Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH tế TRANG TRẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.16 KB, 68 trang )

Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn

Đề Tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

TP.Hồ Chí Minh năm 1999

Trang 1


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Đề Tài:


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã Số: 5.02.05

Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Khương

TP.Hồ Chí Minh năm 1999

Trang 2


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Mục lục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do lựa chọn đề tài

1

II.


Cơ sở khoa học lý luận và thực tiển

1

III.

Mục tiêu nghiên cứu

2

IV.

Nội dung nghiên cứu

2

V.

Đối tượng – Phạm vi – phương pháp nghiên cứu

3

VI.

Sản phẩm của đề tài

3

VII.


Bố cục của đề tài
4

CHƯƠNG I : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
I.1 Lý luận về kinh tế trang trại .

4

I.1.1: Trang trại và một số quan điểm về kinh tế trang trại tại Việt Nam

4

I.1.1.1: Bản chất của trang trại

4

I.1.1.2: Một số quan điểm về kinh tế trang trại tại Việt Nam .

5

I.1.2 :Tình hình phát triền kinh tế trang trại trên Thế Giới .

7

I.1.2.1: Sự phát triển trang trại tại các nước Công nghiệp phát triển giai
đọan Chủ nghóa tư bản công xưởng cổ điển.

8

I.1.2.2 : Sự phát triển trang trại ở các nước công nghiệp phát triển giai

đọan chủ Nghóa tư bản hiện đại .

9

I.1.2.3 : Sự phát triển trang trại ở các nước Châu Á .

9

I.1.2.4 : vai trò quan trọng của kinh tế trang trại các nước .

11

I.1.3 : Những bài học kinh nghiệm về kinh tế trang trại ở một số nước .

13

I.1.3.1 : Về cơ cấu sản xuất

13

I.1.3.2 : Về sở hữu tư liệu sản xuất

13

I.1.3.3 : Về quy mô đất đai

14

I.1.3.4 : Ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật trong các trang trại


15

I.1.3.5 : hệ thống hợp tác xã hỗ trợ các trang trại .

15

I.1.3.6 : Sự quan tâm của nhà nước đối với trang trại

16

I.2 : Tính tất yếu về phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam

16

I.2.1 : Điều kiện và cơ sở pháp lý để xuất hiện kinh tế trang trại tại Việt Nam .
I.2.2 : Phát triển kinh tế trang trại – Con đường tất yếu của việc thực hiện

Trang 3

16


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong lónh vực Nông nghiệp.
I.2.3 : Tình hình phát triển trang trại ở nước ta hiện nay .

18

20

CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI BÌNH DƯƠNG
.
II. 1 : Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển .

23

II.1.1. : Tổng quan về điều kiện tự nhiện – kinh tế – xã hội .

23

II.1.2 : Tính tất yếu của việc hình thành kinh tế trang trại tại Bình Dương .

25

II.2 : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Bình Dương trong thời gian qua .

27

II.2.1 : Một số nét tổng quan .

28

II.2.2 : Trình độ tổ chức quản lý trang trại

29

II.2.3 : Quy mô sử dụng đất đai của trang trại


30

II. 2.4 : Lao động và sử dụng lao động của trang trại

30

II.2.5 : Vốn và sử dụng vốn của trang trại

31

II.2.6 : Trang bò máy móc thiết bò của trang trại

32

II.2.7 : Hiệu quả kinh tế trang trại .

32

II.2.8 : Vai trò của kinh tế trang trại đối với việc phát triẩn kinh tế – xã hội
Tỉnh Bình Dương

34

II.3 : Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại tại Tỉnh Bình Dương .

36

II.3.1 : Những đặc điểm của trang trại Tỉnh Bình Dương

36


II.3.2 : Những thuận lợi và khó khăn của quá trình phát triển kinh tế trang trại tại Bình Dương .

37

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỈNH BÌNH DƯƠNG .
III.1 : Quan điểm và đònh hướng phát triển

40

III.1.1 : Quan điểm phát triển

40

III.1.2 : Đònh hướng phát triển

43

III.2 : Giải pháp phát triển

44

III.2.1 : xác đònh mô hình trang trại chủ yếu tại Bình Dương .

44

III.2.2 :Giải pháp tạo tiền đề về cơ sở pháp lý cho kinh tế trang trại.

46


III.2.3 : Giải pháp về vấn đề đất đai .

48

III.2.4 : Giải pháp vềvốn

49

III.2.5 : Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

51

III.2.6 : Giải pháp về ứng dụng khoa học kỷ thuật và công nghệ

51

Trang 4


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

III.2.7 : Giải pháp về cung ứng vật tư – Kỷ thuật

52

III.2.8 : Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm


53

III.3 : Một số kiến nghò để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển .

54

III.3.1 :Kiến nghò đối với Nhà nước

54

III.3.2 : Kiến nghò đối với Tỉnh Bình Dương

55

KẾT LUẬN :

56

Trang 5


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2
Phụ lục
Trang

Biểu 1 : Số trang trại và lao động nông nghiệp của một số nước Châu u
Biểu 2 : Số trang trại và lao động của các nước Công nghiệp mới và Nhật Bản
Biểu 3 : Số trang trại và lao động nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á


58
59
60

Biểu 4 : Quy mô về diện tích, lao động, vốn đầu tư của trang trại ở một số
đòa phương ở Việt Nam

61

Biểu 5 : Thành phần chủ trang trại chia theo mô hình sản xuất

61

Biểu 6 : Trình độ chủ trang trại

62

Biểu 7 : Diện tích các trang trại phân theo các Huyện Thò

62

Biểu 8 : Diện tích đất trang trại phân theo mô hình sản xuất

63

Biểu 9 : Trang trại phân theo quy mô diện tích

64


Biểu 10 : Lao động ở các trang trại phân theo mô hình sản xuất

65

Biểu 11 : Nguồn vốn đầu tư của các trang trại

66

Biểu 12 : Trang bò máy móc thiết bò của các trang trại

67

Biểu 13 : Doanh thu và chi phí phân theo thời gian

68

Biểu 14: Doanh thu và chi phí phân theo chủ đầu tư

69

Biểu 15 : Doanh thu và chi phí phân theo mô hình sản xuất

70

Biểu 16 : Năng lực chế biến cao su tại Bình Dương

71

Biểu 17 : Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế tài chính cây cao su


72

Biểu 18 : Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng điều

73

Biểu 19 : Năng lực chế biến điều

74

Biểu 20 : Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế tài chính cây điều

75

Biểu 21 : Thống kê diện tích các loại cây ăn quả

76

Biểu 22 : Dự báo một số chỉ tiêu tài chính cây ăn qua û

77

Biểu 23 : Danh sách các trại chăn nuôi và nuôi gia công

78

Biểu 24 : Danh sách các cơ sở chế biến sữa và giết mổ

79


Biểu 25 : Danh sách các cơ sở chế biến thức ăn gia súc

80

Biểu 26 : Tổng hợp thông tin chung của trang trại

81

Biểu 27 : Tổng hợp một số kết quả trả lời phỏng vấn của 989 trang trại

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

PHẦN MỞ ĐẦU:

Sơn CH 6.2

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I .Lý do lựa chọn đề tài :
Cùng với sự phát triển Nông Nghiệp đất nước , Nông Nghiệp Bình Dương trong thời gian qua
đã đạt được các kết quả đáng kể .Trong năm 1998 giá trò sản xuất ngành nông nghiệp tăng 5,2% so với
năm 1997 trong đó giá trò sản xuất trồng trọt tăng 3,03% ; chăn nuôi tăng 19,31% ; dòch vụ nông nghiệp
tăng 4,45%(1) . Một nét đặc trưng trong sự phát triển nông nghiệp - nông thôn Tỉnh Bình Dương là sự

xuất hiện ngày càng nhiều các trang trại và chính loại hình này đã và đang đóng vai trò tích cực trong
việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp - nông thôn tại Bình Dương . Đây là mô hình mới
trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn tại Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng
nên được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo tỉnh củng như các nhà khoa học các cơ quan chuyên
môn .
Là mô hình mới nên còn nhiều vấn đề cần phải thống nhất , nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ .
Chính vì tính thời sự của vấn đề nên chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh
Bình Dương” để làm luận văn tốt nghiệp . Hy vọng rằng qua quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ trình bày
được quan điểm của mình về kinh tế trang trại đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự
phát triển của loại hình này đặc biệt là ở tỉnh Bình Dương
II. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài :
Kinh tế trang trại là mô hình đã và đang phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới và có vai
trò hết sức quan trọng trong nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế các nước . Phát triển kinh tế trang
trại là xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá của hầu hết các nước trên thế giới .
Ở Việt Nam kinh tế trang trại đang là một hiện tượng kinh tế mới , có tính thời sự và đặc biệt
được sự quan tâm sâu sắc của các ngành , các giới .Tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển của kinh
tế trang trại còn mang tính tự phát chưa có chủ trương chung do nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn
còn đang tranh luận chưa đạt được sự thống nhất .
Bình Dương là một trong những đòa phương đi đầu về phát triển kinh tế trang trại và mô hình
này đã từng bước khẳng đònh được vò trí của mình trong quá trình phát triển nông nghiệp – nông thôn tại
Bình Dương . Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và đề ra giải pháp để tạo điều kiện
cho mô hình này phát triển .
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , đồng thời là một tỉnh vừa có
đồng bằng vừa có trung du nên việc phát triển trang trại có tính đa dạng và phong phú , vì vậy việc
nghiên cứu trang trại tại Bình Dương có ý nghóa thực tiễn quan trọng không chỉ trên phạm vi của Tỉnh .

Trang 7


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế


Sơn CH 6.2

III.Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu của các đề tài được xác đònh là :
-Thứ nhất : xác đònh rõ khái niệm , tiêu thức và quan điểm phát triển kinh tế trang trại tại Bình Dương .
-Thứ hai : Qua đánh giá thực trạng hình thành và phát triển kinh tế trang trại tại Bình Dương đề ra được
những giải pháp , kiến nghò nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại tại Bình
Dương nói riêng và ở các điạ phương khác nói chung .
IV.Nội dung nghiên cứu : Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau :
- Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại : lý luận và thực tiễn phát triễn của kinh tế trang trại ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam
- Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tại Bình Dương
- Đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại tại Bình Dương
V. Đối Tượng - Phạm Vi - Phương Pháp Nghiên Cứu :
- Đối tượng nghiên cứu là 989 trang trại đã được điều tra tại Bình Dương đến thời điễm 1 / 08 /1998 ,
tập trung chủ yếu trên đòa bàn của hai Huyện Tân Uyên và Bến Cát .
- Phạm vi : Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn hình thành và phát triển của kinh tế trang
trại tại Bình Dương như : vốn , lao động , quy mô diện tích … để từ đó rút ra được những thuận lợi và
khó khăn của mô hình này nhằm đề ra được những giải pháp có tính khả thi để phát triển loại hình kinh
tế trang trại tại Bình Dương .
- Phương pháp nghiên cứu : hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương
pháp lòch sử và phương pháp mô tả .
* Phương pháp lòch sử : Chủ yếu nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các trang trại của một số nước
trên thế giới để từ đó rút ra được những kinh nghiệm có thể ứng dụng trong điều kiện ở nước ta , cụ thể
là ở Bình Dương .
* Phương pháp mô tả : thông qua quá trình nghiên cứu thu thập số liệu , kết quả phỏng vấn …..để đáng
giá tình hình hoạt động thực tế của các trang trại , từ đó xác đònh được thuận lợi , khó khăn để đề ra các
giải pháp thích hợp .
VI . Sản phẩm của đề tài : tương ứng với nội dung nghiên cứu , sản phẩm của đề tài bao gồm :

- Tổng hợp số liệu về xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới .
- Báo cáo tổng hợp và các số liệu liên quan đến thực tiển của kinh tế trang trại tại Bình Dương .
-

Các giải pháp , kiến nghò nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế trang trại

tại Bình Dng .
VII. Bố cục của đề tài :
Phần Mở Đầu : Tổng quan về đề tài .

Trang 8


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Chương I : xu hướng phát triển kinh tế trang trại .
Chương II:Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Bình Dương
Chương III: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Bình Dương .
Kết Luận .
Chương I : Xu Hướng Phát Triển Kinh Tế Trang Trại.
I.1 Lý luận về kinh tế trang trại :
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp hàng hóa của các
nước trên thế giới có lòch sử phát triển từ lâu đời. Gần hai thế kỷ tồn tại , kinh tế trang trại đã đóng vai
trò tích cực trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thế giới . Tuy nhiên ở
nước ta loại hình này chỉ thực sự được hình thành và phát triển trong thời gian gần đây và đã trở thành
một vấn đề thực tiễn sinh động thu hút nhiều ngành , nhiều giới quan tâm nghiên cứu . Sau đây chúng tôi
xin trình bày một số quan điểm mà các nhà khoa học cũng như các cấp chính quyền đang quan tâm hiện
nay.

I.1 .1 Trang trại và một số quan điểm về kinh tế trang trại tại Việt Nam :
I.1.1 .1 Bản chất của trang trại :
Trên thế giới loại hình kinh tế trang trại ra đời thay thế cho loại hình kinh tế tự cấp tự túc là hoàn
toàn phù hợp với quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong lónh vực nông
nghiệp .Về bản chất : Kinh tế trang trại là kinh tế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp khác với kinh tế
tiểu nông tự cấp tự túc . Các Mác đã phân biệt người chủ trang trại với tiểu nông ở chổ : Người chủ trang
trại bán ra thò trường toàn bộ sản phẩm làm ra còn người tiểu nông thì tiêu dùng đại bộ phận sản phẩm
làm ra và mua bán càng ít càng tốt.
Ở Việt Nam việc hình thành và xuất hiện trang trại cũng không nằm ngoài những thông lệ cuả quy
luật phát triển lực lượng sản xuất nói trên .
I.1.1.2 Một số quan điển về kinh tế trang trại tại Việt Nam :
Quan điểm 1 : Cho rằng kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất theo hướng thúc đẩy sản
xuất lớn , nhằm tạo điều kiện để kinh tế thò trường nhanh chóng thâm nhập vào khu vực nông nghiệp ở
nước ta . Đặc trưng của kinh tế trang trại là sự tích tụ ở những mức độ khác nhau về điều kiện sản xuất.
Do đó về tiêu chuẩn của kinh tế trang trại có ý kiến nhấn mạnh đến quy mô tích tụ về ruộng đất , về vốn
, về sử dụng lao động , có ý kiến lại nhấn mạnh đến tỷ lệ sản phẩm hàng hóa , trình độ trang bò công cu ï,
trình độ kỹ thuật , thâm canh .v.v…
Quan điểm 2 : Cho rằng trong nền kinh tế thò trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau
tham gia bỏ vốn vào sản xuất . Vì vậy nếu trong ngành công nghiệp có doanh nghiệp nhà nước , doanh
nghiệp tư nhân , doanh nghiệp hùn vốn , thì ở nông nghiệp trang trại được xem là một hình thức tổ chức

Trang 9


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

sản xuất giống như doanh nghiệp trong công nghiệp và do đó có : “ Trang trại Nhà nước”, “ Trang trại
tập thể”, “ Trang trại tư nhân”, “ Trang trại gia đình”.

Quan điểm 3 : Cho rằng kinh tế trang trại thực chất là kinh tế hộ gia đình kinh tế tư nhân ở nông
thôn , có điều kiện tập trung ruộng đất đến quy mô đủ để sản xuất hàng hóa với tỷ suất cao , tự lao động
và có thuê lao động.
Quan điểm 4 : Quan điểm xác đònh trang trại chủ yếu trên quy mô diện tích đất . Quan điểm này
khá phổ biến ở cấp chính quyền đòa phương .Thực tế cho thấy do chưa có sự thống nhất về khái niệm
cũng như về tiêu chuẩn để xác đònh trang trại nên có sự khác biệt khá lớn khi điều tra theo các tiêu
chuẩn khác nhau.
Cụ thể trong quá trình khảo sát kinh tế trang trại của Cục thống kê tiến hành điều tra tại 4 tỉnh : Yên
Bái, Thanh Hóa, Bình Dương, Bình Phước đến tháng 08/1998 theo tiêu chuẩn của Cục thống kê có 5.466
trang trại đang hoạt động. Nhưng theo tiêu chuẩn của đòa phương thì đến cùng thời điểm lại có 16.331
trang trại , sự chênh lệch số lượng như vậy là quá lớn ( 2 )
Sở dó hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về kinh tế trang trại, do các nhà khoa học vẫn chưa thống
nhất về một số vấn đề sau :
- Quy mô trang trại như thế nào là hợp lý? theo quan điểm chúng tôi quy mô tốt nhất là phải đảm
bảo việc sử dụng cơ giới hóa trong quá trình hoạt động sản xuất và khai thác .
- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất có quy mô tương đối lớn đòi hỏi phải có sự tích tụ đất đai .
Vấn đề này đồng nghóa với nông dân không đất và thiếu đất. Nếu có quan điểm chính thức về vấn đề
nông dân không có đất thì vấn đề trang trại không sôi động như hiện nay.
- Sự xuất hiện trang trại ở nông nghiệp thì phải có chủ trang trại và người làm thuê . Đối với lónh vực
công nghiệp , dòch vu ï, thương mại việc xác đònh đa thành phần kinh tế đã không còn bàn cải , thì việc
hình thành một tầng lớp công nhân trong nông nghiệp cũng hoàn toàn hợp lôgic .
Tuy còn nhiều quan điểm , song qua nghiên cứu có thể xác đònh các đặc trưng chủ yếu của kinh tế
trang trại ở nước ta hiện nay là :
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông-lâm -ngư nghiệp, được hình thành trên cơ
sở kinh tế hộ, nhưng mang tính chất sản xuất hàng hóa rỏ rệt.
- Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn với mức bình quân của các hộ kinh tế gia đình ở từng
vùng về các điều kiện sản xuất ( đất đai, vốn, lao động ) đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa lớn
hơn và thu lợi nhuận nhiều hơn .
- Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu , có vốn , trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có
hiểu biết về thò trường , bản thân và gia đình có thể trực tiếp tham gia lao động và quản lý sản xuất ở

trang trại , đồng thời có thuê mướn thêm lao động .

Trang 10


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

- Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa , gắn liền với thò trường. Chính vì vậy nó có
nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang tính tự cấp , tự túc trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp , sử dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến , bảo quản , nhằm tăng năng suất lao động
, hạ giá thành sản phẩm , ổn đònh về quy cách , chất lượng sản phẩm tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh
trên thò trường .
- Quy mô về sử dụng đất , lao động , vốn là những yếu tố cơ bản quyết đònh tính chất sản xuất hàng
hóa của trang trại . Vì vậy tiêu chuẩn để xác đònh trang trại nông – lâm – ngư nghiệp phải căn cứ vào
:quy mô sử dụng đất đai , lao động tiền vốn . Về quy mô trang trại có thể không giống nhau giữa các
vùng khác nhau và giữa các loại hình trang trại khác nhau ( nông, lâm, ngư nghiệp ) Song ít ra là phải
hơn hẳn so với mức bình quân về quy mô đất đai của kinh tế hộ.
I.1.2.Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới :
Kể từ khi phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghóa thay thế phương thức sản xuất phong kiến , nền
kinh tế thò trường bắt đầu phát triển thì sự cạnh tranh cũng xuất hiện . Để thích nghi các ngành kinh tế
phải thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa . Trong nông nghiệp cũng có sự chuyển biến từ nền
kinh tế tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa để tiếp cận với thò trường và chính trong quá trình này loại
hình tổ chức sản xuất mới được hình thành từ cơ sở các nông hộ đó là các trang trại . Đến cuối thế kỷ
XVII, khi Vương Quốc Anh đi vào công nghiệp hóa , có quan niệm cho rằng : Trong nền kinh tế hàng
hóa Tư Bản Chủ Nghóa , nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp tập trung quy mô lớn , nhưng kết
quả là các xí nghiệp nông nghiệp tư bản quy mô lớn không hiệu quả bằng các trang trại gia đình quy mô
nhỏ .
Khi nghiên cứu hình thức sản xuất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Tư Bản Chủ Nghóa ,

ban đầu Các Mác cho rằng nông nghiệp sẽ hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn và tổ chức sản
xuất theo kiểu công nghiệp. Nhưng về sau chính các Mác lại cho rằng dự báo ban đầu là không phù hợp
ngay cả với nước Anh .
Thực ra Chủ nghóa Tư Bản cũng không thích thú lắm trong việc đầu tư vào nông nghiệp , vì nó là
ngành phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên , kinh doanh thường gặp nhiều rủi ro , trong khi đó tỷ suất lợi
nhuận thấp, giá trò công lao động cũng thấp . Chính vì vậy hình thức trang trại gia đình đã phát triển cho
đến ngày nay .
I.1.2.1 Sự phát triển trang trại ở các nước công nghiệp phát triển giai đoạn Chủ Nghóa Tư Bản công
xưởng cổ điển :
Cuối thế kỷ XVIII ban đầu các trang trại phát triển theo xu hướng trang trại có quy mô lớn do hai
yếu tố giá nông sản tăng và giá nhân công rẻ .

Trang 11


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Nhưng khi phát triển được máy nông nghiệp và phân bón hóa học đã làm tăng sản lượng nông
nghiệp , nên giá nông sản có xu hướng giảm dần . Sự phát triển mạnh công nghiệp cùng với việc tăng
nhanh năng suất lao động trong nông nghiệp đã nâng cao giá trò lao động . Đồng thời việc di dân sang
Châu Mỹ và Châu Úc đã làm cho giá thuê lao động tăng nhanh. Tình hình này làm mất dần ưu thế của
trang trại lớn , và cũng chính điều kiện này đã phát huy các ưu thế của trang trại gia đình.
I.1.2.2 Sự phát triển kinh tế trang trại ở các nước công nghiệp phát triển giai đoạn Chủ Nghóa Tư
Bản hiện đại :
Sau chiến tranh thế giới thứ II, ở các nước phát triển các trang trại có xu hướng chuyển thành trang
trại gia đình vì lao động làm thuê giảm nhanh từ 3% - 4%/năm do sự thu hút lao động từ nông thôn ra
thành thò .
Cho đến nay, ở các nước tiên tiến trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển mạnh . Ngay ở Mỹ,

một nước có nền nông nghiệp tiên tiến nhất , quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp tiến hành mạnh
nhất thì số trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển .
Các số liệu dưới đây cho chúng ta hình dung được tình hình phát triển của kinh tế trang trại ở một số
nước công nghiệp phát triển trong giai đoạn Chủ Nghóa Tư Bản hiện đại .( Phụ lục : Biểu 1 trang 58 )
I.1.2.3 Sự phát triển trang trại ở các nước Châu Á :
Sự phát triển kinh tế trang trại ở các nước Châu Á có nhiều kiểu khác nhau phụ thuộc vào khả năng thu
hút lao động ra khỏi nông nghiệp , khả năng khai thác đất mới và khả năng thuê ruộng . Các kiểu phát
triển trang trại ở Châu Á có thể tóm tắt ở 2 dạng nước :
-

Dạng 1 : Các nước công nghiệp mới và Nhật Bản

-

Dạng 2 : Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc

I.1.2.3.1. Sự phát triển kinh tế trang trại ở các nước CN mới và Nhật Bản:
Các nước này đông dân , khi lao động nông nghiệp bắt đầu suy giảm thì quy mô trang trại có tăng lên ,
song mức tăng không lớn . Đặc điểm trang trại ở các nước này là có quy mô nhỏ phù hợp với việc canh
tác bằng các phương tiện cơ giới nhỏ, các trang trại ở đây nhờ sự tác động của công nghiệp đã đẩy mạnh
thâm canh nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa họa kỹ thuật để cơ giới hóa , hiện đại hóa các hoạt
động sản xuất nông nghiệp.( Phụ lục : Biểu 2 trang 59 )
Khi đã thực hiện được công nghiệp hóa nền kinh tế , nông nghiệp các nước này được sự hổ trợ mạnh
mẽ của công nghiệp để phát triển và các trang trại nhỏ của họ tiếp tục tồn tại theo hướng chuyển đổi cơ
cấu sản xuất và hiện đại hóa các hoạt động của mình . Họ tìm cách tăng thu nhập bằng cách sản xuất các
sản phẩm cao cấp cho người thành thò , các sản phẩm ít rủi ro hơn . Ngoài ra họ còn tìm nguồn thu nhập
phi nông nghiệp để tăng thêm khoản thu nhập vốn không nhiều từ lónh vực nông nghiệp .
I.1.2.3.2 Sự phát triển kinh tế trang trại ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc :

Trang 12



Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Qua khảo sát số lượng trang trại và lao động nông nghiệp ở các nước này cho thấy số trang trại tiếp
tục tăng theo lao động nông nghiệp . Diện tích bình quân của trang trại nhỏ và có xu hướng giảm dần ,
nguyên nhân do trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa , công nghiệp chưa đủ sức thu hút lao động tăng
lên trong nông nghiệp và do khả năng mở rộng diện tích bò hạn chế nên tuy số lượng trang trại có tăng
nhưng quy mô diện tích thì giảm dần .( Phụ lục : Biểu 3 trang 60 )
Đặc điểm trang trại ở các nước này có quy mô nhỏ và người nông dân đã phải đầu tư thêm lao động
( thâm dụng lao động ) vào thâm canh, áp dụng kỹ thuật “ thay thế đất đai” … để làm sao có thể sử dụng
đất một cách hiệu quả nhất. Mặt khác các trang trại đã từng bước đa dạng hóa sản xuất , phát triển
ngành nghề phi nông nghiệp để góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Riêng tại Trung Quốc từ năm 1978 đã tiến hành cải cách nông nghiệp –nông thôn , với trọng tâm là
đổi mới các hình thức kinh tế vốn có trước đây. Từ những năm 1980 – 1981 Trung Quốc thực hiện hình
thức thuế khoán hộ . Việc chuyển từ hình thức công xã nhân dân , sang hình thức khoán hộ đóng vai trò
chủ yếu trong sự hồi sinh của nền kinh tế nông nghiệp Trung Quốc. Kinh tế nông nghiệp được tổ chức
sản xuất theo từng hộ gia đình và phát triển các hợp tác xã dòch vụ phục vụ hộ nông dân như các hộ góp
vốn mua máy cày, lập cơ sở sản xuất dòch vụ… Nhờ cải cách , nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được
những kết quả to lớn . Trong giai đoạn 1979 – 1984 tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 9,5%/năm , sản
lượng lương thực từ 394,8 triệu tấn tăng lên 407,3 triệu tấn . Như vậy kinh tế hộ Trung Quốc đóng vai trò
to lớn cho nền kinh tế giai đoạn 1978 – 1985 và là cơ sở cho việc ra đời các trang trại ngày nay.
Tuy nhiên , kinh tế trang trại tại Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do lao động trong nông
nghiệp giảm chậm , chi phí đầu tư cho thâm canh hóa nông nghiệp tăng hơn so với giá nông sản do đó
phải áp dụng giải pháp đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nhờ vào sự phát
triển mạnh mẽ của công nghiệp nông thôn và tổ chức thò trường nông thôn ngày càng được cải thiện theo
tiến trình công nghiệp hóa đất nước .
Như vậy mức độ và sự thành công của quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phát

triển kinh tế trang trại ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc . Đối với một số nước đông dân và nông
dân chiếm đa số thì việc làm cho lao độâng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa vừa có ý nghóa
tăng thu nhập vừa có ý nghóa trong việc thay đổi cấu trúc và tổ chức kinh tế trong nông nghiệp . Xu
hướng chung của các nước này là đa dạng hóa nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn bằng công nghiệp
và dòch vụ.
Với không gian đòa lý, văn hóa gần giống nhau , trình độ phát triển kinh tế không quá chênh lệch
nhau , những kinh nghiệm và khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại của các nước này sẽ có ích cho
Việt Nam.
I.1.2.4 Vai trò quan trọng của kinh tế trang trại các nước :

Trang 13


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Các số liệu được phân tích dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của kinh tế trang trại
như thế nào đối với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước, cụ thể như sau :
-Ở Hoa Kỳ : Trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại , 65% đất đai và gần 70% giá trò nông
sản của cả nước . Có 2,2 triệu trang trại sản xuất hơn 50% sản lượng bắp và đậu tương toàn thế giới ,
hàng năm xuất khẩu 40 – 50 triệu tấn lúa , 50 triệu tấn ngô và đậu tương (3)
- Pháp : Với 98.000 trang trại đã sản xuất khối lượng nông sản nhiều gấp 2,2 lần so với nhu cầu
trong nước với tỷ lệ hàng hóa về hạt cốc là 95% , thòt sửa 70 – 80% , rau quả trên 70% . Riêng năm 1981
đã xuất khẩu 24 triệu tấn hạt cốc chiếm gần ½ tổng sản lượng (4)
- Hà Lan : Có 128.000 trang trại , diện tích chỉ xấp xỉ bằng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng giá trò
nông sản xuất khẩu chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Có 1.500 trang trại chuyên trồng hoa hàng năm sản xuất 07 tỷ
bông hoa và 600 triệu chậu hoa, trong đó 70% dành cho xuất khẩu (5)
- Nhật Bản : Với gần 4 triệu lao động ở trang trại đã đảm bảo lương thực thực phẩm cho 125 triệu
người ( gạo 107%; thòt 81%; trứng 98%; sửa 89%; rau quả 76 – 95%; đường 84% ) (6 )

- Malaisia : Các trang trại trồng cây công nghiệp hàng năm sản xuất 4 triệu tấn dầu cọ ( 75% sản
lượng thế giới ) 1,6 – 1,8 triệu tấn mủ cao su , 274.000 tấn ca cao, … (7)
- Về năng suất lao động nông nghiệp ở các nước phát triển : sản lượng của một lao động nông
nghiệp ở Nhật nuôi được 20 người , ở Ý 25 người , Úc 35 người, Canada 35 người , Hà lan 60 người , Hoa
kỳ 80 người, Anh 95 người , Bỉ 100 người . Ở các nước đang phát triển do công nghiệp hóa còn thấp nên
một lao động chỉ mới nuôi được 4 – 5 người. ( 8 )
Qua hai thế kỷ tồn tại và phát triển kinh tế trang trại đã khẳng đònh được vai trò của mình trong nền
kinh tế thế giới và chính điều đó đã khẳng đònh tính tất yếu , tính hợp quy luật của kinh tế trang trại trong
lòch sử phát triển nền kinh tế thò trường thế giới.
I.1.3. Những bài học kinh nghiệm về kinh tế trang trại ở một số nước :
I.1.3.1 Về cơ cấu sản xuất :
- Ở những nước mà nông nghiệp đã phát triển đến trình độ cao như Hoa kỳ, Canada , Tây âu thì cơ
cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hóa : Chuyên môn bò thòt hay bò sửa , chuyên nuôi gà hay heo ,
chuyên trồng cây ăn trái , hoặc hoa, rau , cây cảnh, …. Có những trang trại chuyên sản xuất nông sản hay
lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến , có khi kết hợp sản xuất với chế biến ở trình độ sơ
chế hay tinh chế.
- Ở các nước Bắc Âu có mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp
.
- Ở các nước Châu Á kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp.

Trang 14


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Qua các mô hình này theo quan điểm của chúng tôi các trang trại ở Việt Nam có khả năng ứng dụng
vào thực tế của mình tuy rằng với trình độ thấp hơn . Các kinh nghiệm ở các nước Châu Á cũng cho
chúng ta hướng nhìn mới vì thực tế Việt Nam không khác biệt nhiều với các quốc gia trong khu vực về

đòa lý, văn hóa , trình độ sản xuất, …
I.1.3.2 Về sở hữu về tư liệu sản xuất :
- Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất : từ đất đai , công cụ
, máy móc , chuồng trại , kho bãi , … riêng về ruộng đất ở nhiều nước , 70 – 80% chủ trang trại có ruộng
đất riêng . Ở Hoa kỳ, số chủ trang trại sở hữu hoàn toàn ruộng đất chiếm 59%, sở hữu một phần 29,3%
và thuê hoàn toàn 11,7% ( số liệu năm 1982 ) , ở Thụy điển có 30% chủ trang trại có ruộng đất riêng (9)
- Chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất còn phải đi thuê của người khác . Trường
hợp khá phổ biến là trang trại có đất đai nhưng phải thuê máy móc , chuồng trại , kho tàng, …
- Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại
hoặc của Nhà nước để sản xuất , không chỉ máy móc thiết bò, kho tàng mà cả đất đai , mặt nước , rừng
cây, …
Như vậy thực tế ở các nước có nền kinh tế thò trường phát triển cho thấy sở hữu tư liệu sản xuất
không phải là yếu tố quyết đònh sự thành đạt của một trang

trại . Vận dụng các yếu tố này ở Việt Nam

có thể giải quyết được các vướng mắc do các quy đònh của luật pháp về quyền sử dụng đất , hạn điền .
I.1.3.3 Về quy mô đất đai:
Quy mô trang trại ở các nước, các khu vực rất khác nhau:
- Châu Á : bình quân diện tích đất đai trang trại thấp nhất: Bănglet:0,88ha ; Nhật bản , Hàn quốc ,
Đài loan : từ 1 – 2 ha ; n độ : 2 ha ; Pakistan : 3,86ha ; Thái lan : 4,5 ha;
- Châu u: Ý: 7,9ha; Hà lan: 16ha; Đức: 27,7ha; Anh: 71ha ( năm 1987 )
- Bắc Mỹ : Hoa kỳ : 180ha ( năm 1980 ) (10)
Trong quá trình phát triển quy mô diện tích bình quân của trang trại có xu hướng tăng lên cụ thể :
-

Pháp : năm 1956 là 13 ha đến năm 1993 là 35,1 ha

-


Hoa ky ø: năm 1949 là 70 ha đến năm 1980 là 180 ha

-

Nhật bản : năm 1945 là 0,7ha đến năm 1989 là 1,2ha

-

Riêng các nước Đông Nam Á thì quy mô diện tích bình quân có xu hướng giảm ( Phụ lục : Biểu 3
trang 60 )
Quy mô diện tích trang trại ở các nước tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng khu vực , từng quốc

gia . Vận dụng vào tình hình tại Việt Nam phải căn cứ vào đặc điểm của Việt Nam và theo quan điểm
của chúng tôi thì cơ sở đầu tiên để xác đònh quy mô của trang trại phải căn cứ vào ngành nghề hoạt động
: chăn nuôi khác , trồng trọt khác , cây hàng năm khác , cây lâu năm khác , và quy mô này phải đảm bảo

(10) [ 13, 47]

Trang 15


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

khả năng cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật , có như vậy mới tạo ra được khả
năng sản xuất hàng hóa của trang trại I.1.3.4 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các trang
trại:
Đây là điều các trang trại hết sức quan tâm , chính nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các
trang trại có điều kiện để trang bò máy móc hiện đại , ứng dụng các kỹ thuật về sinh học để tăng sản

lượng . Ở các nước công nghiệp phát triển các trang trại đã sử dụng máy móc hiện đại với mức độ cơ giới
hóa ngày càng cao từng bước tiến lên tự động hóa và tin học hóa . Điều này cũng góp phần giảm tỷ lệ
lao động làm việc trong trang trại . Ở Hoa kỳ còn trên 2% , Thụy điển 3,6% , Đức 3,9% , Pháp 6,4% so
với tổng số lao động xã hội (11) Ở Hoa kỳ có 20% số trang trại có quy mô 50 ha trở lên đã sử dụng máy
tính điện tử để điều hành sản xuất (12) . Nhưng ở các nước đang phát triển mới bắt đầu công nghiệp hóa ,
các trang trại còn phổ biến sử dụng công cụ thủ công . Một số nước còn hình thức thuê máy móc thiết bò
để sử dụng , và đây là kinh nghiệm có thể ứng dụng tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay .
I.1.3.5 Hệ thống hợp tác xã hổ trợï các trang trại:
Các hợp tác xã ra đời trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của các chủ trang trại trong từng phạm vi đòa
phương để hổ trợ trang trại về các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra .
Có rất nhiều loại hình hợp tác xã , từ cung ứng dòch vụ và các vật tư kỹ thuật đến chế biến nông sản
, tiêu thụ sản phẩm , bảo vệ quyền lợi của các chủ trang trại , những doanh nghiệp hay các tổ chức bán
buôn . Mục tiêu của các hợp tác xã này không phải lợi nhuận là chính mà là góp sức với các trang trại
thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.
Đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi các trang trại ở nước ta hiện nay việc thiếu thông tin, thiếu
đònh hướng trong quá trình hoạt động đã trở thành một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến các
trang trại.
I.1.3.6 Sự quan tâm của Nhà nước đối với trang trại:
Đối với các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển , họ đánh giá rất cao vai trò đóng góp
của kinh tế trang trại , và nhà nước với tư cách là người điều tiết đã tạo mọi điều kiện khuyến khích
trang trại tiếp tục phát triển bằng những biện pháp như : chống độc quyền trong việc mua bán tư liệu sản
xuất và vật tư nông nghiệp , đầu tư những khoản lớn về cơ sở hạ tầng để phục vụ nông nghiệp , có những
chính sách về tài chánh ưu đãi như cho vay vốn với lãi suất thấp và thậm chí một số nước có chính sách
bảo hộ các trang trại trong cuộc cạnh tranh trên thò trường nông sản với nước ngoài . Nhật bản là một
trong những nước điển hình về vấn đề này.
Qua nghiên cứu về tình hình trang trại ở một số nước trên thế giới cho chúng ta những kinh nghiệm
thực tế để áp dụng tại Việt Nam . Tuy rằng kinh tế trang trại ở nước ta chỉ mới hình thành trong thời gian
gần đây, trình độ sản xuất còn thấp nhưng hoàn toàn có khả năng chắt lọc từ những kinh kinh nghiệm

Trang 16



Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

của trang trại các nước để ứng dụng vào nước ta nhằm khắc phục các khó khăn và ổn đònh tình hình phát
triển của kinh tế trang trại .
I.2 Tính tất yếu về phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam:
I.2.1 Điều kiện và cơ sở pháp lý để xuất hiện kinh tế trang trại:
I.2.1.1 Điều kiện:
Để xuất hiện kinh tế trang trại qua kinh nghiệm của các nước cho thấy cần phải có những điều kiện
tiên quyết như sau :
- Trước hết phải có sự phát triển của kinh tế thò trường : nếu không có nền kinh tế hàng hóa , thò
trường không phát triển , sản xuất nông nghiệp sẽ mang nặng tính tự cấp , tự túc . Thò trường phát triển
sẽ thúc đẩy sự phân công lao động, nông sản được tự do lưu thông khắp mọi nơi và đây chính là điều
kiện để hình thành nên những đơn vò sản xuất hàng hóa .
- Khả năng thu hút vốn đầu tư của nông nghiệp : Để phát triển kinh tế trang trại cần phải tích tụ vốn
cho sản xuất với quy mô lớn . Muốn vậy một mặt kinh doanh nông nghiệp phải có lợi nhuận tương đối
cao . Mặt khác dòng chảy vốn vào nông nghiệp phải được khai thông và khuyến khích .
- Trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp phải đảm bảo cho phép tổ chức sản xuất
theo kiểu làm ăn lớn .
- Hàng hóa sức lao động phải được thừa nhận trong khu vực nông nghiệp . Lao động trong nông
nghiệp được tự do di chuyển để đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất kiểu trang trại .
- Đất đai _ tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp _ phải được phép tích tụ ở mức độ
nhất đònh .
I.2.1.2 Cơ sở pháp lý:
Là những chủ trương , nghò quyết của Đảng đã tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc hình thành kinh
tế trang trại
- Nghò quyết Đại Hội VI, VII, VIII thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là cơ sở pháp

lý quan trọng để hình thành kinh tế trang trại .
- Thực hiện chủ trương đổi mới trong nông nghiệp từ Nghò quyết Trung Ương 6 ( khóa IV ) cho ra đời
chỉ thò 100 – CT/TW của Ban bí thư về việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động và chỉ thò 29 –
CT/TW của Ban bí thư ( khóa V ) về giao đất trồng rừng thực hiện nông lâm kết hợp đã tạo tiền đề cho
kinh tế trang trại hình thành và phát triển .
- Nghò quyết 10 – CT/TW của Bộ Chính Trò ngày 05/04/1988 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp” xác đònh tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình .

Trang 17


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

- Nghò quyết TW5 – NQ/TW khóa VII về việc phát triển nông nghiệp nông thôn cùng với luật đất đai ra
đời vào năm 1993 quy đònh về hạn điền , thời gian sử dụng đất , các quyền của người sử dụng đất …… đã
khắc họa rõ nét hơn về cơ sở pháp lý để hình thành kinh tế trang trại .
- Trung Ương cũng đã có chủ trương khuyến khích kinh tế trang trại và vấn đề này đã được Nghò
quyết hội nghò Trung Ương 4 , khóa VIII nêu rỏ : “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau
( Nhà nước, Tập thể, Tư nhân ) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày , chăn nuôi đại gia súc ở
những nơi có nhiều ruộng đất ; khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích này” và gần đây
trong hội nghò lần VI Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã đặt vấn đề : “ Sớm kết luận hình thức
kinh tế trang trại ở các vùng , ở các đòa bàn khác nhau nhằm phát huy hiệu quả sản xuất” .
Như vậy dù chưa có chủ trương chính sách chung về kinh tế trang trại nhưng trên thực tế đường lối
đổi mới của Đảng được triển khai qua các chủ trương , nghò quyết đã tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời
của kinh tế trang trại và hiện đang được khuyến khích nghiên cứu để phát triển .
I.2.2 Phát triển kinh tế trang trại: con đường tất yếu của việc thực hiện chủ trương công nghiệp
hóa – hiện đại hóa trong lónh vực nông nghiệp:
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp với giá trò sản lượng chiếm

trên 70% giá trò sản lượng toàn xã hội . Mặc dù trong những năm gần đây , đặc biệt là từ khi Nghò quyết
10 của Bộ Chính Trò ra đời vào tháng 04/1988 nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng trân trọng . Giá trò sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 4,5% - 4,9%/năm , tỷ trọng trong GDP đã
giảm từ 29,3% trong năm 1995 xuống 25,7% trong năm 1997(13) từ một nước thiếu lương thực trở thành
một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới và kinh tế hộ gia đình đã chứng minh được
tầm quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp trong thời gian qua . Nhưng thực trạng kinh tế nông
nghiệp nông thôn hiện nay vẫn ở trạng thái của sản xuất hàng hóa giản đơn chưa vượt qua “ ngưỡng cửa”
kém phát triển . Với hiện trạng như vậy khó có thể đáp ứng được những điều kiện cho việc thực hiện
công nghiệp hóa nông nghiệp , nông thôn .
Trong bối cảnh nói trên , để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong lónh
vực nông nghiệp , một trong những giải pháp lớn hiện nay ở nước ta là phải nhanh chóng thúc đẩy sự
hình thành kinh tế trang trại . Giải pháp này theo chúng tôi là hoàn toàn có tính khả thi vì lẽ :
Thứ nhất: Xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất . Thực tế sau 10 năm đổi mới , kinh tế nông nghiệp nông thôn đã xuất hiện một đội ngũ người
lao động có trình độ, hộ gia đình có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh được hình thành , tức tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất đã đạt được mức phát triển mới . Đòi hỏi quan hệ sản xuất cũng phải
thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trang 18


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Thứ hai: Trang trại ra đời tạo mối quan hệ mới giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát
triển : công nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho nông nghiệp . Nhưng với một nền
nông nghiệp kém phát triển thì không đủ điều kiện để ứng dụng những thành quả của công nghiệp phát
triển cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu nông sản hàng hóa cho một xã hội phát triển bởi sự kích thích
của công nghiệp . Sự ra đời của kinh tế trang trại ở nước ta vào lúc này đã trở nên cần thiết hơn bao giờ

hết . Chính nó sẽ tạo ra sự ghép nối hợp lý nhất để đưa công nghiệp và nông nghiệp đất nước đi vào con
đường công nghiệp hoá _ hiện đại hoá .
Thứ ba: Sự hình thành kinh tế trang trại là kết quả của quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp , nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp . Đồng thời do đặc điểm ưu thế vốn có của mình
nên nền kinh tế trang trại có khả năng đáp ứng những nhu cầu của sự chuyển dòch cơ cấu nông nghiệp
nông thôn đặt ra . Mặt khác sự phát triển của kinh tế trang trạng sẽ tạo ra điều kiện và động lực thúc đẩy

(13) [18, 2]

chuyển dòch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nhanh hơn , hiệu quả hơn . Mà
chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp là nội dung chủ yếu của quá trình công
nghiệp hóa ở nước ta.
Thứ tư: Trang trại với ưu thế về quy mô, vừa có điều kiện tăng năng suất lao động , tăng năng suất trên
một đơn vò diện tích vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế so sánh của từng vùng , lãnh thổ sẽ thực
hiện tốt việc sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với chi phí thấp nhất nên có điều kiện để cạnh tranh trong
nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thò trường . Trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng cả thò trường đầu ra lẫn
thò trường đầu vào . Điều này có tác dụng kích cầu trong tương lai và đây là biện pháp để thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp ở nước ta .
Tóm lại kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà sự xuất hiện
của nó nảy sinh từ những yêu cầu khách quan của quá trình phát triển cơ chế kinh tế thò trường và phù
hợp với chủ trương thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong lónh vực nông nghiệp .
I.2.3 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay:
Trước cách mạng và trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở nước ta đã có những
dạng kinh tế trang trại ( ấp trại ) của đòa chủ và phú nông và những loại hình trang trại của một số nhà tư
sản Việt Nam và nước ngoài , của một số tướng tá quan chức chính quyền cũ( đặc biệt ở miền Nam khi
đất nước còn tạm thời bò chia cắt ).
Sau ngày đất nước thống nhất , khi tiến hành cải tạo nông nghiệp thì các trang trại cũ mất đi . Chỉ
đến khi chúng ta thực hiện đổi mới trong nông nghiệp đã tạo tiền đề cho trang trại xuất hiện. Tuy rằng
trang trại ra đời là sản phẩm của đường lối , chính sách chủ trương của Đảng nhưng thực tế sự hình thành
còn mang tính chất tự phát , chưa có tiêu chuẩn chung về kinh tế trang trại nên mỗi đòa phương , mỗi

vùng có một cách nhìn khác nhau về kinh tế trang trại .

Trang 19


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Theo số liệu thống kê được hiện nay có 21 tỉnh thành trong cả nước có mô hình kinh tế trang trại .
Một số tỉnh có mô hình kinh tế trang trại phát triển như : Yên Bái có 9226 hộ sản xuất kinh doanh nông
lâm ngư nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại chiếm 10% nông dân trong toàn tỉnh , Nghệ An có 4700
hộ trang trại chiếm 1% tổng số hộ dân ; Tỉnh Bình Phước có 2076 hộ trang trại chiếm 1,8% hộ dân ; Tỉnh
Kontum có 998 trang trại chiếm 1,7% hộ dân , Tỉnh Ninh Thuận có 773 trang trại , chiếm 1,3% hộ dân ;
và Tỉnh Bình Dương có 1247 trang trại (14 )
Về quy mô trang trại tùy đặc điểm của từng vùng, từng đòa phương quy mô cũng rất khác nhau , các
số liệu dưới đây khái quát được quy mô trang trại của một số vùng. (Phụ lục : Biểu 4 trang 61 )
Về cơ cấu kinh doanh : phần lớn trang trại chỉ kinh doanh chuyên canh về nông nghiệp và lâm nghiệp ,
một số ít trang trại kinh doanh tổng hợp nông lâm công thương kết hợp nhưng quy mô còn hạn chế.
Về cơ cấu sản xuất : các trang trại kinh doanh nông lâm nghiệp có các loại sau:


Chuyên trồng rừng



Chuyên trồng về cây công nghiệp , cây ăn quả , lương thực




Chăn nuôi đại gia súc , gia súc



Trang trại thủy đặc sản



Kết hợp nông – lâm – ngư nghiệp , trồng trọt và chăn nuôi ở những mức độ khác nhau .

Về hiệu quả : dù chưa có số liệu thống kê về các chỉ tiêu giá trò sản lượng , thu nhập , ….. của các trang
trại để có thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của kinh tế trang trại , nhưng sự ra đời của trang trại
đã thể hiện tính hiệu quả ở các mặt sau : góp phần đẩy nhanh việc nâng cao độ che phủ của rừng ,
chuyển dòch cơ cấu kinh tế , hình thành các vùng chuyên canh lớn , sử dụng đất có hiệu quả , huy động
vốn tạo thêm việc làm cho hàng chục vạn người, nâng cao thu nhập , cải thiện đời sống của nông dân .
Xu thế phát triển: các trang trại đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng , đi dần vào hiệu quả và chất
lượng . Tuy nhiên tình hình phát triển của trang trại hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong đó
việc chưa thống nhất được quan điểm chung về trang trại và chưa có chủ trương chung về vấn đề này là
điều cần sớm được hoàn thiện .
Qua nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế trang trại ở một số nước và ở Việt Nam cho thấy kinh
tế trang trại đã hình thành và phát triển ở hầu hết các nước có nền kinh tế hàng hóa . Theo quan điểm
của Heghen : “ Cái gì hợp lí thì nó tồn tại” và thực tiễn đã chứng minh tính hợp lý , hợp quy luật của kinh
tế trang trại trong quá trình vận động của mình . Vấn đề của chúng ta hiện nay là đã nhận thấy được tính
hợp lý cần phải tạo điều kiện như thế nào để kinh tế trang trại phát huy ưu thế của mình để đạt được
hiệu quả về kinh tế – xã hội cao nhất , góp phần vào việc thực hiện chủ trương công nghiệp hóa – hiện
đại hóa trong nông nghiệp nông thôn .

Trang 20



Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

Trên cơ sở nghiên cứu chung về lý luận , chúng tôi sẽ vận dụng vào việc nghiên cứu đề tài kinh tế
trang trại của Tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH
BÌNH DƯƠNG .
II.1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển
II.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế –xã hội
II.1.1.1 Vò trí đòa lý : Bình Dương là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ , gồm có 03 huyện : Bến Cát , Tân
Uyên , Thuận An và thò xã Thủ Dầu Một . Cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km dọc quốc lộ 13 .
-

Phía Bắc

: giáp tỉnh Bình Phước

-

Phía Đông : giáp tỉnh Đồng Nai .

-

Phía Tây

-

Phía Nam : giáp thành phố Hồ Chí Minh .


: giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh

Nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm về kinh tế , văn hóa và khoa học kỹ thuật , một
đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước nên Bình Dương có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế ,
chuyển giao kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng .
II.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình hành năm 25 – 27oC , chênh lệch biên độ nhiệt các tháng trong năm ít .
- Lượng mưa từ 1800 mm – 2500mm/ năm.
- Có hai mùa mưa nắng rõ rệt : mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 , mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 05
năm sau .
- Số giờ nắng : 2550 – 2600 giờ / năm
- Gió : nhìn chung ít có gió to ,bão .
- Đất đai: Tổng diện tích đất toàn tỉnh là 2716,1km2 . Diện tích đất nông lâm nghiệp là 215.953 ha ,
trong đó diện tích cây lâu năm và cây ăn quả : 114.450 ha. Phần lớn đất đai của tỉnh là đất xám , tiếp
đến là đỏ vàng , đất phù sa cổ tập trung chủ yếu ở phía nam (15 )
- Nguồn nước :Tỉnh có hai sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cặp hai bên , lưu lượng nước dồi
dào . Nguồn nước ngầm khá phong phú mực nước 50 – 200m .
I.1.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội
- Dân số : Dân số năm 1998 có 692.200 người , mật độ 254 người / km2 . Dân sống ở thành thò 29,3 % ,
ở nông thôn 70,7 % . Lao động đang làm việc 320.000 người , trong đó lao động nông nghiệp chiếm 56,4
% (16). Đặc điểm về lòch sử và điều kiện thuận lợi về tự nhiên , hiện nay trên đất Bình Dương đông dân
cư các tỉnh thành trong cả nước với nhiều dân tộc khác nhau đến cư trú và lập nghiệp .

Trang 21


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2


- Tình hình kinh tế : Ngày 01/01/1997 tỉnh Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sông Bé . Năm 1998 mặc dù
có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng tỉnh cũng đạt được các thành tựu
phát triển kinh tế . So với năm 1997 GDP tăng 10,2 % ; sản xuất công nghiệp tăng 12,5 % ; nông nghiệp
tăng 5,2 % ; dòch vụ tăng 11 % ; tổng thu ngân sách tăng 6 % . Đến cuối năm 1998 cơ cấu kinh tế của tỉnh
là :( 17 )
-

Công Nghiệp : 52%.

-

Dòch vụ

-

Nông lâm nghiệp : 21%

: 27%

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng . Cùng với sự phát triển nền kinh tế
thò trường đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ gia đình từ sản xuất tự cung tự cấp đã đi lên phát triển sản
xuất hàng hóa và từ đó mầm mống kinh tế trang trại ra đời .
II.1.2 Tính tất yếu của việc hình thành kinh tế trang trại tại Bình Dương .
Kinh tế nhiều thành phần được đại hội VI khẳng đònh và đại hộiVII tiếp tục hoàn thiện . Tỉnh
Đảng Bộ Sông Bé khẳng đònh :”Sớm có chủ trương chính sách phù hợp , đi đôi với quy hoạch nhằm
khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sử dụng đất trống , đồi gò ở các huyện để trồng cây
công nghiệp dài ngày và trồng rừng…” “ coi trọng và có chính sách khuyến khích phát triển hộ gia đình
…” ( 18 )

Cùng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần , kinh tế hộ cũng đã được khẳng đònh là đơn
vò kinh tế tự chủ . Với việc thực hiện nghò quyết 10 Bộ Chính trò , nghò quyết Trung ương 5 (khóa VII )
các nghò đònh 01 , 02 , chương trình 327 của chính phủ , kinh tế hộ nông dân và các thành phần kinh tế
khác được tỉnh giao đất khai hoang , mở rộng diện tích đầu tư trồng cây công nghiệp và trồng rừng . Dần
dần qua các năm “ Lấy ngắn nuôi dài “ các hộ này tích tụ thêm ruộng đất bằng các hình thức khai phá ,
sang nhượng lại của người khác , cùng với chủ trương của tỉnh về giao đất , giao rừng ,phủ xanh đất trống
đồi trọc , nhiều hộ gia đình nông dân đã mượn đất trồng rừng , trồng cây công nghiệp dài ngày như : cao
su , điều , cà phê… đã hình thành nên các hộ có diện tích canh tác lớn . Luật đất đai ra đời năm 1993
giao 5 quyền cho người sử dụng đất , là luồng gió mát , kích thích người nông dân yên tâm đầu tư mở
rộng sản xuất nông – lâm nghiệp với qui mô lớn ,thuê đất với qui mô dài hạn để trồng cây công nghiệp
dài ngày , cây ăn trái , chăn nuôi ….
Từ những điều kiện thuận lợi , cộng với chủ trương chính sách đổi mới trong nông nghiệp , kinh
tế hộ nông dân phát triển về qui mô và diện tích , hình thành những hộ có diện tích sản xuất tương đối
lớn , trở thành những hộ tập trung sản xuất hàng hoá . Ngoài ra với chủ trương khuyến khích các thành
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào nông nghiệp đã thu hút những hộ ở ngoài tỉnh và một số hộ

(18) [8, 52-59]

Trang 22


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

CB CNVC đến Sông Bé mượn đất khai hoang đầu tư trồng cây công nghiệp dài ngày , trồng rừng … đã
làm cho số lượng các trang trại ở tỉnh Sông Bé ra đời ngày càng tăng lên nhanh chóng . Đến cuối năm
1996 Tỉnh Sông Bé có 2359 trang trại , vốn đầu tư 150 tỷ đồng .
Tỉnh Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sông Bé ( 1/1997 ) kế thừa và phát triển những chủ trương
chính sách của tỉnh Sông Bé trước đây . Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ sáu xác đònh :” Tạo

điều kiện phát triển loại hình kinh tế tiểu điền và kinh tế hộ nông , lâm nghiệp ở nông thôn …. “. ( 19 )
Như vậy , kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương ra đời trên cơ sở chủ trương , chính sách đổi mới
của Đảng , tập trung từ năm 1990 , 1991 đến nay . Kinh tế trang trại hình thành trên cơ sở khách quan
với tiềm năng đất đai , thời tiết khí hậu thuận lợi của tỉnh , không chỉ là mô hình kinh tế đơn thuần mà
gắn với quá trình phát triển của trang trại còn thể hiện mục tiêu văn hóa xã hội . Trang trại ra đời đã
góp phần thay đổi đời sống văn hoá tinh thần ; làm thay đổi tập quán canh tác cũ đã có từ bao đời nay
trên mảnh đất này . Nó đã thu hút được vốn , kinh nghiệm sản xuất từ nông dân để phát triển kinh tế , đã
tạo ra luồng gió mới trong chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và góp phần thay đổi từng bước bộ
mặt nông thôn , nó khơi dậy nguồn nội lực trong dân với ý chí tự lực tự cường , sức sáng tạo , không cam
chòu nghèo túng của người nông dân trong tỉnh , của đồng bào các dân tộc anh em khác , tạo ra tiền đề
để Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn .
Kinh tế trang trại đối với nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là một hình thức tổ
chức sản xuất mới mẻ , vừa mới xuất hiện những năm gần đây trong lónh vực sản xuất nông nghiệp .
Nói đến sản xuất trong trang trại là nói đến sự tập trung về quy mô đất đai cây trồng , vật nuôi ,
vốn , là nơi sản xuất sản phẩm hàng hoá nông - lâm - ngư nghiệp , có sử dụng nhân công dưới hình thức
thuê mướn … Song cũng cần thấy rằng quy mô của trang trại ở các tỉnh ( đồng bằng , trung du , miền núi )
khác nhau hoàn toàn không giống nhau .
Quy mô trang trại cho đến nay , cũng chưa có một văn bản chính thức nào của nhà nước quy
đònh cho phép ở mức giới hạn tối đa là bao nhiêu , song qua thực tiễn sản xuất tại tỉnh Bình Dương sự
hình thành trang trại với quy mô phổ biến theo tiêu thức sau đây :
-

Diện tích cây công nghiệp dài ngày trên 5 ha / hộ

-

Diện tích cây hàng năm và cây ăn quả 3ha / hộ

-


Diện tích cây lâm nghiệp 10ha / hộ

-

Chăn nuôi trâu , bò trên 100 con / hộ

-

Chăn nuôi gà công nghiệp 5000 con / hộ ( nuôi ổn đònh không tính số con dưới 7 ngày tuổi )

-

Thu nhập hàng năm 50 triệu đồng / hộ

Với tiêu thức như trên tỉnh Bình Dương có 1247 trang trại , với tổng diện tích 13.792 ha , bình quân 11,06
ha / trang trại . Tổng số vốn đầu tư 286 ,590 tỷ đồng bình quân 1 trang trại đầu tư 229,64 triệu đồng .

Trang 23


Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

II.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Bình Dương trong thời gian qua
Căn cứ vào số liệu điều tra 989 trang trại tỉnh Bình Dương đến 1/8/1998 thực trạng kinh tế trang
trại tỉnh Bình Dương được thể hiện qua các nội dung phân tích dưới đây.
II.2.1 . Một số nét tổng quan :
II.2.1.1. Sự phân bố : Trong 989 trang trại điều tra được phân bố trên 04 huyện thò cụ thể như sau :
- Thò xã Thủ Dầu Một : 02 trang trại chiếm 0,2% .

- Huyện Thuận An

: 04 trang trại chiếm 1,42% .

- Huyện Tân Uyên

: 280 trang trại chiếm 28,31% .

- Huyện Bến Cát

: 693 trang trại chiếm 70,07% .

Biểu hiện của sự phân bố này là các trang trại tập trung chủ yếu ở hai huyện Tân Uyên và Bến Cát .
II.2.1.2. Các mô hình sản xuất chính của trang trại :
Các trang trại được điều tra chia thành 08 loại hình sản xuất chính như sau :
- 59 trang trại cây hàng năm

:

tỉ lệ

: 5,96%

- 741 trang trại cây công nghiệp dài ngày :

tỉ lệ

: 74,92%

- 126 trang trại cây ăn quả


:

tỉ lệ

: 12,74%

- 10 trang trại chăn nuôi

:

tỉ lệ

: 1,01%

- 05 trang trại thủy sản

:

tỉ lệ

: 0,51%

- 10 trang trại lâm nghiệp

:

tỉ lệ

: 1,01%


- 33 trang trại nông lâm kết hợp

:

tỉ lệ

: 3,34%

- 05 trang trại nông nghiệp kết hợp dòch vụ :

tỉ lệ

: 0,51%

Mô hình sản xuất của các trang trại tương đối đa dạng , nhưng đại đa số tập trung ở hai mô hình chính là
cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả . Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và nhất là
phù hợp với điều kiện đất đai tại đòa phương .
II.2.1.3 Thời gian hình thành :
Tính theo mốc thời gian năm 1995 sự hình thành trang trại được thể hiện như sau : trong tổng số
989 trang trại có 655 trang trại hình thành trước năm 1995 chiếm tỉ lệ 66,24% ; 314 trang trại hình thành
từ 1996 –1997 chiếm tỉ lệ 31,76% và 20 trang trại hình thành trong năm 1998 tỉ lệ 2% .
Tốc độ hình thành trang trại trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại nguyên nhân chính là do
gặp phải các khó khăn về vốn , thò trường tiêu thụ sản phẩm sẽ phân tích ở phần sau .
II.2.2 Trình độ tổ chức quản lý trang trại :
Chủ trang trại tại Bình Dương có một số nét đặc trưng như sau :
- Về hình thức quản lý : 857 / 989 tỉ lệ 86,65% chủ trang trại trực tiếp quản lý như vậy còn 132 / 989
trang trại thuê người quản lý .

Trang 24



Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế

Sơn CH 6.2

- Về giới tính : có 244 / 989 chủ trang trại là nữ chiếm tỉ lệ 24,67% .
- Về cư trú : có 219 / 989 chủ trang trại là người ngoài tỉnh .
- Thành phần chủ trang trại chia ra :


Cán bộ - công nhân viên : 213 / 989 .



Nông dân

: 516 / 989



Tư nhân

: 155 / 989



Hưu trí

: 105 / 989


Thành phần này nếu chia theo mô hình sản xuất được thể hiện như sau : (Phụ lục: Biểu 5 trang 61 )
Qua bảng số liệu nhận thấy rằng chủ trang trại đa số là nông dân và điều này được thể hiện ở hầu hết
các mô hình ngoại trừ mô hình sản xuất lâm nghiệp, thành phần tư nhân chiếm tuyệt đối ( 70% )
Về trình độ quản lí của chủ trang trại được thể hiện bởi các số liệu sau: (Phụ lục : Biểu 6 trang 62 )
Nét đặc trưng là đại đa số chủ trang trại chưa qua trường lớp chiếm tỷ lệ 63,1% , điều này cho thấy một
thực tế là cách điều hành quản lý hoạt động trang trại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đây chính là một
trong những yếu điểm cần khắc phục trong quá trình phát triển kinh tế trang trại .
II.2.3 Quy mô sử dụng đất đai của trang trại :
II.2.3.1 Phân theo ranh giới hành chánh
Tình hình đất đai của các trang trại theo số liệu điều tra trên 04 huyện thò được phân bổ như sau : ( Phụ
lục : Biểu 7 trang 62 )
Số liệu trên cho thấy 98,38% trang trại chiếm 99,2% diện tích tập trung ở hai huyện Tân Uyên và Bến
Cát , trong đó 70,07% trang trại nằm ở huyện Bến Cát với 59,61% diện tích .
II.2.3.2 Phân theo mô hình sản xuất :
Có 989 trang trại với tổng diện tích 11.657 ha phân bổ cho các mô hình sản xuất như sau : ( Phụ lục :
Biểu 8 trang 63 )
Diện tích đất bình quân lớn nhất thuộc mô hình sản xuất lâm nghiệp 52,26 ha và nhỏ nhất thuộc mô hình
chăn nuôi 0,79 ha , điều này phù hợp với tính chất của từng loại mô hình sản xuất . Tuy nhiên điều đáng
quan tâm ở đây là tỉ lệ đất đã có quyền sử dụng chỉ đạt 65,85% , còn 34,12% diện tích chưa được công
nhận quyền sử dụng và đây là vấn đề mà các chủ trang trại quan tâm nhất hiện nay .
II.2.3.3 Phân theo quy mô diện tích : ( Phụ lục : Biểu 9 trang 64 )
Quy mô diện tích của trang trại phổ biến nằm trong các khoản :< 5 ha : 11,42%; từ 5 – 10 ha : 59,76% ;
từ 11 – 30 ha : 25,78% . Trang trại có diện tích cao nhất thuộc hai mô hình sản xuất lâm nghiệp và nông
lâm kết hợp ; thấp nhất là 0,35 ha thuộc mô hình chăn nuôi .
II.2.4 Lao động và sử dụng lao động của trang trại :( Phụ lục:Biểu 10 trang 65)

Trang 25



×