Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận môn marketing địa phương- tỉnh Kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.4 KB, 18 trang )

Tiểu luận môn marketing địa phương
PHẦN MỞ ĐẦU
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TỈNH KONTUM.
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của
người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon
Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon
Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông.
Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người
về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng
Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà
ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho
phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát
triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở
thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla,
nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon
là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con
người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng
mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị
xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh
được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là
vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 1
Một góc TP Kon Tum
Tiểu luận môn marketing địa phương
Hiện nay, Kon Tum là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên thuộc khu vực Tam giác
phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên,
cách không xa các khu vực kinh tế phát triển năng động của Miền Trung. Với vị trí
là ngã ba biên giới ba nước Đông Dương, Kon Tum được xem là điểm trung
chuyển trên tuyến hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma - Đông Bắc Thái
Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ


của Việt Nam; đây là tuyến hành lang thương mại Đông - Tây ngắn nhất qua Cửa
khẩu quốc tế Bờ Y và là điểm khởi đầu để Kon Tum hội nhập với các nước trong
khu vực.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 967.656 ha, trong đó 3/4 diện tích là rừng
(85% rừng sản xuất, độ che phủ của rừng trên 67%). Có tiềm năng lớn về đất nông
nghiệp, gần 200 nghìn ha đất trống, trên 13.419 ha diện tích mặt hồ thủy điện; có
khoảng 31 mỏ và 49 điểm quặng với các khoáng sản Wonfram, vàng, sắt, than
bùn, đá xây dựng, điatomit, đolomit…; nguồn thủy năng phong phú với 82 vị trí
có thể xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ có quy mô công suất từ
01MW đến 70MW với tổng công suất gần 600 MW; du lịch sinh thái, văn hóa lịch
sử; phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh đang thu hút đầu tư.
Tỉnh có ba vùng kinh tế động lực với thế mạnh riêng của mỗi vùng (vùng kinh
tế động lực thành phố Kon Tum gắn với KCN Hòa Bình, Sao Mai; vùng kinh tế
động lực Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen; vùng kinh tế động
lực Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y) đang trở thành tâm
điểm thu hút các nhà đầu tư.
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 2
Tiểu luận môn marketing địa phương
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Đánh giá hiện trạng của tỉnh Kon Tum.
1. Phân tích ma trận SWOT
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI
- Đầu tư phát triển các dự
án du lịch, kinh doanh lớn
vào địa phương .
- Cơ hội đầu tư nâng cấp
kết cấu hạ tầng cơ sở cho
địa phương, khai thác tiềm
năng kinh tế xã hội.

- Thu hút các dự án liên
quan phát triển (phát triển
các ngành nghề đồ thổ cẩm
làm quà lưu niệm, dịch vụ
giải trí,…).
THÁCH THỨC
- Đòi hỏi chi phí vốn lớn
để xây dựng và quy hoạch
địa phương.
- Đòi hỏi cơ sở hạ tầng cao
và thể chế phù hợp tạo
điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp, cá nhân, tập
thể đầu tư.
- Vấn đề khai thác tài
nguyên, ô nhiễm môi
trường,…
ĐIỂM MẠNH
- - Người dân
thân thiện, với
nhiều phong
tục tập quán,
lễ hội truyền
thống của các
dân tộc thiểu
số tại địa
phương,…
- - Diện tích đất
đai, tài nguyên
phong phú,

nhiều rừng
nguyên sinh
bạt ngàn,….
- - Cảnh quan
thiên nhiên
đẹp với nhiều
điểm đến hấp
dẫn, nhiều di
- Thu hút lượng lớn
khách du lịch, nhà
đầu tư tới địa
phương, kéo theo
nhiều nguồn thu
nhập cho người dân
địa phương,…
- Cơ sở hạ tầng, các
khu du lịch, nghỉ
mát,… Phát triển
làm tăng nguồn thu
cho ngân sách, thay
đổi diện mạo cho
địa phương.
- Thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát
triển,…
- Là nơi nghỉ mát lý
tưởng cho mọi
người, với những
- Tăng chi phí cải
tạo, phục hồi, xây

dựng các khu vui
chơi giải trí, khu du
lịch,…vì thế cần thu
hút đầu tư, hỗ trợ
từ bên ngoài, đặc
biệt là các dự án
nước ngoài.
- Địa phương phải
bỏ lượng vốn lớn để
đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng thu hút
các dự án tới đầu
tư,...
- Quản lý, kiểm soát,
khắc phục tình hình
ô nhiễm môi
trường.
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 3
Tiểu luận môn marketing địa phương
tích lịch sử,
danh lam
thắng cảnh nổi
tiếng,…
- - Điều kiện khí
hậu mát mẻ,
ôn hòa, phù
hợp với điều
kiện nghỉ
dưỡng, vui
chơi,…

phong tục truyền
thống của đồng bào
dân tộc thiểu số, nét
văn hóa cổ cần gìn
giữ,…
ĐIỂM YẾU
- - Đội ngũ nhân
viên tiếp đón
chưa chuyên
nghiệp, trình
độ dân trí thấp,
tệ nạn xã hội
cao,…
- - Cơ sở hạ
tầng, các khu
du lịch, giải trí
kém phát triển,
chưa tập trung
- - Thể chế với
nhiều thủ tục
rườm rà.
- - Chưa có tổ
chức phục vụ
công việc đón
tiếp du khách,
nhà đầu tư một
cách chuyên
nghiệp.
- Cần đạo tạo, thu hút
nhân viên tiếp đón

chuyên nghiệp,
nhân viên quản lý
giỏi để tiếp đón các
dự án đưa vào địa
phương
- Cải thiện cơ sở hạ
tầng, tạo điều kiện
phát triển kinh tế
địa phương.
- Chính phủ ưu tiên
phát triển, giảm bớt
thủ tục rườm rà.

Địa phương thiếu
trầm trọng lao động có tay
nghề, không đáp ứng kịp
nhu cầu về cả chất lượng
và số lượng. cần mở nhiều
trường đào tạo, nâng cao
tay nghề và trình độ cho
người lao động.
- Cơ sở hạ tầng
không đáp ứng, bắt
kịp với nhu cầu phát
triển kinh tế gây bất
lợi cho các nhà đầu
tư đến địa phương.
Cần nâng cấp cơ sở
hạ tầng cho các
vùng kinh tế trọng

điểm.
- Có nguy cơ ô nhiễm
môi trường cao.
- Thủ tục rườm rà
gây tạo rào cản cho
các nhà đầu tư, dự
án tới địa phương.
Cần cải cách hành
chính thủ tục, thể
chế.
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 4
Tiểu luận môn marketing địa phương
2. Kon Tum với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Kon Tum có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, nằm ở ngã ba
Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác
quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về
quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế
của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
So với các tỉnh như Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum tuy phát triển
chưa mạnh nhưng đây là nơi có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Kon
Tum là nơi tụ họp tất cả các điều kiện tự nhiên khí hậu địa hình mang đặc thù bản
sắc Tây Nguyên, thuận lợi phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có tình chất sứ
lạnh, là cửa ngõ giao lưu thường mại với các nước trong khu vực.
Từ năm 2006, Khu du lịch sinh thái Măng Đen được bổ sung vào quy
hoạch du lịch quốc gia. Điểm khác biệt lớn nhất nếu đem Măng Đen so sánh với
Đà Lạt (Lâm Đồng) hay Sa Pa (Lào Cai) chính là rừng già nguyên sinh. Xây dựng
Măng Đen thành khu sinh thái hài hoà, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum là Khu kinh tế cửa khẩu Bờ
Y thuộc huyện ngọc hồi, khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc huyện Konplông
và TP. Kon Tum. Măng đen được quy hoạch với diện tích trên 115.000ha. Tiềm

năng du lịch của Măng Đen đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư.
3. Nhận dạng khách hàng và điều kiện để cải thiện cho địa phương
Kontum hiện có rất nhiều dự án phát triển, đặc biệt về du lịch sinh thái
măng đen - nàng tiên giữa đại ngàn, hiện tại có các dự án trồng rau sứ lạnh, dự án
nuôi cá hồi, phát triển du lịch sinh thái,…. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả kinh tế
của cửa khẩu bờ y, và tăng cường phát triển thương hiệu du lịch, các công trình
kiến trúc cho địa phương này, đặc biệt là nhà thờ gỗ - được mệnh danh là “báu
vật” về kiến trúc Kontum. Trong những năm gần đây về du lịch: lượng khách du
lịch tăng lên đáng kể, khách nước ngoài cũng tăng lên,….
Về văn hóa giáo dục: Kontum mới mở thêm nhiều trung tâm giảng dạy thu
hút đông đảo học viên từ các tỉnh khác, đặc biệt là có một trường đại học để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và cho khu vực tây nguyên,….
Về dịch vụ: thị trường kontum là thị trường nóng về thương mại và dịch
vụ, các ngành nghề này phát triển khá mạnh do lượng nhập cư vào kontum ngày
càng tăng, sức mua thị trường càng lớn, thị hiếu tiêu dùng của người dân khá
phong phú, đẩy mạnh phát triển ngành và các ngành nghề liên quan,… trong thời
gian tới, tỉnh có nhiều chính sách thu hút nhiều dự án nước ngoài, khách hàng tiểm
năng mà địa phương đang hướng tới không chỉ là người dân địa phương, các tỉnh
lân cận, kontum còn là điểm đến của nhiều người dân từ phía bắc, và các nước lân
cận như lào, campuchia,…
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 5
Tiểu luận môn marketing địa phương
Kontum có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt có lợi thế lớn về thủy
năng, nó không chỉ cho lợi ích kinh tế về nguồn năng lượng điện mà còn là nơi du
lịch lý tưởng. Kontum lại có bề dày về lịch sử văn hóa dân tộc, đây cũng là nét đặc
sắc mà địa phương nên khai thác, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng,… bên cạnh đó
Kontum còn có các rừng nguyên sinh cả trăm năm tuổi, với nhiều loại thực vật,
động vật phong phú, đa dạng,…
II. Tầm nhìn và mục tiêu trong những năm tới cho tỉnh kontum
Kontum là một tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, ngã ba biên giới Việt

Nam-Lào-Campuchia; có cửa khẩu quốc tế Bờ Y và là đầu mối và điểm giao nhau
của QL 40, 14 và 24..., Kon Tum là cửa ngõ, điểm trung chuyển quan trọng trên
tuyến hành lang thương mại Quốc tế nối từ Myanmar - Đông Bắc Thái Lan -
Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam bộ.
Kon Tum hiện có diện tích rừng khá lớn, với độ che phủ cao nhất trong cả nước,
khoảng 67,8%. Nguồn thủy năng của Kon Tum cũng dồi dào vào loại bậc nhất
cả nước, là lợi thế cho phát triển ngành công nghiệp thuỷ điện với trữ lượng được
đánh giá khoảng 2.700MW.
Bên cạnh đó, Kon Tum được biết đến như một điểm đến mới mẻ hấp dẫn
du khách; Đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Măng Đen được coi là “Đà Lạt của
Kon Tum”, mới đây được Tổng cục Du lịch Việt Nam bổ sung vào điều chỉnh Quy
hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. Trong tương lai không
xa, Khu du lịch Măng Đen sẽ là điểm nhấn của Con đường xanh Tây Nguyên”.
III. Thiết kế chiến lược marketing cho tỉnh kontum.
Dựa vào bảng phân tích SWOT ta có thể xây dựng một số chiến lược
marketing cho tỉnh kontum thông qua các mặt mạnh của địa phương tận dụng cơ
hội phát triển kinh tế, khắc phục những mặt yếu kém, thách thức cho tỉnh nhằm
phát triển đồng đều, bền vững.
1. Marketing hình tượng địa phương.
Trung tâm kinh tế thành phố Kontum.
Căn cứ vào lợi thế của vùng, các ngành nghề công nghiệp ưu tiên kêu gọi
đầu tư vào các khu công nghiệp- cụm công nghiệp(KCN- CCN) gồm có: chế biến
nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, khai thác và chế biến
khóang sản…
Ban quản lý các KCN tỉnh Kon Tum với nhiệm vụ quản lý và tiếp nhận các
dự án đầu tư vào các KCN sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất cho các nhà
đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư theo cơ chế “ một cửa, tại
chỗ” tại Ban quản lý các KCN. Qua đó sẽ rút ngắn được thời gian chờ cấp phép và
giảm nhiều thủ tục hành chính phiền hà cho các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào các
KCN tỉnh Kon Tum, ngoài các chính sách ưu đãi chung của Chính Phủ áp dụng

đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh
Kon Tum cũng đã có các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư riêng trên địa bàn
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 6
Tiểu luận môn marketing địa phương
nhằm khuyến khích thu hút nội lực và ngoại lực, đồng thời tăng khả năng cạnh
tranh trong thu hút đầu tư.
Với chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở “ minh bạch, công khai, hỗ trợ
tối đa cho nhà đầu tư” của UBND tỉnh Kon Tum và và với vị trí địa lý thuận lợi
của các KCN- CCN trong tỉnh, các KCN tỉnh Kon Tum đã và đang tạo nên được
hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
Khu du lịch sinh thái măng đen-huyện Konplong.
Sau khi tạo điều kiện cho một doanh nghiệp nuôi cá hồi, cá tầm thành công
tại xã Hiếu (huyện Kon Plong - tỉnh Kon Tum), UBND huyện Kon Plong giao cho
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện tiếp tục tạo điều kiện như khảo
sát địa điểm, hỗ trợ kỹ thuật… cho một doanh nghiệp mới là Công ty Cổ phần
Hoàng Ngư triển khai dự án nuôi cá hồi, cá tầm xứ lạnh tại xã Măng Cành - huyện
Kon Plong. Theo đánh giá ban đầu, cá hồi, cá tầm nuôi ở huyện Kon Plong sinh
trưởng tốt hơn nuôi ở Đà Lạt và Sa Pa. Lượng cá hồi, cá tầm nuôi trong nước hiện
nay không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời phát triển các loại cây
trồng sứ lạnh, cho năng suất cao kinh tế cao.
Khu kinh tế cửa khẩu bở y.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) nằm trên ngã ba biên giới
trong tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, nơi các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á đến đây thuận lợi bằng đường bộ, đường hàng không…
Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum Page 7

×