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài sự tồn tại của một lị sở trấn thủ Sơn Nam như một hạt nhân chính
trị, một ty Hiến sát sứ Sơn Nam đóng vai trò một trạm hải quan tiền cảng, Phố
Hiến trong lịch sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của
nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố và hai
thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).
a, Bến cảng sông:
Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị
Hà chảy sát Phố Hiến. Đoạn sông này sau bị cát bồi lấp, đến nay đã ở cách thị xã
Hưng Yên khoảng 2 km. Sự thuận tiện của Phố Hiến là ở chỗ đây là nơi trung
chuyển và là điểm tụ hội cảu những đoạn sông từ biển Đông vào tới Kinh thành
Thăng Long như tuyến Sông Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác.
Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để là thủ tục
kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Các thuyền mành Trung Quốc,
Xiêm La và châu Á khác thường đi thẳng từ biển Đông qua các cửa sông tới Phố
Hiến rồi ngược lên Thăng Long. Các tàu buôn phương Tây có trọng tải nặng hơn
thường bỏ neo tại một địa điểm cách biển không xa được gọi là Domea (Đò Mè)
rồi dùng thuyền nhỏ và vừa chuyển lên Phố Hiến. Tuy nhiên, cũng có khi các
tàu phương Tây lên tận Phố Hiến, thậm chí Thăng Long – Kẻ Chợ. Năm 1637,
khi thương nhân Hà Lan Karel Hartsinck tới Phố Hiến đã gặp nhiều tàu thuyền
Bồ Đào Nha đi lại trên sông, chở đầy tơ sống. Năm 1644, thuyền trưởng
Anthonio Van Brouckhorst, người Hà Lan, đã cho tàu của mình lên tận Kẻ Chợ.
Hay, năm 1672, tàu Zant của Công ty Đông ấn Anh đã đi suốt dọc sông Đàng
Ngoài. Nhật ký của Công ty Đông ấn Anh cũng đã ghi lại trong hơn 10 năm
(1672 – 1683), đã có khoảng 30 chuyến tàu phương Tây cập bến tại Phố Hiến,
gồm cả tàu Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. ậ phía bắc Phố Hiến, bến Xích Đằng là
một bến đò quan trọng, nhất là đối với việc buôn bán nội địa. Theo Đại Nam
nhất thông chí, bến Xích Đằng có bốn bến đò: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục

và Phương Trà. Bên kia sông lại có trạm tuần ty Lãnh Trì là một trạm tuần lớn.
Đền thờ bà hàng nước ở Xích Đằng kể rằng chỉ nhờ và việc bán nước cho các
khách thương của các thuyền bè qua lại mà bà giàu tới ức vạn. Ở phí nam có bến
Nễ Châu, còn gọi là Bến Mới, có thể là nơi các tàu thuyền phương Tây thường
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đỗ đậu. Địa danh truyền lại “Bến Đá”, “Giốc Đá” có thể đó là di vật của các
thương điếm phương Tây ngày trước. Những người Việt và khách thương Trung
Hoa thời đó gọi chung Phố Hiến là “Vạn Lại Triều”, có nghĩa “bến nước mà từ
đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào triều đình (ở Thăng Long)”. Điều
đó nói lên vai trò quan trọng có tính quyết định của bến cảng ở Phố Hiến, tính
chất thương cảng đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của Phố Hiến.
b, Chợ:
Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất. Chợ Vạn ở bến
Xích Đằng là một chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian. Chợ Hiến (tức chợ Nhân
Dục) bên cạnh lị sở Sơn Nam là chợ chính, theo Đại Nam nhất thống chí, đây là
“ chợ lớn nhất trong tỉnh hạt”. Phía dưới lại có chợ Bảo Châu, bên cạnh bến Nễ
Châu. Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở
thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa
trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá. Một
số thương nhân đã trở nên giàu có từ việc buôn bán trong các chợ này.
c, Khu phường phố:
Khu phường phố là khu định cư của người Việt và các kiều dân ngoại
quốc (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố
Hiến. Dựa theo các văn bia ở chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711), Phố
Hiến thời đó có khoảng 20 phường, có thể kể ra sau đây:
- 9 phường có tên chỉ địa vực: Cựu đê thị (phường đê cũ); Ngoại đê
thị (phường ngoài đê); Thuỷ đê nội thị (phường trong đê); Hà khẩu thị (phường
cửa sông); Hởu bi thị (phường Sau bia); Thuỷ giang nội thị (phường trong kênh
sông); Thuỷ giang ngoại thị (phường ngoài kênh sông); Vạn mới thị (phường

bến mới); Cửa cái phường.
- 7 phường sản xuất hàng thủ công nghiệp: phường đồ gỗ, phường
nhuộm vải, phường Bát Chén, phường thuộc da, phường Nón hoa, phường Hồ
sơn thiếp.
- 4 phường buôn bán nông thuỷ sản: phường hàng thịt, phường hàng
cá, phường bán rau, phường bán tre nứa.
Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như
các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường,… Nổi tiếng và nhộn nhịp nhất
7

×