Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.46 KB, 57 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

PHAN TH THANH TH Y

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


Mục Lục
Trang

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÀNH DU LỊCH……………………………………………. 3
I. LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH………………………………………………………………..3

I.1 Khái niệm và đặc điểm ngành du lòch…………………………………………………………….3
I.2 Thò trường du lòch…………………………………………………………………………………………………….4
I.3 Sản phẩm- đặc trưng của sản phẩm du lòch…………………………………………………..4
I.4 Các loại hình du lòch……………………………………………………………………………………………….6
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH………………………………………………………………………….7

II.1 Các sắc thái của du lòch quốc tế hiện nay…………………………………………………



8

II.2 Quá trình hình thành và phát triển ngành du lòch ở nước ta………………..11
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………………………………………………..17
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI………………………………………………………17
II. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ XUẤT HIỆN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM…………….18
III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG…………21

III.1 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lòch tự nhiên…………………………………….21
III.1.1 Phương pháp đánh giá………………………………………………………………………21
III.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá……………………………………………………………………..21
III.1.3 Điểm đánh giá……………………………………………………………………………………24
III.1.4 Kết quả đánh giá TNDL vùng ĐBSCL………………………………………..26
III.2 Hiện trạng khai thác du lòch sinh thái vùng ĐBSCL…………………………….28
III.2.1 Vò trí đòa lý và ý nghóa du lòch………………………………………………………28
III.2.2 Đặc điểm môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long…………29
III.2.3 Hiện trạng phát triển du lòch và khai thác tài nguyên du
1


lòch tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long………………………….31
III.2.3.1 Hiện trạng phát triển du lòch………………………………
…III.2.3.2 Hiện trạng khai thác TNDLST vùng ĐBSCL……………….34
III.2.3.3 Đánh giá chung………………………………………………………………………35
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG……………………36
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI………36


I.1 Những quan điểm phát triển du lòch sinh thái……………………………………………36
I.2 Những nguyên tắc………………………………………………………………………………………………36
II GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐBSCL…………37

II.1 Giải pháp xây dựng các tuyến điểm du lòch sinh thái…………………………….37
II.2 Giải pháp tổ chức các chương trình du lòch sinh thái trọn gói….……….41
II.3 Giải pháp phát triển du lòch sinh thái bền vững………………………………………43
II.4 Tổ chức các phương tiện vui chơi, nghỉ ngơi tại các điểm
du lòch sinh thái……………………………………………………………………………………………………44
II.5 Tổ chức các hoạt động quảng cáo, bán và thực hiện các
chương trình du lòch sinh thái………………………………………………………………………….46
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………………………………………49
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………………51

2


LỜI MỞ ĐẦU
Du lòch được biết đến là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất
trên thế giới góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở hạ tầng,
nâng cấp các di sản văn hóa, khuyến kích phát triển kinh tế v.v…
Vai trò vò trí và hiệu quả nhiều mặt của du lòch đã thuyết phục được chính
phủ và người dân của chúng ta chấp nhận du lòch là một ngành kinh tế mũi nhọn
của Việt Nam.
Chúng ta đã biết dù phát triển bất cứ loại hình du lòch nào đều phải dựa
vào môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Loại hình du lòch sinh thái,
một xu thế tất yếu của du lòch thế giới hiện nay, và nhất là các nước đang phát
triển như ở Việt Nam có tác động mạnh mẽ tới môi trường cả nhân văn lẫn tự
nhiên điều đáng quan tâm là những tác động tiêu cực sẽ dẫn đến suy giảm môi

trường và đồng nghóa với sự đi xuống của hoạt động du lòch.
Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
đang có xu thế phát triển du lòch sinh thái rất mạnh mẽ với sự lựa chọn bắt buộc
là phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên du lòch hay nói cách khác
là phát triển du lòch sinh thái bền vững.
Để góp phần tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển du lòch sinh thái đồng
bằng sông Cửu Long. Với sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy: PGS.TS Nguyễn Đức
Khương tôi đã nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển và đề ra
những biện pháp để phát triển loại hình du lòch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Do du lòch sinh thái còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long phương tiện giao thông không thuận tiện đối với việc đến các
khu bảo tồn thiên nhiên hay các khu rừng ngập mặn. Để thực hiện được đề tài
tôi phải thu thập thông tin, các tài liệu nghiên cứu khoa học của các cơ quan
nghiên cứu cũng như những đơn vò hoạt động du lòch trong vùng đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước.

3


Nội dung của đề tài: Những giải pháp thúc đẩy phát triển Du lòch sinh thái
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Chương I

: Lý luận cơ bản về ngành du lòch

Chương II

: Đánh giá tiềm năng phát triển Du lòch sinh thái vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long


Chương III

: Những giải pháp thúc đẩy phát triển Du lòch sinh thái vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long

Với tất cả sự tận tình giúp đỡ của Thầy hướng dẫn, sự nỗ lực của bản thân
cùng các kiến thức được trang bò. Tôi đã hoàn thành cuốn luận án, mặt nào đó
vẫn còn thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp chỉ dẫn của tất cả các thầy
cô giáo và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

4


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÀNH DU LỊCH
I. LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
I. 1. Khái niệm và đặc điểm ngành du lòch
Ngành du lòch là một ngành kinh tế - dòch vụ có nhiệm vụ chủ yếu là
phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi tìm hiểu thiên nhiên, đất nước,
con người đồng thời kết hợp với các dạng nhu cầu khác như: nghiên cứu khoa
học, khảo cổ, thể thao, tiếp thò v.v…
Với mức sống ngày càng nâng cao, thì ngành du lòch ngày càng phát triển.
Ngành du lòch càng phát triển thì sự giao lưu của người dân giữa các vùng, các
khu vực, giữa các quốc gia càng xích lại gần nhau và càng hiểu biết nhau nhiều
hơn. Từ đó cho thấy sự phát triển ngành du lòch không chỉ đơn thuần mang lại
hiệu quả kinh tế cho đất nước mà còn có ý nghóa chính trò sâu sắc trong việc
củng cố nền hòa bình trên toàn thế giới.
Các đặc điểm của ngành du lòch.

a. Ngành du lòch là một ngành kinh tế.
Hoạt động của ngành du lòch có nhiều bộ phận có tính chất kinh tế rất rỏ
rệt, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước, du lòch được kể như một
trong những ngành mũi nhọn, thu nhập của ngành du lòch ở nhiều nước rất lớn.
Ví dụ: Nam Tư năm 1987 ngành du lòch thu hơn 1,6 tỷ, chiếm 3% tổng sản phẩm
xã hội và 15% tổng thu nhập xuất khẩu (phục vụ gần 9 triệu khách nước ngoài).
Trong hoạt động kinh tế của ngành du lòch có 3 phần:
- Phần sản xuất: gồm các hoạt động chế biến các món ăn uống của cửa
hàng ăn uống, hoặc sản xuất dụng cụ du lòch, hay quà lưu niệm…
- Phần thương nghiệp: gồm các hoạt động mua bán các loại hàng hóa cho
khách du lòch, các món ăn uống…
- Phần dòch vụ: gồm dòch vụ khách sạn, dòch vụ vận tải, dòch vụ phục vụ
tại bãi tắm, nơi vui chơi giải trí, khu chữa bệnh và khu nghiên cứu chuyên đề.

5


b. Ngành du lòch là một ngành văn hóa - xã hội.
Hoạt động của ngành du lòch nhằm thỏa mãn nhu cầu có tính chất văn hóa
- xã hội của con người. Các hoạt động tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh,
thể thao, nghiên cứu của người đi du lòch là các hoạt động văn hóa xã hội.
I. 2 . Thò trường du lòch
Thò trường du lòch là nơi thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lòch vì mục
đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách du lòch. Nhu cầu và ước muốn đó,
được gọi là cầu du lòch. Nó được đo lường bằng số lượng khách du lòch.
Cầu du lòch là thành phần quyết đònh tạo nên thò trường du lòch. Nó là một
tập hợp những khách hàng có khả năng và mong muốn tiến hành một cuộc trao
đổi nhằm giúp cho họ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lòch. Như vậy cầu
du lòch được tạo ra từ nhu cầu của khách hàng, nhưng nhu cầu đó đã được biến
thành mong muốn và sức mua thực tế. Trong đó nhu cầu của khách là cơ sở ban

đầu có ý nghóa quyết đònh. Nhu cầu này phụ thuộc vào mức thu nhập, khác nhau
của khách hàng về tập quán, nhu cầu tâm sinh lý, về giá cả, nhưng chủ yếu phụ
thuộc vào yếu tố thu nhập. Đã có cầu xuất hiện ắt phải có cung đáp ứng.
Vậy cung du lòch được hiểu là khả năng cung cấp sản phẩm du lòch do đơn
vò kinh doanh du lòch thực hiện.
Quan hệ giữa cung và cầu trên thò trường du lòch ràng buộc lẫn nhau, tác
động qua lại lẫn nhau. Cung tác động lên cầu qua khối lượng và cơ cấu của nó,
cầu ảnh hưởng đến sự phát triển của cung qua việc tăng tiêu thụ và phân hóa
của cầu. Xu hướng đặc trưng của thò trường du lòch là sự cân bằng tương ứng
giữa cung và cầu du lòch.
I. 3. Sản phẩm - đặc trưng của sản phẩm du lòch.
I.3.1 Sản phẩm du lòch là loại sản phẩm mang tính chất tổng hợp, gồm
nhiều dòch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí.
Như vậy sản phẩm du lòch của một quốc gia được cấu thành bởi sản phẩm
du lòch của đòa phương, sản phẩm du lòch đòa phương được cấu thành từ sản
phẩm khách sạn, phục vụ của ngành du lòch.

6


Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lòch
- Các di sản thiêng liêng, tài nguyên thiên nhiên (rừng, núi, biển, bờ
biển).
- Các di sản do con người tạo ra: các công trình kiến trúc, các lăng tẩm, di
tích lòch sử, viện bảo tàng,... tôn giáo, phong tục tập quán...
- Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc phục vụ du lòch.
- Những cơ số vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lòch, khách sạn nhà
hàng, khu vui chơi, giải trí...
Như vậy, có thể nói sản phẩm du lòch được cấu thành bởi hai yếu tố
chính:

+ Tài nguyên du lòch
Tài nguyên du lòch gồm tài thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo ra.
Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các di sản tài nguyên thiên nhiên như
rừng (động vật, thực vật nguyên sinh); núi non đèo, suối, hang động, biển, bãi
biển, hồ,.... phong cảnh thiên nhiên khí hậu.
Tài nguyên do con người tạo ra: bao gồm các di sản do con người tạo ra
như: các di tích lòch sử, lăng tẩm, đền đài, tôn giáo, phong tục tập quán, thực
phẩm đặc sản tự nhiên, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang tính đặc trưng, hệ
thống chính trò, pháp luật giáo dục.
+ Các dòch vụ cung cấp để khai thác sử dụng các tài nguyên du lòch đó.
Các dòch vụ này không phải là mục đích của chuyến du lòch nhưng thiếu
nó thì không thểû hình thành một chuyến du lòch. Các dòch vụ này bao gồm: phục
vụ ăn uống, phục vụ lưu trú, thông tin liên lạc, vận chuyển giao thông, cơ sở vật
chất kó thuật, phục vụ việc vui chơi giải trí: công viên, sân golf, rạp hát...
I.3.2. Đặc trưng của sản phẩm du lòch
- Sản phẩm du lòch là sản phẩm tổng hợp được tạo ra từ các nguồn kinh
doanh khác nhau (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan.....)
các nguồn kinh doanh này có sự liên quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau tạo
nên chất lượng của sản phẩm du lòch.

7


- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lòch dễ bò thay đổi, nó phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính hình kinh tế, tình hình chính trò, tình hình
kinh tế xã hội,.... của các nước có sản phẩm du lòch để bán.
- Cuối cùng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lòch hết sức
uyển chuyển, lệ thuộc vào mốt nhất thời, phong trào hay thay đổi động cơ du lòch
của khách.
Chính vì sản phẩm du lòch có đặc trưng như vậy nên hoạt động maketing

có vò trí đặc biệt trong ngành du lòch.
I. 4. Các loại hình du lòch:
Từ các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lòch mà hình thành các loại du
lòch khác nhau:
- Tham quan: để xem phong cảnh đẹp hưởng niềm vui được hiểu biết
thêm về đất nước con người. Thông thường tham quan đi đôi với giải trí để con
người được thoải mái hơn.
- Nghỉ ngơi: để thỏa mãn nhu cầu thư giãn nhằm lấy lại sức làm việc.
Nghó ngơi cũng đi đôi với giải trí và hoạt động tham quan. Song cần thấy rằng
tham quan, giải trí chỉ là phụ mà nghó ngơi là chủ yếu.
- Thể thao: Những môn thể thao của hoạt động du lòch: săn bắn, leo núi,
bơi lội, lướt ván, bơi thuyền...
- Nghiên cứu chuyên đề: người ta kết hợp du lòch với nghiên cứu sinh học,
sử học, dân tộc học, kinh tế và quản lý, y học và các hoạt động khoa học khác.
Loại hình đang được chú ý vì có nhu cầu ngày càng tăng.
- Du lòch công vụ, du lòch thương mại: khi đi du lòch thường kết hợp với đi
công việc như đàm phán, giao dòch, ngoại giao, nghiên cứu tìm cơ hội, tìm đối tác
đầu tư. Trong điều kiện kinh tế mở hiện nay các loại hình du lòch này đặc biệt
phát triển mạnh.
- Du lòch thăm viếng v.v….

8


II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH.
Hoạt động du lòch đã xuất hiện từ lâu.
Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy lạp, hoạt động du lòch mang tính chất
tự phát. Tới đế chế La Mã, du lòch phát triển ở hai hình thức cá nhân và tập thể.
Lúc này đã bắt đầu xuất hiện những cuốn sách ghi chép và hướng dẫn về các
tuyến hành trình, các suối nước nóng của các tác giả như Sêza, Taxit...

Đến thế kỹ 15 - 16, khi mà làn sóng các tín đồ tràn ngập các bến cảng
Marsel, Vơnizơ các cơ sở hoạt động du lòch được mở ra ở nhiều nơi trong các
thành phố này. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức thời kì này vẫn chưa mang
tính liên tục mà mới chỉ thành từng “ đợt” phục vụ lượng khách tương đối đông.
Tới thế kỹ 17 sau khi các cuộc chiến tranh kết thúc cùng với sự phát triển
kinh tế thông tin bưu điện cũng như giao thông vận tải đã không ngừng tăng
trưởng nhanh chóng và do đó đã thúc đẩy ngành du lòch phát triển mạnh mẽ. Du
lòch lúc này đã thành “mốt” của các tầng lớp thượng lưu . Điều đó đòi hỏi sự ra
đời của các cơ sở chuyên thực hiện những công việc liên quan đến du lòch. Ở
Pháp đã xuất hiện công ty kinh doanh tổng hợp “gà trống vàng” do ông Renoldo
Teofract thành lập. Hãng đã tổ chức những chuyến du lòch với các dòch vụ: từ
phương tiện đi lại, tham quan giải trí, đến phụ vụ ăn uống và lưu trú.
Năm 1814 thương gia người ý là Drovanlri đã tổ chức các “phòng gặp gỡ”
để phổ biến các tuyến hành trình về thủ tục, hộ chiếu.... tổ chức các chuyến du
lòch. v.v…
Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức thành công chuyến du lòch cho 570
người đi từ Leicester đến Loughborough và ngược lại. Ông nhận ra rằng việc tổ
chức các cuộc hành trình du lòch có thể biến thành hoạt động kinh doanh có lãi.
Từ 1942 Thomas Cook hoạt động rất tích cực trong việc tổ chức các chuyến du
lòch. Năm 1946 được sự ủng hộ của các hãng tàu biển, Thomas Cook đã tổ chức
các chuyến du lòch sang Xcotlen. Năm 1953 ông đã tổ chức các chuyến du lòch
tập thể cho người Anh ra nước ngoài. Đây là chuyến du lòch quốc tế đầu tiên và
ba năm sau ông đã tổ chức chuyến du lòch vòng quanh Châu Âu thu được thắng
lợi vang dội. Chính Thomas Cook là người đặc ra nền móng cho việc phát triển
du lòch hiện đại.

9


Ngày nay nền kinh tế thế giới đã phát triển ở mưc độ cao. Khoa học kỹ

thuật, phát triển như vũ bão. Mức sống của dân cư thế giới đã được nâng lên
nhiều lần do đó nhu cầu du lòch của dân cư càng trở nên cấp thiết. Du lòch đã trở
thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lòch của
dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Tùy theo vò trí tiềm
năng có nước coi du lòch như là một nền kinh tế mũi nhọn. WTO dự báo vào
năm 2000 con số du khách toàn cầu sẽ lên đến 660 triệu người trong đó du
khách Đức, Mỹ, Anh, Nhật, Pháp,.... sẽ tràn ngập các điểm du lòch hấp dẫn nhất
trên thế giới. Tỉ lệ tăng trưởng của ngành công nghiệp du lòch sẽ tăng xắp xỉ
4,4%”.
Như vậy ta có thể tin chắc rằng ngành du lòch thế giới sẽ tiếp tục phát
triển và mang lại nguồn lợi khổng lồ cho nhiều quốc gia trên thế giới.
II. 1. Các sắc thái của du lòch quốc tế hiện nay.
-

Hướng đi của du khách thay đổi :

Vào đầu thế kỷ 20 một nhà ngoại giao Hoa kỳ đã nói: “ Đòa Trung Hãi là
vùng biển của quá khứ , Đại Tây Dương là vùng biển của hiện tại, Thái Bình
Dương là vùng biển của tương lai”. Thật vậy, trung tâm kinh tế đang chuyển từ
Đại Tây Dương sang Châu Á Thái Bình Dương. Trong đó khu vực phát triển với
tốc độ cao và năng động nhất là Đông Nam Á. Do vậy, ngày nay du khách đang
chuyển hướng du lòch về vùng Châu Á -Thái Bình Dương nhiều hơn. Hội đồng
giao thông và du lòch thế giới trụ sở tại Brussel dự đoán tổng thu nhập do du lòch
hàng năm ở Châu Á và Thái Bình Dương (do khách du lòch chi cộng với đầu tư
vốn vào công nghiệp du lòch) sẽ tăng từ 800 tỉ USD vào năm 1995 lên tới 2000 tỉ
USD tới 2005. Điều này sẽ làm tăng tỉ trọng của thò trường đi lại và du lòch của
Châu Á - Thái Bình Dương từ 23% len 27% vượt lên Mỹ và sát nút sau Tây Âu.
-

Các quốc gia Châu Á có nền công nghiệp du lòch phát triển như:


Trung Quốc là quốc gia có bề dày lòch sử với biết bao danh lam thắng
cảnh. Vào những năm đầu Trung Quốc mới cải cách, mở cửa, có 9,4 triệu du
khách tới tham quan, thu 940 triệu USD.
Năm 1991 hơn 33,3triệu du khách tới Trung Quốc, thu nhập hơn 2,80 tỷ USD.
Năm 1993 có trên 41 triệu du khách, thu nhập tới 6 tỷ USD.
Năm 1995 có 44 triệu du khách, thu 8 tỷ USD.
10


Hồng Kông: xưa nay vốn là nơi du lòch của vùng Đông Á. Với vò trí thuận
lợi, nhiều dòch vụ hấp dẫn du khách đã mang lại thành công trong công nghiệp
du lòch. Du khách tăng lên hàng năm và luôn giữ ở mức độ cao. Năm 1995 có
trên 10 triệu du khách đến Hồng Kông .
Hàn Quốc: Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều
năm, GDP năm 1994 tăng 8,2%. Đáng chú ý là nguồn thu nhập do kinh doanh du
lòch đạt tốc độ tăng trưởng 582%. Năm 1990 có 2,9 triệu lượt du lòch khách nước
ngoài doanh thu đạt trên 3 tỷ USD.
Năm 1995 Hàn Quốc phấn đấu năm 1995 đón được 5 triệu lượt du khách
với thu nhập khoảng 6 tỷ USD.
Các nước ASEAN (Đông Nam Á): sáu nước trong khu vực ASEAN
(Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thailand) được coi như một
trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng nguồn khách lớn nhất thế giới. Trong
vòng 6 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12%. Năm1987, sáu
nước đón tiếp được 12 triệu lượt khách, đến năm 1993 số khách này đã tăng lên
23,46 triệu, năm 1994 là 26 tri ệu và năm 1995 ước trên 28 triệu lượt khách.
Bảng: Số lượng khách du lòch đến các nước ASEAN
Tên nước

Số lượng du khách quốc tế

1992 (triệu người)

1993 (triệu người)

1994 (triệu người)

1995 (triệu người)

Brunei

0,50

0,57

0,58

0,5

Indonesia

3,06

3,4

4,0

4,5

Malaysia


6,01

6,5

7,2

7,93

Phipippines

1,15

1,37

1,6

2,0

Singapore

5,99

6,34

6,88

7,32

Thailand


5,14

5,76

6,13

6,6

(Nguồn: báo cáo năm 1995 về công nghiệp du lòch ASEAN - Tài liệu của
ban thu ký ASEAN tại Jakarta).
Ngành du lòch ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế của các nước thành viên. Năm 1994, cùng với đà tăng trưởng kinh tế,
ngành du lòch các nước ASEAN đã thu được những thành quả nổi bật. Số lượng
11


quốc tế đến khu vực AESAN năm 1994 là 26 triệu lượt khách, tăng 9% so với
năm 1993 (23,46 triệu người). Khách du lòch các nước ASEAN chiếm 4,9% tổng
số khách du lòch toàn thế giới, so với 4,7% năm 1993. Về thu nhập từ du lòch,
theo tính toán của các cơ quan du lòch quốc gia ASEAN thì tổng thu nhập từ du
lòch của các nước ASEAN vượt 21 tỷ USD trong 1994 (so với 18,7 tỷ USD năm
1993).
Hiện nay, Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước Đông Nam Á
có tốc độ tăng trưởng khách du lòch lớn nhất thế giới, mở ra triển vọng to lớn cho
sự phát triển ngành công nghiệp du lòch của các nước ASEAN. Ngành du lòch là
một ngành được ưu tiên phát triển và đầu tư trong các nước ASEAN.
- Sự quốc tế hóa du lòch:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, nền kinh tế thế giới trải qua
những bước thăng trầm và không ngừng phát triển đi lên. Song song với việc
phát triển kinh tế, hoạt động du lòch càng trở nên nhộn nhòp và mang lại hiệu

quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung trên toàn thế giới. Du
lòch được gọi là ngành xuất khẩu vô hình, tốc độ tăng thu nhập của du lòch vượt
xa tốc độ tăng của nhiều ngành kinh tế. Trong vòng hơn 40 năm (1950 - 1994)
thu nhập từ du lòch quốc tế tăng lên khoảng 161 lần.
Hiện nay với chính sách kinh tế mở, sự mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đi du lòch đến hầu hết các quốc
gia khác nhau vì mục đích hòa bình, hữu nghò và sự hiểu biết lẫn nhau.
Bên cạnh đó việc trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động trong nhiều
lónh vực, việc quảng cáo, tổ chức các chuyến du lòch liên vùng để phục vụ khách
ngày càng lớn mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng du khách. Cùng
với quá trình quốc tế hóa du lòch, xu hướng du lòch giải trí, du lòch tập thể phát
triển mạnh hơn du lòch kinh doanh. Điều này nói lên nhòp độ lao động ngày càng
khẩn trương, do đó nhu cầu giải trí của tập thể người lao động ngày càng trở nên
bức thiết hơn.
-

Sự phát triển du lòch sinh thái:

Sau một thời gian phát triển du lòch nhiều quốc gia đã nhận thấy rằng nếu
không kòp thời chấn chỉnh thì thu nhập của hoạt động du lòch không kheó sẽ
không bù đắp được những thiệt hại do du lòch gây ra với môi trường tự nhiên và
12


xã hội. Chính vì ý thức được vấn đề trên, một loại hình du lòch mới xuất hiện
vào đầu thập kỹ 90 đã gây tranh cải không ít đó là du lòch sinh thái gọi tắt là
Ecotourism. Du lòch sinh thái đòi hỏi kỹ nghệ du lòch và du khách phải ý thức
bảo vệ môi sinh và sự bình yên của con người, phải giữ cho môi trường tự nhiên
được trong sạch và môi trường xã hội lành mạnh. Theo thống kê của WTO và
CATA thì doanh thu từ du lòch sinh thái ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong

doanh thu ngành du lòch.
- Du lòch và sự phát triển đòa phương:
Việc phát triển công nghiệp dẫn đến đô thò hóa dân chúng có khuynh
hướng rời bỏ làng mạc hoặc những vùng đất phì nhiêu để sinh sống. Những việc
phát triển du lòch tại một đòa phương nào đó sẽ kéo theo các ngành khác phát
triển, giải quyết lực lượng lao động dư thừa, đổi mới bộ mặc xã hội, các cơ sở hạ
tầng được kiến tạo để thích hợp với du khách. Du lòch, một ngòi nổ để phát triển
các ngành khác. Chúng ta có th ể giữ tầm quan trọng của du lòch khi biết chính
phủ Singapo đang triển khai kế hoạch chi hơn 13 tỉ USD để nâng cấp ngành du
lòch có sự tham gia của 12 bộ trong chính phủ. Tại Australia với mạng lưới gồm
22 nghìn khách sạn, 52 nghìn nhà nghó tư nhân, có 39 nghìn hiệu cà phê, có 1500
bãi tắm và hồ bơi, 5000 sân quần vợt, 200 phòng thể dục thể thao, 60 trường leo
núi, 601 trường trượt tuyết, 80 vườn bách thảo và nhiều cơ sở sản xuất các hàng
hóa tiêu dùng , thủ công mỹ nghệ.... đã đem lại hàng triệu công ăn việc làm cho
người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa - dòch vụ thỏa mãn nhu cầu
khách quốc tế và dân sở tại, thu về một nguồn lợi lớn cho nhà nước Úc.
II. 2. Quá trình hình thành và phát triển ngành du lòch ở nước ta:
Có thể nói rằng du lòch của người dân trên đất nước ta đã có từ lâu đời.
Người Việt đã biết du lòch nghóa là đi chơi một cách lòch lãm và đã đúc rút được
thú vui đặc trưng khi đi du lòch đó là: “trà tam tửu tứ du hành nhò”. Tuy nhiên, nó
chỉ là nhu cầu du lòch vốn có tiềm ẩn trong con người nói chung, song ngành du
lòch Việt Nam thì mãi 1960 mới được hình thành. Có thể chia quá trình hình
thành và phát triển ngành du lòch Việt Nam thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu từ 1960 - 1975: Cơ sở vật chất kó thuật, trang thiết bò vật tư
còn nhiều thi ếu thốn, đội ngũ cán bộn nhân viên phục vụ chưa nhiều kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn nghi ệp vụ còn hạn chế. Do tính chất nhiệm vụ
của đất nước trong giai đoạn này mà du lòch chưa có điều kiện phát triển.
13



Giai đoạn từ 1976 - 1990: Ngày 27 -6- 1978 quốc hội ra nghò đònh thành
lập tổng cục du lòch trực thuộc hội đồng bộ trưởng. Sự kiện này đánh dấu một
bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát tri ển ngành du lòch Việt Nam.
Giai đoạn này bộ máy tổ chức quản lý của tổng cục du lòch dần được hoàn thiện.
Năm 1981 du lòch Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức du lòch thế giới
(WTO). Cơ sở vật cchất kó thuật của ngành cũng được mở rộng bằng việc xây
dựng khách sạn mới ở miền Bắc, tiếp quản các khách sạn của chế độ củ sau
ngày miền Nam giải phóng.
Do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và do bối cảnh quốc tế lúc đó
cộng thêm cơ chế quản lý kinh tế còn mang nặng tính bao cấp của thời chiến,
nên chưa tạo được những động lực cần thiết thúc đẩy ngành du lòch phát triển.
Một số đặc điểm của giai đoạn này là cơ sở vật chất của ngành còn nghèo
nàn, thiếu thốn, lạc hậu và xuống cấp. Tính đ ến 1989 toàn ngành có 140 khách
sạn và 6980 buồng, trong đó có 4000 buồng đạt ti êu chuẩn đón khách quốc tế.
Các khách sạn phân bố không đều. Nhiều nơi có điêu kiện tụ nhiên ,văn hóa để
phát triển du lòch nhưng không đủ khách sạn như hà nội ,quảng ninh , Hải phòng.
Cỏ sở hạ tâng như giao thông, điên nước, bưu điện….kém phát triển. Bên cạnh
đó đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ trong nganh du lòch đến năm 1989 khoảng
20000 người, hầu hết chưa qua đào tạo, nên trình độ nghiệp vụ trong quản lý và
phục vụ còn yếu kém.
Kết qủa họat động kinh doanh du lòch của giai đoạn này chưa đáng kể, cụ
thể: năm 1976 trong hoạt dộng du lòch quốc tế, số ngày khách du lòch quốc tế là
184.119 ngày khách, doanh thu là 23.776.000đ, nộp ngân sách 1.219.000đ. Năm
1980, số ngày khách du lòch quốc tế là290.000 ngày khách, doanh thu
51.000.000đ và nộp ngân sách 11.748.000đ. Năm 1989 đón được 215.000 khách
quốc tế, doanh thu 2,9 triệu rúp và 45,85 triệu USD. So với những năm đầu thập
niên 80 số lượng khách cũng như doanh thu ngoại tệ đã tăng hàng chục lần.
Từ năm 1986 các hoạt đông du lòch đưa người Việt Nam đi du lòch nước
ngoài là:10.000 khách. Thò trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghóa ở Đông
Âu và Liên xô. Bên cạnh phát triển du lòchquốc tế , du lòch nội đòa ở giai đoạn

này phát triển tương đối nhanh. So với thời kỳ 1976-1980 thì khách du lòch nội
đòa thơì kỳ 1981-1985 tăng 15,6 lần và thời kỳ 1989 tăng 21,7 lần.

14


Nhìn chung hoạt động du lich giai đoạn này vẫn mang nặng tính chất phục
vụ theo cơ chế của nền kinh tế tập trung bao cấp, đặc biệt là trong lónh vực du
lòch nội đòa.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: trong giai đoạn này ngành du lòch có sự
chuyển biến khá mạnh mẽ.
Tình hình hoạt động kinh doanh: Lượng khách quốc tế tăng từ 250 ngàn
ngừơi năm 1990 lên 1 triệu năm 1994 và 1,3 triệu năm 1995.Khách nội điạ tăng
từ 1 triệu năm 1995 lên 3,5 tiệu năm 1994 và 5-5,5 triệu năm 1995; 1997-1998
trên 8.000 tỷ.
Du khách từ các nước vào Việt Nam tham quan du lòch, tìm hiểu cơ hội
đầu tư; kinh doanh buôn bán, Việt kiều về thăm quê hương .v.v… ngày càng
đông dẫn đến tổng doanh thu từ du lòch ngày càng cao. Tổng thu nhập của xã hội
từ du lòch là khoảng 8.000tỷ năm 1995 (800triệu USD) và 9.500 tỷ (1996); 1998
là 8.200tỷ.
Bảng kết quả kinh doanh du lòch qua các năm:
Năm

Khách quốc tế
(triệu người)

Khách nội đòa
(triệu người)

Doanh thu (tỷ

đồng)

Trong đó ngoại
tệ (triệu USD)

1990

250.000

1.000.000

650

29

1991

300.000

1.500.000

800

35

1992

440.000

2.000.000


1.350

50

1993

670.000

2.700.000

2.500

120

1994

1.018.000

3.200.000

4.000

210

1995

1.300.000

5.000.000


8.000

400

1996

1.607.000

7.200.000

9.500

400

1997

1.716.000

8.500.000

8.500

500

1998

1.520.000

9.500.000


8.200

500

(Nguồn : Tổng cục du lòch)
Có được kết qua như vậy là nhờ chính sách mở cửa, ổn đònh chính trò, phát
triển kinh tế của đất nước. Đó cũng là kết quảcủa những có gắng phấn đấu trong
toàn ngành du lòch cũng như các ngành có liên quanđến cải tiến cơ chế quản lý,
đổi mới chính sách hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh
doanh dòch vụ du lòch.
15


So với các nước, số lượng khách du lòch Quốc tế vào Việt Nam chưa
nhiều, nhưng đó là con số rất có ý nghóa của ngành du lòch Việt Nam. Nhòp độ
tăng trung bình hàng năm là 40% là rất khả quan cho ngành du lòch. Tuy nhiên
khi so sánh về số lượng khách du lòch Quốc tế đến các nước lân cận thuộc khố
ASEAN, ta có thể nhận thấy một cách dễ dàng rằng Việt Nam đi chậm rất nhiều
so với các nước trong khu vực .
Bảng : Tăng trưởng số lượng khách du lòch Quốc tế đến các nước thuộc
ASEAN và Việt Nam.
Lượng khách du lòch Quốc tế đến

Các nươcù ASEAN

Việt Nam

Thò phần tươngđối của


(người)

(người)

Việt Nam(%)

1990

19.125.184

250.000

1,31

1991

19.868.998

300.000

1,51

1992

21.794.246

440.000

2,02


1993

23.600.314

670.000

2,84

1994

24.500.000

1.018.000

4,16

1995

28.856.000

1.300.000

4,51

(năm)

(Nguồn : Tổng cục du lòch)
Về cơ sở vật chất, hiện nay đã có trên 2.300 cơ sở lưu trú với 42.000
phòng. Trong đó có 22.000 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách Quốc tế, với một
số khu du lòch, cơ sở vui chơi giải trí được hình thành, các phương tiện vận

chuyển hành khách tăng cả số lượng và chất lượng. Hiện nay cả nước có 813
doanh nghiệp du lòch thuộc các thành phần với khoảng 15.000 cán bộ công nhân
viên, có 79 doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành Quốc tế.
Do hoạt động du lòch sôi động, thò trường du lòch được mở rộng, các doanh
nghiệp du lòch Việt Nam ngày càng tăng cường quan hệ ký kết hợp đồng làm ăn
với các hãng du lòch của các nước trên thế giới. Đến nay, các doanh nghiệp du
lòch Việt Nam đã ký kết quan hệ hợp đồng với gần 500 hãng du lòch của 45 nước
trên thế giới. Các doanh nghiệp du lòch ngày càng tham gia nhiều vào càc hội
chợ, hội nghi du lòch.
Đến nay, ngành du lòch Việt Nam đã ký được 7 hiệp đònh hợp tác du lòch
cấp chính phu với Singapore, Malaysia, Thailan, Philippin, Trung quốc, Lào… Du
16


lòch Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức du lòch thế giới (WTO), của Hiệp
hội du lòch Châu Á-Thái Bình dương (PATA). Một số doanh nghiệp du lòch Việt
Nam còn là thành viện của Hiệp hội du lòch Hoa Kỳ (ASTA).
Trong nước, du lòch Việt Nam đã thành lập Hiệp hội lữ hành và Hiệp hội
khách sạn, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi nghiệp vụ, kinh
nghiệm làm ăn, hỗ trợ hợp tác lẫn nhau để thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Để đáp ứng kòp thời nguyện vọng của các ngành du lòch nhằm góp phần
xây dựng nền kinh tế đất nước, ngày 27/12/1992, chính phủ đã có nghò đònh số
20/CP quy đònh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy ngành Du
lòch Việt Nam. Sau đó, ngày 22/6/1993, Chính phủ lại có nghò quyết số 45/CP
“Về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lòch. Đó là thuận lợi cơ bản đối với
ngành du lòch, tạo ra chỗ đứng của ngàng trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh việc hoàn thiện và từng bước phát triển của mình, ngành Du
lòch Việt Nam vẫn còn tồn tại những thiếu sót lớn như sau:
- Tình trạng thi nhau bỏ vốn xây dựng khách sạn nhà hàng tràn lan, thiếu
sự cân đối, quy hoạch. Từ giữa năm 1997 đến nay cung ngày càng vượt cầu, cao

điểm là vao giữa năm 1998. Chỉ nói riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh khi hai đại
khách sạn Sotifel Plaza & Delta Caravelle đưa thêm 620 phòng vào khai thác
nâng tổng số phòng lên 14.867 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đến cơn bão
“hạ giá phòng”, tình trạng cạnh tranh phòng không lành mạnh giữa các khách
sạn, các công ty lữ hành … Đã làm chao đảo trong kinh doanh du lòch suốt hai
năm qua.
- Việc mở ra đủ loại dòch vụ khác nhau để gọi là “kinh doanh du lòch”
nhưng chất lượng các dòch vụ còn thấp hoặc bò biến tướng không phù hợp với yêu
cầu về thuần phong mỹ thuật, văn hóa dân tộc, gây nên sự lộn xôn thiếu mỹ
quan… Điều này đã làm xấu đi những cảnh quan du lòch, thậm chí làm ảnh hưởng
đến cả một số di tích lòch sử, văn hóa của dân tộc, gây ô nhiễm môi trường, làm
giảm bớt giá trò của sản phẩm du lòch Việt Nam đối với khách du lòch quốc tế.
- Về trình độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm sẵn có cũng như trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của những người làm công tác du lòch chưa đáp ứng được
yêu cầu. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân các công ty TNHH…
đổ xô nhau vào làm du lòch mà không nhận thức đúng đắn về du lòch, gây xáo
trộn mất trật tự, không thể quản lý nỗi. Từ đó sẽ dẫn đến giá phải trả không thể
lường trước được.
17


- Du khách đến Việt Nam so với các nước chưa phải là nhiều song đã phát
sinh nhiều chuyện phải bàn, không phải chí có trách nhiệm của riêng ngành du
lòch. nó liên quan đến các ngành nội vụ, ngoại giao, hải quan, hàng không, giao
thông, văn hóa, ngân hàng, tài chính, thương mại… rồi nội bộ ngành du lòch cũng
có những mâu thuẫn, cạnh tranh nhau, tạo nên những sơ hở về mặt quản lý cấp
nhà nước.
Tất cả những thiếu sót nói trên, cần được sự phối hợp của nhiều bộ, nhiều
ngành cùng hiệp đồng giải quyết. Tất nhiên, bản thân ngành du lòch trước hết
phải nỗ lực phát huy, khai thác mọi yếu tố nội lực của mình để vượt qua những

cản ngại, nhanh chóng vươn lên hòa nhập, đuổi kòp trình độ phát triển của các
nước Đông Nam Á và thế giới trong lónh vực du lòch.

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I- Khái niệm và đặc điểm của du lòch sinh thái:
Một quan niệm mới về du lòch đã gây tranh cãi không ít trong ngành du
lòch. Đó là du lòch sinh thái gọi tắt là Ecotoursism. Mô hình du lòch sinh thái được
bàn đến nhiều trong những năm gần đây.
Du lòch sinh thái là hình thức du lòch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao
về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và

18


văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho công đồng đòa phương và
có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn.
Có thể nói gọn Ecotour là một tour du lòch sinh thái đưa con người về với
thiên nhiên, cây cỏ, đồng nội.
Du lòch sinh thái thướng phát triển mạnh ở Nam Phi, các nước châu Phi da
đen các nước châu Mỹ La tinh và các nước Châu Á mà ở đó có môi trương tự
nhiên còn mang tính hoang sơ.
Du lòch sinh thái phát triển có lơò cho con ngươì và thiên nhiên. Đầu tiên
hệ sinh thái ở nơi đó được bảo vệ, sau đó cuộc sống người dânở những khu vực
này được nâng cao.
Song cũng cần thấy hết mặt trái của du lòch sinh thái ở chỗ nó đã góp
phần không nhỏ trong việc phá vỡ cân bằng sinh thái. Ví dụ qua thống kê của
nganh du lich Côsta Rica mới đâycho thấy, môt triệu khách du lòch vào thăm
rừng quốc gia Iguacu mỗi năm đã góp phần phá vỡ cân bằng sinh thái tại đây.

Và du lich sinh thái phát triển sẽ dẫn đến tình trạng nền văn hoá mai một hoặc
bò pha tạp. Vì mục đích kinh doanh, người ta di dời dân đòa phương đi nơi khác.
Sự lai căng văn hóa từ nhiều nơi mang đến là điều không thể tránh khỏi.
Như vậy: Du lòch sinh thái đòi hỏi ngành du lòch và khách du lòch ý thức
bảo vệ môi sinh và con người. Đối với chính quyền, các cơ quan chức năng cần
quản lý chặt chẽ các dự án phát triển du lòch, các công trình xây dựng khách
sạn, cơ sở hạ tầng cùng các tiện nghi du lòch không được ảnh hưởng đến sinh
thái thiên nhiên.
Du lòch sinh thái còn có những tên gọi khác nhau như:
-

Du lòch thiên nhiên

-

Du lòch dựa vào thiên nhiên

-

Du lòch môi trường

-

Du lòch xanh

-

Du lòch có trách nhiệm.

Thống kê năm1996 của tổ chức du lòch thế giới (WTO) cho biết, trong

trong tổng số 592 triệu khách du lòch , tổng doanh số 423 tỷ USD, thì nguồn thu
từ Ecotour chiếm 1/3 tỷ trọng . Đến nay Ecotour đã thực sự thống trò lục đòa đen,
chẳng hạn Kênya tổng kết 80% du khách đến với họ là tham gia Ecotour. Các
nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới ở châu Á cũng là một thò trường
thuận lơò cho phát triển du lòch sinh thái . Tại châu Á có môi trường sống phong
19


phú nhất trên hành tinh hiện nay. Có những khu rừng nhiệt đơí ít gây chết người
hơn so với các khu rừng tại châu Phi và Nam mỹ. Châu Á có những bãi đá
ngầm san hô đep đầy bí ẩn xét theo khía cạnh văn hóa. Các nước ở đây còn có
một nền văn minh lâu đời thể hiện qua kiến trúc cổ xưa , tôn giaó, tập quán ,
trang phục độc đaó.
Cần cho phát triển du lòch sinh thái là những chính sách phù hợp để baỏ
tồn thiên nhiên và di sản văn hóa . Theo tiến só Sano, một nhà tổ chư c du lòch
sinh thái thì có 7 lónh vực quan trọng cần xem xét một dự án du lòch sinh thái :
- Đánh giá về tài nguyên thiên nhiên
- Đánh giánền văn hoá đòa phương hay khu vực
- Chế độ quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Thói quen và thò hiếu của du khách.
- Luât pháp quốc gia và nội qui của đòa phương.
- Bộ máy quản lý hành chính.
II. Tính tất yếu của sự xuất hiện du lòch sinh thái ở Việt nam.
Ngày 7-9-1999, tại Hà Nội , Tổng Cục Du lòch Việt Nam phối hợp cùng
Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới (IUCN) và Ủy Ban Kinh Tế Xã Hội
Châu Á – TBD (ESCAP) tổ chức hội thảo “Xây dựng chiến lươc quốc gia về
phát triển du lòch sinh thái ở Việt Nam”.
Với một hệ thống gồm 107 khu rừng có diện tích gần 2,382 triệu ha,
trong đó có 12 vườn quốc gia , 61 khu rừng bảo tồn thiên nhiên và 34rừng văn
hóa – lòch sử và bảo vệ môi trường cùng núi cao biển rộng sông dài bình nguyên

và cao nguyên với nhiều loài chim thú. Khí hậu Việt nam ôn hoà, bốn muà
thuận lợi cho du lòch, tham quan, giải trí ngoài trời. Việt Nam sẽ trở thành một
trong những điểm du lòch sinh thái hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới . Cụ
thể:
Bắc bộ: Có Vònh Hạ Long nổi tiếng là một kỳ quan thế giói, rừng Cúc
Phương nguyên sinh được bảo tồn. Tam đảo có khí hậu ôn đới, bãi biển Đồ Sơn
không bò ô nhiễm, Hà Nội có hồ gươm, có các công trình và di tích cổ xưa như
Văn Miếu
Trung bộ: Có sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, phố cổ Hội An.
Trong các bãi biển miền Trung phải kể đến bãi biển Nha Trang cát trắng. Đi
bằng đường bộ, đường sắt , hàng không hay đường biển, du khách sẽ thấy bãi
20


biển Đại Lãnh vơí hình trăng non cách Nha Trang 80 km về phía Bắc. Và 40 km
về phía Nam thò trấn Tuy Hoà lấp lánh nước biển trong xanh dưới răng thông rì
rào. Nếu khách đi qua bằng xe lửa sẽ qua bảy đường hầm xuyên núi liên tục ,có
hầm đá đen nổi tiếng dài gần 1000m phong canh thiên nhiên chưa bò con người
tàn phá .
Miền cao nguyên trung bộ với Pleiku, Kontum, Daklak đất đỏ bazan thuận
lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Đà Lạt với những đồi thông, thác nước thiên
nhiên hùng vó, hồ nước có phong cảnh ngoạn mục, ngoài ra, khí hậu ở đây là tài
nguyên có một không hai ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Ởû đây
khí hậu có thể cảm nhận được bốn mùa trong một ngày. Bảo Lộc có rừng
nguyên sinh Nam Cát Tiên với nhiều muông thú (gần đây đã phát hiên được loài
tê giác 1 sừng).
Nam Bộ: Đồng Nai có suối nước nóng Bình Châu ở Xuyên Mộc là nơi
ngoài việc du lòch còn có khả năng chữa bệnh bằng nước khoáng, các căn cứ
thời chiến tranh của Thái Lan, Nam Triều Tiên và Úc, nay được phục hồi rất
phù hợp với khách du lòch cựu chiến binh về thăm những kỷ niện xưa.

Bà Ròa-Vũng Tàu có bãi tắm mênh mông dọc biển từ Long Hải, Phước
Hải tới Vũng Tàu. Trước đây đã là nơi nghỉ mát của người Pháp thời thuộc đòa.
Long Hải có rừng hoa anh đào, ngoài khơi cách đất liền khoảng 300km có Côn
Đảo (một quần đảo gồm 16 hòn đảo: hòn Trứng, hòn Cau … với các điểm du lòch
bơi lặn Bến Đầm, leo núi Mũi cá mập, đỉnh Tình yêu …) một di tích lòch sử, một
đòa điểm du lòch lý tưởng cho du lòch sinh thái nằm giữa Thái Bình Dương.
Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ tỉnh Long an có di tích Óc Eo, có
vườn thanh long, loại trái cây đặc sản mà khách nước ngoài ưa chuộng.
Sau Long An là tỉnh Tiền Giang mà du khách có thể dùng thuyền đi trên
sông Cửu Long để thăm cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm. Tiền Giang còn có
Cồn Rồng, Cồn Phụng, rất thích hợpvới du lòch sinh thái.
Cần Thơ được gọi là Tây Đô gạo trắng nước trong nói lên sự trù phú của
đòa phương. Ở đây hạ tầng cơ sở, sân bay, cầu cảng về cơ bản có đủ điều kiện
phát triển du lòch nói chung và du lòch sinh thái nói riêng.
Đồng tháp có sản phẩm đặc thù như: vườn sếu, vườn hạc ở Tam Nông,
vườn cò ở huyện Tháp Mười, vườn hồng Sa Đéc.
Kiên Giang, điểm tận cùng của đất nước với diện tích 6.248km² bao gồm
608km² hải đảo và 200km bờ biển. Riêng Hà Tiên và Phú Quốc có 104 hòn đảo.
21


Hà Tiên được mang danh là thập cảnh (do có 10 cảnh đẹp). Phú Quốc là hòn
đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích 573km². Riệng quần đảo Hải Tặc là mô
hình du lòch “du lòch sạch” có 16 hòn đảo nhỏ thích hợp cho du lòch sinh thái.
Vùng Minh Hải với 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau có rừng tràm, đước là loại
rừng nguyên sinh, vườn chim sát biển Bạc Liêu cách thò xã 5km, thông thường
chim về đông nhất vào tháng 11-12 và bay đi vào tháng 2, vườn nhãn Bạc Liêu
nổi tiếng cả vùng với loại nhãn quý và cả các cây nhãn gần trăm tuổi. Cà Mau
với sân chim Đầm Dơi mà khi vào người ta chỉ với tay là có thể lấy được trứng
chim (xin nhắc nhỏ nên để lại mỗi tổ 1 trái để chim còn về). Sóc Trăng một tỉnh

nằm bên trái Quốc Lộ 1với nền văn hóa mạng đậm nét Khơme và người Hoa.
Ngoài các vườn chim như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Sóc Trăng
còn có Chùa Dơi, được xây dựng trên 300 năm với hàng trăm ngàn con đơi bay
đi ăn trái cây ở nơi khác mà không hề phá vườn cây trái quanh chùa.
Ta thấy ,Việt Nam có tiềm năng về du lòch sinh thái hay du lòch thiên
nhiên rất phong phú và đa dạng. Môi trường thiên nhiên gần như nguyên vẹn
không có ô nhiễm bởi sự phát triển công nghiệp và đô thò hoá thích hợp với các
loại hình du lòch trên. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có khả năng phát triển
mạnh loại hình du lòch sinh thái sông nước.

III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CƯỦ LONG.
III. 1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lòch tự nhiên.
III. 1.1 Phương pháp đánh giá:
- Xác đònh khả năng thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các loại tài
nguyên du lòch đối với hoạt động du lich.
- Xác đònh khả năng khai thác loại hình du lòch, qui mô hoạt động (quốc
tế; đòa phương) nhằm thiết kế các tuyến du lòch.
III. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu và đánh giá có từ trước đến nay của
các ngành khoa học (Đặng Duy Lợi: 1992; Nguyễn Minh Tuệ: 1993; Trần Văn
Thành: 1995), để xây dựng thang đánh giá theo 3 chỉ tiêu thu hút khách du lòch
22


(tính hấp dẫn, tính an toàn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ) và 4 chỉ tiêu quản lý khác
(sức chứa, tính thời vụ, tính liên kết và tính bền vững). Các chỉ tiêu được đánh
giá theo 4 bậc tương ứng với mức độ thuận lợi, áp dụng đánh giá tài nguyên du
lòch tự nhiên (TNDLTN).

Dưới đây là 7 chỉ tiêu đánh giá TNDLTN được áp dụng đánh giá các điểm
DLTN vùng ĐBSCL.
- Tính hấp dẫn .
Tính hấp dẫn khách du lòch là yếu tố có tính tổng hợp và thường được xác
đònh bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của đòa hình, sự thích
hợp của khí hậu đối với sức khoẻ, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và
di tích tự nhiên và quy mô về không gian của điểm tài nguyên.
a. Rất hấp dẫn : có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng; 3 hiện tượng di tích tự
nhiên đăïc sắc; độc đáo; đáp ứng được trên 5 loại hình du lòch (LHDL).
b. Khá hấp dẫn : Có từ 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng ;có 1 hiện tượng di
tích tự nhiên đặc sắc; đáp ứng 3-5 LHDL.
c. Trung bình : có từ 1-2 phong cảnh đẹp , đáp ứng 1-2 loại hình du lòch
d. Kém: phong cảnh đơn điệu đáp ứng 1 loại hình du lòch.
- Tính an toàn:
Là một chỉ tiêu thu hút khách du lòch, đảm bảo sự an toàn về sinh thái và
xã hội, được xác đònh bởi tình hình an ninh chính trò, trật tự xã hội (cướp giật, ăn
xin, bán hàng rong), vệ sinh môi trường (các bệnh dòch: bệnh ngoài da, sốt rét,
dòch tả, sida, nước sạch, rác thải…)
a. Rất an toàn: không xảy ra một trường hợp nào về an ninh, sinh thái và
thiên tai bão lụt, xoáy, lốc…
b. Khá an toàn: như trên, nhưng có hiện tượng quấy nhiễu bởi những
người bán hàng rong.
c. Trung bình: Có hoạt động ăn xin, bán hàng rong.
d. Kém: Có xảy ra cướp giật, đe dọa tính mạng của khách du lòch, nước
uống không đảm bảo vệ sinh, không đạt các chỉ tiêu của Tổ chức sức
khỏe Thế giới (WHO).
23


- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật (CSHT & VCKT)

Chỉ tiêu này có ý nghóa quyết đònh đến hoạt động du lòch (HĐDL). Thiếu
nó, dù tài nguyên du lòch có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ tồn tại ở
dạng tiềm năng, không thể khai thác cho hoạt động du lòch, hoặc nếu triển khai
thì sẽ có những tác động tiêu cực làm tổn hại đến tính bền vững của môi trường
tự nhiên (MTTN).
a. Rất tốt: CSHT & VCKT đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế
(khách sạn đạt từ 3 sao trở lên, phương tiện giao thông liên lạc quốc tế).
b. Khá: CSHT & VCKT đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế
(khách sạn đạt từ 1-2 sao trở lên, phương tiện giao thông liên lạc tại
chổ).
c. Trung bình: có được một số CSHT & VCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa
đủ tiện nghi.
d. Kém: Còn thiếu nhiều CSHT & VCKT, nếu có thì chất lượng thấp và
có tính quyết đònh đối với việc thu hút khách du lòch.
Ba tiêu chuẩn trên về tính hấp dẫn, tính an toàn và CSHT & VCKT có
tính quyết đònh đối với việc thu hút khách du lòch.
- Tính bền vững:
Tính bền vững của môi trường tự nhiên nói lên khả năng bền vững của
các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lòch của
khách du lòch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực hoặc thiên tai.
a. Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bò phá
hoại (rừng, đất, động vật,…), khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái
của môi trường nhanh, tài nguyên du lòch tự nhiên tồn tại vững chắc
trên một trăm năm hoạt động du lòch diễn ra liên tục.
b. Khá bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bò phá
hoại ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi nhanh, tài
nguyên du lòch tự nhiên tồn tại vững chắc trên 50-100 năm hoạt động
du lòch diễn ra thường xuyên.
c. Trung bình: có từ 1-2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bò phá
hoại ở mức độ đáng kể phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới

24


×