Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

CHIẾN lược và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TP HCM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.98 KB, 120 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI TH THANH VÂN

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CHIẾN LƯC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO:
I/ CHIẾN LƯC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC:
1. Các khái niệm về chiến lược phát triển.
2. Quản trò chiến lược:
2.1 Phân tích môi trường.
2.2 Xác đònh sứ mạng và mục tiêu của tổ chức.
2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược .
2.4 Thực hiện chiến lược.
2.5 Đánh giá và kiểm tra thực hiện.
II/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH


CHĂN NUÔI HEO.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI HEO VÀ CẦU
THỊT HEO TẠI TP. HCM
I/ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG :
1.Tình hình chăn nuôi heo ở TP. HCM:
1.1.Số hộ tham gia chăn nuôi.
1.2.Tổng đàn heo toàn thành phố.
1.3.Phân bố đàn heo theo đòa bàn.
1.4.Hệ thống chăn nuôi tại TP HCM.
1.5.Tình hình phát triển đàn heo ở TP HCM.
1.6.Đònh mức kinh tế kỹ thuật ngành chăn nuôi heo.

1


2.Tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi heo tại TP. HCM:
2.1.Tình hình cung ứng con giống.
2.2. Tình hình sản xuất sản phẩm thòt .
3.Cầu thòt heo trên đòa bàn TP.HCM.
3.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm thòt heo trên đòa bàn thành phố.
3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thòt heo thành phố .
3.3.Dự báo nhu cầu thòt heo trên đòa bàn thành phố.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN
NUÔI HEO TẠI TP. HCM.
1.Tình hình sản xuất thức ăn:
1.1.Giá cả thức ăn không ổn đònh.
1.2.Vấn đề nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
1.3. Sự bất cập trong quản lý về xuất nhập nguyên liệu thức ăn.
2.Áp lực cạnh tranh.

3.Tình hình ô nhiễm và áp lực đô thò hoá.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO Ở TP. HCM ĐẾN NĂM 2010.
I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TP. HCM.
II/ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG :
1.Phân tích môi trường vó mô.
2.Phân tích môi trường vi mô.
III/ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯC NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TP.
HCM:
1.Đánh giá các yếu tố môi trường.
1.1.Đánh giá các yếu tố môi trường vó mô.
1.2.Đánh giá các yếu tố môi trường vi mô.

2


2.Ma trận Swot.
IV/ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
TP. HCM ĐẾN NĂM 2010.
1.Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển thò trường .
2.Chiến lược phát triển hội nhập.
3.Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.
4.Chiến lược cải tiến sản phẩm.
V/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TP. HCM
ĐẾN NĂM 2010:
1.Đẩy mạnh việc chuyển sang hướng sản xuất giống có năng suất và chất lượng
cao.
2.Chính sách tài chính tín dụng nhằm kích thích phát triển chăn nuôi heo.
3.Chính sách hỗ trợ các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc giảm giá thành sản
phẩm.

4.Chính sách quản lý sản xuất thức ăn.
5.Củng cố thò trường trong nước và hướng đến thò trường xuất khẩu
6.Củng cố và tăng cường hoạt động của hệ thống thú y.
7.Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp sở hữu nhà nước không giữ
giống gốc .
8.Tập trung giết mổ về một mối.
9. Phát triển chăn nuôi heo phải chú ý đến vấn đề môi trường.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC

3


MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dòch
vụ, văn hóa năng động nhất trong cả nước. Nhưng sẽ là chưa đủ nếu nói đến TP.
HCM mà lãng quên nông nghiệp, một “vành đai xanh” của thành phố tập trung
chủ yếu ở các huyện ngoại thành và ven thành phố.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và của ngành chăn nuôi trong cả
nước, ngành chăn nuôi heo là ngành có tỷ trọng sản lượng thòt cao nhất. Chăn nuôi
luôn gắn liền với hoạt động nông nghiệp, phát triển chăn nuôi heo nhằm đảm bảo
nhu cầu thực phẩm, cung cấp phân bón cho cây trồng, cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Với dân số theo thời gian càng lúc càng tăng, hiện nay trên 5 triệu, và theo
dự báo thì dân số thành phố sẽ là 6 triệu ở năm 2005 và khoảng 7 triệu ở năm
2010, thì nhu cầu về thòt heo và các sản phẩm từ thòt heo sẽ tăng lên rất đáng kể
trong tương lai ở TP. HCM.

Ngành chăn nuôi heo thành phố có năng suất cao hơn so với các vùng khác
trong cả nước, nhưng hiện nay đang gặp một số vấn đề bức xúc:
- Việc đô thò hóa nhanh, áp lực đất đai tăng cao.
- Sự biến động về giá cả thò trường thòt và giá cả thức ăn gia súc.
- Ô nhiễm môi trường khiến cho nhiều vùng chăn nuôi heo nổi tiếng trước
đây ở Gò Vấp, Hốc Môn, Thủ Đức đang chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh
khác dẫn đến giảm số lượng đầu con, số hộ chăn nuôi và cả vốn đầu tư.
- Vấn đề vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến
nguy cơ dòch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người dân, tạo dư luận xấu
trên thò trường nước ngoài.

4


Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đònh hướng chiến lược
phát triển ngành chăn nuôi heo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” làm
luận án tốt nghiệp, mong góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
Với mục đích trên,luận án được xác đònh những mục tiêu nghiên cứu sau:
-Phân tích thực trạng ngành chăn nuôi heo trên đòa bàn TP. HCM qua các
năm nhằm rút ra những mặt ưu và hạn chế.
-Phân tích các yếu tố môi trường vi mô và vó mô nhằm rút ra những cơ hội
điểm mạnh và các nguy cơ điểm yếu của ngành chăn nuôi heo thành phố HCM.
-Trên cơ sở phân tích nghiên cứu đó ,chúng tôi xác đònh những tiền đềđể
đònh hướng chiến lược ,cũng như đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển
ngành chăn nuôi heo thành phố.
Phạm vi giới hạn của đề tài: Phạm vi đề tài chỉ giới hạn ở góc độ kinh tế mà
không đi sâu phân tích những vấn đề mang tính kỹ thuật.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung trên , chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng Mácxít và dựa vào các quan điểm,
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phương pháp phân tích thống kê kết hợp với phương pháp phân tích tổng
hợp, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp đồ thò để minh họa và phân tích.
- Phương pháp dự báo.
Kết cấu của luận án:
Nội dung của luận án gồm :
Lời mở đầu .

5


Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch đònh chiến lược phát triển ngành chăn
nuôi heo TP. HCM .
Chương II: Thực trạng của ngành chăn nuôi heo tại TP. HCM .
Chương III:Đònh hướng chiến lược và các giải pháp để phát triển ngành
chăn nuôi heo TP. HCM đến năm 2010 .
Kết luận

6


CHƯƠNG 1 : CHIẾN LƯC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH
HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO

1.1. CHIẾN LƯC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC:
1.1.1. Các khái niệm về chiến lược phát triển:
Có nhiều tác giả đã đề cập đến khái niệm về chiến lược :
-Theo Fred R David :" Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục

tiêu dài hạn " [4]
-Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard):"chiến lược bao hàm việc ấn đònh
các mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hay
tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu
đề ra”.
-Theo Michael E. Porter (Đại học Harvard) :"Chiến lược là sự sáng tạo ra vò
thế có giá trò và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt ,là sự lựa chọn, đánh
đổi trong cạnh tranh ,là tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động".[3]
Các khái niệm trên đều giống nhau trên quá trình xác đònh nội dung , đó là
chọn lựa mục tiêu , đề ra chương trình hoạt động và phân bố tài nguyên hợp lý
giúp cho việc đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.
Ngày nay , môi trường kinh doanh ngày càng biến động , phức tạp, sự cạnh
tranh càng lúc càng gay gắt , sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông,
thông tin đã khiến các tổ chức hơn lúc nào hết phải quan tâm đến lợi thế cạnh
tranh . Vì vậy chiến lïc nhằm xác đònh trên những cơ sở vững chắc sức mạnh của
một tổ chức so với đối thủ cạnh tranh .

7


Như vậy đònh hướng chiến lược phát triển ngành có thể được hiểu là xác
đònh hướng đi của ngành nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu . Để đạt
được mục tiêu , nội dung đònh hướng chiến lược phải đề ra được chiến lược phát
triển cũng như hệ thống các giải pháp thực hiện nhằm mang lại tính khả thi.
1.1.2. Quản trò chiến lược:
Theo Garry D. Smith :" quản trò chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường
hiện tại cũng như tương lai,hoạch đònh các mục tiêu của tổ chức đề ra , thực hiện
và kiểm soát việc thực hiện các quyết đònh, nhằm đạt được các mục tiêu đó trong
môi trường hiện tại cũng như tương lai".
Các qui trình quản tròù chiến lược được thể hiện qua mô hình sau:


Phân tích môi trường

Xác đònh chức năngnhiệm vụ mục tiêu
Phân tích/lựa chọn các p. án chiến lược
Thực hiện chiến lược
Đánh giá và kiểm tra thực hiện

1.1.2.1. Phân tích môi trường:
Cần thiết phải phân tích môi trường bởi lẽ đây là cơ sở cơ bản để hoạch
đònh chức năng nhiệm vụ và hoạnh đònh mục tiêu ,giúp ta xác đònh việc gì cần
làm để đạt được các mục tiêu và chức năng nhiệm vụ đề ra.
Môi trường của một tổ chức được phân đònh thành môi trường vó mô và môi
trường vi mô. Phân tích SWOT chính là phân tích về môi trường . Nghiên cứu môi

8


trường là một quá trình phải tiến hành thường xuyên và liên tục, vì nó chính là
điều kiện bảo đảm sự thành công của chiến lược.
Môi trường vó mô :
Đây là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức.Việc kiểm
soát môi trường này nhằm đánh giá được những cơ hội và các mối đe dọa cần né
tránh .
Các ảnh hưởng của môi trường vó mô có thể kể:kinh tế,văn hóa, chính phủ
và chính trò, công nghệ, áp lực cạnh tranh.
Môi trường vi mô:
Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong lãnh vực kinh
doanh . Các mục tiêu và chiến lược được lập ra nhằm tận dụng những điểm mạnh
và khắc phục những điểm yếu bên trong khu vực kiểm soát nội bộ để đạt được lợi

thế tối đa .
Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lãnh vực chức năng như : nguồn
nhân lực , nghiên cứu và phát triển ,sản xuất , tài chính kế toán , marketing , nề
nếp tổ chức chung.
1.1.2.2. Xác đònh chức năng ,nhiệm vụ và mục tiêu:
Sứ mạng của tổ chức là mục đích của tổ chức, lý do và ý nghóa của sự ra đời
và tồn tại của tổ chức. Việc xác đònh một bản tuyên bố về sứ mạng đúng đắn sẽ
tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng các mục tiêu và các chiến lược của tổ
chức.
Mục tiêu của tổ chức là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức muốn
phấn đấu đạt được trong một khoảng thời gian nhất đònh. Có 2 loại mục tiêu, đó là
mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn .
-Mục tiêu ngắn hạn là các kết quả cụ thể mà tổ chức dự đònh đạt được trong
chu kỳ quyết đònh tiếp theo (Chu kỳ quyết đònh là khoảng thời gian cần thiết để

9


thực hiện trọn vẹn một quyết đònh). Như vậy mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ
thể và phải nêu ra được các kết quả tiêu đích một cách chi tiết.
- Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng
thời gian tương đối dài ,thường dài hơn một chu kỳ quyết đònh .
1.1.2.3.Lựa chọn chiến lược:
Để có thể lựa chọn chiến lược thích nghi, cần xem xét các chức năng nhiệm
vụ và mục tiêu của tổ chức, kết hợp với việc phân tích môi trường kinh doanh,
trên cơ sở đó đề xuất các chiến lược.
1.1.2.4.Thực hiện chiến lược:
Thực hiện chiến lược có nghóa là huy động các nhà quản trò và nhân viên
để thực hiện các chiến lược đã được lập ra . Việc thực thi chiến lược gồm việc
phát triển các nguồn vốn cho chiến lược , các chương trình , môi trường văn hóa

và đồng thời kết hợp với việc động viên nhân viên . Các hoạt động thực thi chiến
lược ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong tổ chức .
1.1.2.5.Đánh giá và kiểm tra thực hiện:
Giai đoạn cuối của quản trò chiến lược là đánh giá kiểm tra chiến lược . Tất
cả chiến lược đều có khả năng thay đổi theo thời gian vì các yếu tố vi mô và vó
mô thay đổi một cách thường xuyên . Do đó một khi chiến lược đã được chọn và
triển khai thực hiện, phải luôn rà soát và tái thẩm đònh việc lựa chọn chiến lược
thực sự hợp lý chưa.
1.2. ÝNGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNGCHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CHĂN NUÔI HEO :
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính của nông nghiệp Việt nam .
Trồng trọt phát triển tạo nguồn thức ăn dồi dào phong phú đáp ứng cho chăn nuôi
. Trong chăn nuôi , thức ăn chiếm đến 70% tổng chi phí , do vậy trồng trọt giải
quyết được thức ăn cho chăn nuôi tức đã tạo nền tảng cho chăn nuôi phát triển.
Ngược lại chăn nuôi phát triển tác động trở lại trên trồng trọt giúp trồng trọt tăng
trưởng .
10


Việt Nam sau một thập niên đổi mới , nông nghiệp đã có những bước đi
vững chãi, lượng lương thực tăng hằng năm từ 800.000 - 1triệu tấn đã tạo nguồn
thức ăn dồi dào phong phú kích thích chăn nuôi phát triển, trong đó ngành chăn
nuôi heo là ngành sản xuất quan trọng , gắn bó hữu cơ với hoạt động nông nghiệp
, nhất là nghề trồng cây lương thực . Thật vậy ,so với các loài động vật khác,
ngành chăn nuôi heo luôn giữ vững vò trí hàng đầu về số đầu con.
Bảng 1 :

Số đầu heo so với đầu trâu và bò

Năm


Heo (triệu
con)

Trâu (triệu
con)

Bò (triệu
con)

1990

12,2

2,8

3,1

1998

18,1

3,1

3,9

Nguồn: Bộ NN &PTNT

Về sản lượng thòt hơi sản xuất cũng vậy, năm 1998 thòt heo cả nước chiếm
đến 77% với 1,228 triệu tấn trong tổng sản lượng thòt là 1,503 triệu tấn, trong khi

thòt gia cầm chỉ chiếm 15% và thòt trâu bò là 8% [ Phụ lục 1]. Điều này cho thấy
sản phẩm thòt heo được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong các loại thòt ở nước
ta .
Thật vậy , trung bình một người Việt Nam tiêu thụ hết 12,1 kg thòt heo xẻ,
so với 11,2 kg thòt trâu bò và 2,15 kg thòt gia cầm . Mức tiêu thụ thòt heo ở thành
thò cao hơn so với các vùng nông thôn do thu nhập và chênh lệch về mức sống .
TP. HCM có mức tiêu thụ là 17 kg/ người/ năm , nhưng so với các nước trên thế
giới mức tiêu thụ thòt heo ở Việt Nam còn rất thấp [ Phụ lục 2].
Một câu hỏi được đặt ra : Tại sao số lượng đầu con và sản lượng thòt heo
cao như vậy ở Việt Nam ? Đó là bởi vì heo là loài động vật sinh trưởng nhanh , dễ
nuôi , chòu kham khổ, dễ thích nghi với môi trường sống , thêm vào đó ngành chăn
nuôi heo mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế [Phụ lục 3] và là nguồn thực phẩm
đảm bảo hàm lượng đạm và nhiều chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ

11


thể như sắt , kẽm , vitamine [Phụ lục 4]. Và một điều rất quan trọng là giá thòt heo
rẻ hơn so với các loại thòt khác.
Những điều vừa đề cập ở trên là mặt mạnh , ưu thế của ngành chăn nuôi
heo , nhưng nói chung ngành chăn nuôi heo Việt Nam và ngành chăn nuôi heo TP
vẫn chưa vượt qua được hình thức tự cung tự cấp, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng
trọt vẫn còn chênh lệch cao, năm 1998 ngành nông nghiệp chiếm 27% GDP thì
chăn nuôi chiếm 1/4 tổng giá trò sản lượng nông nghiệp ( TT:77,8% và CN:
22,2%), bên cạnh đó hiệu quả chăn nuôi còn thấp, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
chỉ phục vụ trong nước . Riêng ngành chăn nuôi TP đang gặp phải những vấn đề
gay gắt :
- Vấn đề đô thò hóa gây sức ép đối với ngành chăn nuôi.
-Chất lượng sản phẩm chưa thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng và yêu
cầu xuất khẩu.

-Sự biến động về giá thòt và giá thức ăn gia súc .
-Ô nhiễm môi trường…
Trong bối cảnh trên ngành chăn nuôi TP phải có những chiến lược thích
ứng với hoàn cảnh mới , bởi lẽ chiến lược phát triển mang lại nhiều lợi ích : giúp
tổ chức đương đầu với những thay đổi về môi trường vì nhờ có chiến lược mà khả
năng linh hoạt và thích ứng của tổ chức gia tăng ; chiến lược tạo điều kiện cho tổ
chức sử dụng , điều hòa các nguồn tài nguyên một cách hợp lý ; giúp tổ chức tổng
hợp được lực lượng lao động có trình độ , kiến thức , kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu
của tổ chức ; chiến lược là cơ sở để xác đònh những bước đi cụ thể của tổ chức , dự
đóan được môi trường trong tương lai.
Tóm lại , chiến lược phát triển ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng
trong việc hoạch đònh sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Trong chiến lược
phát triển ngành chăn nuôi thì vấn đề sản xuất bao gồm sản xuất con giống và sản
xuất thòt , trứng , sữa….. vẫn là vấn đề cốt lõi của ngành . Có ổn đònh được sản

12


lượng và chất lượng sản phẩm thì ngành chăn nuôi mới tránh được những biến
động và mới có thể chen chân vào thò trường nước ngoài .
Chiến lược phát triển giúp cho ngành chăn nuôi TP phát triển phù hợp với
tốc độ đô thò hóa , với thò trường rộng lớn và với nhu cầu ngày càng cao về số
lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi heo TP là hướng vào sự ổn
đònh sản xuất kinh doanh cuả ngành chăn nuôi heo cả nước, nằm trong chiến lược
phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam vàtrong tổng thể chiến lược phát triển của
nền kinh tế quốc dân.

13



CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI HEO Ở
TP. HCM
2.1.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG:
2.1.1.Tình hình chăn nuôi heo ở TP.HCM:
2.1.1.1. Số hộ tham gia chăn nuôi:
Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp ở TP. HCM lên đến hơn 90.000 hộ, trong
đó có khoảng 50% số hộ chăn nuôi, tập trung ở các huyện ngoại thành và các
quận ven thành phố, các quận nội thành có số hộ chăn nuôi rất thấp, chiếm
11,52% năm 97 và 8,5% năm 1998.
Bảng 2 : Số hộ nuôi heo ở TP. HCM phân bố theo đòa bàn
ĐVT: hộ
Năm

1995

1996

1997

1998

I. Quận nội thành

643

638

601


435

II. Quận ven nội

3201

3026

2780

2274

1. Huyện Củ Chi

43970

46492

48756

48496

2. Huyện Hóc Môn

17521

18947

19869


19855

3. Huyện Thủ Đức

7375

7412

7773

7884

4. Huyện Bình Chánh

5063

5325

5584

5327

5. Huyện Nhà Bè

10750

11271

11826


11789

6. Huyện Cần Giờ

2393

2520

2637

2593

945

1017

1069

1048

47814

50156

52137

51205

Quận huyện


III. Huyện ngoại thành

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM
Ghi chú: Các quận mới thành lập được gộp chung vào gốc huyện cũ và ghi nhận
theo dạng ngoại thành.
14


Trong bảng số liệu trên cho thấy tình hình chăn nuôi heo trong các năm qua
không ổn đònh, số hộ chăn nuôi năm 1997 có tăng so với năm 95, 96 , nhưng năm
98 đã giảm 1,8% so với năm 97. Sở dó có xu hướng giảm đó là do quá trình đô thò
hóa các quận ven nội thành, việc đảm bảo môi sinh, sự biến động của giá cả thức
ăn và giá heo hơi. Thật vậy, số hộ chăn nuôi nội thành giảm theo thời gian từ 1995
đến 1998, đặc biệt giảm mạnh từ 1997 đến 1998 (27,6%).
2.1.1.2.Tình hình phát triển đàn heo ở TP.HCM:
Tổng đàn heo qua các năm biến động không lớn , các năm 1998,1999 số
lượng đầu con hầu như không thay đổi , khoảng 190.000 con ; năm 98 so với năm
97 có tăng nhưng mức tăng không đáng kể (1%) ,song sản lượng thòt hơi có tăng ,
năm 1998 tăng 0,5% so với năm 1997 và tăng 4,15% nếu so sánh năm 1999 với
1998. Số lượng đầu heo không đáp ứng đủ heo giống cho các tỉnh , nhưng sản
lượng thòt tăng , điều này cho thấy chất lượng giống đã được nâng cao cũng như
các biện pháp được cải tiến một cách đồng bộ khác đã góp phần ảnh hưởng .
Bảng 3 :

Tình hình phát triển đàn heo qua các năm.

Chỉ tiêu

ĐV


1992

Tổng đàn

Con

170.559

Heo nái

Con

Tỷ lệ
Heo hơi x. ch

1995

1997

1998

1999

184.391 185.792

195.235

197.121

198.000


37.523

32.105

35.669

38.639

38.439

36.000

%

22

17,5

19,4

19,9

19,5

18,9

Tấn

18.928


23.486

23.873

24.336

24.482

25.500

Nguồn:Sở NN & PTNT

15

1996


Theo sở NN &PTNT đàn heo TP có các đặc điểm nổi bật so với đàn heo cả nước:
+ Năng suất cao gấp 1,85 lần .
+ Đàn heo thuộc khu vực quốc doanh chiếm 16,57% so với tổng
đàn , tỷ lệ này cao gấp 10 lần so với bình quân chung cả nước.
+Việc cải tạo, nâng cấp đàn giống được tiến hành rất dễ dàng bởi
lẽ đa số đàn nái đều được thụ tinh nhân tạo.
2.1.1.3. Phân bố đàn heo theo đòa bàn:
Tổng đàn heo trên 2 tháng tuổi ở TP. HCM năm 1998 là 197.128 con, ngoài
ra 1998 thành phố còn có 54.462 heo sữa (theo mẹ) .
Đàn heo thành phố được phân bố tại các quận huyện như sau:
Bảng4 : Cơ cấu đàn heo trên 2 tháng tuổi theo đòa bàn
ĐVT: con

Phân bố

Năm
1990

1995

1997

1998

1.DN nhà nước

33.464

32.915

32..215

34.664

2.Tập thể gia đình

128.031

151.476

163.020

162.464


+Quận nội thành

5.228

2.750

2.530

2.332

+Quận ven nội

28.241

25.611

26.411

28.887

+Quận huyện ngoạithành

94.562

123.115

134.079

131.245


Củ Chi

26.583

32.198

36.911

37.548

Hốc Môn

15.511

32.680

33.931

36.775

Thủ Đức

22.229

21.738

22.126

19.017


Bình Chánh

23.930

25.721

27.508

27.804

Nhà Bè

4.817

8.250

9.840

6.822

Cần Giờ

1.492

2.528

3.763

3.279


Chia theo đòa bàn

Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM 1998 và Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
16


Qua bảng trên cho thấy:
-Tổng đàn heo TP. HCM vào 1/10/1998 là 197.128 con, tăng 1% so với năm
1997, 6,9% so với 1995 và 22% so với năm 1990 .
-Khu vực các xí nghiệp quốc doanh có đàn heo khá lớn: 34.664 con chiếm
18% đàn heo toàn thành phố năm 1998. Sau một thời gian bế tắc, thua lỗ ,hiện
nay các xí nghiệp trong khu vực đang củng cố và phát triển.
-Khu vực nội thành đàn heo giảm rất thấp ,năm 1990 có 5.228 con chiếm
3,2% so với tổng đàn heo trên 2 tháng tuổi , năm 1995 tỉ lệ này giảm xuống còn
1,5% , năm 1997 là 1,2% và 1998 chỉ chiếm 1%.
Như vậy đàn heo các quận huyện nội thành theo thời gian càng lúc càng
giảm . Xu hướng này diễn ra là do tốc độ đô thò hóa.
-Ở khu vực ngoại thành, Củ Chi là huyện có đàn heo lớn nhất và có tốc độ
tăng nhanh nhất. Năm 1998 đàn heo có 37.548 con chiếm 29% đàn heo khu vực
ngoại thành . Nếu so với 1995 đàn heo Củ Chi tăng 17% trong khi bình quân khu
vực ngoại thành đàn heo tăng 8% trong giai đoạn này. Ngoài Củ Chi ra , Hốc Môn
và Bình Chánh cũng là 2 huyện có đàn heo chiếm tỷ trọng lớn trong đàn heo
ngoại thành cũng như toàn thành phố. Nhìn chung đàn heo 3 huyện trên có xu
hướng tăng.
-Đàn heo tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành :131.245 con ,chiếm
66% tổng đàn (ở đây hầu hết các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh đóng tại đòa
bàn vùng ven và ngoại thành nhưng không tính vào đàn heo ngoại thành) .Trong
những năm qua đàn heo ngoại thành tăng tỷ trọng so với đàn heo toàn thành phố.
Năm 1995 đàn heo ngoại thành có 123.115 con (chiếm 67%), năm 1997 có

134.079 con (chiếm tỷ lệ 69%) ,đến năm 1998 có 131.245 con (chiếm tỷ lệ 70%).
Phải nói đây là sự dòch chuyển đúng hướng.
2.1.1.4.Hệ thống chăn nuôi heo tại TP. HCM:
TP .HCM có 3 hệ thống chăn nuôi đó là:
-Hệ thống chăn nuôi nhỏ tại gia đình :
17


Số hộ chăn nuôi theo hệ thống này không phải là nhỏ .Thường số heo giới
hạn từ 1-2 heo nái và 10 heo thòt ,nguồn vốn cho loại hình này chiếm một tỷ trọng
không nhỏ , con giống mua từ các trại quốc doanh.
-Hệ thống sản xuất thương phẩm ở gia đình:
Chăn nuôi heo sản xuất thương phẩm xuất hiện dưới 3 hình thức phổ biến:
.Nuôi heo nái ,sản xuất heo con nuôi thòt.
.Nuôi heo nái và nuôi heo thòt hỗn hợp.
.Nuôi heo thòt thương phẩm.
Tỉ lệ loại hình này nhỏ , đầu tư dưới hình thức trang trại , phổ biến ở các
huyện Củ Chi ,Hốc Môn, Bình Chánh . Qui mô trang trại lên đến 50 hoặc 100 nái
sinh sản. Nước thải được xử lý bằng phương pháp Biogaz
-Hệ thống Xí nghiệp chăn nuôi tập trung quốc doanh:
Hệ thống các xí nghiệp này ngoài việc cung cấp nhu cầu con giống , duy trì
phát triển đàn giống còn đáp ứng các dòch vụ kỹ thuật.Tuy nhiên tỷ trọng của hệ
thống này chỉ chiếm khoảng 17% so với tổng đàn .
Bảng5 : Hệ thống các xí nghiệp chăn nuôi heo.
ĐVT: con
Xí nghiệp

Nọc

Nái Ssản


Hậu bò

Thòt

Caisữa

T.cọng

Gò Sao

95

1.912

917

871

3.949

7.744

Đồng Hiệp

27

1.330

876


3.451

1.811

7.745

PhướcLong

103

1.390

550

2.500

2.582

7.125

DưỡngSanh

43

1.416

1.750

1.760


2.600

7.469

CP

55

620

397

116

1.683

2.871

102

25

427

285

839

6.770


4.415

9.125

12.910

33.543

An Nhơn
Tổng cọng

323

Đàn sinh sản

11. 508

Đàn thòt 22. .035

Nguồn: Số liệu báo cáo 1/10/1999, Sở NN & PTNT
18


Bảng 6 : Bảng phân bố đàn heo theo thành phần kinh tế
ĐVT: con
Năm

1995


1997

1998

1. Quốc doanh

32.915

32.215

34.664

2. Tập thể, cá thể

151.476

163.020

162.464

Tổng cộng

184.391

195.235

197.128

TPKT


Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM năm 1997, 1998
Trong đàn heo của thành phố, khu vực quốc doanh có 34.664 con , chiếm
18%. Khu vực chăn nuôi gia đình, tập thể có 162.464 con chiếm tỷ lệ 82%. Nếu so
với 5,10 năm trước thì đàn heo khu vực các xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh giảm
và ngược lại đàn heo của hộ gia đình, tập thể tăng lên rất nhiều.
Theo số liệu của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM ,năm
1997 đàn heo quốc doanh có 32.215 con trong đó nái là 7.008 con, chiếm tỷ lệ
21,8%, nọc là 484 con chiếm tỷ lệ 1,5%. Qua đó ta thấy rằng trong đàn heo quốc
doanh nái chiếm tỷ lệ cao hơn (21,8%) so với tỷ lệ nái trung bình của đàn heo
toàn thành phố (20%). Các xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh với lợi thế về kỹ thuật
và chất lượng con giống chủ yếu sản xuất kinh doanh con giống bán cho khu vực hộ
gia đình và các vùng lân cận. Ngược lại, trong khu vực chăn nuôi heo hộ gia đình tỷ
lệ nái thấp hơn và chủ yếu là nuôi heo thòt.
2.1.1.5.Đònh mức kinh tế kỹ thuật của đàn heo TP.HCM:
Về mặt kinh tế kỹ thuật đàn heo thành phố đã có những bước tiến rất rõ
nét: năng suất sinh sản gia tăng cao , từ 9 con cai sữa năm 75 đã tăng lên 10 con
năm 1980 , 12 con năm 85 , 13,23 con năm 1990 và 17 con năm 95 ; từ 1,5 lứa
19


đẻ / 1 nái năm 75 đã tăng lên 1,7 lứa năm 85 và 2 ,2 lứa năm 96 ; trọng lượng 60
ngày tuổi trong thời kỳ từ 1975 , 1980 , 1985 gia tăng không đáng kể , nhưng đến
năm 1990 đã tăng rất cao :16,42% và năm 1996 thì mức độ tăng lên đến 82,07%.
Các chỉ tiêu về sinh trưởng như tiêu tốn thức ăn ,độ dày mỡ lưng , tăng trọng cũng
đã đạt được những kết quả rất có ý nghóa [Bảng 7 ]
Bảng 7

Năng suất đàn heo giống cuả TP.

Chỉ tiêu


1975

1980

1985

1990

1996

1.Số con đẻ ra/ổ

8,1

8,5

8,94

9

9,5

2.Trọng lượng BQ/con SS

1,1

1,12

1,15


1,23

1,4

3.Ngày cai sữa

70

60

60

45

21

4.Lứa đẻ/nái/năm

1,5

1,6

1,7

1,8

2,2

5.Số con cai sữa/nái/năm


9

9,95

11,78

13,23

17

6.Trọng lượng 60 ngày(kg)

10

10,2

10,35

12,05

22

1.Tăng trọng ngày(gr)

493

516

550


600

670

2.Tiêu tốn thức ăn

5,5

5

4,4

3,75

2,7

20

18

14

12

A.Năng suất sinh sản

B.Năng suất sinh trưởng

3.Độ dày mỡ lưng(mm)

Nguồn: Sở NN &PTNT

2.1.2.Tình hình sx các sản phẩm của ngành chăn nuôi heo tại TP HCM:

20


2.1.2.1.Tình hình cung ứng con giống:
Việt Nam tuy tổng đàn heo lớn nhưng khoảng 80% là những giống nội và
giống lai được thuần chủng lâu đời như heo Ỉ, Mọi, Mống Cái, Thuộc Nhiêu ,Ba
Xuyên. Những con giống này hiện nay không còn phù hợp với xu hướng tiêu dùng
trong nước và cả xuất khẩu do tỉ lệ nạc quá thấp khoảng trên dưới 40%. Nhóm
giống ngoại Yorkshire, Landrace ,Duroc chiếm tỉ lệ không cao ,khoảng 3% và
nhóm lai nhiều máu ngoại 9%. Bảng số liệu cơ cấu giống phản ánh vấn đề này
như sau:
Bảng8 :

Cơ cấu giống heo ở Việt Nam.
1998

Loại giống heo

1999

Số
lượng(co
n)

Tỷ
lệ(%)


Số
lượng(co
n)

Tỷ
lệ(%)

1.000

40

1. 375

47

2.NhómgiốngnộiBaXuyên,Thuộc
Nhiêu

250

10

200

6

3.Nhómgiốngngoại
Yorkshire,Landrace,Duroc


50

2

75

3

4.Nhóm lai nhiều máu ngoại

200

8

275

9

1.000

40

1.025

35

1.Giống nội M.Cái,
giống lai không rõ nguồn gốc

5.Nhómđòa phương

năng suất thấp

Nguồn: Cục Khuyến nông -Khuyến lâm
Tp. HCM có 6 xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh, một trung tâm nghiên
cứu và phát triển chăn nuôi heo Bình Thắng thuộc viện KHNN Miền Nam và 1
trại heo giống Đông Á. Trong đó xí nghiệp giống cấp I chuyên sản xuất heo con
giống và trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Bình Thắng là cơ sở
nghiên cứu khoa học, lai tạo, phát triển các loại heo cho năng suất cao, phẩm chất

21


thòt tốt, chòu được các điều kiện bất lợi về môi trường để phục vụ cho nhu cầu phát
triển đàn heo ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra, để sản xuất ra những con giống nuôi thòt đạt chất lượng cao, các
trại sử dụng các biện pháp lai, tận dụng ưu thế lai, ví dụ:
- Đực ngoại phối với nái có tỷ lệ máu ngoại cao.
- Tạp giao có tính chất sản xuất đơn giản.
-Tạp giao có tính chất sản xuất phức tạp.
Bảng 9: Khả năng sản xuất và cung cấp heo con giống

Nguồn

1994

1995

1996

1997


1998

Tăngbq/năm

1.Xngiống cấp I(con)

2.674

3.603

4.502

4.744

3.825

7,45%

2.CácXNgiống còn lại

66.467 83.478

111.812

107.486 124.028

13,45%

69.141


116.314

112.123 127.853

13,1%

Tổng cọng

87.081

Nguồn: Sở NN và PTNT
Như vậy ngành chăn nuôi heo TP có đủ tiềm lực về con giống nhằm đáp
ứng nhu cầu về con giống cho đàn heo TP và cả khu vực Đông Tây Nam bộ. Một
vài năm gần đây ở các huyện ven TP như Củ Chi, Hốc Môn, Bình Chánh trang
trại chăn nuôi phát triển mạnh, qui mô từ 50-100 nái và trong dân cũng tồn tại gần
20.000 hộ chăn nuôi với qui mô 1-2 nái và dưới 10 heo thòt. Tất cả con giống cung
ứng cho khu vực trang trại và hộ gia đình đều xuất phát các trại quốc doanh TP.
Thêm vào đó, số liệu của Sở NN và PTNT cũng cho thấy ngành chăn nuôi
TP có khối lượng bạn hàng tiêu thụ con giống trên khắp 52 tỉnh thành trong cả
nước.Rõ ràng đóng vai trò cung cấp giống , lợi ích kinh tế của thò trường này mang
lại hiệu quả rất cao so với thò trường cung thòt . Giá thành và giá bán 1kg sản
phẩm chăn nuôi đối với các loại heo cho thấy rõ vấn đề này:

22


Bảng 10 : Giá thành và giá bán các sản phẩm chăn nuôi heo

Loại SP


Giá thành(đ/kg)

Giá bán(đ/kg)

Giábánvượtsovớigiáthành(%)

1.Heo thòt

13.463

15.500

15,13

2.Heo con

19.486

32.000

64,22

3.Heohậubò

15.729

35.000

122,51


Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo Sở NN&PTNT
Tóm lại , ngành chăn nuôi heo TP có nhiều ưu thế trong việc cung cấp giống
heo cho thò trường khu vực và thò trường cả nước, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu
trong tương lai khi ta khai thông được thò trường này. Có thể nói thò trường con
giống là thò trường chủ lực mà ngành chăn nuôi heo TP hoàn toàn có thể phát
triển.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất sản phẩm thòt:
Sản phẩm thòt nói chung và sản phẩm thòt heo nói riêng đều tăng qua các
năm ,bình quân thòt heo hơi tăng 5,30% /năm, từ 16.197 tấn heo hơi năm 1990 lên
24.482 năm 1998 . Nhưng so với nhu cầu thì sản lượng này chỉ đáp ứng được một
phần , phần còn lại được cung từ khu vực miền Tây nam bộ và khu vực miền
Trung . Miền Tây hiện nay lại đang có xu hướng chuyển sang xuất cho Campuchia
khoảng 300 con heo mỗi ngày ,thêm vào đó tốc độ đô thò hóa nhanh đã dẫn đến
Cần Thơ, Long Xuyên sản lượng thòt sản xuất không đủ đáp ứng cho nhu cầu tại
chỗ .

23


Bảng 11 : Tình hình sản xuất các loại thòt hơi các loại

Sản phẩm

ĐV tính

Toàn thành phố
1990

1998


Tăngbìnhquân/năm(%)

Tấn

25.423

37.708

5.05

-Heo hơi

Tấn

16.197

24.482

5,30

-Trâu bò hơi

Tấn

3.697

4.526

2,75


-Gà , vòt hơi

Tấn

5.579

8.700

5,65

Thòt hơi các loại

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo cuả cục Khuyến nông, Sở NN&PTNT
2.1.3.Tình hình cầu thòt heo trên đòa bàn TP:
2.1.3.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm thòt heo:
TP HCM có 212 chợ lớn nhỏ với 7407 quầy sạp bán thòt trên khắp 22 quận
huyện . Bình quân lượng thòt các loại lên đến 320-330 tấn mỗi ngày , tập trung ở
các chợ An Lạc (Bình Chánh), chợ Phạm Văn Hai ( Tân Bình )… trong đó lượng
thòt heo chiếm tỷ lệ tuyệt đối (200 tấn) , chăn nuôi TP chỉ cung cấp từ 15%-20%,
phần còn lại phải đưa từ các tỉnh về . Theo Sở NN& PTNT TP .HCM thì năm 2000
sản lượng thòt hơi đạt 28. 470 tấn , đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu, như vậy nhu
cầu tiêu thụ thòt tại TP HCM còn rất lớn .
Theo Cục Thống kêTP ,dân số TP HCM không ngừng tăng lên hằng năm :
Bảng 12 : Dân số TP HCM qua các năm.

Năm

Số dân


1995

4.764.671

1996

4.880.435

1997

4.989.703

1998

5.096.487

Nguồn: Cục thống kê TP
24


×