Lụứi noựi ủau
Trong chng trỡnh giỏo dc tiu hc, toỏn hc c coi l mt mụn hc
cụng c, l chỡa khúa gin d v quý bỏu m ca cho cỏc ngnh khoa hc
khỏc, gúp phn t nn múng cho vic hỡnh thnh v phỏt trin nhõn cỏch ca
hc sinh; giỳp hc sinh phỏt trin t duy logic, trớ tu, rốn luyn phng phỏp
suy lun, gii quyt vn mt cỏch khoa hc, chớnh xỏc, nhn thc ỳng n
v th gii xung quanh t ú hnh ng cú hiu qu trong thc tin. Nh vy
cú th núi, toỏn hc cú vai trũ rt quan trng.
bt nhp vi s phỏt trin ca xó hi, chng trỡnh giỏo dc tiu hc
núi chung, chng trỡnh mụn toỏn núi riờng cng cú nhiu thay i. C th, t
nm hc 2001 2002, cựng vi cỏc mụn hc khỏc, mụn Toỏn tiu hc c
xõy dng mi trờn quan im k tha chng trỡnh Ci cỏch Giỏo dc nm
1981; tng cng thc hnh, gim lớ lun, phự hp vi thc tin Vit Nam;
c trỡnh by di ỏnh sỏng ca toỏn hc hin i, tip cn vi trỡnh chung
ca cỏc nc phỏt trin trong khu vc v trờn th gii. Tuy nhiờn trong quỏ
trỡnh ging dy thc t, nhiu giỏo viờn v hc sinh vn gp khụng ớt khú khn
c bit l vi ni dung gii toỏn cú li vn mt dng toỏn khú i vi hc
sinh tiu hc. Vi hc sinh lp 4, nhn thc ca cỏc em ó cú tin b hn song
cỏc em vn rt lỳng tỳng vi dng toỏn ny dn n kt qu hc tp cha kh
quan.
Vi mong mun gúp phn nõng cao cht lng gii toỏn cú li vn cho
hc sinh tiu hc núi chung, hc sinh lp 4 núi riờng, tụi mnh dn a ra
nhng suy ngh, nhng bin phỏp ca mỡnh v vn ny mong gúp mt phn
no ú giỳp cho vic gii toỏn cú li vn ca hc sinh lp 4 thun li hn, t
kt qu cao hn. Nhng do thi gian, iu kin v kinh nghim cũn hn ch
nờn khụng trỏnh khi nhng thiu sút. Vỡ vy, tụi rt mong nhn c nhng ý
kin úng gúp ca cỏc nh chuyờn mụn cỏc cp sỏng kin ca tụi c hon
thin hn. Tụi xin trõn trng cm n !
1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong dạy học toán nói chung, dạy học toán ở tiểu học nói riêng, giải toán
có vị trí đặc biệt quan trọng và là một trong những biểu hiện năng động nhất
trong hoạt động trí tuệ của học sinh. Bởi trong giải toán, học sinh phải tư duy
một cách tích cực và linh hoạt, phải biết suy nghĩ năng động và sáng tạo.
Thông qua hoạt động giải toán, học sinh biết cách vận dụng các khái
niệm, quy tắc, công thức đã được học trong sách giáo khoa để xử lí các tình
huống đặt ra trong môn toán, trong các môn học khác và trong thực tế đời sống
lao động sản xuất. Đồng thời thông qua hoạt động giải toán, giáo viên có thể
phát hiện những ưu điểm cũng như những thiếu sót của học sinh về kiến thức,
kĩ năng và tư duy để có biện pháp kịp thời giúp các em phát huy những ưu
điểm hoặc khắc phục những nhược điểm đó. Cũng thông qua hoạt động giải
toán, học sinh tự rút ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để có cách
khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán.
Bên cạnh đó, hoạt động giải toán giúp học sinh rèn luyện những đức tính
và phong cách của người lao động mới, làm việc khoa học như ý chí khắc phục
và vượt qua khó khăn, lòng say mê và tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Qua đó
hình thành cho học sinh thói quen xét đoán vấn đề có căn cứ, tính cẩn thận,
chu đáo, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình
thành và rèn cho học sinh khả năng suy luận, thói quen suy nghĩ độc lập, linh
hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn. Từ đó hình thành khả
năng trình bày, diễn đạt một vấn đề một cách chặt chẽ và mạch lạc, từng bước
phát triển tư duy cho học sinh. Qua hoạt động giải toán, học sinh được củng cố
kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, giáo
dục môi trường,…
Nhận thức được vị trí cũng như tầm quan trọng của giải toán có lời văn
đối với học sinh, những năm qua, nhiều giáo viên đã tích cực nghiên cứu, trau
dồi chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi các phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho
2
học sinh; nhiều phụ huynh cũng đã quan tâm, kèm cặp con em mình trong việc
học toán song thực tế vẫn có không ít giáo viên, học sinh gặp khó khăn với nội
dung giải toán có lời văn này. Thậm chí có những học sinh không hiểu, bế tắc,
không biết cách giải dẫn đến chán nản, ngại học, ngại suy nghĩ, kết quả học tập
không cao. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và biết cách giải các bài toán có
lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng ? Làm thế nào để học sinh có
hứng thú học toán hơn và say mê giải toán hơn ? …
Là một giáo viên với nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn trăn trở về
vấn đề này. Tôi nhận thấy cần phải suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túc, tìm ra
biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh
lớp 4.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, năm học 2011 – 2012 tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh
lớp 4” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần tiếng nói nho nhỏ của
mình vào việc giải quyết vấn đề không mấy đơn giản này.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình toán tiểu học, toán có lời văn là một dạng toán khó đối
với học sinh. Thực tế cho thấy nhiều học sinh giải và thực hiện tốt các kĩ năng
tính toán với các dạng toán khác nhưng khi giải toán có lời văn lại lúng túng và
giải sai. Bởi các bài toán có lời văn không như các bài toán thực hiện phép tính,
học sinh chỉ cần nhìn vào yêu cầu và thực hiện. Bài toán có lời văn là bài toán
chưa có phép tính, là dạng toán được diễn đạt bằng lời văn, bằng những câu
chữ, học sinh phải tư duy để tìm ra phép tính và giải. Mà mỗi đề toán, bài toán
có lời văn thường là sự kết hợp của 3 thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ tự nhiên (ngôn
ngữ trong đời sống, ví dụ: “bay đi”, “chạy đến”,…), ngôn ngữ toán học và ngôn
ngữ kí hiệu (chữ số, các dấu phép tính, các dấu quan hệ, các loại dấu ngoặc,…).
Ba thứ ngôn ngữ ấy được thể hiện trong mỗi bài toán với 3 yếu tố. Đó là các dữ
kiện của bài toán, những ẩn số và những điều kiện của bài toán. Trong đó, dữ
3
kiện của bài toán là những cái đã cho, đã biết trong bài toán. Đôi khi nó được
cho dưới dạng ẩn bởi ngôn ngữ (có thể là các câu, từ hoặc có thể là những chữ
số,…); những ẩn số là những cái chưa biết và cần tìm, thường được diễn đạt
dưới dạng câu hỏi của bài toán; những điều kiện là quan hệ giữa các dữ kiện và
ẩn số (giữa cái đã cho và cái phải tìm). Những quan hệ này thường không đơn
giản, để hiểu được và tìm ra cách giải không phải là vấn đề dễ dàng đối với học
sinh tiểu học. Các em thường tri giác trên tổng thể, chú ý không chủ định chiếm
ưu thế, dễ bị phân tán, lôi cuốn vào các trực quan, gợi cảm, hướng ra bên ngoài,
vào hoạt động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực
quan - hình tượng, máy móc phát triển hơn trí nhớ logic; hình tượng, hình ảnh
cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng, khô khan; trí tưởng tượng chịu nhiều
tác động của hứng thú, kinh nghiệm sống, mẫu vật đã biết, đã quan sát. Mặc dù
ở cuối cấp tiểu học (lớp 4, lớp 5), học sinh bước đầu có khả năng phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, suy luận, phán đoán (ở mức độ đơn
giản) song khả năng phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, không
đúng, không đầy đủ dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm. Khi giải
toán, học sinh thường bị ảnh hưởng một số từ ngữ “thêm”, “bớt”, “nhiều gấp”,
…và thường tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với
từ đó, do vậy mà các em dễ mắc sai lầm. Khi nghe một mệnh đề toán học, các
em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận của câu
mà hiểu nó một cách tổng quát. Thêm vào đó, vốn từ ngữ, thuật ngữ toán học
còn hạn chế nên việc giải toán đã khó khăn lại càng khó khăn hơn với các em.
Bởi thế nên giáo viên muốn kết quả học tập cũng như chất lượng giải toán
có lời văn của học sinh được nâng cao thì cần phải xem xét, nghiên cứu ở
nhiều phương diện: phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học
tập của học sinh, …trên cơ sở nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học,
nhận thức rõ vai trò của mình trong quá trình dạy học. Từ đó đưa ra những
biện pháp giảng dạy phù hợp với các em.
2. Cơ sở thực tiễn:
4
Qua giảng dạy và quan sát thực tế (thăm lớp, dự giờ) các giờ học Toán
của các em học sinh lớp 4, tôi thấy việc tổ chức dạy và học môn Toán trong
trường Tiểu học Thống Nhất còn nhiều khó khăn như: Sự nhận thức của các
em học sinh không đồng đều, nhiều em chưa thấy được vai trò của môn toán
trong quá trình học tập, chưa thấy được giá trị, ý nghĩa của việc học toán trong
lao động và công tác sau này, ý thức tự giác trong học tập của các em chưa
cao. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình của nhiều học sinh còn khó khăn, éo le.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa linh hoạt, chưa
sáng tạo, cứng nhắc,…
Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên đây tôi nhận thức được
rằng cần phải có biện pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng giải toán có lời
văn góp phần đào tạo thế hệ học sinh tương lai có đủ các kỹ năng cần thiết để
tiến xa hơn trên con đường học tập của mình.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Từ tháng 09 năm 2011 đến hết tháng 04 năm 2012.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giúp học sinh hiểu, biết cách giải và trình bày bài giải của dạng toán có lời
văn ở lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 4 trong
nhà trường.
- Giúp học sinh thuận lợi trong quá trình học toán, qua đó giúp các em học tốt
các môn học khác.
- Giúp các em phát triển một cách toàn diện. Đồng thời góp phần thực hiện
mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới.
- Trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực bản thân, hiểu vấn đề một
cách hệ thống từ đó đưa ra biện pháp phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các bài giải dạng toán có lời văn của học sinh lớp 4A, 4B trường Tiểu học
Thống Nhất, thành phố Thái Nguyên
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5
Với sáng kiến này tôi đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thu thập thông tin qua vở ghi môn Toán của học sinh khóa trước để tìm
hiểu những lỗi phổ biến của các em khi giải toán có lời văn.
- Điều tra, khảo sát tình hình học toán (nội dung giải toán có lời văn) của
học sinh lớp 4A, 4B trường Tiểu học Thống Nhất, thành phố Thái Nguyên để
nắm được thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 4.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sáng kiến để làm cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu.
2. Phương pháp đàm thoại, điều tra, phỏng vấn:
- Tiến hành dự giờ, thăm lớp và trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm của
các lớp để tìm ra những biện pháp dạy cho học sinh từng lớp.
- Gặp gỡ trao đổi với học sinh để nắm được tư tưởng, suy nghĩ, … của các
em và tìm ra những biện pháp phù hợp, có hiệu quả đối với việc “Nâng cao
chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4”
- Trao đổi với phụ huynh học sinh, phối kết hợp thực hiện để giúp học sinh
học toán tốt hơn.
3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra thực trạng việc học toán (phần toán có lời văn) của học sinh.
- Đánh giá, phân loại các bài giải toán có lời văn của học sinh theo từng giai
đoạn trong quá trình nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG
6
I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CỦA HỌC SINH
Đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 56 học sinh các lớp 4A,
4B của trường Tiểu học Thống Nhất, cụ thể:
T.S
học sinh
4A
29
4B
27
9 – 10
7–8
Điểm
5–6
8
7
13
1
27,6%
24,1 %
44,8 %
3,5%
5
6
11
4
1
18,6%
22,2 %
40,7 %
14,8%
3,7%
3-4
1-2
0
Từ bảng số liệu khảo sát cụ thể trên đây có thể nói số học sinh đạt điểm
khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp, số học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình
chiếm lỉ lệ khá cao. Qua giảng dạy từ những năm học trước, từ những bài làm
của học sinh khóa trước mà tôi thu thập được và từ bài kiểm tra khảo sát thực
tế tôi nhận thấy học sinh thường mắc các lỗi cơ bản như sau:
* Lời giải sai, không đầy đủ, không đúng với yêu cầu của bài toán, lời giải
không tương ứng với phép tính, danh số sai, ví dụ 1:
Bài toán 1 : Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất cửa hàng bán được 230
mét vải, ngày thứ hai cửa hàng bán được 340 mét vải, ngày thứ ba cửa hàng
bán được số vải bằng
1
số vải của hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán
3
được bao nhiêu mét vải ?
Bài giải 1
Ngày thứ ba bán được số mét vải là:
Bài giải 2
Ngày thứ ba bán được số mét vải là:
7
230 + 340 = 570 (m)
Ngày thứ ba bán số mét vải là:
570 : 3 = 190 (m)
Đáp số: 190 m
230 + 340 = 570 (m)
Cả ba ngày bán được số mét vải là:
570 : 3 = 190 (m)
Đáp số: 190 m
Ví dụ 2:
Bài toán 2 : Có 54 lít dầu đựng đều trong 6 can. Hỏi có 72513 lít dầu thì
đựng trong mấy can như thế ?
Bài giải 1
Số lít dầu đựng vào 6 can là:
54 : 6 = 9 (lít)
Bài giải 2
Mỗi can có số lít dầu là:
54 : 6 = 9 (lít)
Có 72513 lít thì đựng vào số lít dầu là:
Số lít dầu đựng vào 72513 can là:
72513 : 9 = 8057 (lít)
72513 x 9 = 652607 (can)
Đáp số: 8057 lít dầu
Đáp số: 652607 can
Bài giải 3
Mỗi can đựng vào số lít dầu là:
54 : 6 = 9 (lít)
Số can đựng vào 72513 lít dầu là:
72513 : 9 = 8057 (lít)
Đáp số: 8057 lít dầu
* Phép tính không thích hợp hoặc đã chọn phép tính thích hợp với lời giải
nhưng kết quả của phép tính lại sai, ví dụ:
Bài toán 3: (Bài 4 –sgk Toán 4 trang 28) Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào
thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau,
mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn
thực phẩm ? Một số học sinh giải như sau:
Bài giải 1
Bài giải 2
Số thực phẩm chuyển vào thành phố là:
4 ô tô đi đầu chở được là:
36 + 45 = 81 (tạ)
36 x 5 = 180 (tạ)
8
Trưng bình mỗi xe chuyển được là :
5 ô tô đi sau chở được số là:
81 : 9 = 9 (tạ)
45 x 4 = 180 (tạ)
Đáp số: 9 tạ
Trung bình mỗi xe chở được số
thực phẩm là:
(180 + 180 ) : 9 = 400 (tạ)
400 tạ = 40 tấn
Đáp số: 40 tấn
* Lời giải sai, phép tính sai. Ví dụ:
Bài toán 4: Người ta xếp 187 250 cái áo vào các hộp, mỗi hộp 8 áo. Hỏi có thể
xếp được vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái áo ? (Bài 3 –sgk
Toán 4 trang 77), có học sinh đã giải như sau:
Bài giải
187 250 : 8 = 23 408 (dư 2) (hộp)
Số hộp đựng được số áo là 23 408 hộp dư 2 cái áo
187 250 : 9 = 20805 (dư 5) (hộp)
Số hộp đựng được nhiều nhất là 20805 hộp và còn thừa 5 cái áo.
Đáp số: 20805 hộp (dư 2 cái áo)
Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh giải toán sai :
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh giải toán sai như
trên, có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như:
Nhiều học sinh không nhận được sự quan tâm của người thân về việc học
của mình, hoặc có nhưng không thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ tới tâm lý cũng như ý chí phấn đấu, vươn lên trong học tập của các em.
Các em dễ bằng lòng với những gì đã đạt được, ngại học, ngại rèn luyện,
không muốn phấn đấu.
Mặt khác do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhiều em không có góc
học tập riêng ở nhà. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả học tập
của học sinh.
9
Bên cạnh đó, một số giáo viên còn chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, chưa tích
cực, chưa tâm huyết với việc giảng dạy. Một số giáo viên trẻ vốn kinh nghiệm,
phương pháp truyền đạt còn hạn chế. Phong trào học toán ở một số lớp chưa
thực sự sôi nổi, chưa thu hút được nhiều học sinh tham gia, chưa được các giáo
viên chủ nhiệm quan tâm sát sao.
Một số bài toán trong chương trình tương đối khó với những học sinh có
sức học trung bình, yếu. Ví dụ như bài toán 3 (SGK Toán 4 – trang 129): Tại
Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI năm 2004, số huy chương vàng của
đoàn học sinh tỉnh Đồng Tháp bằng
5
tổng số huy chương của đoàn đã giành
9
được, còn lại là huy chương bạc và huy chương đồng. Hỏi số huy chương bạc
và huy chương đồng của đoàn Đồng Tháp bằng bao nhiêu phần tổng số huy
chương mà đoàn đã giành được ?
Ngoài những nguyên nhân khách quan phải kể đến những nguyên nhân
chủ quan như:
Học sinh không tập trung chú ý nghe giáo viên giảng bài mới, hướng dẫn,
gợi ý khi làm bài tập hoặc nghe nhưng chưa hiểu, không hiểu nên không biết
cách giải.
Phương pháp học tập của học sinh chưa tốt, chưa tích cực, chưa chủ động.
Khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng của một số học sinh còn chậm,
năng lực tư duy yếu, lẫn lộn giữa dữ kiện và ẩn số của bài toán (cái đã cho và
cái phải tìm), khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém, lủng củng, vốn hiểu biết thực
tế của học sinh còn hạn chế nên mới có câu lời giải “số can đựng vào số lít
dầu”. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh giải toán sai.
Sự không cẩn thận, không đọc kĩ đề bài, không hiểu đề bài với các mối
quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm của bài toán cũng là một nguyên nhân
dẫn đến việc giải toán sai. Đặc biệt, sự “rỗng” hoặc không nắm chắc kiến thức,
kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản (+, - , x, : ) hoặc nhầm lẫn các thuật
ngữ toán học đã học ở lớp dưới như: hơn (kém) ….đơn vị, gấp lên (giảm đi) …
10
lần, quên các công thức, quy tắc, cách giải một số dạng toán (bài toán Tìm hai
số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó, bài toán Tìm phân số của một
số, bài toán Tìm số trung bình cộng,…) cũng dẫn đến việc giải sai, thậm chí
không giải được các bài toán có lời văn.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trước thực tế chất lượng học toán của học sinh như đã khảo sát, qua tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh rồi áp
dụng trong giảng dạy với các lớp mà tôi đã điều tra. Qua thời gian thử nghiệm,
tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đã tiến hành dưới đây có hiệu quả đáng
kể.
1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu và báo cáo
BGH để cùng phối hợp thực hiện.
2. Tổ chức gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp và các bậc phụ
huynh học sinh:
Trong quá trình học tập của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ
huynh học sinh là những người có vai trò rất quan trọng. Nhận thức rõ vai trò
ấy, tôi đã tiến hành gặp gỡ với các giáo viên chủ nhiệm, phổ biến kế hoạch;
gặp gỡ các phụ huynh học sinh lớp 4 ngay trong những ngày đầu năm học để
trao đổi với các phụ huynh cũng như giáo viên chủ nhiệm về vai trò của giải
toán có lời văn trong học toán nói riêng và trong học tập nói chung,… Chỉ ra
những hạn chế, những ảnh hưởng của giải toán có lời văn đối với việc học tập
của các em. Đưa ra thực trạng kết quả, chất lượng giải toán có lời văn của học
sinh, những đánh giá chung về thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó. Đề xuất biện pháp cùng phối hợp thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng giải toán có lời văn cho học sinh như: thống nhất với giáo viên chủ
nhiệm về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, … học sinh khi ở
trường, thống nhất với phụ huynh trong việc đôn đốc, kèm cặp các em khi ở
11
nhà,…Qua đó nhận thức về vai trò của việc cùng con học tập, giải toán trong
các phụ huynh sẽ được nâng cao hơn, từ đó họ sẽ quan tâm hơn đến việc học
tập của các em, tạo điều kiện cho các em học tập, rèn luyện kĩ năng giải toán
có lời văn.
3. Tổ chức cho giáo viên giao lưu, tọa đàm, dự chuyên đề về giải
toán và dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4:
Để giúp học sinh biết giải toán và giải được các bài toán có lời văn ở lớp 4
một cách thuận lợi thì trước hết giáo viên phải là người vững vàng về chuyên
môn và kiến thức toán học, đặc biệt là kiến thức toán lớp 4. Mặt khác, trong
mỗi giờ học, giáo viên còn là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập
cho học sinh nên phương pháp giảng dạy, truyền đạt của giáo viên hết sức quan
trọng. Vì thế nên việc tổ chức giao lưu, tọa đàm, chuyên đề về giải toán và dạy
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 với giáo viên là hết sức cần thiết.
Ngay từ đầu năm học tôi đã đề xuất kế hoạch và phối hợp cùng nhà trường
tổ chức cho giáo viên giao lưu, tọa đàm, dự chuyên đề về giải toán và dạy giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 4 để cùng nghiên cứu, trao đổi những khó
khăn, vướng mắc khi giảng dạy; phổ biến cách xây dựng phong trào học tập các
môn học nói chung, môn Toán nói riêng trong lớp chủ nhiệm, tạo hứng thú học
toán cho học sinh trong lớp cho các giáo viên trong khối và giáo viên chủ
nhiệm lớp 4. Giới thiệu một số sách tham khảo, tài liệu: Phương pháp dạy học
Toán ở Tiểu học; Giáo trình chuyên đề Rèn kĩ năng giải toán tiểu học; Hỏi –
đáp về dạy học toán ở lớp 4; 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học Toán ở tiểu
học,… cho giáo viên. Trao đổi với giáo viên về kinh nghiệm giảng dạy môn
Toán lớp 4, biện pháp rèn kĩ năng giải toán có hiệu quả cho học sinh bằng các
hoạt động như:
Giải các bài toán, nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các
số đã cho và số phải tìm hoặc điều kiện bài toán bằng nhiều thủ thuật (giữ
nguyên giả thiết của bài toán, nâng cao yêu cầu đối với kết luận; thay đổi giả
thiết, giữ nguyên kết luận; thay đổi cả giả thiết và kết luận,…) để khai thác và
12
phát triển một số bài toán, giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng khái
quát hóa, sáng tạo trong học tập.
Giải bài toán bằng nhiều cách; tiếp xúc với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ
kiện; giải bài toán trong đó phải xét đến những khả năng xảy ra để chọn được
một khả năng thỏa mãn điều kiện của đầu bài; lập và biến đổi bài toán theo
nhiều hình thức (đặt câu hỏi, đặt điều kiện cho bài toán, lập bài toán tương tự
với bài toán đã giải, lập bài toán ngược với bài toán đã giải, lập bài toán theo
tóm tắt hoặc sơ đồ minh họa)
Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc học tập của
học sinh, khích lệ học sinh học tập.
4. Kết hợp nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho các nhóm học sinh
trong các giờ học toán:
Sau khi điều tra, khảo sát, tôi tiến hành phân loại nhóm đối tượng học
sinh theo các lỗi như đã trình bày ở trên, tìm các biện pháp khắc phục cho từng
nhóm và tiến hành giúp đỡ học sinh các nhóm trong các giờ học toán, cụ thể:
* Nhóm học sinh đặt câu lời giải sai, câu lời giải không đầy đủ, không
đúng với yêu cầu của bài toán, không tương ứng với phép tính, danh số sai:
Trong giải toán, học sinh thường bị mắc vào lỗi: đặt câu lời giải sai, không
đầy đủ, không đúng với yêu cầu của bài toán, không tương ứng với phép tính
một phần là do học sinh chưa hiểu đúng các thuật ngữ toán học trong bài toán.
Vì vậy, trước tiên giáo viên cần giúp học sinh hiểu đúng các thuật ngữ toán học
có trong mỗi bài toán từ đó nhận thức được ý nghĩa toán học và chọn phép tính
đúng.
Khi giảng bài mới, giáo viên cần giảng tỉ mỉ, chi tiết, truyền đạt cho học
sinh bằng nhiều cách với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong quá trình
giảng dạy các dạng bài toán có mẫu (những bài toán điển hình) giáo viên có thể
khái quát cách giải của mỗi dạng toán bằng các bước giải cụ thể và đặt tên cho
các bước giải đó bằng những từ ngữ ngắn gọn để học sinh nắm được bài. Ví dụ:
Với dạng bài Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sau khi hướng dẫn
13
cho học sinh tìm hiểu cách giải thông qua bài toán mẫu trong sách giáo khoa,
giáo viên cùng học sinh khái quát và lập ra các bước giải bài toán trên (Bước 1:
Vẽ sơ đồ, Bước 2: Tìm tổng số phàn bằng nhau, …) bằng cách đặt các câu hỏi
như bước 1 chúng ta làm gì ?...Khi học sinh hiểu, nhớ và nắm chắc cách giải
mỗi dạng toán thì việc đặt lời giải cho mỗi phép tính trong mỗi bài giải của một
bài toán sẽ chính xác và việc viết đúng các danh số của mỗi kết quả trong mỗi
phép tính cũng trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, trong dạy học toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng,
cái khó không phải là có tìm được lời giải bài toán hay không, mà cái khó lại là
có tìm được cách giải phù hợp với tư duy và kiến thức của học sinh hay không.
Vì thế nên khi dạy giải toán cho học sinh, việc dạy để học sinh nắm được các
“biểu tượng” và các “thuật ngữ” toán học là chưa đủ. Nhiều khi học sinh gặp
khó khăn trong giải toán không phải là do bài toán khó mà là do học sinh chưa
hiểu từ ngữ được sử dụng trong bài toán. Vì vậy, giáo viên phải biết cách trình
bày bài toán theo trình độ và ngôn ngữ mà học sinh có thể đọc và hiểu được.
Mặt khác, để học sinh không nhầm lẫn danh số của mỗi kết quả trong mỗi
bước tính của bài toán, trong khi hướng dẫn, giáo viên có thể nhấn mạnh hoặc
lưu ý học sinh câu lời giải nói đến đơn vị nào thì danh số của kết quả trong
phép tính là câu trả lời tương ứng, ví dụ: Câu lời giải là “Số lít dầu đựng trong
mỗi can là” thì danh số của kết quả của phép tính phải là “lít” không thể là
“can”…; Luôn lưu ý học sinh bài toán hỏi gì - trả lời đó. Khi chữa bài cho học
sinh, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh tìm và nêu nhiều cách
giải, lời giải khác nhau cho mỗi phép tính, mỗi bài toán (nếu có), sau đó kết
luận cách giải, nhiều lời giải hay, nên làm, nên học tập. Bên cạnh đó, giáo viên
cần động viên, khen kịp thời những tiên bộ dù nhỏ nhất của học sinh, đặc biệt
là những học sinh nhận thức chậm hơn so với học sinh khác trong lớp.
* Nhóm học sinh chọn phép tính không thích hợp hoặc chọn phép tính
thích hợp với lời giải nhưng kết quả của phép tính sai:
14
Để học sinh giải được các bài toán có lời văn, chọn đúng phép tính khi
giải, giáo viên cần xây dựng các mức độ dạy học ở từng giai đoạn phù hợp với
tư duy và kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được các bước cần thiết
của quá trình giải toán gồm:
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
Để hiểu nội dung của đề bài, học sinh cần hiểu cách diễn đạt bằng lời văn
của đề bài, nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài thông qua việc tóm tắt bài
toán bằng sơ đồ hoặc hình vẽ. Tuy nhiên, khi giải toán khó khăn đầu tiên của
học sinh chính là khó khăn về mặt ngôn ngữ. Vì thế giáo viên cần thường
xuyên bổ sung vốn từ thường dùng bằng các thuật ngữ toán học giúp các em
hiểu nghĩa của các thuật ngữ và kí hiệu để có thể sử dụng đúng các thuật ngữ.
Để hiểu đề bài, giáo viên cần cho học sinh đọc và nhắc lại đề bài theo cách diễn
đạt của mình (dựa vào tóm tắt hoặc dựa vào chính đề bài). Điều này giúp học
sinh nhớ được đề bài, tập trung suy nghĩ về nó và chỉ ra được đâu là dữ kiện
(cái đã cho, đã biết) trong bài toán, đâu là ẩn số (cái chưa biết, cái cần tìm),
quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số là gì ?...Trong mỗi bài toán ngoài các yếu tố
cơ bản còn có các yếu tố không cơ bản, thậm chí thừa. Để học sinh tập trung
vào các yếu tố cơ bản của bài toán, có kĩ năng nhận ra các yếu tố cơ bản của bài
toán, giáo viên cần dạy cho học sinh biết phân tích đề toán để loại bỏ những dữ
kiện thừa bằng cách đọc ngăt từng câu và dừng lại để suy nghĩ xem câu vừa
đọc cho ta biết điều gì, có thể suy ra được điều gì…rồi viết tóm tắt đề bài ra
giấy nháp dưới dạng ngắn gọn, cô đọng nhất có thể bằng sơ đồ lời, bằng sơ đồ
đoạn thẳng hay hình vẽ,…Sau đó đọc lại tóm tắt, đối chiếu tóm tắt vừa lập với
đề bài xem còn thiếu dữ kiện hay ẩn số nào không, nếu thiếu thì bổ sung vào
phần tóm tắt, không thiếu thì cũng là một lượt để đọc lại đề bài và nhớ đề bài
hơn.
Bước 2: Lập kế hoạch giải
Lập kế hoạch giải nghĩa là đi tìm hướng giải cho bài toán. Để tìm được
hướng giải cho bài toán, ta phải phân tích, sàng lọc loại bỏ các yếu tố thừa, các
15
tình tiết không cơ bản trong bài toán. Sau đó đối chiếu các dữ kiện, điều kiện
của bài toán với yêu cầu của bài toán để phát hiện ra mối liên hệ giữa cái cần
tìm với các dữ kiện. Đây là một khâu chủ yếu và quan trong trong giải toán và
la một hoạt động tư duy khó đối với học sinh. Vì vậy, giáo viên cần từng bước
giúp học sinh rèn luyện kĩ năng qua luyện tập, thực hành.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải
Đây chính là bước thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài
toán và trình bày bài giải.
Mỗi bài giải thường được trình bày bởi: Câu lời giải, phép tính tương ứng
và đáp số. (Cần lưu ý rằng câu lời giải hay câu trả lời trong bài toán là câu trả
lời (lời giải) mở, vì thế học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách, giáo viên nên
khuyến khích học sinh chọn và đặt câu trả lời ngắn gọn, chính xác, hay nhất khi
giải toán).
Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Đây là bước không bắt buộc nhưng rất quan trọng bởi thực hiện bước này
học sinh sẽ được rèn luyện thói quen kiểm tra, rà soát lại công việc giải toán
của mình, tìm cách giải khác cho một bài toán và so sánh các cách giải với
nhau để chọn ra cách giải hay, thông minh nhất giúp học sinh sáng tạo và linh
hoạt hơn trong giải toán. Vì vậy, giáo viên không nên xem nhẹ bước này khi
hướng dẫn học sinh giải toán.
Đồng thời, khi giảng dạy bài mới, giáo viên nên hướng dẫn thực hành kết
hợp ôn tập, củng cố các kiến thức cũ (nếu cần thiết) để giúp học sinh nhớ lâu
hơn các kiến thức đã học, từ đó thực hiện tính đúng các phép tính.
* Nhóm học sinh đặt lời giải và phép tính sai:
Đây là nhóm đối tượng học sinh đã có “lỗ hổng” về kiến thức. Với những
học sinh này, trước hết giáo viên cần kiểm tra các kiến thức cũ của học sinh để
nắm rõ học sinh bị “hổng” kiến thức nào và ở mức độ nào từ đó có kế hoạch,
nội dung bồi dưỡng phù hợp cho học sinh. Thông báo với phụ huynh học sinh,
kết hợp cùng phụ huynh kèm cặp, giúp đỡ học sinh. Mặt khác, khi giảng dạy
16
trên lớp, giáo viên chú ý chẻ nhỏ câu hỏi để hỏi những học sinh này và giảng
giải kĩ hơn, dành cơ hội cho các em được nhắc lại kiến thức cũ nhiều hơn;
thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và động viên các em để các em thêm
tự tin và muốn “lấp đầy” các “lỗ hổng” nhanh hơn.
5. Kết hợp dạy giải toán có lời văn trong các giờ học toán theo cách
phân loại các bài toán:
Để giúp học sinh thuận lợi trong khi học và giải toán thì giáo viên cần
thống kê các bài toán có lời văn trong chương trình Toán lớp 4, phân loại các
bài toán này theo từng dạng và nghiên cứu cách giảng dạy từng dạng bài cho
học sinh trong các giờ học toán sao cho thuận tiện và đạt hiệu quả nhất.
Các bài toán có lời văn ở lớp 4 được phân chia thành các bài toán đơn và
các bài toán hợp. Các bài toán đơn là các bài toán được giải bằng một phép tính
(hay một bước tính - một câu lời giải và một phép tính tương ứng). Các bài toán
hợp là các bài toán được giải bằng hai phép tính trở lên (hay hai bước tính trở
lên - hai câu lời giải và hai phép tính tương ứng trở lên).
Các bài toán đơn trong sách giáo khoa Toán 4 được biên soạn rất ít và
thường ở dạng đơn giản chỉ để luyện tập các phép tính: phép cộng (Bài 3 - SGK
Toán 4 trang 39), phép nhân (nhân với số có hai chữ số: Bài 3 - SGK Toán 4
trang 69),...Với những bài toán này, đa phần học sinh đều biết cách giải, chọn
đúng phép tính và dễ dàng hoàn thành bài giải không có khó khăn gì, số học
sinh làm sai thường là những học sinh học yếu (số này không nhiều). Các em
thường sai ở việc thực hiện phép tính để tìm ra kết quả và đặt câu lời giải
không hoàn chỉnh. Với những học sinh này, giáo viên cần tập trung thời gian
giúp học sinh rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng đặt câu, diễn đạt câu trong quá
trình giải toán và trong các giờ học Tiếng Việt, tạo cơ hội cho những học sinh
này được trả lời nhiều và khi học sinh trả lời giáo viên chú ý sửa cách diễn đạt
câu, cung cấp vốn từ cho học sinh, từng bước phát triển khả năng giao tiếp,
diễn đạt.
17
Các bài toán hợp ở lớp 4 được thể hiện ở các bài toán có dạng: Tìm số
trung bình cộng của nhiều số; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó;
Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó; Tính chu vi, diện
tích của một số hình đã học.
Khi dạy kiến thức mới, khái niệm mới của các bài toán hợp giáo viên cần
chú ý khắc sâu kiến thức, khái niệm mới cho học sinh. Giúp các em hiểu sâu
khái niệm theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, rèn luyện tư
duy, kĩ năng giải toán và năng lực sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú học toán
cho các em.
Ví dụ, để giúp học sinh hiểu sâu khái niệm “tìm số trung bình cộng của
nhiều số”, giáo viên có thể đưa ra hệ thống các bài tập như sau:
Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số: 5 ; 6 ; 7; 8; 9.
Bài 2: Trung bình cộng của năm số là 7. Tìm năm số đó ?
Bài 3: Trong đợt trồng cây đầu năm của trường, lớp 4A trồng được 21 cây,
lớp 4B trồng được 22 cây, lớp 4C trồng được 29 cây. Tìm số cây trồng được
của lớp 4D, biết số cây của lớp 4D trồng được bằng trung bình cộng số cây của
3 lớp 4A ; 4B và 4C.
Bài 4: Trong đợt trồng cây đầu năm của trường, lớp 4A trồng được 21 cây,
lớp 4B trồng được 22 cây, lớp 4C trồng được 29 cây. Tìm số cây trồng được
của lớp 4D, biết số cây của lớp 4D trồng được nhiều hơn trung bình cộng số
cây của 3 lớp 4A ; 4B và 4C là 6 cây.
Với bài 1 học sinh chỉ việc áp dụng quy tắc và tính thì với bài 2 học sinh
phải nắm được khái niệm “trung bình cộng” để tìm tổng của 5 số rồi mới tìm ra
được 5 số đó. Với bài 3 học sinh lại phải đọc kĩ đầu bài, phân tích, vễ sơ đồ …
rồi mới giải được…Mức độ khó được tăng dần lên sau mỗi bài, giúp cho học
sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dần dần và tự nhiên, không gượng ép. Việc
làm này có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cho học sinh nhắc lại cách tính
trung bình cộng của nhiều số, tuy nhiên nó lại mất nhiều thời gian hơn. Vậy
18
nên giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp thời gian học
cho học sinh trong các buổi tự học sao cho hợp lí nhất.
Chúng ta đều hiểu rằng việc giải các bài toán hợp thực chất là giải hệ
thống các bài toán đơn. Vì vậy, việc dạy kĩ các bài toán đơn là một công việc
chuẩn bị tốt cho việc giải bài toán hợp, giúp cho học sinh giải toán được dễ
dàng hơn.
Bên cạnh đó, cách giảng dạy có sự kết hợp của nhiều hình thức, phương
pháp dạy học cũng góp phần tạo cho học sinh hứng thú học tập, dễ hiểu bài và
giải toán được tốt hơn. Đặc biệt “ưu tiên” phương pháp trực quan khi giảng dạy
vì đây là phương pháp có hiệu quả nhanh và hấp dẫn học sinh nhất. Ví dụ khi
hướng dẫn học sinh giải bài toán tìm số huy chương của đoàn học sinh tỉnh
Đồng Tháp (Bài 3, SGK Toán 4, trang 129 - đã nêu ở phần trước), giáo viên có
thể dùng phương pháp diễn đạt bằng lời, vẽ sơ đồ đoạn thẳng hoặc sử dụng
biểu đồ Ven để giúp học sinh hình dung, hiểu được đề bài. Tuy nhiên trong 3
cách này, tôi thấy cách dùng biểu đồ Ven là tối ưu hơn cả, học sinh hình dung
rất dễ và hiểu bài cũng nhanh hơn.
Giúp học sinh tổng hợp, khái quát cách giải của từng dạng bài bằng các
bước giải cụ thể; tạo điều kiện cho học sinh ôn tập, củng cố các cách giải đó để
các cách giải của các bài toán ấy trở thành những lối mòn, ăn sâu trong trí nhớ
của học sinh cũng là một việc làm có hiệu quả giúp nâng cao chất lượng giải
toán có lời văn cho học sinh.
Khi học sinh học, giải tốt các dạng bài toán cơ bản, giáo viên có thể dạy
cho học sinh các bài toán nâng cao, không có cách giải điển hình để giúp tư duy
của học sinh linh hoạt và sáng tạo hơn, không máy móc, không rập khuôn. Tuy
nhiên thời gian học trên lớp của học sinh không nhiều mà những bài toán này
thường chiếm nhiều thời gian. Vì thế mỗi giáo viên cần kiên trì, từng bước
cung cấp phương pháp giải (như phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng,
phương pháp đại số, xét làn lượt các trường hợp, tính ngược từ dưới lên, giả
19
thiết tạm, khử,…) qua việc hướng dẫn giải một số bài làm mẫu sau đó cho học
sinh thực hành làm các bài tập cùng dạng để học sinh ghi nhớ,…
6.Bồi dưỡng lòng say mê và tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Học sinh tiểu học thường kém kiên trì, hiếu động, chóng chán nên việc
tạo hứng thú, lòng ham mê giải toán có lời văn cho các em là việc làm không
dễ nhưng rất cần thiết. Việc phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà
trường tổ chức các hội thi tại lớp, trường như thi giải toán khó, thi giải toán
nhanh; thành lập các nhóm, câu lạc bộ học sinh yêu Toán; động viên, biểu
dương những học sinh học tốt các môn học, đặc biệt là môn Toán trong các
buổi chào cờ đầu tuần, các buổi phát thanh Măng non, …là việc làm có hiệu
quả giúp học sinh hứng thú, say mê học toán đồng thời tạo phong trào thi đua
sôi nổi cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể kể cho học sinh nghe những
câu chuyện về những tấm gương, những nhà Toán học nổi tiếng như: GS.TS
Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Cảnh Toàn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, …trong các
giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đội,…
Như vậy có thể nói, để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 4 có rất nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Tuy nhiên, không có
cách thức hay phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy người giáo viên cần phải
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo giữa các phương pháp và các hình thức
tổ chức dạy học với vốn kinh nghiệm trong giảng dạy và chuyên môn của
mình để giảng dạy cho học sinh. Điều quan trọng hơn cả là người giáo viên
cần phải có “tâm” với nghề, tức là có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công
việc, với học sinh, yêu nghề mến trẻ.
III. KẾT QUẢ
Qua một năm tiến hành thực hiện những biện pháp trên, tôi nhận thấy học
sinh học tập tốt hơn, giờ học sôi nổi hơn, bài giải (toán có lời văn) của học sinh
đúng hơn trước rất nhiều, kết quả học tập môn Toán của các em cũng cao hơn
đáng kể.
Kết quả khảo sát cuối học kì I:
20
T.S
4A
29
4B
27
Điểm
5–6
9 – 10
7–8
3-4
1-2
15
11
3
51,7 %
37,9 %
10,4 %
0
0
9
7
10
1
33,4 %
25,9%
37%
3,7 %
0
Trong đợt khảo sát cuối tháng 4 năm 2012, chất lượng đã có sự thay đổi
rõ rệt, cụ thể:
T.S
học sinh
4A
29
4B
27
Điểm
5–6
9 – 10
7–8
20
8
1
69 %
27,6 %
3,4 %
14
11
2
51,9 %
40,7 %
7,4 %
3-4
1-2
0
0
0
0
Trong cuộc thi giải toán trên mạng Internet cấp trường, các lớp tôi tiến
hành dạy thử nghiệm có 11em tham gia thi và đạt giải, trong đó giải A: 6em,
giải B: 5 em. Trong cuộc thi giải toán trên mạng Internet cấp thành phố có 5
em tham gia và đạt giải, trong đó giải Nhì: 1em, giải Ba: 2 em, giải Khuyến
khích :2 em.
21
PHẦN III: KẾT LUẬN
Với mục tiêu được thể hiện rõ ngay trong nhan đề của sáng kiến “nâng
cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh”, với tính khoa học sáng tạo,
tính khả thi cao, sát với thực tế sáng kiến đã được sự đồng thuận ủng hộ, phối
kết hợp chặt chẽ của đông đảo đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh trong nhà
trường. Nhờ đó sáng kiến đã được thực hiện thuận lợi.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí của giải toán có lời văn trong quá
trình học toán cũng như học tập nói chung của học sinh bậc tiểu học, bám sát
mục đích nghiên cứu, xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, với thời
gian gần một năm học những biện pháp được áp dụng trong giảng dạy tại các
lớp học thử nghiệm đã thu được nhiều kết quả. Đáng kể nhất là chất lượng giải
toán có lời văn của học sinh được nâng cao hơn so với năm học trước. Phong
trào học tập đặc biệt là phong trào giải toán đã được nhân lên, phát triển sôi nổi
ở tất cả các lớp. Số học sinh đạt giải của các lớp trong các hội thi giải toán trên
mạng Internet các cấp cũng tăng hơn…
Song do ở mỗi lứa tuổi học sinh đều có những em nhận thức chậm nên
kết quả chỉ là sự “nâng cao” hơn so với thực tế chứ không phải là sự “phát
triển vượt bậc” như mong đợi của giáo viên ở các em.
Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy và thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy tâm lý lứa
tuổi, hoàn cảnh sống chi phối các hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh
khá lớn. Vì thế, giáo viên muốn có biện pháp giảng dạy hữu hiệu với từng học
sinh thì cần phải tìm hiểu kỹ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh sống của các
em cũng như những ưu điểm, khiếm khuyết của các em. Bên cạnh đó giáo viên
phải luôn ý thức tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, chú ý
kĩ năng giải toán của học sinh trong giờ dạy Toán, tích cực rèn luyện kĩ năng
giải toán của mình để tạo niềm tin cho các em. Mặt khác sự gần gũi, kiên trì,
tận tình của giáo viên cũng là điều rất quan trọng và cần thiết để giúp các em
hứng thú trong học tập, giải toán.
22
Ý kiến đề xuất:
+ Phòng GD& ĐT, nhà trường:
Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Tổ chức chuyên đề về dạy giải toán có lời văn.
Tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh các kiến thức
về giải toán, kỹ năng giải toán.
+ Đối với phụ huynh: Thường xuyên quan tâm tới việc học tập của con
em mình, kết hợp với giáo viên để kiểm tra kết quả học tập của học sinh qua
từng bài học hằng ngày.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 05 năm 2012
Người viết
Đỗ Thị Bích Nguyệt
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
- Sách giáo khoa và Sách giáo viên Toán lớp 4 - NXB Giáo dục.
- Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học - NXB Giáo dục & NXB ĐHSP.
- Giáo trình chuyên đề Rèn kĩ năng giải toán tiểu học – NXB ĐHSP.
24
KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CƠ SỞ
Điểm: …………………
Xếp loại: ………………..
Chủ tịch Hội đồng chấm SKKN
Hiệu trưởng
KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ
Điểm: …………………
Xếp loại: ………………..
Người chấm
………………………………
KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Điểm: …………………
Xếp loại: ………………..
KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
CẤP TỈNH
Điểm: …………………
Xếp loại: ………………..
25