Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP CHIẾN lược NHẰM THÚC đẩy sự PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN đồ gỗ GIA DỤNG TRONG THẬP NIÊN đầu THẾ kỷ 21 TRÊN địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
oooOooo

LÊ THẮNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ
GỖ GIA DỤNG TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.

LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 1999
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
oooOooo

LÊ THẮNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ
GỖ GIA DỤNG TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 5.02.05

LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

1



Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS NGUYỄN ĐỨC KHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 1999

MỤC LỤC
Lời nói đầu:
Chương I: Giới thiệu về ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.

Sơ lược về tình hình tài nguyên rừng Việt Nam.

2.

Quá trình hình thành và phát triển ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.

Vai trò, vò trí của ngành chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4.

Giới thiệu qui trình sản xuất sản phẩm đồ mộc gia dụng.
4.1. Giới thiệu một số máy móc thiết bò và tổ làm việc chủ yếu.
4.2. Qui trình sản xuất đồ mộc gia dụng

Chương II: Thực trạng ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.

Nguồn nguyên liệu.

1.1. Nguồn nguyên liệu gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Nguồn nguyên liệu gỗ của các tỉnh lân cận.
1.3. Xu hướng sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng và rừng tự nhiên để chế biến.
1.4. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

2.

Công nghệ, máy móc thiết bò.

3.

Trình độ lực lượng lao động.
3.1. Lao động gián tiếp.
3.2. Lao động trực tiếp.

4.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, khách hàng.
4.1. Thò trường nội đòa.
4.2. Thò trường nước ngoài.

5.

Chủ trương, chính sách phát triển ngành chế biến gỗ.

6.

Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào ngành chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh.

Chương III: Các giải pháp chiến lược và những kiến nghò nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến đồ gỗ

gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.

Nhiệm vụ của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh.

2.

Mục tiêu của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh.

3.

Các giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ
Chí Minh.

Giải pháp 1: Tăng trưởng thông qua việc hội nhập hàng ngang.
Giải pháp 2: Tăng trưởng hội nhập vào các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào ( hội nhập về phía sau ).
¬ Hội nhập vào các tổ chức tài chánh.
¬ Hội nhập vào các tổ chức cung ứng nguyên liệu gỗ phôi.
¬ Hội nhập vào ngành sản xuất, cung ứng máy móc thiết bò chuyên ngành.

2


¬ Hội nhập vào các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
Giải pháp 3: Tăng trưởng hội nhập vào các tổ chức thương mại, dòch vụ ( hội nhập về phía trước ) và chiến
lược thâm nhập-phát triển thò trường trong và ngoài nước.
4.

Một số kiến nghò đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.


Kết luận.
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành chế biến đồ gỗ gia dụng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung đã hình thành
và phát triển từ lâu đời với những đội ngũ thợ mộc lành nghề, trong đó có một số không ít đạt trình độ nghệ
nhân. Thế nhưng vì điều kiện lòch sư,û đất nước ta đã phải trải qua chiến tranh trong thời gian rất dài nên ngành
chế biến đồ gỗ gia dụng không có đủ điều kiện phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong
khi các nước đầu tư vào khoa học kỷ thuật để cơ giới hóa, tự động hóa ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ gia
dụng thì ở Việt Nam chúng ta phải trải qua giai đoạn chiến tranh và sau đó là thời kỳ hàn gắn vết thương
chiến tranh trong tình trạng bò Mỹ cấm vận về kinh tế. Do đó, trình độ chế biến gỗ đặc biệt là chế biến đồ gỗ
gia dụng bằng máy móc công nghiệp của Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới. Tuy nhiên, sau khi nền kinh tế Việt nam chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thò trường theo đònh hướng Xã hội chũ nghiã, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí
Minh đã đạt được sự tiến bộ khá nhanh so với các khu vực khác trong nước. Hơn nữa, trong quá trình phát
triển, nền kinh tế Việt nam đang từng bước tham gia vào các thể chế hợp tác kinh tế khu vực và thế giới.
Tháng 7 năm 1995, Việt nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Từ tháng 1 năm 1996, Việt nam tham gia Khu vực mậu dòch tự do ASEAN (AFTA), thực hiện các
cam kết của một thành viên theo Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Việt nam cũng là
thành viên sáng lập của Diễn đàn Hợp tác Á- Âu (ASEM). Tháng 11 năm 1998, nước ta đã chính thức gia
nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Từ năm 1994, Việt nam đã nộp đơn xin
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức bao gồm 135 thành viên, và đã qua ba vòng đàm
phán,… Một mặt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho các nước phát triển có cơ hội mở rộng thò
trường, tăng thu hút đầu tư và công nghệ, tham gia một cách bình đẳng vào việc xây dựng những “luật chơi”
chung công bằng và bình đẳng hơn để bảo vệ lợi ích của mình. Mặt khác, quá trình này cũng đặt các nước đó
vào vò thế dễ bò thua thiệt nếu không có sự chuẩn bò tốt, không tích cực và chủ động tham gia. Việt nam đang
hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những lợi ích có thể gặt hái và những thách thức lớn đi kèm. Thách thức
lớn nhất là tính cạnh tranh của hàng hóa Việt nam một khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được bãi

3



bỏ. Vậy thì, ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bò những gì và chuẩn bò như thế
nào để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh với sản phẩm gỗ gia dụng của các nước ASEAN vào năm 2006,
thời điểm mà sản phẩm gỗ gia dụng nằm trong 15 loại hàng hóa thuộc chương trình giảm thuế nhanh xuống
còn 0 – 5% ? Rõ ràng, nước sắp đến chân và ngành chế biến đồ gỗ gia dụng Việt nam sắp phải cạnh tranh
trong một thò trường đông hơn 400 triệu dân với rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rũi ro.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành chế
biến đồ gỗ gia dụng trong thập niên đầu thế kỷ 21 trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghóa quan trọng
và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng các giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến đồ
gỗ gia dụng trong những năm của thập niên đầu thế kỷ 21 trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, hy
vọng rằng các cơ sở-doanh nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng, các cơ quan quản lý ngành chế biến gỗ, các cơ
quan quản lý Nhà nước,… có thể xem đây như là một tài liệu tham khảo.
Đối tượng nghiên cứu: là các cơ sở, doanh nghiệp chế biến đồ mộc gia dụng nội đòa, đồ mộc thủ công mỹ
nghệ và đồ mộc xuất khẩu thuộc ngành chế biến đồ mộc gia dụng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng của ngành chế
biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xây dựng các giải pháp chiến lược cho ngành chế biến đồ
mộc gia dụng trong những năm của thập niên đầu thế kỷ 21 trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, chú trọng phương
pháp lòch sử, mô tả. Ngoài ra, người nghiên cứu còn phải đọc tài liệu, phỏng vấn hay trò chuyện, quan sát,
thống kê, phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận mang tính lý luận và sát thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Đề tài này có tính bao quát của một ngành nên đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều mặt, nhiều vấn đề liên
quan,…từ đó mới có thể xây dựng được những giải pháp chiến lược sâu sắc. Thế nhưng, vì thời gian có hạn
cũng như trình độ nghiên cứu còn hạn chế,… tôi chỉ xin trình bày đề tài này giới hạn trong các nội dung sau
đây:
-

Lời mở đầu.


-

Chương I: Giới thiệu về ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

-

Chương II: Thực trạng ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh

-

Chương III: Các giải pháp chiến lược và những kiến nghò nhằm thúc đẩy sự

phát triển ngành chế biến

đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-

Kết luận.

-

Tài liệu tham khảo.
Vì thời gian có hạn và trình độ tác giả còn nhiều hạn chế nên Luận án không thể tránh khỏi những thiếu

sót. Rất mong sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô và các độc giả quan tâm đến đề tài này.

CHƯƠNG I:

4



GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ GIA DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.

1.

Sơ lược về tình hình tài nguyên rừng Việt Nam.

2.

Quá trình hình thành và phát triển ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.

Vai trò, vò trí của ngành chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4.

Giới thiệu qui trình sản xuất sản phẩm đồ mộc gia dụng.
4.1. Giới thiệu một số máy móc thiết bò và tổ làm việc chủ yếu.
4.2. Qui trình sản xuất đồ mộc gia dụng.

5


1.

Sơ lược về tình hình tài nguyên rừng Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, nguyên vật liệu chính của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng chính là gỗ, sản phẩm


được khai thác từ rừng. Chính vì vậy, để nghiên cứu sự phát triển của ngành chế biến gỗ ta phải bắt đầu từ
việc nghiên cứu tài nguyên rừng Việt Nam mà trong đó chủ yếu nghiên cứu về gỗ. Rừng Việt Nam là rừng
nhiệt đới, có rất nhiều loại gỗ q hiếm và hàng trăm chủng loại gỗ khác nhau. Trước đây, chúng ta từng tự
hào là Việt Nam có “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” và nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản…rất
phong phú trên mọi miền đất nước. Thế nhưng, trải qua các giai đoạn lòch sử và các giai đoạn phát triển kinh
tế, nguồn tài nguyên rừng của đất nước chúng ta ngày càng cạn kiệt. Trước hết, chúng ta phân tích về diện
tích rừng và độ che phủ của rừng qua các năm từ 1943 đến 1997.
Bảng 1: Diện tích rừng và độ che phủ qua các năm.
(Đơn vò tính: Ha)
Diện tích

Diện tích đất có rừng

Năm

lãnh thổ

1943

32.800.000

14.272.000

1976

33.036.000

11.076.700


1980

33.036.000

1985

Rừng tự nhiên

Rừng trồng
-

Tỷ lệ che
Tổng cọng

phủ (%)

14.272.000

43,51

92.600

11.169.300

33,80

10.186.000

422.300


10.608.000

32,11

33.036.000

9.308.300

583.600

9.891.900

29,90

1990

33.036.000

8.430.700

744.900

9.175.600

27,70

1995

33.122.000


8.252.500

1.049.700

9.302.200

28,15

1997

33.122.000

8.188.000

1.374.300

9.562.300

28,87

Nguồn: - Viện điều tra quy hoạch rừng.
- Số liệu thống kê Nông Lâm nghiệp – Thủy sản Việt Nam 1990 – 1998 và dự báo năm 2000.
Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 1999.
¬ Trong giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1976, nguồn tài nguyên rừng bò tàn phá rất nặng nề chủ yếu là do
chiến tranh. Năm 1943, Việt Nam có 14.272.000 ha rừng tự nhiên với độ che phủ 43,51% chủ yếu là rừng
nguyên sinh với rất nhiều loại gỗ quý hiếm. Đến năm 1976, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 11.076.700
ha và trồng thêm được 92.600 ha, độ che phủ chỉ còn 33,80% giảm 9,71% so với năm 1943. Đây là thời
gian xảy ra chiến tranh, đất nước bò chia cắt nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế.
¬ Trong gian đoạn từ năm 1976 đến năm 1990, đất nước đã được thống nhất, toàn Đảng toàn dân tham gia
khôi phục hậu quả của chiến tranh để lại và xây dựng cuộc sống mới. Do đó, nhà nước chưa có sự đầu tư,

quan tâm đúng mức trong việc xây dựng chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 1990, diện tích
rừng tự nhiên chỉ còn 9.175.600 ha , trồng thêm được 744.900 ha và độ che phủ chỉ còn 27,70%, giảm
thêm 6,1% so với năm 1976. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa được
phát triển nên việc xuất khẩu gỗ tròn với khối lượng rất lớn là nguyên nhân chủ yếu làm giảm diện tích
rừng. Hơn thế nữa, việc quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn này còn rất nhiều hạn chế, lõng lẽo nên việc
khai thác, chặt phá rừng bừa bãi xãy ra thường xuyên với diện tích lớn. Một nguyên nhân làm giảm diện
tích rừng nữa là chính sách đi kinh tế mới sau ngày hòa bình lập lại, người dân đi kinh tế mới đã chặt phá,
đốt rừng làm nương rẫy với một diện tích rất đáng kể. Thật vậy, tính từ năm 1986 đến năm 1990, trung
bình mỗi năm khai thác 3.630.800 m3 gỗ và 30.365.200 stere củi. Trong giai đoạn này, nền công nghiệp

6


chế biến gỗ chưa phát triển nên nhà nước có chủ trương khuyến khích xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xây dựng cơ
bản với khối lượng rất lớn, đặc biệt là vào năm 1990 sản lượng gỗ khai thác lên đến 4.445.600 m3.
¬ Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, Nhà nước đã có sự quan tâm và xây dựng các chính sách bảo
vệ, phát triển rừng sau một thời gian dài rừng bò tàn phá nghiêm trọng. Do đó, diện tích rừng tự nhiên bò
giảm đi không đáng kể ngược lại diện tích rừng trồng tăng từ 744.000 ha năm 1990 lên 1.049.700 ha vào
năm 1995. Cùng với việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ - phát triển rừng, Nhà nước cũng đã
đề ra những chính sách trong việc qui hoạch, khai thác rừng để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc xây
dựng trong nước, đồng thời phục vụ cho ngành chế biến đồ mộc gia dụng. Thật vậy, từ năm 1991 đến
năm 1995, trung bình mỗi năm khai thác 2.879.400 m3 gỗ, và 30.515.600 stere củi, giảm trung bình
751.400 m3 gỗ/ năm so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, Nhà nước đã có chủ trương cấm xuất
khẩu gỗ tròn, gỗ xây dựng cơ bản và chỉ cho xuất khẩu sản phẩm gỗ dưới dạng sơ chế hoặc tinh chế. Chủ
trương cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, ván sàn sơ chế là nguyên nhân chủ yếu làm giảm
lượng khai thác gỗ hằng năm trong giai đoạn này.
¬ Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1997, diện tích rừng tự nhiên giảm đi không đáng kể và diện tích
rừng trồng tăng lên đến 1.374.300 vào năm 1997. Từ năm 1996 đến 1998, trung bình mỗi năm khai thác
2.506.500 m3 gỗ, và 27.384.600 stere củi, giảm trung bình 372.900 m3 gỗ/ năm so với giai đoạn trước.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã có chủ trương cấm xuất khẩu các loại sản phẩm, bán sản phẩm tiêu hao

nhiều nguyên liệu như: xà điện, tà vẹt, cột gỗ các loại, khung cửa, ván coffa, pallete,…và chỉ cho xuất
khẩu sản phẩm gỗ hoàn chỉnh dưới dạng tinh chế. Đặc biệt, ngày 30 tháng 03 năm 1996 đã có Quyết đònh
374/NN-PTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy đònh tạm thời về nhập khẩu gỗ
nguyên liệu từ các nước trong khu vực. Hơn nữa, ngày 02 tháng 05 năm 1997 đã có Chỉ thò 286/TTg của
Thủ Tướng Chính Phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng tự nhiên đồng thời khuyến khích xuất
khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng.
Qua các số liệu được phân tích ở trên, rõ ràng nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam hiện nay không còn
phong phú như chúng ta thường nói trước đây. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, là bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trò lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm từ rừng, đặc
biệt là gỗ và lâm sản, là nguồn lợi kinh tế quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác quá nhiều và
không có kế hoạch đã dẫn tới làm suy kệt nguồn tài nguyên quý giá này. Hơn nữa, diện tích rừng mất đi đáng
kể là nguyên nhân chính làm môi trường sinh thái chúng ta đang sống biến đổi theo chiều hướng ngày càng
xấu, các trận lũ lụt lớn vừa xảy ra ở miền Trung đã minh chứng điều này. Hơn thế nữa, diện tích rừng ngày
càng giảm cũng là nguyên nhân làm giảm số lượng hoặc tuyệt chủng một số loài động vật quý hiếm sinh sống
trong rừng. Sau đây là bảng số liệu minh chứng sản lượng khai thác gỗ, củi hằng năm ở nước ta trong các năm
qua:
Bảng 2: Sản lượng khai thác gỗ, củi hàng năm.
Gỗ
Năm

Sản lượng
3

(1000 m )

Củi

Tốc độ phát triển

Sản lượng


Tốc độ phát triển

sản lượng (%)

(1000 stere)

sản lượng (%)

1986

3.387,7

100

28.395,0

100

1987

3.703,0

109,3

31.021,0

109,2

1988


3.355,7

90,6

29.518,0

95,2

1989

3.261,9

97,2

30.833,0

104,5

7


1990

4.445,6

136,3

32.059,0


104,0

1991

3.210,0

72,2

30.237,0

94,3

1992

2.686,6

83,7

30.397,0

100,5

1993

2.884,0

107,3

31.671,0


104,2

1994

2.823,5

97,9

30.445,0

96,1

1995

2.793,1

98,9

29.828,0

97,9

1996

2.833,0

101,4

28.827,2


96,6

1997

2.480,0

87,5

27.356,4

94,9

1998

2.206,4

88,9

25.970,1

94,9

Nguồn: - Niên giám thống kê Việt Nam 1998
Trong đó: Tốc độ phát triển năm trước bằng 100%.
2. Quá trình hình thành và phát triển ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành chế biến đồ gỗ gia dụng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung đã hình thành
và phát triển từ lâu đời với những đội ngũ thợ mộc lành nghề, trong đó có một số không ít đạt trình độ nghệ
nhân. Thế nhưng vì điều kiện lòch sư,û đất nước ta đã phải trải qua chiến tranh trong thời gian rất dài nên ngành
chế biến đồ gỗ gia dụng không có đủ điều kiện phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong
khi các nước đầu tư vào khoa học kỹ thuật để cơ giới hóa, tự động hóa ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ gia

dụng thì ở Việt Nam chúng ta phải trải qua giai đoạn chiến tranh và sau đó là thời kỳ hàn gắn vết thương
chiến tranh trong tình trạng bò Mỹ cấm vận về kinh tế. Do đó, trình độ chế biến gỗ đặc biệt là chế biến đồ gỗ
gia dụng bằng máy móc công nghiệp của Việt Nam lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới. Để có thể nhìn thấy rõ ràng quá trình hình thành và phát triển của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng
trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ta chia quá trình này thành nhiều giai đoạn gắn liền với quá trình chuyển
đổi về chủ trương, chính sách phát triển ngành chế biến gỗ của Đảng và Nhà nước ta.
¬ Trước năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh nằm dưới sự quản lý của chính quyền củ. Máy móc thiết bò chủ
yếu của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trong giai đoạn này hầu như chưa có mấy, chỉ có một số thiết bò
đơn lẽ điển hình như máy cưa vòng CD4 để xẽ gỗ tròn thành từng phách gỗ, cưa mâm để rong thành từng
thanh gỗ, máy cắt, máy cuốn, máy lọng, máy khoan. Rõ ràng, các máy móc thiết bò này không thể đáp
ứng cho quy trình sản xuất đồ mộc công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của ngành chế biến gỗ trong giai đoạn
này là gỗ xây dựng để làm nhà cửa, gỗ để đóng tàu thuyền,… Đặc biệt trong giai đoạn này ở miền Nam
chưa hình thành các nhà máy chế biến đồ gỗ gia dụng. Đồ mộc gia dụng chủ yếu được làm bằng thủ công
bởi những người thợ mộc ở các cơ sở nhỏ của tư nhân. Mẫu mã mặt hàng tương đối phong phú do có
những tiếp cận nhất đònh với những mẫu mã nước ngoài thông qua các catalogue. Các khu phố chuyên
sản xuất và mua bán các sản phẩm đồ mộc gia dụng đã được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh như :
vùng Gò Vấp, vùng Ngả tư Bảy Hiền, đường Ngô Gia Tự, đường Nguyễn Thò Minh Khai,….
¬ Từ năm 1975 đến năm 1986, đất nước đã được thống nhất và đi vào khôi phục – phát triển kinh tế theo
hướng kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong thế bò bao vây, cấm vận kinh tế bởi đế quốc Mỹ. Nền kinh tế
Việt Nam lúc này có những hạn chế nhất đònh trong quá trình phát triển và ngành chế biến gỗ cũng không
thể nằm ngoài ảnh hưởng đó. Trong giai đoạn này, Nhà nước đã hình thành một số xí nghiệp quốc doanh
và tập hợp các cơ sở sản xuất tư nhân thành các tổ hợp, tổ sản xuất để sản xuất đồ mộc gia dụng. Nhiệm
vụ chủ yếu của các xí nghiệp chế biến gỗ là cung ứng gỗ xẽ xây dựng cơ bản nội đòa, khung nhà ở, đóng
tàu thuyền và một số đồ mộc gia dụng giản đơn theo chỉ tiêu kế hoạch của thành phố để sử dụng trong
nước. Máy móc thiết bò ngành chế biến gỗ được sản xuất trong nước như máy bào liên hợp, máy khoan,

8


máy tourpi,… chưa nhập khẩu máy móc từ nước ngoài vì bọn đế quốc đứng đầu là Mỹ đang thực hiện chủ

trương bao vây, cấm vận đối với nước ta. Trong thời kỳ này, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là gỗ tròn:
thông, dầu,…ván sàn sơ chế và cây chuốt tròn cho thò trường Liên Xô và các nước XHCN ở Đông u. Nói
chung, ngành chế biến đồ gỗ gia dụng của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này hầu như không
phát triển mấy so với giai đoạn trước năm 1975.
¬ Từ năm 1986 đến năm 1991, đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ
cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thò trường theo đònh hướng Xã Hội Chủ Nghóa. Cùng với sự
chuyển mình của các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng bắt đầu có sự thay
đổi. Trong những năm cuối của giai đoạn này, nhà nước đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu gỗ tròn và khuyến
khích xuất khẩu sản phẩm gỗ xẽ xây dựng cơ bản, đồ gỗ sơ chế nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng
lao động dư thừa, tăng giá trò hàng xuất khẩu đồng thời tạo tiền đề phát triển cho ngành công nghiệp chế
biến gỗ. Mặt khác, do yêu cầu của khách hàng, vấn đề ngâm tẩm và sấy sau khi cưa xẽ đã bắt đầu được
một số xí nghiệp chế biến gỗ thực hiện. Các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng đã nhập khẩu một số máy
móc thiết bò từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đài Loan như: máy bào 4 mặt, bào 3 mặt, máy khoan, máy
tourpi, máy shaper copy, máy router, máy tiện tự động, máy chà nhám,… Sản phẩm đồ mộc gia dụng xuất
khẩu được chế biến bằng máy móc công nghiệp chủ yếu trong những năm cuối của giai đoạn này là các
loại bàn ghế kiểu đơn giản, thanh băng ghế, ván sàn và các mặt hàng rất đơn giản. Ngoài ra, các doanh
nghiệp còn xuất khẩu ván, gỗ xây dựng cơ bản qua các nước Thái Lan, Đài Loan,… trong thời kỳ này.
Bảng số liệu sau đây sẽ minh chứng về sản lượng các mặt hàng được xuất khẩu trong giai đoạn này.
Bảng 3: Khối lượng các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ năm 1986 đến 1991.
Đơn vò tính: m3
Mặt hàng

1986

1987

1988

17.236


72.326

53.681

-

Gỗ tròn

-

Gỗ xẻ, ván

-

-

-

-

Đồ mộc sơ chế

-

-

986

1989


1990

1991

185.219

242.388

106.159

21.725

35.135

55.070

2.870

5.325

10.517

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
Nói tóm lại, trước năm 1991 các xí nghiệp chế biến gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ biết cưa xẽ gỗ
xây dựng cơ bản và sơ chế đồ gỗ xuất khẩu, chưa biết sản xuất đồ gỗ tinh chế. Đây là thời kỳ sử dụng
nguyên liệu gỗ không hiệu quả, khai thác và sử dụng lãng phí, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đứng trước tình hình đó, ngày 19 tháng 03 năm 1992, Chỉ thò 90/CT của Chủ Tòch Hội Đồng Bộ Trưởng
đã ra đời và quy đònh từ năm 1992 trở đi nghiêm cấm việc xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn sơ
chế và các loại song mây nguyên liệu.
¬ Từ năm 1992 đến nay, cùng với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, ngoài các doanh nghiệp quốc

doanh còn có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài đã mạnh dạn đầu tư vốn và công nghệ vào ngành chế biến đồ gỗ gia dụng xuất
khẩu trên đất nước ta. Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng không ngừng đầu tư máy móc thiết bò
tinh chế đồ gỗ từ đơn giản đến hiện đại và do đó, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Trong
thời kỳ ban đầu, sản phẩm tinh chế chủ yếu là các chi tiết sản phẩm rất đơn giản như mặt ghế ngồi, mặt
thớt, ngăn kéo,.. với tiêu chuẩn chất lượng thấp. Dần dần, trình độ chế biến đồ gỗ gia dụng của các doanh
nghiệp chế biến gỗ được nâng lên do trang bò máy móc thiết bò ngày càng hiện đại, tích luỹ kinh nghiệm
ngày càng nhiều và cũng do yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Chính điều này cũng đã đào thải

9


nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ không đủ điều kiện, khả năng trang bò thêm máy móc thiết bò, thay
đổi quy trình công nghệ nhằm cho ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng. Sản
phẩm đồ mộc gia dụng xuất khẩu được chế biến bằng máy móc công nghiệp trong giai đoạn sau này chủ
yếu là bàn, ghế, kệ,…đã được sản xuất hoàn chỉnh và được xuất khẩu qua các nước Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn Quốc,…và một số nước Châu u. Ngoài ra, các sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ
yếu từ các cơ sở tư nhân cũng được xuất khẩu trong thời gian qua. Bảng số liệu sau đây sẽ minh chứng
điều này.
Bảng 4: Khối lượng các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ năm

1992

đến năm 1999.
Đơn vò tính: m3
1992

1993

1994


1995

1996

1997

1998

1999

27.354

45.981

66.189

83.854

75.872

50.354

37.552

33.088

Nguồn: Sở Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua số liệu bảng trên, ta nhận thấy rằng khối lượng các sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng dần từng năm từ 1992
với 27.354 m3 đến 1995 lên tới 83.854 m3 sau đó giảm xuống còn 33.088 m3 vào năm 1999. Sở dó như vậy là

vì do chính sách của Nhà Nước hạn chế từng bước khối lượng gỗ xuất khẩu từ rừng tự nhiên trong giai đoạn
này. Cụ thể:
-

Quyết đònh số 664/TTg ngày 18 tháng 10 năm 1995 của Thủ Tướng Chính Phủ cấm xuất khẩu các loại sản
phẩm, bán sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu như: xà điện, tà vẹt, cột gỗ các loại, khung cửa ra vào,
khung cửa sổ, quan tài, thùng bệ xe ô tô, ván coffa, pallete,…

-

Chỉ thò số 286-TTg ngày 02 tháng 05 năm 1997 của Thủ Tướng Chính Phủ cấm xuất khẩu gỗ và các loại
sản phẩm chế biến từ gỗ, trừ hàng gỗ thủ công mỹ nghệ.

-

Quyết đònh số 65-1998/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ cấm xuất khẩu
sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước, trừ sản phẩm gỗ mỹ nghệ.

Nhìn chung, ngành chế biến đồ gỗ gia dụng tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung có lòch
sử hình thành và phát triển khá lâu đời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài và sự bao vây cấm
vận cùng cơ chế quản lý tập trung sau ngày hòa bình lập lại mà ngành công nghiệp chế biến gỗ gia dụng Việt
Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã bò tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục và phát triển ngành chế biến gỗ cũng đạt được sự tiến bộ khá nhanh
và cũng đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm do những thay đổi về chính sách của Nhà nước trong từng giai
đoạn.
3. Vai trò, vò trí của ngành chế biến gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Như đã giới thiệu ở trên, ngành chế biến gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh còn rất non trẻ: máy móc thiết bò
lạc hậu; trình độ kỹ thuật, tổ chức, quản lý còn thấp; chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa có uy tín trên
thương trường quốc tế. Chính vì thế, ngành chế biến gỗ chiếm một vò trí khá khiêm tốn so với các ngành công
nghiệp khác tại thành phố Hồ Chí Minh. Các chỉ tiêu tổng hợp sau đây sẽ phản ảnh khá rõ ràng:


10


Bảng 5: Các chỉ tiêu tổng hợp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1995
Các chỉ tiêu

1996

Tổng số

Ngành

Tổng số

C.B. gỗ
Giá trò sản xuất

công nghiệp
2 . Cơ cấu giá trò

Triệu

35127012

Ngành

Tổng số


C.B. gỗ

834593

45341133

2,4

100

Ngành

Tổng số

C.B. gỗ

Ngành
C.B. gỗ

867417 56755956 1014754 63506186

904046

đồng
%

100

1,9


100

sản xuất C.N.
3. Cơ sở S.X.C.N.

1998

Đơn vò
Tính

1.

1997

100

1,4

24399

1151

100

5,7

490536

13257


100

2,7

3757369

35014

1,8
Cơ sở

32660

1766

31244

1582

25159
1077

4. Cơ cấu cơ sở

%

100

5,4


100

S.X.C.N.
5.

100
5,1

Lao động

L. động

405880

18590

404152

công nghiệp
6. Cơ cấu lao

4,3
430132

15167
%

100

4,6


100

100

động công nghiệp

3,8

7. Kim ngạch

1000

xuất khẩu

USD

8. Tốc độ phát

%

2597689

39278

3828233

3829848 2,8
38618


144,3

66,6

147,4

triển K.N.X.K.
9. Cơ cấu K.N.X.K

12037

100,0

41677

98,1

84,0

100

107,9

100

0,9

98,3
%


100

1,5

100
1,0

1,1
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí minh 1998.
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ không kể đầu tư nước ngoài.

Nhìn vào bảng trên, ta nhận xét và đánh giá các chỉ tiêu như sau:
̇

Giá trò sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ năm 1995 đạt 834.593 triệu đồng, chiếm 2,4% so với
tổng giá trò sản xuất công nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua các năm 1996, 1997,

11


1998 giá trò sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ có tăng lên nhưng không đáng kể, đặc biệt năm
1998 giảm 110.708 triệu đồng so với năm 1997. Trong khi đó, tổng giá trò sản xuất công nghiệp trên đòa
bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng lên hằng năm, vì vậy cơ cấu giá trò sản xuất công nghiệp nghành chế
biến gỗ giảm từ 2,4 trong năm 1995 xuống còn 1,4 trong năm 1998. Rõ ràng, đây là biểu hiện không tốt
đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Số cơ sở chế biến gỗ giảm từ 1.766 (chiếm 5,4% số cơ sở sản xuất công nghiệp) trong năm 1995 xuống

̇

còn 1.151 (chiếm 4,7%) trong năm 1998. Do đó, số lao động trong ngành chế biến gỗ giảm từ 18.590

(chiếm 4,6% tổng số lao động công nghiệp) trong năm 1995 xuống còn 13.257 lao động (chiếm 2,7%)
trong năm 1998, giảm 5.333 lao động. Điều này thật đáng cho chúng ta phải suy nghó, sau một khoảng
thời gian 4 năm thì số cơ sở và lao động trong ngành chế biến gỗ không những không tăng lên mà còn
giảm đi đáng kể, đẩy ra cho xã hội 5.333 lao động.
Kim ngạch xuất khẩu trong ngành chế biến gỗ năm 1995 đạt 39.278.000 USD, chiếm 1,5% so với tổng

̇

kim ngạch xuất khẩu trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, trải qua các năm tiếp theo kim
ngạch xuất khẩu giảm dần và đến năm 1998 chỉ còn 35.014.000 USD, chỉ chiếm 0,9% so với tổng kim
ngạch xuất khẩu trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thực tế, một xu hướng đáng lo ngại
cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong thời gian qua. Tiếp theo, ta hãy đánh giá vai trò, vò trí của ngành
chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh đối với ngành chế biến gỗ của Việt Nam.
Bảng 6: Giá trò sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ.
( Giá so sánh năm 1994 – Đơn vò tính: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu

1995

1996

1997

1998

3.323,5

3.198,5

3.145,7


3.114,2

- Giá trò SXCN ngành CB gỗ t.p. HCM

713,5

628,3

633,2

575,5

- Cơ cấu giá trò SXCN

21,5%

19,6%

20,1%

18,5%

- Giá trò SXCN ngành CB gỗ cả nước

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1998.
Giá trò SXCN ngành chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 đạt 713,5 tỷ đồng, chiếm 21,5 % so
với tổng giá trò sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ của cả nước. Thế nhưng, trải qua các năm 1996, 1997
và 1998 giá trò SXCN ngành chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm dần và chỉ đạt 575,5 tỷ
đồng vào năm 1998, chiếm tỷ lệ 18,5% so với tổng giá trò sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ của cả

nước. Điều này nói lên rằng, nếu xét trong phạm vi ngành chế biến gỗ thì thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ
trọng lớn, giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu xét theo xu hướng phát triển của ngành qua bảng số 7 sau
đây:
Bảng 7: Xu hướng phát triển ngành (So sánh cả nước với t.p. HCM)
Chỉ tiêu
- Giá trò SXCN ngành CBG cả nước
Tốc độ phát triển
- Giá trò SXCN ngành CBG t.p. HCM
Tốc độ phát triển

Đvt

1995

1996

1997

1998

Tỷ đồng

3.323,5

3.198,5

3.145,7

3.114,2


%

100

-3,7

-2,0

-2,0

Tỷ đồng

713,5

628,3

633,2

575,5

%

100

-12,0

+0,7

-10,2


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1998.

12


thì ta nhận thấy xu hướng phát triển chung của ngành chế biến gỗ của cả nước cũng như của thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tốc độ giảm của ngành này tại thành phố Hồ Chí Minh qua
các năm quá lớn. Điều này ít nhiều đã phản ảnh sự đe dọa đến xu hướng phát triển và vai trò của ngành chế
biến gỗ trên phạm vi cả nước và đặc biệt trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cần thấy rằng, trong một tương lai không xa, nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước hướng
vào sự phát huy nội lực trong việc huy động vốn đầu tư và đổi mới công nghệ nhằm vực dậy và phát triển
ngành này thì liệu ngành chế biến gỗ có còn giữ vai trò là một ngành công nghiệp chuyên môn hóa trong cơ
cấu ngành công nghiệp của nước ta nữa hay không? Rất rõ ràng, đây là một điều rất đáng lo ngại.
Nói tóm lại, qua sự phân tích ở trên đã thể hiện hầu hết các chỉ tiêu tổng hợp của ngành chế biến gỗ trong
những năm qua có xu hướng giảm so với các ngành công nghiệp khác tại thành phố Hồ Chí Minh và cơ cấu
giá trò SXCN ngành chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước cũng có xu hướng ngày
càng giảm dần. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này? Theo tôi, có thể do một số nguyên nhân
sau đây:


Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á xảy ra từ giữa tháng 7 năm 1997 ảnh hưởng rất lớn đến
ngành chế biến gỗ nói riêng, các ngành công nghiệp khác tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Phần
lớn các sản phẩm đồ gỗ gia dụng được xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật,…và nhu cầu
tiêu dùng của các nước này giảm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Hơn thế nữa, do đồng tiền của các
nước bò khủng hoảng kinh tế bò mất giá nên hàng hoá của các nước này như Indonesia, Malaysia,
Myanma, Thái Lan,…trở nên rẽ hơn hàng hoá Việt Nam. Điều này đã gây sự bất lợi trong việc cạnh tranh
về giá đối với các sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thương trường quốc tế.




Các chủ trương, chính sách kinh doanh liên quan đến ngành chế biến gỗ thường xuyên thay đổi, không ổn
đònh trong thời gian dài gây nên tâm lý lo lắng, hoang mang trong giới đầu tư. Cụ thể, Chỉ Thò 286-TTg
ngày 02 tháng 05 năm 1997 của Thủ Tướng chính phủ và Quyết Đònh 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25 tháng
12 năm 1997 của Thủ Tướng Chính Phủ cấm xuất khẩu gỗ và các loại sản phẩm chế biến từ gỗ đã gây
ách tắc trong việc sản xuất, xuất khẩu và ảnh hưởng đến tâm lý của các doanh nhân trong ngành chế biến
gỗ trong thời gian dài. Do đó, các nhà kinh doanh đã không dám đầu tư mở rộng sản xuất với qui mô lớn.



Thiếu sự quan tâm của các cấp trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên phạm
vi cả nước nói chung và trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nên đã làm giảm mất động lực kích
thích đối với ngành này.

4. Giới thiệu qui trình sản xuất sản phẩm đồ mộc gia dụng.
Như chúng ta đã biết, đồ mộc gia dụng được sản xuất từ hai phương thức: công cụ thủ công và máy móc
công nghiệp.
- Đồ mộc gia dụng được sản xuất bằng công cụ thủ công đã hình thành và phát triển từ thời xa xưa, có
những đội ngũ thợ mộc đạt trình độ của những nghệ nhân. Tuy nhiên, qui mô sản xuất của loại hình này
thường không lớn lắm, tập trung ở các cơ sở tư nhân hoặc ở một khu vực, một làng, một dãy phố. Một
điều đáng chú ý là trước đây, những người thợ mộc dùng những công cụ thủ công như: bào tay, cưa tay,
khoan tay, đục tay,…để sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng và do đó, năng suất lao động rất thấp.
Ngày nay, những người thợ mộc có thể dùng một số máy móc thiết bò chế biến gỗ như: máy bào liên hợp,
máy lọng, máy rong, máy cắt, khoan điện, máy tiện,… để hổ trợ cho một số công việc của mình. Tuy
nhiên, các sản phẩm được sản xuất từ những công cụ thủ công có sự đồng điều không cao và thường được
tiêu dùng trong nước. Chỉ có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được chạm trổ rất tinh vi mà máy móc
công nghiệp không thể làm được mới được xuất khẩu ra nước ngoài.

13



-

Đồ mộc gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp mới hình thành và phát triển vào những năm
cuối của thập niên 80 nên trình độ chế biến còn nhiều hạn chế so với các nước khác. Thế nhưng, đồ mộc
gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp thường là sản phẩm của các công ty với qui mô lớn và
năng suất lao động cao hơn rất nhiều so với sản xuất bằng công cụ thủ công. Hơn nữa, hầu hết các sản
phẩm đồ mộc gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp có độ đồng đều, chất lượng cao và được
xuất khẩu ra thò trường nước ngoài.

Trước hết, ta hãy giới thiệu một số máy móc thiết bò và tổ làm việc chủ yếu trong qui trình sản xuất đồ mộc
gia dụng bằng máy móc công nghiệp:
4.1. Giới thiệu một số máy móc thiết bò và tổ làm việc chủ yếu:
Bào 4 mặt: Đểå cho thanh gỗ được thẳng, bề mặt phẳng tạo thuận lợi cho các công việc gia công sau.
Cắt: Để cho ra chi tiết dài đúng kích thước mong muốn.
Rong: Để cho ra chi tiết có chiều dày hay rộng đúng kích thước mong muốn, gia công theo chiều dài
thanh gỗ và theo đường thẳng.
Lọng: Để tạo hình dáng ban đầu của chi tiết (hình tròn, hình cong..), gia công theo đường cong.
Ghép phôi: Để tạo ra mặt phẳng lớn từ những thanh gỗ nhỏ.
Cuốn 2 mặt: Mặt phẳng sau khi ghép phôi sẽ bò so le, ghồ ghề. Cuốn 2 mặt để tạo mặt phẳng tương đối
đồng nhất, ít bò so le. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chà nhám mặt phẳng sau này.
Tourbi: Để tạo hình dáng chính xác cho chi tiết nhỏ.
Shaper copy: Cũng là một dạng của tourbi, tạo hình dáng chính xác của chi tiết lớn.
Router: Cũng là một dạng của tourbi nhưng nhỏ hơn, dùng để móc rãnh mà máy khoan không làm được.
Khoan lỗ tròn: Mục đích dùng để kết nối với các chi tiết khác bằng con chốt gỗ.
Khoan mộng vuông: Cho ra một lỗ hình vuông, hình chữ nhật trên chi tiết sản phẩm dùng để kết nối với
các chi tiết khác có mộng dương.
Nhám mặt phẳng: Dùng để chà nhám mặt phẳng chi tiết sản phẩm.
Nhám cạnh cong: Dùng để chà nhám cạnh cong chi tiết sản phẩm.
** Mục đích của chà nhám làm bề mặt chi tiết sản phẩm thật phẳng, láng tạo điều kiện thuận lợi cho bước công
việc vẹc ni.

Phun vẹc ni: Là công việc sau cùng của bước công việc vẹc ni bao gồm: nhám chổi, bả bột lót, chà bột lót
và phun vẹc ni. Phun vẹc ni để phủ một lớp bóng bao phủ sản phẩm nhằm bảo vệ sự trầy sướt, bảo quản và
tăng vẻ đẹp của sản phẩm.
Lắp ráp thành phẩm: là lắp ráp những chi tiết, cụm chi tiết thành thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh.
4.2. Qui trình sản xuất đồ mộc gia dụng:
Qui trình sản xuất đồ mộc gia dụng theo hai phương thức tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở công cụï
sản xuất. Mặt khác, các sản phẩm khác nhau sẽ có các chi tiết khác nhau nên qui trình sản xuất cụ thể cho
từng loại sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ta chỉ giới thiệu qui trình chung để sản xuất đồ mộc gia
dụng:

Ghép
phôi
Gỗ phôi
nguyên liệu

Rong, cắt,
lọng

Bào

Khoan,
Đục mộng

14
Lắp ráp

Vẹc ni

Chà nhám


Tạo hình


Trong đó:
Đối với việc sản xuất bằng công cụ thủ công thì công việc tạo hình bao gồm cả việc chạm, trổ, điêu khắc,… và
sản phẩm thường được lắp ráp hoàn chỉnh trước khi phun vẹc ni nên không có bước công việc lắp ráp thành
phẩm sau cùng.
Nói chung, qui trình sản xuất đồ mộc gia dụng thường trải qua 3 công đoạn sau:
-

Công đoạn chuẩn bò phôi: bao gồm các bước công việc như Bào, Ghép phôi, Rong, Cắt, Lọng.

-

Công đoạn gia công: bao gồm các bước công việc như Khoan, Đục mộng, Tạo hình, Ghép thô, Chà nhám.

-

Công đoạn hoàn chỉnh: bao gồm các bước công việc như Chà nhám, Phun vẹc ni, Lắp ráp thành phẩm.

15


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ GIA DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
1.

Nguồn nguyên liệu.
1.1. Nguồn nguyên liệu gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Nguồn nguyên liệu gỗ của các tỉnh lân cận.
1.3. Xu hướng sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng và rừng tự nhiên để chế biến.
1.4. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

2.

Công nghệ, máy móc thiết bò.

3.

Trình độ lực lượng lao động.
3.1. Lao động gián tiếp.
3.2. Lao động trực tiếp.

4.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, khách hàng.
4.1. Thò trường nội đòa.
4.2. Thò trường nước ngoài.

5.

Chủ trương, chính sách phát triển ngành chế biến gỗ.

6.

Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào ngành chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh.

16



Để đánh giá thực trạng ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ta hãy lần
lượt xét từng nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nó và từ đó, rút ra những mặt thuận lợi cũng như
không thuận lợi của từng nhân tố. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra những giải pháp, kiến nghò nhằm thúc
đẩy sự phát triển của ngành.
1.

Nguồn nguyên liệu.
Trong ngành chế biến đồ gỗ gia dụng, gỗ là nguyên liệu chính để cấu tạo nên sản phẩm và giá trò nguyên

liệu gỗ chiếm một tỷ trọng rất lớn, từ 50% đến 70% giá thành sản phẩm. Hơn thế nữa, chất lượng của nguyên
liệu gỗ quyết đònh chất lượng của sản phẩm: nếu nguyên liệu gỗ được cưa xẽ, ngâm tẩm, sấy tốt và chất lượng
gỗ cao thì sẽ giảm hao hụt gỗ trong quá trình chế biến, sản phẩm được tạo thành sẽ có chất lượng rất cao và
ngược lại. Thế nhưng, rừng ở thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là rừng phòng hộ ở huyện Cần Giờ, Củ Chi,
Bình Chánh,… do đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải mua nguồn
nguyên liệu gỗ từ các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh,…hoặc nhập khẩu
nguyên liệu gỗ từ các nước trong khu vực.
Trước hết, ta xét đến nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ: diện tích rừng hiện có trên đòa bàn thành phố Hồ Chí
minh.
1.1.

Nguồn nguyên liệu gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh:

Theo báo cáo tổng kết năm 1999 của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh
(14/01/2000 )thì tổng diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí minh là 39.072ha,
trong đó:
-

Huyện Cần Giờ


: 38.664 ha

-

Huyện Củ Chi

:

191 ha

-

Huyện Bình Chánh :

217 ha

Rõ ràng, đây là điều bất lợi cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí
Minh vì nguồn nguyên liệu này không thể dùng để chế biến đồ gỗ gia dụng, do đó, các doanh nghiệp này phải
lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ của các tỉnh lân cận hay phải nhập khẩu gỗ từ nước ngoài.
Tiếp theo, ta hãy xét nguồn nguyên liệu gỗ của các tỉnh lân cận.
1.2. Nguồn nguyên liệu gỗ của các tỉnh lân cận:
Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại thành phố Hồ Chí
Minh trong suốt thời gian qua, do đó, giá cả và khối lượng gỗ được cung cấp trên thò trường tùy thuộc vào trữ
lượng rừng, chính sách,… của các tỉnh này.
Bảng 8: Diện tích rừng các tỉnh miền Đông Nam Bộ tính đến 31/12/1997.
Đơn vò tính: 1.000 Ha
Các tỉnh

Rừng trồng


Tổng cộng

7,0

23,7

30,7

Lâm Đồng

531,0

19,7

550,7

Bình Thuận

377,0

19,2

396,2

Ninh Thuận

165,6

3,8


169,4

Bình Dương

5,3

2,3

7,6

Bình Phước

198,3

13,5

211,8

T.p. Hồ Chí Minh

Rừng tự nhiên

Tây Ninh

30,8

4,6

35,4


Đồng Nai

130,1

44,9

175,0

24,5

19,8

44,3

1.469,6

151,5

1.621,1

Bà Ròa-Vũng Tàu
Tổng cọng

17


Nguồn: Số liệu thống kê Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản Việt Nam 1990-1998 và dự báo năm 2000 _ Nhà
xuất bản Thống Kê Hà Nội-1999.
Trong tổng số diện tích 1.621.100 ha rừng của các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì diện tích rừng trồng chỉ có
151.500 ha, chiếm tỷ trọng 9,34%. Rõ ràng, đây là con số khá khiêm tốn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện

nay- giai đoạn mà nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, hạn chế xuất khẩu sản
phẩm gỗ từ rừng tự nhiên. Để có thể thấy rõ ràng hơn, ta hãy đi vào phân tích xu hướng sử dụng nguồn gỗ để
chế biến trong thời gian vừa qua.
1.3.

Xu hướng sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng và rừng tự nhiên để chế biến.

Để có thể thấy rõ sự biến động về tỷ lệ và xu hướng sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong việc
chế biến sản phẩm qua các năm, ta hãy xét đến tình hình sử dụng gỗ của các doanh nghiệp trong các năm qua.
Bảng 9: Tình hình sử dụng nguyên liệu gỗ qua các năm.
Đơn vò tính: m3 tròn
1995
Loại gỗ

1996

1997

Khối

Tỷ

Khối

Tỷ

Tỷ

Khối


Tỷ

lượng

trọng

lượng

Trọng

Lượng

trọng

lượng

trọng

Rừng tự nhiên

99.552

62,22

53.371

40,96

68.036


40,73

41.950

35,74

Rừng trồng

0.448

37,78

76.929

59,04

99.000

59,27

75.400

64,26

160.000

100

130.300


100

167.036

100

117.350

100

Tổng cọng

Khối

1998

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.
Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng việc sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên để chế biến có xu hướng giảm từ năm
1995 với tỷ trọng 62,22% xuống còn 35,74% trong năm 1998. Ngược lại, việc sử dụng gỗ từ rừng trồng (chủ
yếu là gỗ cao su) để chế biến có xu hướng ngày càng tăng: từ năm 1995 với tỷ trọng 37,78% lên đến 64,26%
trong năm 1998. Rõ ràng, điều này hoàn toàn phù hợp với diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng bò
thu hẹp và cũng phù hợp với những chính sách bảo vệ - phát triển rừng tự nhiên do Nhà nước đề ra. Cụ thể,
ngày 24 tháng 03 năm 1998, Thủ Tướng đã có quyết đònh 65/1998/ QĐ-TTg nghiêm cấm xuất khẩu tất cả các
sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên, trừ mặt hàng gỗ thủ công mỹ nghệ và sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu gỗ
được nhập từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng.
Mặt khác, ta nhận thấy rằng khối lượng gỗ tròn được sử dụng qua từng năm có xu hướng giảm dần, từ
160.000 m3 năm 1995 xuống còn 117.350 m3 vào năm 1998, điều này cũng đồng nghóa với qui mô sản xuất
của ngành chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh không những không tăng mà còn có xu hướng
giảm dần trong giai đoạn này. Sở dó xảy ra tình trạng này, theo tôi, là do ba nguyên nhân chính sau đây:



Diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng cạn kiệt và chủ trương bảo vệ – phát triển rừng của Nhà
nước đã hạn chế khối lượng gỗ được khai thác và sử dụng từ rừng tự nhiên. Mặt khác, từ năm 1990 đến
năm 1995 một khối lượng rất lớn gỗ từ rừng trồng ( chủ yếu là gỗ cao su ) đã được khai thác để chế biến
đồ mộc gia dụng xuất khẩu, do đó, trữ lượng gỗ rừng trồng cũng không còn nhiều so với trước. Hơn thế
nữa, việc nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài còn nhiều khó khăn và chỉ có những doanh nghiệp có qui mô
sản xuất lớn, có đơn hàng dài hạn mới có đủ điều kiện để nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Tất cả những lý do
trên đã làm giảm khối lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và điều này làm
cho giá thành nguyên liệu gỗ tăng lên, nâng cao giá thành sản phẩm, do đó, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh.

18




Ngày 18 tháng 10 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết đònh số 664/TTg về việc xuất khẩu sản
phẩm gỗ và lâm sản. Theo quyết đònh này, Nhà nước cấm xuất khẩu: gỗ tròn các loại, gỗ xẻ các loại, các
loại sản phẩm hay bán sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu. Quyết đònh này đã buộc các cơ sở, doanh
nghiệp chế biến gỗ phải đầu tư thêm máy móc thiết bò để có thể sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và đây là
nguyên nhân làm giảm đáng kể khối lượng gỗ được sử dụng.



Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á xảy ra từ giữa tháng 7 năm 1997, nhu cầu tiêu
dùng của các nước trong khu vực này đã giảm. Mặt khác, do đồng tiền của các nước bò khủng hoảng kinh
tế bò mất giá nên hàng hoá của các nước như Indonesia, Malaysia, Myanma, Thái Lan,…trở nên rẽ hơn
hàng hoá Việt Nam. Điều này đã gây sự bất lợi trong việc cạnh tranh về giá cho các sản phẩm đồ gỗ của
Việt Nam trên thương trường quốc tế và các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã mất một số lượng lớn
khách hàng trong thời gian này.


Cuối cùng, ta hãy xét đến nguồn gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài để chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh và
sau đó được xuất khẩu trở lại.
1.4. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập từ nước ngoài:
Thực ra, chỉ có các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, có đơn đặt hàng dài hạn mới đủ khả năng và
điều kiện để nhập nguyên liệu gỗ từ nước ngoài. Tuy nhiên, ta hãy xét đến tình hình sử dụng gỗ và nhập
khẩu gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí minh trong năm 1999.
Bảng 10: Khối lượng gỗ được sử dụng trên đòa bàn t.p. HCM năm 1999.
Đơn vò tính: m3 tròn
Nguồn gỗ

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng cọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Trong nước


30.000

47,62%

33.000

52,38%

63.000

60,93%

Nhập khẩu

6.400

15,84%

34.000

84,16%

40.400

39,07%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1999 của Sở NN và PTNT thành phố Hồ Chí Minh.
Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng trong năm 1999:
-


Khối lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng được sử dụng nhiều hơn khối lượng nguyên liệu gỗ từ rừng tự
nhiên, kể cả nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cũng như nhập khẩu. Đặc biệt trong 40.400 m3 gỗ nhập
khẩu có tới 34.000 m3 gỗ rừng trồng, chiếm tỷ trọng 84,16% trong tổng số gỗ nhập. Một lần nữa, điều
này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp chế biến gỗ có xu hướng dùng nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng trồng
để chế biến sản phẩm.

-

Trong tổng số 103.400 m3 được sử dụng, các doanh nghiệp phải nhập khẩu 40.400 m3 gỗ nguyên liệu từ
nước ngoài, chiếm tỷ trọng 39,07%, trong đó chủ yếu là nguồn gỗ từ rừng trồng. Vấn đề là tại sao các
doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ rừng trồng từ nước ngoài? Rõ ràng, nguồn nguyên liệu gỗ
rừng trồng trong nước không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài các vấn đề đã nêu trên, còn có một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản

phẩm: Chất lượng gỗ phôi nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. Như chúng ta đã biết, quy
trình sản xuất gỗ phôi nguyên liệu: Gỗ tròn được cắt khúc → Cưa CD4 xẽ thành từng phách gỗ → Cưa mâm
xẽ thành từng thanh gỗ → Ngâm, tẩm chống mối-mọt → Sấy khô. Thế nhưng, việc sản xuất gỗ phôi nguyên
liệu chủ yếu là do các cơ sở tư nhân với quy mô nhỏ ở các tỉnh lân cận đảm nhận. Do vậy, chất lượng gỗ phôi
hiện nay trên thò trường rất kém: đường cưa CD4, cưa mâm không thẳng; ngâm tẩm thuốc chống mối mọt
không đạt yêu cầu; sấy không đúng quy trình kỹ thuật, không đạt độ ẩm cần thiết gây cong, vênh, nứt, tét…

19


sản phẩm đã hoàn chỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng sản phẩm và
mất uy tín với khách hàng, có thể gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu gỗ nói chung cũng như nguồn gỗ phôi chất lượng cao nói riêng để phục vụ
cho sản xuất. Mặt khác, ta nhận thấy rằng xu hướng sử dụng nguồn gỗ rừng trồng để chế biến sản phẩm ngày

càng tăng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh và điều này hoàn toàn
phù hợp với điều kiện rừng tự nhiên của chúng ta hiện nay cũng như xu thế trong tương lai.
2. Công nghệ, máy móc thiết bò.
Quy trình công nghệ, máy móc thiết bò sản xuất của một ngành phản ảnh trình độ, quy mô sản xuất trong
ngành đó. Như đã phân tích ở trên, sau khi trải qua thời kỳ chiến tranh, đất nước ta phải mất một thời gian
khá lâu để khắc phục hậu quả của chiến tranh và từng bước xây dựng đất nước. Chính vì vậy, trình độ khoa
học kỷ thuật về ngành chế tạo máy của chúng ta, đặc biệt là máy móc chế biến gỗ còn nhiều hạn chế so với
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Chúng ta chỉ sản xuất được một số máy móc chế biến gỗ rất
đơn giãn như: máy cưa vòng CD4, máy cưa mâm, máy bào liên hợp, máy khoan, máy lọng, máy tourpi (tạo
hình), máy tiện, máy chà nhám cạnh. Dó nhiên, những máy móc này có độ chính xác thấp và năng suất không
cao. Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí
Minh không ngừng đầu tư máy móc thiết bò chế biến gỗ, chủ yếu là từ Đài Loan, để nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng suất lao đông nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo báo
cáo tổng kết năm 1999 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn thành phố hiện có 140 doanh
nghiệp và 467 cơ sở chế biến đồ mộc gia dụng với tổng số 9.871 lao động được trang bò máy móc thiết bò sản
xuất chủ yếu như sau:

20


Bảng 11: Máy móc thiết bò chủ yếu sản xuất đồ mộc gia dụng của các doanh nghiệp trên đòa bàn thành phố
Hồ Chí Minh năm 1999. (Đơn vò tính: 1.000 đ )
Việt Nam sản xuất
Tên máy móc thiết bò

SL

Trò giá

Nước ngoài sản xuất

SL

Trò giá

Tổng cọng
SL

Trò giá

1.

Máy bào liên hợp

315

882.245

0

0

315

882.245

2.

Máy bào 2 mặt

0


0

154

539.509

154

539.509

3.

Máy bào 3 mặt

0

0

109

937.428

109

937.428

4.

Máy bào 4 mặt


0

0

39

5.086.543

39

5.086.543

5.

Máy rong gỗ

1090

1.635.215

48

2.410.062

1138

4.045.277

6.


Máy ghép gỗ

0

0

24

1.464.005

24

1.464.005

7.

Máy cắt 1 lưỡi

853

1.435.445

156

280.852

1009

1.716.297


8.

Máy cắt 2 lưỡi

0

0

199

1.830.800

199

1.830.800

9.

Máy lọng

596

6.214.425

76

562.405

672


6.776.830

10. Máy khoan đứng

93

111.652

795

1.042.502

888

1.154.154

11. Máy khoan nằm

34

64.685

252

819.547

286

884.232


12. Máy khoan nhiều lưỡi

16

128.231

98

1.481.930

114

1.610.161

672.245

115

699.965

435

1.372.210

39.824

178

1.713.472


204

1.753.296

86

3.708.404

86

3.708.404

13. Máy tạo hình
14. Máy router
15. Máy copy shaper
16. Máy tiện gỗ
17. Máy chà nhám mặt

320
26
0

0

348

487.254

13


426.206

361

913.460

0

0

198

17.443.716

198

17.443.716

18. Máy chà nhám cạnh

460

386.648

21

59.405

481


446.053

19. Máy nhám băng

295

689.576

56

165.984

351

855.560

20. Máy nhám diã

200

210.415

0

0

200

210.415


189

659.096

189

659.096

2.806

41.331.831

7.452

54.289.691

21. Máy đóng gói
Tổng cọng

0
4.646

0
12.957.860

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 1999
Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng trong tổng số 7.452 máy móc thiết bò sản xuất đồ mộc gia dụng có đến
4.646 cái do Việt Nam sản xuất, chiếm tỷ lệ 62,34%. Như đã phân tích ở trên, máy móc thiết bò do Việt Nam
sản xuất có độ chính xác không cao, công nghệ lạc hậu và năng suất thấp. Điều này chứng tỏ trình độ chế

biến đồ mộc gia dụng của các doanh nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung còn rất thấp. Mặt
khác, tổng trò giá máy móc thiết bò chủ yếu dùng để sản xuất đồ mộc gia dụng của các cơ sở trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh là 54.289.691.000 đ. Thế nhưng, nếu tính bình quân thì trò giá máy móc thiết bò cho
một doanh nghiệp là 89.439.359 đ và cho một lao động là 5.499.918 đ. Rõ ràng, với giá trò đồng tiền Việt
Nam hiện nay thì số tiền đầu tư như trên là không cao đối với mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi lao động. Đây
là nguyên nhân chính làm cho sản phẩm đồ mộc gia dụng của các doanh nghiệp có chất lượng không cao,
năng suất lao động thấp và giá thành cao. Hiện nay, ngành chế biến đồ mộc gia dụng của chúng ta đang gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt về mẫu mã, chất lượng, giá cả của các nước trong khu vực như Thái Lan, Miến

21


Điện, Indonesia, Malaisia,… Nếu các doanh nghiệp chế biến gỗ không có kế hoạch đầu tư thêm máy móc
thiết bò hiện đại thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trong thời gian tới. Ngoài nguồn nguyên liệu
chính là gỗ và máy móc thiết bò sản xuất, ta hãy nghiên cứu một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngành chế biến đồ mộc gia dụng, đó là trình độ lực lượng lao động.
3. Trình độ lực lượng lao động:
Như chúng ta đã biết, trình độ lực lượng lao động của một ngành có ý nghóa quyết đònh đến xu hướng, tốc độ
phát triển của ngành đó. Ta hãy xét đến trình độ của từng loại lao động:
3.1. Lao động gián tiếp:
Đây là lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng đến sự
thành bại của doanh nghiệp. Trong báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm
1999 đã tổng kết trình độ của lực lượng quản lý trong ngành chế biến gỗ như sau:
Bảng 12: Trình độ lực lượng quản lý trong ngành chế biến gỗ năm 1999.

Trình độ

Số lượng ( người )

Tỷ lệ ( % )


1.

Trên đại học

19

1,69

2.

Đại học

293

26,04

3.

Trung cấp

427

37,96

4.

Tốt nghiệp PTTH

386


34,31

Tổng cọng

1.125

100

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 1999.
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy rằng trong tổng số 1.125 lao động gián tiếp chỉ có 312 lao động có trình
độ đại học và trên đại học, chiếm tỷ lệ 27,73 %. Rõ ràng, đây là con số khá khiêm tốn và chứng tỏ lực lượng
lao động gián tiếp trong ngành chế biến gỗ có trình độ không cao. Thật là ngạc nhiên khi có tới 386 lao động
gián tiếp không được đào tạo ngành nghề qua bất cứ trường lớp nào, chiếm tỷ lệ 34,31 %. Phải chăng ngành
chế biến gỗ không đủ sức thu hút lực lượng lao động có trình độ, được đào tạo qua trường lớp? Đây cũng
chính là một trong những nguyên nhân làm trì trệ, kìm hãm quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ trong
thời gian qua. Kế đến, ta hãy xét đến trình độ của lực lượng lao động trực tiếp.
3.2. Lao động trực tiếp:
Như đã giới thiệu ở phần trước, đồ mộc gia dụng được sản xuất từ hai phương thức: công cụ thủ công và
máy móc thiết bò. Ta hãy xét trình độ lực lượng lao động trực tiếp ở từng phương thức:
¬ Đồ mộc gia dụng được sản xuất từ công cụ thủ công đã hình thành và phát triển từ thời xa xưa với đội ngũ
thợ mộc được đào tạo theo hình thức cha truyền con nối và thường tập trung sản xuất ở một khu vực, một
làng, một dãy phố…Đây là lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao mặc dầu không được đào tạo qua
trường lớp mà chỉ được những người đi trước hướng dẫn, đào tạo dựa trên công việc thực tế. Tuy nhiên,
nếu xét về trình độ văn hóa thì lực lượng này có trình độ văn hóa không cao vì đa số họ sống trong gia
đình làm nghề mộc và thường được học nghề khi còn trẻ, do đó, không có điều kiện học văn hóa nhiều.
¬ Đồ mộc gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp mới hình thành và phát triển vào những năm
cuối của thập niên 80. Trong báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 1999 đã
tổng kết trình độ của lực lượng lao động trực tiếp trong ngành chế biến gỗ như sau:
Bảng 13: Trình độ lực lượng lao động trực tiếp trong ngành chế biến gỗ năm 1999.


22


Trình độ

Số lượng ( người )

Tỷ lệ ( % )

1.

Trung cấp

187

1,84

2.

Công nhân kỹ thuật

468

4,60

3.

Phổ thông trung học


2.287

22,50

4.

Phổ thông cơ sở

5.

Mù chữ
Tổng cọng

7.165

70,49

58

0,57

10.165

100

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 1999.
Rõ ràng, đa số công nhân trực tiếp sản xuất chỉ học đến phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ
92,99% trong tổng số 10.165 công nhân, đặc biệt là trình độ phổ thông cơ sở chiếm đến 70,49%. Chỉ có 468
công nhân kỹ thuật và187 công nhân được đào tạo ở trình độ trung cấp, chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn là 6,44
%. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết lực lượng lao động trực tiếp trong ngành chế biến gỗ không được đào tạo

qua trường lớp, họ là những người dân đòa phương thất nghiệp hoặc từ các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung và
miền Tây đến kiếm việc làm để sinh sống. Câu hỏi đặt ra là tại sao lực lượng lao động trong ngành chế biến
gỗ lại quá thấp như vậy? Theo tôi, có thể là do máy móc thiết bò trong ngành chế biến gỗ hiện nay chủ yếu là
những máy móc đơn giản, không thuộc thế hệ mới nên dễ sử dụng và không đòi hỏi cao về kỹ thuật vận hành,
sử dụng máy. Hơn nữa, vì máy móc thiết bò trong ngành chế biến gỗ là những máy móc đơn lẽ nên việc bố trí
quy trình sản xuất rất đơn giản, những hoạt động của công nhân chủ yếu dựa trên sức lực của cơ bắp. Ngoài
ra, một trong những nguyên nhân làm thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động trực tiếp là do chính sách đào
tạo của Nhà nước: Hiện nay, Nhà nước khuyến khích việc nâng cao dân trí, mở rộng cánh cửa vào Đại học
cho mọi người với rất nhiều hệ đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, Nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mức đến
việc đào tạo lực lượng lao động trực tiếp thông qua các trường Trung cấp Kỹ thuật và Trung học Nghề và lực
lượng này phải nhiều hơn gấp nhiều lần lực lượng Tốt nghiệp Đại học. Thật vậy, để có thể thấy bao quát hơn,
ta hãy tham khảo số liệu thống kê của Sở Lao Động thành phố Hồ Chí Minh sau đây:
Bảng 14: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thành phố HCM năm 1995.
Trình độ chuyên
môn kỹ thuật

Toàn thành phố
Số lao động

Nội thành

Ngoại thành

Tỷ lệ %

Số lao động

Tỷ lệ %

Số lao động


Tỷ lệ %

1.320.261

81,5

921.829

78,3

398.432

90,1

136.076

8,4

114.198

9,7

21.878

4,94

1.

Không có CMKT


2.

Công nhân kỹ thuật.

3.

Trung cấp.

76.137

4,7

62.397

5,3

13.740

3,10

4.

Đại học trở lên

87.479

5,4

78.881


6,7

8.589

1,95

Tổng số lao động

1.619.953

100

1.177.305

100

442.648

100

Nguồn: Thống kê của Sở Lao Động thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, lực lượng lao động trong ngành chế biến gỗ nói chung còn rất thấp, kể cảø lực lượng lao động gián
tiếp cũng như trực tiếp. Đây cũng là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm để có thể phát triển ngành chế
biến gỗ trong thời gian tới.
4. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, khách hàng.
Các nhân tố nguồn nguyên liệu gỗ, máy móc thiết bò, trình độ lực lượng lao động ảnh hưởng đến đầu vào,
đến quá trình sản xuất, đến chất lượng, giá thành sản phẩm… Còn nhân tố khách hàng tiêu thụ quyết đònh đầu

23



ra và là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết đònh sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ta có thể chia thò trường thành hai loại:
4.1. Thò trường nội đòa: Theo số liệu thống kê trong cuộc tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 1999 thì
thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 5 triệu người, đây là đòa phương không chỉ có số lượng lớn dân số mà
còn có mật độ dân cư cũng vào loại cao nhất nước với 28.993 người/ Km2. Với tốc độ phát triển kinh tế
cao, thu nhập quốc nội hàng năm trên đầu người cao hơn 3 lần mức bình quân cả nước, rõ ràng, đây là thò
trường rất tốt cho ngành chế biến đồ mộc gia dụng nội đòa trên thò trường thành phố Hồ Chí Minh. Thế
nhưng, số lượng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm đồ mộc gia dụng trên thò trường trong thời gian qua không
nhiều. Sản phẩm đồ mộc gia dụng trên thò trường bao gồm: hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, bộ bàn ghế sa
lon, tủ biffe, tủ thờ, tủ nhà bếp, cầu thang và các loại bàn, ghế, giường,… đơn giản và do các cơ sở mộc gia
đình sản xuất từ nguồn gỗ tự nhiên và nguồn gỗ nhân tạo như: ván dăm, ván sợi, ván ép, ván formica,…
Hầu hết, nguồn gỗ tự nhiên được sử dụng để chế biến các loại sản phẩm này không được ngâm tẩm thuốc
chống mối mọt và cũng không được sấy khô để chống cong-vênh, nứt- tét sản phẩm sau một thời gian sử
dụng. Hơn nữa, các mặt hàng này chủ yếu được làm bằng công cụ thủ công nên năng suất lao động rất
thấp, giá thành cao. Trừ mặt hàng gỗ thủ công mỹ nghệ được gia công tinh vi, mẫu mã rất đẹp các sản
phẩm đồ mộc gia dụng còn lại được làm từ nguồn gỗ chất lượng kém, mức độ gia công vừa phải nhằm
giảm giá thành nên mẫu mã không đẹp, chất lượng không cao. Ngoài ra, trong vài năm gần đây trên thò
trường cũng xuất hiện một số sản phẩm mộc gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp và đây
là sản phẩm hỏng hay dư thừa trong xuất khẩu được các doanh nghiệp chế biến hàng gỗ xuất khẩu cung
cấp. Tất nhiên, các sản phẩm này đã được ngâm tẩm để chống mối mọt, sấy khô để chống cong vênh-nứt
tét và có mẫu mã mới-đẹp, chất lượng cao. Hiện nay, loại sản phẩm này đã bắt đầu được thò trường chấp
nhận và đang trên đà phát triển.
Nhìn chung, số lượng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm đồ mộc gia dụng trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh
trong thời gian qua không nhiều. Sỡ dó như vậy, theo tôi, là do những nguyên nhân sau đây:
-

Từ trước đến nay, người dân Việt nam nói chung và người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã quen
sử dụng sản phẩm đồ mộc gia dụng được sản xuất từ nguồn gỗ quý hiếm có chất lượng rất tốt như: cẩm

lai, giáng hương, gõ đỏ,…và thường được sử dụng qua nhiều thế hệ trong gia đình như đời ông, cha, con,
cháu,… Thế nhưng, nguồn gỗ này đã cạn kiệt và Nhà nước đã hạn chế việc khai thác, chế biến nên các cơ
sở chỉ có thể sản xuất từ nguồn gỗ rừng tự nhiên trong nước chất lượng thấp, gỗ rừng trồng hoặc gỗ vườn.
Hơn nữa, người tiêu dùng cho rằng gỗ từ rừng tự nhiên, gỗ vườn như : cao su, sầu đông, trám, keo lá tràm,
mít, xoài,…có chất lượng kém và thường bò mối-mọt sau một thời gian ngắn sử dụng, trong khi đó không
có một doanh nghiệp, cơ sở nào quảng cáo, thông tin,… gì về chất lượng các loại gỗ này sau khi được xử lý
ngâm, tẩm, sấy khô. Thật ra, nếu gỗ từ rừng trồng- gỗ vườn được xử lý ngâm, tẩm, sấy khô đạt yêu cầu
chất lượng kỹ thuật thì sản phẩm tạo thành rất đẹp, đạt chất lượng rất cao và có thể sử dụng lâu dài. Do
đó, cần phải có một quãng thời gian để người tiêu dùng hiểu biết được chất lượng của các loại gỗ này từ
đó mới có thể thay đổi quan niệm, thói quen tiêu dùng của họ.

-

Sản phẩm gỗ mỹ nghệ, sản phẩm gỗ gia dụng được sản xuất bằng máy móc công nghiệp có chất lượng
cao, mẫu mã đẹp nhưng giá thành lại cao. Các sản phẩm đồ mộc gia dụng khác có mẫu mã không đẹp,
hình dáng thô, chất lượng rất kém và được làm chủ yếu từ công cụ thủ công nên năng suất lao động thấp,
giá thành cao. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh của các sản
phẩm gia dụng được sản xuất từ vật liệu nệm -mousse, nhựa, sắt, nhôm, inox,…trên thò trường ngày càng
gay gắt với những mẫu mã, kiểu dáng mới lạ, đẹp mắt, giá cả vừa phải.

24


4.2. Thò trường nước ngoài: Như đã giới thiệu ở phần trước, ngành chế biến đồ gỗ gia dụng bằng máy móc
công nghiệp được hình thành và phát triển cách đây không lâu, trình độ chế biến chưa cao nên chưa có
uy tín trên thương trường thế giới. Khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến gỗ là các doanh
nhân người nước ngoài ( Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, một số nước Châu Âu,…) qua Việt Nam đặt hàng
theo mẫu mã, số lượng, chất lượng… của họ. Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đồ mộc gia
dụng của ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc quảng cáo tên hiệu doanh nghiệp cũng như sản phẩm
của doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, vấn đề tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản

phẩm đối với các doanh nghiệp rất khó khăn trong thời gian qua vì các doanh nghiệp chỉ có thể thụ động
ngồi chờ khách hàng đến thông qua sự giới thiệu của bạn bè hay của các doanh nghiệp khác. Rõ ràng,
đây là một điều nghòch lý trong nền kinh tế thò trường: “Khách hàng tìm đến nhà sản xuất để đặt hàng”
– điều mà các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cần phải suy nghó và quan tâm. Mặt khác, các doanh
nghiệp chế biến gỗ của ta chưa đủ điều kiện, khả năng để tạo ra mẫu mã và chủ động chào hàng, ký hợp
đồng trực tiếp với các công ty ở nước ngoài nên phải sản xuất theo mẫu mã, yêu cầu của khách hàng.
Chính vì thế, các bao bì sản phẩm phải ghi tên công ty nước ngoài và các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam coi như chỉ gia công cho các công ty nước ngoài, không được ghi tên hiệu doanh nghiệp của mình
trên sản phẩm do chính mình làm ra, đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp. Để có thể
nhận xét quy mô của từng thò trường xuất khẩu trong thời gian qua, ta hãy xem bảng sau đây.
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu sản phẫm gỗ theo từng nước trong thời gian qua trên đòa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.

( Đơn vò tính: 1000 USD )

Kim ngạch
xuất khẩu
Tổng số

1995
Giá trò

Tỷ lệ%

1996
Giá trò

1997
Tỷ lệ%


Giá trò

1998

Tỷ lệ%

Giá trò

Tỷ lệ%

39.278

100

38.618

100

41.677

100

35.014

100

Trong đó:
-

Đài loan


12.378

31,51

11.879

30,76

11.649

27,95

10.757

30,72

-

Hàn quốc

9.138

23,26

7.659

19,83

6.581


15,79

3.528

10,07

-

Nhật bản

5.245

13,35

7.258

18,80

9.867

23,67

9.632

27,51

-

Châu u


10.954

27,89

10.657

27,60

11.054

26,53

9.824

28,06

-

Các nước khác

1.563

3,98

1.165

0,03

2.526


6,06

1.273

3,64

Nguồn: Cục thống kê thành phố HCM.
Ta nhận thấy rằng: thò trường Hàn Quốc có xu hướng ngày càng giảm trong khi thò trường Nhật Bản ngày càng
rộng mở. Hơn nữa, Đài Loan và Châu u là hai thò trường rất ổn đònh và chiếm tỷ trọng lớn cho ngành chế
biến gỗ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
Một vấn đề cần phải phân tích nữa là sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ
Việt nam để tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Điều này đã làm cho mặt bằng giá cả sản phẩm đồ mộc
gia dụng bò giảm xuống và vô tình đem lại lợi ích cho các doanh nhân người nước ngoài. Phải chăng ngành
chế biến đồ mộc gia dụng thiếu sự trợ giúp của các tổ chức như: Tổ chức xúc tiến thương mại, Hiệp hội chế
biến gỗ và thủ công mỹ nghệ,…để giới thiệu tên hiệu cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến gỗ
đồng thời quy đònh thống nhất mức giá tối thiểu để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh ?
5. Chủ trương, chính sách phát triển ngành chế biến gỗ.
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, có giá trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân

25


×