Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Định hướng chiến lược phát triển ngành in TP HCM đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.09 KB, 54 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N NG C MINH

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


MỤC LỤC
Trang:
Lời mở đầu ...................................................................................................................... 01
Chương 1: Sự ra đời của ngành in ................................................................................. 04
1.1 Lòch sử hình thành và phát triển ngành in ....................................................... 04
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển ngành in trên thế giới................................ 04
1.1.1.1 Giai đoạn trước 1440 ................................................................................. 04
1.1.1.2 Giai đoạn 1440-1850 ................................................................................. 04
1.1.1.3 Giai đoạn 1850-1900 ................................................................................. 05
1.1.2 Vài nét về sự phát triển ngành in Việt Nam ................................................ 05
1.1.2.1 Lòch sử sự phát triển ngành in Việt Nam .................................................. 05
1.1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ngành in ....................................... 07
1.2 Phân tích môi trường hoạt động ngành in ở nước ta ....................................... 08
1.2.1 Phân tích môi trường vó mô .......................................................................... 08


1.2.1.1 Yếu tố chính trò, luật pháp và chính phủ ................................................... 08
1.2.1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội .............................................................................. 09
1.2.1.3 Yếu tố kinh tế ............................................................................................ 09
1.2.1.4 Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ ................................................... 10
1.2.2 Phân tích môi trường vi mô .......................................................................... 10
1.2.2.1 Khách hàng ............................................................................................... 10
1.2.2.2 Nhà cung cấp ............................................................................................. 12
1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................... 15
1.2.2.4 Sản phẩm thay thế ..................................................................................... 16
Chương 2 : Thực trạng ngành in thành phố hồ chí minh ............................................ 18
2.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh ........... 18
2.1.1 Thời kỳ trước giải phóng .............................................................................. 18
2.1.2 Thời kỳ từ năm 1975 - 1985 ......................................................................... 19
2.1.2 Từ năm 1986 đến nay ................................................................................... 21
2.2 Phân tích thực trạng ngành in Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 22
2.2.1 Sự phát triển các cơ sở in tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 22
2.2.2 Về hoạt động sản xuất - kinh doanh ............................................................ 23
Trang: -18 -


2.2.3 Máy móc thiết bò và công nghệ ................................................................... 25
2.2.4 Về vốn đầu tư ............................................................................................... 28
2.2.5 Về thò trường và marketing .......................................................................... 29
2.2.6 Về nhân sự - hệ thống tổ chức ..................................................................... 32
2.3 Thuận lợi- khó khăn của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
qua ......................................................................................................................... 34
Chương 3: Đònh hướng chiến lược phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2010 .............................................................................................................. 36
3.1 Vò trí, nhiệm vụ của ngành in ............................................................................ 36
3.2 Mục tiêu và phương hướng ngành In thành phố trong giai đoạn mới ............ 37

3.3 Dự báo phát triển ngành In đến năm 2010 ....................................................... 37
3.4 Vận dụng công cụ để hoạch đònh chiến lược phát triển của ngành in ........... 41
3.5 Đònh hướng chiến lược phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh ........... 43
3.5.1 Chiến lược tập trung phát triển sản phẩm ................................................... 43
3.5.2 Chiến lược phát triển thò trường ................................................................... 43
3.5.3 Chiến lược xâm nhập thò trường ................................................................... 44
3.5.4 Chiến lược sáp nhập, hợp nhất và cổ phần hóa ........................................... 45
3.5.5 Chiến lược chuyển đổi cơ cấu nâng tỷ trọng sản phẩm có giá trò cao ......... 45
3.5.6 Chiến lược đẩy mạnh tốc độ đổi mới thiết bò công nghệ và nâng cao trình
độ tay nghề ............................................................................................................ 46
3.6 Các giải pháp chủ yếu ....................................................................................... 46
3.6.1 Giải pháp tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp in ..................................... 46
3.6.2 Giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư .................................................... 47
3.6.3 Giải pháp đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm ................................................ 48
3.6.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................................... 49
3.6.4 Giải pháp xây dựng chính sách thuế ưu đãi cho ngành in ........................... 50
3.7 Các kiến nghò ....................................................................................................... 50
Kết luận .......................................................................................................................... 51

Trang: -19 -


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể từ khi công cuộc đổi mới được đẩy mạnh từ cuối thập kỷ 80, nền kinh tế nước ta
đã có những bước thay đổi đáng kể, sản xuất tăng nhanh, đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, trong 5 năm qua (1996 - 2000), chúng ta đã
đạt được những thành tựu to lớn: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng
năm 6,94%. Công nghiệp giữ nhòp độ tăng giá trò sản xuất bình quân hàng năm 13,5%.
Những thành tựu trong năm năm qua góp phần tiếp tục tăng cường sức mạnh của đất

nước, thay đổi bộ mặt thành thò, nông thôn, miền núi và cuộc sống của nhân dân, củng cố
vững chắc độc lập dân tộc, nâng cao uy tín quốc tế của nước ta.
Góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, ngành in nước ta đã đóng góp tích cực
trên mặt trận tư tưởng văn hoá, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và được đánh giá là
một trong sáu ngành công nghiệp phát triển cao nhất, đầu tư đổi mới công nghệ đúng
hướng, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển đổi từ công nghệ in typo lạc hậu sang
công nghệ in offset hiện đại trên quy mô cả nước. Từ chỗ chỉ có hơn 20 máy in offset
vào những năm 80 với sản lượng khoảng 60 tỷ trang in (13x19)cm, đến năm 2000 cả
nước đã có hơn 2.000 máy in offset, trong đó có hàng trăm máy in và thiết bò chế bản
chuyên dùng hiện đại thuộc thế hệ mới nhất, sản lượng toàn ngành đạt 300 tỷ trang tiêu
chuẩn (13cmx19cm), là mức cao nhất từ trước tới nay. Đội ngũ công nhân được đào tạo lại,
dần dần làm chủ công nghệ mới. Sản lượng in offset đã tăng 80% tổng sản lượng toàn
ngành, cạnh tranh hầu hết với các ấn phẩm trước đây phải đưa gia công ở nước ngoài.
Quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã làm cho hai phương pháp in ống đồng và flexo
có bước phát triển nhanh chóng. Chất lượng ấn phẩm đã có bước tiến đáng kể, sánh
ngang các nước có trình độ kỹ thuật in tiên tiến trong khu vực. Đặc biệt, những sản phẩm
quan trọng là sách, báo và tạp chí đã ngang tầm quốc tế trong các cuộc hội chợ và triển
lãm sách gần đây. Bên cạnh sách, báo và văn hoá phẩm, ngành in còn đóng góp việc sản
xuất một khối lượng lớn các ấn phẩm phục vụ công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thò trường trong và
ngoài nước.
Đóng vai trò là đầu tàu của toàn ngành, ngành in Thành phố Hồ Chí Minh đã có
những bước phát triển đáng kể, luân dẫn đầu trong việc trang bò máy móc thiết bò hiện
đại, công nghệ mới, chiếm gần ½ sản lượng của toàn ngành.
Trang: -20 -


Tuy nhiên, ngành in Thành phố vẫn còn tình trạng phát triển mạnh ai nấy lo trong
mấy năm qua. Tình hình đó dẫn đến đầu tư lãng phí vào một số công đoạn in, tách màu
trong khi những khâu yếu lại không được quan tâm. Ngành in do Nhà nước quản lý,

nhưng thực tế lại do quá nhiều cấp chi phối, từ cấp bộ, ngành đến cấp tỉnh, thành phố,
thậm chí cả cấp huyện nữa. Mỗi cấp tự hoạch đònh cho mình kế hoạch đầu tư phát triển
riêng, để rồi tất cả cùng chạy đua nhập khẩu ồ ạt máy in cũ, có chức năng tương đương
nhau, hầu hết là in những sản phẩm có chất lượng ở mức trung bình dẫn đến tình trạng
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp in ngày càng gay gắt và thường chỉ đơn giản bằng cách
hạ giá công in. Hơn nữa, sự ra đời ngày càng nhiều các doanh nghiệp in tư nhân nhưng
lại được quản lý không chặt chẽ gây đến tình trạng lộn xộn trong ngành in.
Ngành in sẽ phát triển tốt hơn nếu có quy hoạch và đònh hướng phát triển thống
nhất. Việc xây dựng chiến lược phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp
ngành in Thành phố tiếp tục là ngọn cờ đầu trong ngành in cả nước, đồng thời góp phần
thúc đẩy ngành in cả nước phát triển nhanh hơn.
2. Mục đích của luận văn:
Mục đích của luận văn là sử dụng các kiến thức đã học về quản trò kinh doanh để
phân tích và từ đó rút ra những nhận xét, tìm ra những ưu điểm cũng như tồn tại của
ngành in Thành phố trong thời gian qua. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, dự báo
môi trường kinh doanh, luận văn đưa ra một số đònh hướng chiến lược và các giải pháp
phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. Cụ thể:
- Phân tích thực trạng môi trường vó mô, vi mô để tìm ra những cơ hội, đe dọa cũng
như điểm mạnh, điểm yếu của ngành in Thành phố.
- Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với tình hình, đặc điểm của ngành in
Thành phố.
- Đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghò để thực hiện chiến lược đã
lựa chọn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Ngành in trong mối quan hệ với môi trường, đặc biệt là ngành xuất
bản, phát hành sách.
- Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp in trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang: -21 -



4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện với nguồn thông tin thu thập chủ yếu từ Cục Thống kê
và Sở Văn hóa- Thông tin thành phố Hồ Chí Minh cũng như các Nghò quyết, báo cáo,
niên giám thống kê.
- Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi dùng phương pháp hệ thống hóa, phân
tích các dữ liệu để đánh giá tình hình hiện tại, làm căn cứ để đònh hướng chiến lược phát
triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
- Giới hạn nghiên cứu của luận văn: Luận văn chỉ tập trung vào việc nghiên cứu,
đònh hướng phát triển ngành in Thành phố đến 2010 dưới giác độ quản trò kinh doanh chứ
không đi sâu toàn diện các vấn đề phát triển ngành in Thành phố.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn bao gồm:
- Chương 1: Sự ra đời của ngành in.
- Chương 2: Thực trạng ngành in Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Đònh hướng chiến lược phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010.

Trang: -22 -


CHƯƠNG I
SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀNH IN
1.1 Lòch sử hình thành và phát triển ngành in:
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển ngành in trên thế giới:
Ngành in trên thế giới ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ VIII
trước công nguyên, sau đó du nhập vào châu Âu khoảng thế kỷ thứ XV.
Tiến trình phát triển ngành in có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
1.1.1.1 Giai đoạn trước 1440:
Nghề in xuất hiện sớm ở Trung Quốc, việc phát minh ra giấy và các kỹ thuật nhân

bản bằng con dấu và bôi quét do nhu cầu to lớn đối với việc nhân bản và các văn bản
chuẩn hóa các văn bản Khổng giáo dùng cho việc thi cử tuyển dụng cũng như nhu cầu to
lớn về những văn bản Phật giáo không thể chép tay xuể. Đời Hán, người Trung Quốc đã
biết khắc chữ lên bàn đá, lên đất sét rồi nung thành sách. Đó là phương pháp ấn loát cổ
sơ đầu tiên trên thế giới.
Đến đời Tùy, Đường (thế kỷ thứ V- VII) thì nghề in đã tương đối hoàn thành, và
người ta đã biết khắc chữ trên các bản gỗ để in trên bàn đá và trên đất sét… Vào thời
điểm này ở Bắc Kinh tờ báo đầu tiên mang tên “Cố vấn của Nhà nước” (Kaiyuan
Zabao), đã được in bằng phương pháp khắc vào bảng gỗ. Bằng cách thoa mực lên bảng
và dùng sức ấn mạnh vào giấy (in tay).., phương pháp này gọi là “Xylographic”.
Vào năm 1041, Tất Thăng (đời nhà Tống) phát minh ra phương pháp ấn loát mới
gọi là “hoạt bản”, nghóa là dùng chữ rời sắp theo văn bản để in sách. Cách làm này cho
phép tiết kiệm được nhiều nhân lực và vật lực đồng thời tăng tốc độ in ấn, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Năm 1409, cuốn sách đầu tiên ra đời, được in ở Triều Tiên bằng cách sắp chữ kim
loại.
1.1.1.2 Giai đoạn 1440-1850:
Năm 1450, ông tổ của ngành in, Jean Guterberg (1397-1468, người Đức) đã sáng
chế ra cách in bằng kỹ thuật làm bản chữ bằng chì, đồng, kẽm. Tuy nhiên, máy in còn rất
thô sơ bằng gỗ, bản chữ không xê dòch. In chỉ một mặt, muốn in 2 mặt phải thay đổi mặt
in sau và in từng tờ một. Khi in dùng sức người để ấn cần trục. Năng suất chỉ đạt khoảng
Trang: -23 -


300 tờ/ngày với giấy khổ nhỏ 57x47cm, 56x76cm. Kỹ thuật in ấn này kéo dài khoảng
400 năm. Tất cả các máy in trong thời gian này đều được vận chuyển bằng sức người.
Những máy in này còn có những khuyết điểm như dễ mòn, hỏng khi sử dụng nhiều.
Vào năm 1780, máy in được cải tiến, bản chữ xê dòch được nên tăng năng suất lên
600tờ/ngày. Năm 1795, máy in bằng gỗ được thay thế bằng kim loại và năng suất tăng
lên 3.000tờ/ngày.

Năm 1814, F.Kô-ê-vich chế tạo ra loại máy in chạy bằng hơi nước cho tờ Thời báo
(Times), tốc độ đạt được 4.000 tờ/ngày.
1.1.1.3 Giai đoạn 1850-1900:
Trong suốt thời gian dài gần 50 năm sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
nhất, người ta đã dùng hơi nước để làm năng lượng vận chuyển máy in. Trước khi in hình
phải cần một thợ chuyên môn khắc vào bản và kỹ thuật sắp chữ chỉ đạt 225 chữ/giờ.
Tình trạng này gây trở ngại rất nhiều cho ngành in ấn. Do đó, các phát minh về ngành in
luôn được cải thiện theo thời gian.
Năm 1890: Một người Đức di cư sang Mỹ là Ri-Sớt-Mác-Sơ-Hâu sáng chế máy sắp
chữ Linotype: tốc độ 5.000-7.000 chữ/giờ.
Năm 1900: Máy in vận chuyển bằng điện tốc độ lên đến 85.000 tờ/ngày; so với
máy in bằng tay 300tờ/ngày, máy in kim khí 3.000tờ/ngày, máy in vận chuyển bằng hơi
nước 4.000 tờ/ngày.
Năm1940: Máy in hình màu ra đời.
Năm 1973: Kỹ thuật in ấn đã rất phát triển. Cùng với sự ra đời của máy vi tính đầu
tiên trên thế giới (1973), tiếp theo là sự xuất hiện của máy sắp chữ laze năm 1978, công
nghệ in điện tử đã thật sự là một cuộc cách mạng to lớn, bước ngoặt vó đại của ngành in.
1.1.2 Vài nét về sự phát triển ngành in Việt Nam:
1.1.2.1 Lòch sử sự phát triển ngành in Việt Nam:
Có thể nói ngành in tại Việt Nam bắt nguồn từ khi ông Trương Vónh Ký góp công
lớn vào việc phổ biến chữ Quốc ngữ. Nhu cầu ấn loát được hình thành khi ông Trương
Vónh Ký lập trường và in sách học. Lúc này, kỹ thuật in cũng rất thô sơ, chữ được khắc
vào cây và in tay. Ngành in tiến bộ hơn khi người Pháp du nhập máy in vào Việt Nam.
Các sáng chế và canh tân về kỹ thuật máy in trên thế giới đều được người Pháp du nhập
vào Việt Nam một phần lớn.
Trang: -24 -


Sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945, Nhà in Quốc gia – Cơ quan quản lý Nhà
nước đầu tiên về xuất bản, in và phát hành sách ở nước ta được thành lập bởi sắc lệnh số

122/SL ngày 10/10/1952 do chủ tòch Hồ Chí Minh ký.
Kể từ ngày khai sinh và trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngành in nước ta đã
đóng góp tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hoá, phát triển kinh tế và nâng cao dân trí.
Đặc biệt trong 15 năm đổi mới, ngành in nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về
nhiều phương diện, được chính phủ đánh giá là một trong sáu ngành công nghiệp phát
triển cao nhất, đầu tư đổi mới công nghệ đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
Từ một vài nhà in ban đầu, ngày nay chúng ta có hơn 400 cơ sở in công nghiệp
trong cả nước với tổng số lao động hơn 20 ngàn người.
Nhờ đònh hướng đúng, 15 năm qua, ngành in đã diễn ra quá trình chuyển đổi công
nghệ in typo lạc hậu sang công nghệ in offset hiện đại trên quy mô cả nước. Từ chỗ chỉ
có hơn 20 máy in offset vào những năm 80 với sản lượng khoảng 60 tỷ trang in tiêu
chuẩn khổ 13x19 cm, đến năm 2000 cả nước đã có hơn 2000 máy in offset, trong đó có
hàng trăm máy in và thiết bò chế bản chuyên dùng hiện đại thuộc thế hệ mới nhất, sản
lượng toàn ngành đạt 300 tỷ trang in tiêu chuẩn là mức cao nhất từ trước tới nay. Đội ngũ
công nhân được đào tạo lại, dần dần làm chủ công nghệ mới. Sản lượng in offset đã tăng
80% tổng sản lượng toàn ngành, cạnh tranh hầu hết với các ấn phẩm trước đây phải đưa
gia công ở nước ngoài. Quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đã làm cho hai phương
pháp in ống đồng và flexo có bước phát triển nhanh chóng. Chất lượng ấn phẩm đã có
bước tiến đáng kể, sánh ngang các nước có trình độ kỹ thuật in tiên tiến trong khu vực.
Đặc biệt, những sản phẩm quan trọng là sách, báo và tạp chí đã ngang tầm quốc tế trong
các cuộc hội chợ và triển lãm sách gần đây. Bên cạnh sách, báo và văn hoá phẩm,
ngành in còn đóng góp việc sản xuất một khối lượng lớn các ấn phẩm phục vụ công
nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá Việt Nam trên thò trường trong và ngoài nước.
Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của ngành in Việt Nam (1995 – 2000)
Năm
Chỉ tiêu

1995


1996

1997

1998

1999

2000

Tổng trang in (triệu trang)
165.000 185.000 215.000 250.000 273.000 300.000
Nhòp độ phát triển liên hoàn
100
112,12 116,22 116,28 109,20 109,89
Nhòp độ phát triển so với đònh gốc
100
112,12 130,30 151,52 165,45 181,82
* Nguồn: Cục Xuất bản Bộ VHTT
Trang: -25 -


1.1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ngành in:
Ngành in được xếp vào ngành đặc doanh, nằm trong các thiết chế văn hóa – thông
tin do sản phẩm của ngành in có một số ấn phẩm quan trọng như sách, báo,vv.. trực tiếp
phục vụ cho việc phổ biến, tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước, ngoài ra chúng còn có nhiệm vụ nâng cao văn hóa, dân trí cho nhân dân. Tuy
vậy, ngành in có những đặc điểm riêng, khác biệt so với một số bộ phận trong hệ thống
các thiết chế văn hóa- thông tin.
- Thứ nhất, ngành in là một ngành công nghiệp, có quy trình sản xuất riêng biệt,

hình thức tổ chức như những ngành công nghiệp sản xuất khác. Ngoại trừ các doanh
nghiệp in hành chánh sự nghiệp, còn lại các doanh nghiệp in đều hoạt động theo phương
thức hoạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi.
- Thứ hai, ngành in hoạt động theo luật xuất bản, sản phẩm của ngành in đa phần
được sản xuất theo đơn đặt hàng của các ngành khác như xuất bản, báo chí, ngành may
mặc, ngành bánh kẹo, ngành thực phẩm khác v.v.. điều này nói lên sự phát triển của các
ngành khác sẽ thúc đẩy ngành in phát triển và ngược lại, sự phát triển về dân số, về giáo
dục, dân trí,v.v.. cũng thúc đẩy ngành in phát triển.
* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ngành xuất bản, in và phát hành thể hiện ở
4 điểm cốt lõi sau:
- Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lónh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc
sản xuất và phổ biến xuất bản ấn phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động kinh
doanh đơn thuần, do đó lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt động xuất bản.
- Việc phổ biến các tác phẩm về chính trò, văn hóa, xã hội, khoa học nhằm nâng
cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu
văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã
Hội Chủ Nghóa.
- “Mọi hoạt động văn hóa (trong đó có hoạt động xuất bản) phải nhằm xây dựng
và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt
Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh cho sự phát triển xã hội”.
- Ngành in là ngành công nghiệp gia công thông tin hoạt động theo phương thức
hoạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, và làm nghóa vụ với ngân
sách Nhà nước. Một mặt, ngành in có liên quan mật thiết đến đời sống tư tưởng văn hóa
Trang: -26 -


của xã hội, đến an ninh quốc gia. Mặt khác, ngành in là ngành kinh tế-kỹ thuật hoạt
động theo Luật doanh nghiệp, gắn với cơ chế thò trường. Do đó kết quả hoạt động của nó
không chỉ thể hiện bằng hiệu quả kinh tế mà còn bằng hiệu quả chính trò-xã hội.

1.2 Phân tích môi trường hoạt động ngành in ở nước ta:
1.2.1 Phân tích môi trường vó mô:
1.2.1.1 Yếu tố chính trò, luật pháp và chính phủ:
- Ngành in là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm phát triển và quản
lý chặt chẽ, bởi lẽ ngành in là ngành công nghiệp gia công thông tin có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thể thể hiện trên cả hai mặt: an ninh chính trò và hiệu
quả kinh tế.
- Nghò quyết 90/CP ngày 21/08/1997 và Nghò đònh 73/CP của Chính phủ về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã cho phép một
số cơ sở in của Nhà nước được cổ phần hóa với tỷ lệ cổ phần bán ra được xác đònh tùy
theo tính chất của từng cơ sở quan trọng. Bên cạnh các doanh nghiệp in của Nhà nước,
hoạt động của các cơ sở in tư nhân, tập thể được mở rộng, họ được phép đầu tư vào hoạt
động chế bản điện tử, in bao bì, nhãn hàng, các công đoạn sau in và phục vụ in (đóng
xén, dạy nghề in…). Để tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa ngành in, nâng cao
chất lượng sản phẩm in, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với
các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở một số khâu về in như chế bản điện tử, in bao bì,
cũng như chủ trương tập trung vốn xây dựng một số trọng tâm xuất bản, in ấn trọng yếu
tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quyết đònh quan trọng tạo tiền đề cho
công nghiệp in phát triển, làm căn cứ pháp lý để ngành in tạo thêm nguồn lực mới, đổi
mới công nghệ và thiết bò, làm cho sản phẩm của ngành có tính cạnh tranh cao hơn đối
với thò trường trong nước, cũng như nước ngoài.
- Nhằm phục vụ việc xuất bản, Nhà nước đã ban hành Luật xuất bản (ban hành
ngày 19/07/1993) và các văn bản dưới luật (Nghò đònh số 79/CP ngày 06/11/1993 của
Chính phủ quy đònh chi tiết thi hành Luật xuất bản; Thông tư số 38/TT-XB ngày
07/05/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghò đònh 79/CP) là cơ sở
pháp lý hiện hành cho hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Riêng ngành in còn có thêm
“Quy chế về tổ chức và hoạt động in” của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành ngày
26/08/1977.

Trang: -27 -



1.2.1.2 Yếu tố văn hóa, xã hội:
Hoạt động xuất bản là một bộ phận của hoạt động văn hóa. Hoạt động xuất bản
phải căn cứ vào tình hình phát triển văn hóa xã hội để đònh hướng cho phù hợp. Báo cáo
chính trò Đại hội VIII của Đảng đã khẳng đònh: "mọi hoạt động văn hóa (trong đó có hoạt
động xuất bản) phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội".
Các xuất bản phẩm phải tập trung giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp
của con người Việt Nam, đề cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Xuất bản phẩm góp phần nâng cao dân trí,
phát triển kinh tế và văn hóa, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam. Ngành xuất bản là một trong những công cụ phục vụ công tác tư tưởng của Đảng
và Nhà nước, do đó hoạt động xuất bản không thể chạy theo lợi nhuận đơn thuần, xa rời
chức năng nhiệm vụ được giao.
1.2.1.3 Yếu tố kinh tế:
Đề cập đến một trong những nhu cầu của đời sống tinh thần trước tiên phải kể đến
nhu cầu học hành, đọc sách báo, thưởng thức văn học nghệ thuật.
Ngành in ấn, xuất bản là ngành tạo ra những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời
sống tinh thần của nhân dân. Từ đó cho thấy sự phát triển kinh tế có những ảnh hưởng
rất quyết đònh, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển ngành in, xuất bản của một quốc gia.
Đối với nước ta, sau ngày thống nhất đất nước mà cụ thể là từ năm 1986 đến nay,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước tiến hành chủ trương cải cách và
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở, hướng ngoại, hội nhập với kinh
tế khu vực và thế giới nên đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Do đó,
trong cơ cấu quỹ tiêu dùng của dân cư, có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tiến bộ.
Đặc biệt chỉ tiêu nhu cầu sách báo, văn hóa phẩm tăng rất lớn (chiếm 25%-30% tổng
trang in của ngành in cả nước). Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, nhu cầu hưởng thụ xuất
bản phẩm bình quân cả nước ta hiện nay còn rất thấp. So với Trung Quốc, một nước đông

dân nhất thế giới, số bản sách bình quân đầu người là hơn 6 bản/năm, trong khi đó ở
nước ta mới chỉ đạt được 2,5 bản sách bình quân đầu người hàng năm.
Như vậy, cho thấy nhu cầu của thò trường sách báo, văn hóa phẩm ở nước ta còn
khá lớn, chưa khai thác được nhiều. Đây là cơ hội phát triển đối với ngành in.
Trang: -28 -


1.2.1.4 Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Thiết bò công nghệ ngành in trong những năm gần đây phát triển rất mạnh (cả nước
đầu tư khảng 400 tỷ đồng trong khoảng 1995-2000), nhiều doanh nghiệp đã trang bò các
máy in hiện đại như Heidelberg, Roland, Komori 4 màu, máy tốc độ in cao,..v.v..không
thua kém công nghệ in của các nước trong khu vực. Song việc khai thác các thiết bò trên
còn nhiều hạn chế, do trình độ kỹ thuật, do yêu cầu thò trường đa dạng nhưng việc đầu tư
tập trung vào máy in offset hơi nhiều. Khâu trước in và sau in nói chung ở nhiều doanh
nghiệp in còn lạc hậu và không đồng bộ, việc gia công in cho thò trường khu vực và quốc
tế còn yếu kém. Việc đầu tư thiết bò đa phần tự phát theo doanh nghiệp, không có hướng
dẫn sự quy hoạch tổng thể của ngành.
Sự phát triển cực nhanh của internet toàn cầu cho phép các doanh nghiệp tiếp cận
với thò trường thế giới nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sách, báo điện
tử lại vừa tạo ra cơ hội vừa là nguy cơ đối với các doanh nghiệp in vì nó làm giảm bớt
nhu cầu in ấn.
1.2.2: Phân tích môi trường vi mô:
1.2.2.1 Khách hàng:
Sản phẩm của ngành in có một nét rất đặc thù là: "không tự sản, tự tiêu", mà được
sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, do đó trong cơ chế thò trường, ngành in
không chủ động được như các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng khác.
Một đặc điểm khác nữa của sản phẩm ngành in là không phải lúc nào cũng được
sản xuất theo ý muốn của khách hàng. Trong đa số trường hợp khách hàng chỉ được yêu
cầu nhà in thực hiện theo giấy phép (như sách, báo chẳng hạn) hoặc nhà in chỉ thực hiện
khi khách hàng có đủ điều kiện đặt in.

Có thể phân nhóm khách hàng mục tiêu của ngành in thành 03 nhóm:
- Nhóm khách hàng là các nhà xuất bản và các tờ báo.
Hiện nay, hệ thống xuất bản cả nước ta có 42 nhà xuất bản, trong đó có 31 nhà xuất
bản thuộc các ngành trung ương và 11 nhà xuất bản đòa phương. Theo đánh giá của Cục
Xuất bản, trong 5 năm qua, tình hình xuất bản tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.
Số đầu sách tăng bình quân hàng năm là 18,8%, số bản tăng 15,6%, số trang in tăng bình
quân 15,8%.

Trang: -29 -


Các nhà sản xuất thường đặt in: sách, lòch, bản đồ, tranh ảnh… gọi chung là xuất bản
phẩm.
Kinh tế càng phát triển, mặt bằng dân trí càng cao thì nhu cầu về xuất bản phẩm
càng lớn. Do vậy hoạt động xuất bản sẽ ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Tuy nhiên,
bên cạnh xuất bản phẩm truyền thống, xuất bản phẩm điện tử (băng từ, đóa mềm, dóa CD
rom, mạng internet…) đã xuất hiện và ngày càng phổ biến. Các phương tiệng nghe - nhìn
cũng trở nên phổ biến và giá cả ngày càng giảm, việc sử dụng sách, báo điện tử ngày
càng trở nên dễ dàng. Ngoài ra, các chương trình phát thanh, truyền hình ngày càng
phong phú, hấp dẫn hơn, giúp người xem và người nghe nắm bắt được những thông tin
kinh tế, thời sự nhanh chóng v.v…
Có thể nói, những sách báo điện tử, những phương tiện nghe nhìn hiện đại là sự đe
dọa thách thức đối với xuất bản truyền thống của ngành in.
Những tác động đó khiến các nhà xuất bản phải điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất
bản phẩm sao cho phù hợp với sở thích, thò hiếu người tiêu dùng; còn các tờ báo phải in
nhiều màu để hấp dẫn người đọc, rút ngắn thời gian in và mở rộng mạng lưới phát hành
báo chí. Hệ quả là các nhà in cũng phải thích ứng ngay với các nhu cầu của các nhà xuất
bản và các tờ báo: điều chỉnh quá trình tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, …
Bảng 1.2: Tình hình xuất bản và mức hưởng thụ xuất bản phẩm 1994-1999
Diễn giải


ĐVT

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Xuất bản
Số đầu sách

Đầu sách

7.015

8.186

8.263

8.254

9.430


10.777

Số bản

Ngàn bản 118.640 169.800 167.094 161.330 169.007 180.860

Mức hưởng thụ
Sách,

văn

hóa Bản /người

1,64

2,30

2,22

2,21

2,26

2,5

0,09

0,26

0,25


0,21

0,21

0,23

562

578

645

682

6,89

7,07

7,22

phẩm
Tổng số đầu báo

Bản /người

Tổng số bản
Số bản báo bình
quân đầu người


(Nguồn: Tư liệu của Cục Xuất bản)
Bên cạnh những thách thức nói trên, nhóm khách hàng này cũng đã tạo ra những cơ
hội to lớn. Nó chiếm tỷ trọng 20-25% năng lực in toàn ngành in cả nước. Trong đó riêng
Trang: -30 -

Comment [URG1]:


Nhà xuất bản Giáo dục chiếm khoảng 10% (năm 1999 in 18 tỷ trang sách). Sự tăng
trưởng của nhóm khách hàng này theo dự báo là 10%/năm, nói cách khác mức hưởng thụ
văn hóa bình quân tăng 10%/năm, là cơ hội của các nhà in.
- Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố
nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài).
Nhu cầu của nhóm khách hàng này là những ấn phẩm có giá trò cao: Nhãn hàng hóa
(thường là nhãn hàng, bao bì các loại, tờ gấp quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm, sổ tay
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lòch tờ (làm tặng phẩm và quảng cáo), vé số,… Đây là
nhóm khách hàng lớn nhất đối với ngành in, chiếm 50% tổng sản phẩmtrang in toàn
ngành.
Hiện nay cả nước có khoảng 5.280 doanh nghiệp Nhà nước, 1.500 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, 1,7 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh (nguồn:
thời báo kinh tế sài gòn) là đối tượng lớn của ngành in.
Yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật, trình bày ấn phẩm của nhóm khách hàng này cao
và khối lượng in lớn do đó các cơ sở in thường cạnh tranh nhau quyết liệt để có nguồn
hàng của nhóm khách hàng này. Thực tế đã xảy ra tình trạng cạnh tranh bằng cách liên
tục giảm giá, phá giá hoặc dùng thủ đoạn để lôi kéo khách hàng.
- Nhóm khách hàng là cơ quan hành chính, sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
Nhu cầu của khách hàng này là các biểu mẫu, chứng từ, giấy tờ quản lý hành chính,
tài liệu lưu hành nội bộ… gọi chung là ấn chỉ. Khối lượng trang in đáp ứng nhu cầu này
không lớn, khoảng 5% tổng sản phẩm trang in toàn ngành. Tuy khối lượng chung không
lớn nhưng các cơ quan thường đặt in tập trung ở mỗi chỗ với số lượng ấn chỉ sử dụng từ 3

tháng trở lên, vì vậy các nhà in cũng nổ lực khai thác được nguồn việc này.
Ngoài 3 nhóm khách hàng chính như trên còn có nhóm khách hàng việc vặt, khách
hàng đột xuất, (in áp phíc bầu cử, phiếu bầu …) chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy các khách hàng
của ngành in có tiềm năng lớn trong tương lai.
1.2.2.2 Nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp cho ngành in có một ý nghóa rất lớn đối với sự phát triển của
ngành. Ở đây đề cập đến nguồn cung ứng vật tư, máy móc thiết bò và nguồn cung ứng
công nhân kỹ thuật in.

Trang: -31 -


* Vật tư in và máy móc thiết bò:
- Giấy in và mực in là 2 loại vật tư chủ yếu của ngành in:
Nhu cầu sử dụng giấy in cả nước ngày càng tăng. Năm 2000 nhu cầu giấy in của cả
nước là 510 ngàn tấn, trong đó giấy bao bì là 265 ngàn tấn (52%), trong nước sản xuất
chỉ được 377 ngàn tấn (chiếm 71%), xuất khẩu 38 ngàn tấn, nhập khẩu 171 ngàn tấn
(34%).
Chỉ tiêu lượng giấy bình quân đầu người ở nước ta chỉ có 7,18kg, trong khi Tây âu
là 160kg, Mỹ là 308kg, Trung quốc là 18kg.
Trong khi ngành in đã và đang trang bò được những thiết bò in ấn hiện đại với những
cổ máy đời mới nhất sản xuất từ Đức, thì ngành sản xuất giấy và mực in vẫn làm việc
với thiết bò và công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Sự lạc hậu đó ngày càng trở nên cách
biệt hơn, khi mà ngành in, do sự thúc đẩy của nhu cầu thò trường, đang tiến gần đến trình
độ trung bình của thế giới, còn ngành sản xuất giấy vẫn mãi dẫm chân tại chổ.
Công bằng mà nói, ngành sản xuất giấy Việt Nam trong thời gian qua có nhiều tiến
bộ; chất lượng giấy in so với thời bao cấp vượt xa hơn hẳn. Tuy nhiên, sự tiến bộ đó
dường như quá chậm so với nhu cầu đang đặt ra.
Việc in các tài liệu, sách, báo trong nước chủ yếu sử dụng giấy nội đòa, sản xuất từ
nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Tân Mai và công ty giấy Đồng Nai. Các tài liệu

nước ngoài, nhãn, bao bì, tem, … đều in trên giấy cao cấp ngoại nhập (giấy Couché,
Bristol, Duplex,…) và nguồn giấy này được các công ty vật tư nhập về.
Cho dù là giấy nhập hay giấy sản xuất trong nước, nguyên liệu làm giấy (bột giấy)
phần lớn phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy khi giá bột giấy tăng lên thì lập tức giá giấy
cũng tăng theo. Đây là nguy cơ đối với các nhà in vì các hợp đồng in ấn đã ký kết với
khách hàng từ đầu năm, rất khó điều chỉnh giá cả.
Mực in có 4 màu cơ bản: Vàng, đỏ (cánh sen), xanh và đen. Các doanh nghiệp trong
nước sản xuất mực in như Công ty Cổ phần In và Vật tư In Sài Gòn, xưởng mực in Liksin,
xưởng mực in trường Đại học Khoa học Tự nhiên, … có sản lượng từ 500 tấn đến 800 tấn
mỗi năm. Mực in trong nước tuy giá thành thấp nhưng chất lượng không cao. Hiện nay
mực trong nước cũng đang bò cạnh tranh dữ dội bởi mực nhập từ Trung Quốc, Đài Loan.
Đối với các loại ấn phẩm cao cấp phải sử dụng mực in nhập ngoại như mực Dic, Apex
(Nhật), Toyo (Nhật, Malaysia), mực 1992 (Đài Loan)… Giá cả mực in tương đối ổn đònh
Trang: -32 -

Comment [URG2]:


là một thuận lợi đối với nhà in. Hiện nay việc mua bán mực in trên thò trường diễn ra khá
sôi nổi, các hãng cạnh tranh khá quyết liệt về giá cả và cung cách phục vụ.
Máy móc, thiết bò ngành in được sử dụng ở Việt Nam có 2 loại chủ yếu: loại đã qua
sử dụng, tân trang và loại mới nguyên. Giá cả loại đã qua sử dụng chỉ bằng 30-40% giá
của loại mới nguyên. Để tránh nhập "rác", Bộ Văn hóa - Thông tin có qui đònh chỉ cho
phép mua máy đã qua sử dụng từ những năm 1980 trở lại đây. Vài năm gần đây, một số
nhà in, nhất là các nhà in Trung ương như Công ty in Trần Phú, nhà máy in Tiến Bộ đã
đầu tư các thiết bò mới, hiện đại như máy in offset hiệu Heidelberg, Roland, Lithrone,
máy bắt cuốn, vào bìa, cắt… càng làm tăng nhanh tổng sản lượng trang in: năm 2000 là
300 tỷ trang in (tăng 1,82 lần so với năm 1995).
Việc mua sắm, đầu tư trong ngành in thời gian qua diễn ra khá sôi động. Đến năm
1996, toàn ngành có 23 hệ thống chế bản điện tử kỹ thuật cao, 2.200 máy in. Năm 1999

đã có 1.330 máy in, trong đó 19 máy in offset 4 màu khổ báo, 14 máy in ống đồng nhiều
màu công suất cao. Đầu tư máy móc nhiều, song do thiếu qui hoạch và hướng dẫn nên
các nhà in đều đầu tư giống như nhau, xuất hiện tình trạng thừa công suất in đối với loại
việc trung bình và thừa công suất tách màu. “Nhiều cơ sở in tuy đã ý thức được sự cần
thiết phải chuyển dòch cơ cấu sản phẩm song chưa chủ động nghiên cứu thò trường, chưa
chủ động xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp nên lúng túng trong bước đi cụ thể, do
đó luôn bò động, bò thành phần kinh tế tư nhân giành giật những mặt hàng có số lượng
nhỏ, nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh quyết liệt giữa các xí nghiệp bằng biện pháp đơn
giản là giảm giá công in" (Cục xuất bản).
Ở đây, việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong một nhà in có nghóa là thoát khỏi
những mặt hàng thông thường và đi vào những mặt hàng cao cấp, đặc thù. Sự việc đã lỡ
làng khi mà các nhà in đều trang bò các máy móc giống nhau. Lý do: thiếu vốn đầu tư,
phải mua máy đã qua sử dụng và cũng chẳng có qui hoạch, kế hoạch gì cả.
• Đội ngũ công nhân kỹ thuật in :
Trong in ấn, tay nghề và kinh nghiệm của công nhân có vai trò quyết đònh đến chất
lượng sản phẩm, dù cho đó là những máy in hiện đại nhất, điều khiển hoàn toàn bằng
máy vi tính. Do đó giữa các nhà in đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt để giữ chân
và giành giật các thợ lành nghề về phía mình.
Hiện nay toàn ngành chỉ có 2 cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật là trường trung học
kỹ thuật in ở Hà Nội và trường dạy nghề của công ty in Trần Phú ở TP.HCM, trường sở
Trang: -33 -


khang trang nhưng thiết bò dạy và học còn quá nghèo nàn, học sinh không có điều kiện
tiếp cận với những thiết bò hiện đại. Việc tự đào tạo và nâng cao tay nghề, một phần do
doanh nghiệp thực hiện, nhìn chung là chưa chủ động xây dựng một kế hoạch đào tạo và
sử dụng công nhân lành nghề nên không nâng cao được chất lượng sản phẩm. Nhiều
doanh nghiệp in không có quỹ đào tạo, không mạnh dạn gửi người đi đào tạo. Việc đào
tạo công nhân và kỹ sư công nghệ in cũng như chương trình đào tạo, giáo trình và cơ sở
thực hành ở các cấp học là vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện mới có cơ hội nâng cao

chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên chuyên ngành đã quá lâu không có đủ điều kiện
đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ nên hạn chế trong việc truyền thụ các kiến thức mới.
Với môi trường đào tạo như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ và
lao động của ngành in.
1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh:
Thò trường in Việt Nam cạnh tranh quyết liệt, thể hiện ở những điểm sau đây:
- Số lượng cơ sở in quá nhiều, qui mô và trình độ kỹ thuật phần lớn của các doanh
nghiệp in gần tương đương nhau. Đây là đặc điểm gây ra sự "lộn xộn, mất trật tự" trong
ngành in, bởi vì các doanh nghiệp đều nghó rằng họ có thực lực khá cân bằng nhau, có
khả năng cạnh tranh tương đương nhau và đã có lúc đối chọi nhau, không ai nhường ai.
Tình hình sắp tới sẽ còn lộn xộn hơn nữa khi các doanh nghiệp in bao bì và nhãn hàng
của tư nhân ra đời ngày càng nhiều theo Luật Doanh nghiệp.
- Tính khác biệt của sản phẩm in và chi phí chuyển đổi không cao, nói cách khác,
sản phẩm và dòch vụ của các nhà in không có sự khác biệt lớn, mặt khác chi phí thay đổi
nhà in này bằng nhà in khác không đáng kể, do đó sự lựa chọn của khách hàng chủ yếu
dựa vào giá cả và cung cách phục vụ. Điều này dẫn đến một cuộc cạnh tranh sống còn
về giá cả và cung cách phục vụ giữa các nhà in.
- Do trước đây các nhà in đã ồ ạt đầu tư mua sắm có thiết bò in thuộc thế hệ những
năm 1970-1985. Đó là những thiết bò đã qua sử dụng, giá tương đối thấp, chỉ bằng 3040% giá máy mới, xuất xứ phần lớn từ Nhật, tính năng kỹ thuật tương tự nhau, tức là đều
nhằm mục đích in các sản phẩm in thông thường, nhất là in sách. Chính vì vậy năng lực
in đối với các sản phẩm in thông thường thật sự dư thừa. Các nhà in thuộc vào nhóm này
đều muốn tận dụng năng lực của mình và dẫn đến cuộc chiến về giá công in. Không ít
nhà in đã thậm chí chấp nhận lỗ, miễn sao có việc làm cho công nhân. Điều này ảnh
hưởng đến lợi ích chung của toàn ngành.
Trang: -34 -

Comment [URG3]:
21



1.2.2.4 Sản phẩm thay thế:
In là hoạt động tạo ra nhiều bản sao từ một nguyên bản. Có nhiều phương pháp in
khác nhau, đứng trên góc độ sản xuất công nghiệp có 3 phương pháp in chính là in typo
(bao gồm cả in flexo), in ống đồng và in offset, trong đó in offset có năng suất cao,
chiếm hơn 80% tổng ngành in nước ta. Ngành in coi 3 phương pháp in này là in công
nghiệp truyền thống.
Các sản phẩm thay thế sản phẩm in công nghiệp truyền thống là các sản phẩm của
các hoạt động sau đây:
- Hoạt động in văn phòng: sử dụng công nghệ in laze, in phun và photocopy. Các
cơ quan có nhu cầu in nội bộ với số lượng không lớn và không thường xuyên sử dụng các
máy in laze, in phun và photocopy để đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt là sự phát triển không
ngừng của photocopy với tốc độ ngày càng nhanh, giá thành photocopy ngày càng thấp
đã làm cho nhiều người chấp nhận sử dụng các tài liệu photo kém chất lượng để làm tài
liệu nghiên cứu và lưu trữ. Hơn nữa các tài liệu photo thường không phải trả tiền bản
quyền nên giá thành sản phẩm càng thấp.
Trong vài năm tới, các loại máy này sẽ được hoàn thiện hơn, công suất cao hơn và
giá bán rẻ hơn giúp cho nhu cầu in nội bộ hoặc hợp đồng in với số lượng ít được đáp ứng
tốt hơn, do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động in công nghiệp truyền thống.
- Hoạt động in lụa (hay còn gọi là in lưới) thường sử dụng các dụng cụ đơn giản
với lao động thủ công để in trên giấy, nhựa, màng nylon, chai thủy tinh… . Đội ngũ thợ
kéo lụa có đến hàng vạn người trong cả nước và họ có thể đáp ứng các nhu cầu in ấn lặt
vặt một cách nhanh gọn. Hơn nữa, với vốn đầu tư ít và thời gian học nghề ngắn, không
cần mặt bằng lớn, nhiều hộ gia đình lấy nghề in lụa làm phương tiện sinh sống.
Ảnh hưởng của hoạt động in lụa thủ công đối với hoạt động in công nghiệp truyền
thống về mặt "in ngoài luồng, in thêm, in nhái" là chủ yếu. Chính điều này đã làm cho
khách hàng có thể nghi ngờ nhà in và nhà in có thể bò vạ lây khi cơ quan công an tiến
hành điều tra, truy tìm.
- Băng đóa từ với sức chứa lớn lượng thông tin cũng cạnh tranh rất mạnh đối với
sản phẩm truyền thống. Dựa trên những thành tựu của công nghệ tin học, sách điện tử ra
đời và sẽ trở thành phổ biến trong thế kỷ XXI, sách điện tử có nhiều xu thế so với sách

in: Dung lượng thông tin truyền tải trong sách điện tử vô cùng lớn (chỉ cần một đóa mềm
vi tính cỡ trung bình hiện nay có thể chứa được nội dung một cuốn sách vài trăm trang;
Trang: -35 -


một đóa CD- ROM có thể chứa 5 triệu từ, 4 ngàn bức ảnh, 5 giờ băng tiếng và 55 cuốn
băng hình). Sách điện tử còn là phương tiên truyền thông nhanh chóng và rộng khắp.
Sách trên mạng có thể truyền đi khắp thế giới, người đọc có thể truy cập và sử dụng
trong giây phút, vì thế rất có hiệu quả trong giao lưu văn hóa quốc tế. Mặt khác, nó còn
là phương tiện hỗ trợ quan trọng cho tư duy sáng tạo của con người, giảm bớt nhiều thời
gian chờ đợi, tính toán, tổng hợp trong nghiên cứu khoa học v.v..Vậy nên, sách điện tử sẽ
trở thành công cụ thân thiết, đắc lực của con người Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, đối với nước ta, đầu thế kỷ XXI sách in vẫn còn giữ
vò trí cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, sản xuất sách điện tử còn rất đắt, còn lâu mới có thể vừa
túi tiền của nhân dân lao động Việt Nam. Hơn nữa, sách điện tử đòi hỏi phải có thiết bò
hiện đại mới dùng được: Máy vi tính, điện, nối mạng thông tin v.v..
Bởi vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh việc nghiên cứu, đầu tư xây
dựng một số cơ sở xuất bản điện tử, xuất bản Việt Nam cơ bản vẫn phát triển số lượng
và chất lượng sách in. Đến 2010 phải đưa số đầu sách in trung bình 1người/ 1 năm ở nước
ta lên 4 đầu sách.
- Hoạt động thông tin trên đài phát thanh, truyền hình và mạng internet. Các
chương trình thông tin về tin tức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo… trên các phương
tiện nghe-nhìn và mạng internet ngày càng phong phú, hấp dẫn. Hiện nay, mạng internet
ngày càng phổ biến và đã xuất hiện nhiều mặt báo trong nước, nước ngoài, nhiều cuốn
sách báo điện tử. Điều này sẽ đe dọa đối với ngành in, mặc dầu không lớn lắm.
Nhu cầu của con người về thông tin ngày càng cao và gắn liền trình độ văn minh
của loài người. Mặc dù bò các phương tiện nghe -nhìn điện tử cạnh tranh quyết liệt,
nhưng trong xã hội thông tin của thế kỷ 21, nhu cầu về sản phẩm in vẫn không ngừng
tăng lên. Do đó ảnh hưởng của hoạt động thông tin trên các đài phát thanh, truyền hình
đối với các sản phẩm in là không đáng kể. Tuy nhiên, trong tương lai xa nếu sách, báo

điện tử tiến xa hơn nữa, với giá cả phải chăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động
in.

Trang: -36 -


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH IN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành in Thành phố Hồ Chí Minh:
2.1.1 Thời kỳ trước giải phóng:
Trước năm 1954, người Pháp có mở tại Sài Gòn vài nhà máy in như IDEO, ASPAR
(đã đóng cửa từ năm 1970) hay IFOM sau đổi lại là nhà in Kim Lai và trao lại cho người
Việt Nam quản lý.
Đến năm 1974, tại Sài gòn đã có khoảng 550 nhà in lớn nhỏ (chiếm 98% số nhà in
tại Miền nam Việt Nam), hầu hết là do người Hoa quản lý (theo con số ghi nhận được ở
tòa Đô Chánh thì số nhà in được cấp giấy phép hoạt động là 989 – Mặc dầu vậy, thực tế
thay đổi rất nhiều), trong đó có độ 20 nhà in vừa hoạt động trong lãnh vực ấn loát lẫn
lãnh vực biến chế như làm các hộp giấy, bìa carton …
- Xét về qui mô có thể chia làm 02 loại: Các cơ sở lớn hầu hết đều gia nhập
Nghiệp đoàn nhà in (khoảng 200 nhà in), và khoảng 350 nhà in chưa gia nhập Nghiệp
đoàn, phần lớn nhỏ bé, trang bò 02 hoặc 03 máy in typo thường in hàng lặt vặt hoặc
offset đặt tay.
- Xét về hình thức sở hữu được phân ra nhà in tư nhân và nhà in Chánh phủ:
+ Nhà in tư nhân: Có một số nhà in lớn như: Saigon Ấn Quán, Nhà in Nguyễn
Trung Thành, Nam Việt Ấn Quán, Nhà in Phấn Phát … Mục tiêu quan trọng nhất của các
nhà in này là lợi nhuận.
+ Nhà in Chánh phủ: Bên cạnh các nhà in tư nhân còn có các nhà in của các cơ
quan chính quyền, hoạt động trong các lónh vực riêng biệt, không nhằm mục đích thương
mại như: Cơ sở Ấn loát Trung Ương (nhà in của Bộ Dân vận và Chiêu hồi), Trung Tâm
Liệu Học (nhà in của Bộ Giáo dục), Nhà in Tổng tham Mưu, Nhà in Tâm Lý chiến (nhà

in của Bộ Quốc phòng), Nhà in của Bộ Nội vụ tại Nha Cảnh sát …
Đa số các nhà in đều trang bò các máy in kiểu cổ (flat-bed, hand-bed, letter
presses), chỉ có 12 máy in offset 2 màu, 01 máy in offset 4 màu hiệu Heidelberg của Sài
gòn Ấn quán. Kỹ thuật và trang bò máy móc rất lạc hậu: 97% nhà in sắp chữ bằng tay,
95% máy in typo là những máy đặt tay in tờ rời (hand-feed), 60% máy in offset đặt tay tờ
rời và một màu.
Trang: -37 -


Tuy nhiên, vào những năm 1970-1974, để tạo được ưu thế cạnh tranh trên thò
trường, đã có một số nhà in mạnh dạn đầu tư (hoặc được viện trợ) các thiết bò máy móc
mới, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và đã đạt được trình
độ ngang tầm trong khu vực. Saigon Ấn quán đã có 01 máy in 4 màu mới hiệu
Heidelberg nhập từ Đức, 01 máy sắp chữ Linotype (Mỹ), 02 máy sắp chữ điện tử (hiệu
Diatronic và Diatype của Đức), hay tại Cơ sở Ấn loát Trung Ương cũng đã có 03 máy sắp
chữ (02 máy Linotype của Mỹ và 01 máy Monotype của Anh), 01 máy sắp chữ điện tử
hiệu Fototronic (Mỹ), 01 máy offset 02 màu.
Bảng 2.1 : Một số máy móc, thiết bò ngành in tân tiến tại Sài Gòn (1974)
Máy, thiết bò

Số lượng (cái)

Nước sản xuất

Máy sắp chữ

Tỷ trọng (%)
02

+ Máy Linotype


05

Mỹ

+ Máy Monotype

02

Anh

Máy chụp hình điện tử

0,05

+ Máy Diatronic

01

Đức

+ Máy Diatype

01

Đức

+ Máy Fototronic

01


Đức

+ Máy Friden

01

Mỹ

Máy in typo tự động

05

+ Máy SBD Heidelberg

27

Đức

+ Máy Fuji và Sakurai

10

Nhật

Máy in offset nhiều màu

10

+ Máy in offset 2 màu


12

Nhật, Đức, Ý, Mỹ

+ Máy in offset 4 màu

01

Đức

+ Máy in giấy cuộn

18

Mỹ, Đài Loan
Số liệu: Kỹ nghệ Ấn loát Việt Nam năm 1974

Hơn nữa, do phải đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin và mục đích tuyên truyền nên
ngành in báo tương đối phát triển, đã có phân nửa số nhật báo được in bằng máy rotative
typo hoặc rotative offset. Một số máy hiện đại lúc bấy giờ như Web-offset-rotative đã
được nhập về và mang lại cho ngành in báo một sự canh tân đáng kể: in báo theo phương
pháp offset và sử dụng giấy cuộn, in một lần được 8 trang báo khổ lớn (45cm x 66cm),
đồng thời cắt và xếp luôn tờ báo, vận tốc lên tới 15.000-20.000 tờ/giờ.
Trang: -38 -


2.1.2 Thời kỳ từ năm 1975 - 1985:
Sau ngày giải phóng, Nhà nước đã tiếp quản các nhà in và thực hiện quyết đònh
167/CP của Chính phủ. Quyết đònh này là tiền đề cho việc Thành phố thực hiện phân

phối một số lớn máy móc tiếp thu này cho các đòa phương trong cả nước.
Bảng 2.2 : Thực trạng ngành in Thành phố những năm đầu giải phóng
Máy, thiết bò
Typo + Pedal
Offset

Số lượng (cái)

Năm sản xuất

Nước sản xuất

3.390

1930 – 1960

Nhật – Đài Loan

110

1930 – 1970

Nhật – Đức – Mỹ

Trong đó:
4 màu

01

Đức


2 màu

06

Đức – Ý – Mỹ

Máy rotatin (in giấy cuộn)

13

1970

Nhật – Đài Loan

Máy in ống đồng (7 màu)

01

1970

Nhật

* Lực lượng lao động : 10.000 người
Tiếp quản hàng loạt các cơ sở in có quy mô, trang thiết bò không đều nhau nên việc
quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, Nhà nước đã đưa ra
nhiều biện pháp với mục đích là cải tạo nâng cao chất lượng quản lý các cơ sở in trên đòa
bàn Thành phố.
Qua quá trình cải tạo, đến năm 1985 ngành in Thành phố chỉ còn một loại hình
doanh nghiệp quốc doanh, do Nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh. Tại Thành

phố đã hình thành 02 liên hiệp in: Liên hiệp các xí nghiệp In Thành phố và Liên hiệp
khoa học sản xuất In Thành phố, 11 xí nghiệp in ban ngành và 18 xí nghiệp In quận
huyện. Ngoài ra còn có trên 30 xí nghiệp In của các cơ quan, trường học, ngành, trung
ương hoạt động tại Thành phố.
Hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp nên cũng như những ngành khác, ngành
in cả nước nói chung, ngành in Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không phát triển, chất
lượng sản phẩm in không được chú trọng, sản xuất cầm chừng theo chỉ tiêu của cấp trên
giao. Hơn nữa, giấy và mực là những vật tư thiết yếu của ngành in cũng do cấp trên phân
bổ xuống, số lượng rất hạn chế, chất lượng không đảm bảo. Vấn đề tiêu thụ cũng do Nhà
nước quản lý. Máy móc thiết bò không được đầu tư, đổi mới, không sử dụng hết công
suất, đời sống nhân viên ngành in gặp nhiều khó khăn, rất nhiều công nhân viên chuyển
Trang: -39 -


nghề hoặc bỏ nghề. Tóm lại, trong giai đoạn này, ngành in Thành phố không có động lực
thúc đẩy để phát triển.
Bảng 2.3 : Số lượng xí nghiệp in tại Thành phố năm 1985
Tên xí nghiệp trực thuộc

Số lượng

Thành phố:
1. Liên hiệp các xí nghiệp in Thành phố:
Xí nghiệp in

8

Xí nghiệp in cơ khí

1


Xí nghiệp mực in

1

Xí nghiệp chế bản đúc chữ

1

2. Liên hiệp khoa học sản xuất in:
Xí nghiệp in

3

Xí nghiệp cơ khí

1

Xí nghiệp mực in

1

3. Các ban, ngành Thành phố:

11

4. Các quận huyện:

18


- Các ban ngành, trường Đại học:
- Trường đào tạo công nhân kỹ thuật:

55 cơ sở in
1 trường

2.1.2 Từ năm 1986 đến nay:
Từ năm 1986 đến nay, ngành in Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực
trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh. Từ sau khi có Nghò quyết Đại hội VI của Đảng, Nhà
nước thực thi đường lối đổi mới, xóa bỏ bao cấp, mở cửa và phát triển cơ chế thò trường
có sự quản lý Nhà nước, ngành in Thành phố đã có những bước tiến vững chắc theo
hướng đổi mới thiết bò, cải tiến công nghệ nên sản phẩm đã nâng cao về chất lượng, mẫu
mã, được thò trường chấp nhận và khách hàng ngày càng tin tưởng.
Hơn nữa, sự phát triển của ngành tin học, điện tử phát triển mạnh đã tác động rất
lớn đến công nghệ in ấn: rút ngắn một số công đoạn sản xuất, cung ứng cho xã hội nhanh
chóng các ấn phẩm đa dạng và phong phú.
Ngày nay, các sản phẩm ngành in trên thò trường Thành phố Hồ Chí Minh rất phong
phú và đa dạng. Chất lượng sách, báo đã ngang tầm trong khu vực, bao bì đẹp và đúng
tiêu chuẩn đã góp sức nâng cao văn minh thương nghiệp, tăng sức cạnh tranh của hàng
hóa Thành phố trong và ngoài nước.
Trang: -40 -


2.2 Phân tích thực trạng ngành in Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Sự phát triển các cơ sở in tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới đất nước, hướng nền kinh tế
theo cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng XHCN, ngành in
cũng như các ngành công nghiệp khác, vận động theo quy luật của thò trường. Do vậy
trong nhiều năm qua đã có nhiều doanh nghiệp ngành in làm ăn có hiệu quả, và cũng
không ít doanh nghiệp không theo kòp với nhu cầu của thò trường trong tình hình mới đã

bò thua lỗ.
Để tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động của ngành in, Nghò quyết 90/CP ngày
21/08/1997 và Nghò đònh 44/CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ đã cho phép cổ phần hóa
một số cơ sở in của Nhà nước. Để tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa ngành in,
Thành phố cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước ở một số khâu về in như chế bản điện tử, in bao bì, đây là quyết đònh quan
trọng tạo tiền đề cho công nghiệp in phát triển, làm căn cứ pháp lý để ngành in Thành
phố tạo thêm nguồn lực mới, đổi mới công nghệ và thiết bò, làm cho sản phẩm của ngành
có tính cạnh tranh cao hơn đối với thò trường trong nước, cũng như thò trường nước ngoài.
Tuy nhiên, việc xác đònh vò trí, vai trò của ngành in còn nhiều điểm chưa nhất quán nên
chưa tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành in.
Do những yếu tố trên nên số lượng cơ sở in tăng nhanh trong những năm gần đây,
đặc biệt trong giai đoạn 1997 đến nay, nhất là các công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cá thể đã phát triển một cách
nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô.
Bảng 2.3 : Số lượng các cơ sở in đăng ký hoạt động
Chỉ tiêu

Năm 1997

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Cơ sở sản xuất, trong đó:

531


433

441

535

Quốc doanh Trung ương

14

14

15

15

Quốc doanh Thành phố

41

41

39

41

Quốc doanh Quận, Huyện

6


5

5

5

Công ty cổ phần, TNHH, DNTN

7

8

8

18

HTX tiểu thủ công nghiệp, cá thể

462

368

374

456

1

-


-

-

DN có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM 2000
Trang: -41 -


×