Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp thuộc bộ oribatida (acari oribatida) ở đất trồng cây cà chua tại cánh đồng làng trung hậu xã tiền phong huyện mê linh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.69 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

===soCQo3===

N G U Y ỄN TH Ị H Ò N G LIÊN

NGHIÊN CÚXJ SỤ BIÉN ĐỘNG THÀNH PHÀN LOÀI
VE GIÁP THUỘC B ộ ORIBATIDA (ACARI:
ORIBATIDA) Ở ĐẤT TRỒNG CÂY CÀ CHUA TẠI
CÁNH ĐỒNG LÀNG TRUNG HẬU - XÃ TIÈN PHONG
HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHÓ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN
TÓT NGHIỆP
ĐẠI
HỌC




C huyên ngành: Sinh thái học

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NG U Y ÊN THỊ H Ô N G LIÊN


NGHIÊN CỨU S ự BIÉN ĐỘNG THÀNH PHÀN LOÀI
VE GIÁP THUỘC B ộ ORIBATIDA (ACARI:
ORIBATIDA) Ở ĐẤT TRỒNG CÂY CÀ CHUA TẠI
CÁNH ĐỒNG LÀNG TRUNG HẬU - XÃ TIÈN PHONG
HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHÓ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








C huyên ngành: Sinh thái học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. N G U Y ỄN TH Ị THU ANH
TS. ĐÀO DUY TRINH

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
quý báu của các đơn vị và cá nhân. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới:
Các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 đã nhiệt tình giảng dạy.

Sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện làm việc của các cán bộ của bộ môn
Động vật học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN.
Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tập thế cán bộ
phòng Sinh thái môi trường đất đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em
được học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu
Anh và TS.Đào Duy Trinh đã trục tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ỉ
Vĩnh phúc, ngày 4 thảng 05 năm 2015

Sinh viên

NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị
Thu Anh và TS. Đào Duy Trinh.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cún trong khóa luận này.

Sinh viên

NGUYỄN THỊ HÒNG LIÊN


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT


STT Kí hiệu

Viết tắt

1

AI

Độ sâu đất từ Ocm - 1Ocm

2

A2

Độ sâu đất từ 1Ocm - 20cm

3

H’

Chỉ số đa dạng

4

J’

Chỉ số đồng đều

5


s

Tổng số loài

6

S2

Số loài có ở mỗi tầng

7

STT

Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng mẫu đất thu theo các giai đoạn phát triến của
cây cà chua tại khu vực nghiên cứu................................................

9

Bảng 3.1. Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đất trồng
cây cà chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội.............................................................

14


Bảng 3.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở đất trồng cây
cà chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội...................................................................

18

Bảng 3.3. Danh sách họ, giống, loài Ve giáp phân bố theo độ sâu
ở đất trồng cây cà chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.....................................

19

Bảng 3.4. Một số chỉ số định lượng của Ve giáp theo tầng đất ở
đất trồng cây cà chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.....................................

23

Bảng 3.5. Các loài Ve giáp un thế ở đất trồng cây cà chua, cánh
đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội........................................................................................

25


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp ở đất trồng cây cà
chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh,

thành phố Hà Nội....................................................................................

26


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cún.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới................... 3
1.2. Tinh hình nghiên cún Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam.................... 4
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIẺM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CÚXJ...........................................................................................8
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 8
2.2. Thời gian nghiên c ú n ...................................................................................... 8
2.3. Địa điểm nghiên cứ u....................................................................................... 8
2.4. Phương pháp nghiên cún.................................................................................9
2.4.1. Ngoài thực đ ịa...............................................................................................9
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm......................................................................... 10
2.4.3. Xử lí số liệu.............................................................................................. 11
2.5. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên c ú n ..................12
2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình................................................................................12
2.5.2. Khí hậu, thủy văn..................................................................................... 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................ 14
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp ở đất trồng cây cà chuatại cánh đồng
làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thànhphố Hà N ộ i.............14
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ở đất trồng cây cà chua tại cánh đồng làng
Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà N ộ i....................14

3.1.2. Thành phần phân loại học của Vc giáp ở đất trồng cây cà chua tại cánh
đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà N ộ i... 17


3.1.3. Đặc điểm phân bố của Ve giáp theo độ sâu ở đất trồng cây cà chua tại
cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
..............................................................................................................................19
3.2. Một số chỉ số định lượng của Vegiáp ở đất trồng cây càchua tại cánh
đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyệnMê Linh, thành phốHà Nội

... 23

3.2.1. Số lượng loài............................................................................................... 23
3.2.2.Số cá thể................................................................................................. 24
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H ’............................................................................... 24
3.2.4. Chỉ số đồng đ ề u J’..................................................................................... 24
3.3. Các loài Ve giáp ưu thế ở đất trồng cây cà chua tại cánh đồng làng Trung
Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà N ộ i............................... 24
KÉT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị..........................................................................27
TÀI LIỆU THAM K HẢO ................................................................................ 28


M Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cà chua - Lycopersỉcon esculentum Mill., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cà
chua thuộc họ cây Bạch Anh, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1
đến 3 mét chiều cao. Cà chua là một loại rau quả dùng làm thực phẩm. Quả
ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua
và là thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin


c và A, đặc biệt là giàu lycopene tốt

cho sức khỏe.
Cà chua được phát triển trên toàn thế giới do sự tăng trưởng tối iru của
nó trong điều kiện tăng trưởng khác nhau. Các loại cà chua được trồng trọt
phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5cm - 6cm. Hầu hết các giống
đều cho ra trái màu đỏ, nhung một số giống cho quả vàng, cam, hồng, tím,
đen hoặc trắng.
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như
carotene, lycopene, vitamin, kali và aminoacid. Tất cả những chất này đều rất
có lợi cho con người. Đặc biệt các vitamin B, vitamin c và beta carotene giúp
chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh
tim mạch và ung thư.
Môi trường đất là môi trường sống rất đặc thù, với cấu trúc phức tạp,
trong đó chứa cả một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Nhóm
động vật đất chiếm hơn 90% tổng sinh lượng hệ động vật ở cạn và hơn 50%
tổng số loài động vật sống trên trái đất.
Trong số các loài động vật sống trong đất, nhóm động vật chân khóp bé
(Microathropoda), với kích thước cơ thể khoảng 0,1 mm - 0,2mm đến 2,0mm
- 3,0mm thường chiếm ưu thế về số lượng. Hai đại diện chính của nhóm này
là Ve giáp (Acari) và Bọ nhảy (Collembola), trong đó ve giáp là loài có số
lượng chiếm ưu thế. Ve giáp là loài có số lượng cá thể phong phú, dễ thu

1


lượm, dễ nhận dạng, lại rất ăn tạp, mật độ quần thể lớn và nhạy cảm với
những biến đổi của môi trường sống.
Xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là vùng đất được hình
thành trên nền phù sa cổ, nền đất bạc màu do đó thích hợp với trồng màu và

đặc biệt là trồng cây cà chua. Cho đến nay, các nghiên cứu về Ve giáp chủ
yếu ở hệ sinh thái rùng, còn ở hệ sinh thái nông nghiệp thì chưa được nghiên
cứu nhiều.
Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cún “Nghiên CÚĨI sự
biến động thành phần loài Ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari: Oribatida) ở
đất trồng cây cà chua tại cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong,
huyện Mê Lỉnh, thành phố Hà N ộ i”.
2. Mục đích nghiên cún
Bước đầu làm quen với nghiên cún khoa học để phục vụ việc học tập và
giảng dạy sau này.
Nghiên cún sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
trong đất trồng cà chua nhằm cung cấp dẫn liệu về khu hệ Ve giáp ở đất nông
nghiệp, đồng thời làm cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu quản lí bền vững
hệ sinh thái đất.
3. Nội dung nghiên cứu
Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng cà chua.
Đặc điểm phân bố, biến động số lượng của Oribatida theo độ sâu tầng
đất ở đất trồng cà chua.
Phân tích một số chỉ số định lượng của Ve giáp, sự tương đồng thành
phần loài ve giáp ở đất trồng cà chua.
Xác định các loài Ve giáp un thế ở đất trồng cà chua.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giói
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống nói chung và
Oribatida nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Ở
Đức với công trình của Hermann J.F năm 1804; ở Ý là công trình của

Canestrini G. & Fanzago F. năm 1876, 1877;... Tuy nhiên, các công trình
nghiên cún về Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
Khu hệ ve giáp trên thế giới hiện đã mô tả khoảng 10000 loài và thực tế
lên đến 100000 loài. Theo Balogh J. và Balogh B. (1992), số lượng giống ve
giáp trên thế giới đã tăng từ 700 giống đến 1000 giống chỉ trong 20 năm gần
đây [11].
Trong các công trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của
Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt. Ông là một
trong những người quan tâm đến Ve giáp ở Châu Âu sớm nhất. Chỉ từ năm
1881 đến 1923, ông đứng tên một mình, hoặc là đồng tác giả của 73 công
trình nghiên cứu về Acari, Micoarthropoda, Scorpionide. Trong đó ông đã mô
tả khoảng 120 loài Oribatida. Tuy nhiên tất cả những loài do Berlese mô tả
(hầu hết là loài mới cho khoa học) đều viết bằng tiếng la tinh rất ngắn gọn, chỉ
gồm một vài nét gạch đầu dòng. Vì thế sau này, các loài do Berlese mô tả đã
được Hammen (2009) tu chỉnh, sắp xếp lại dựa trên hệ thống phân loại của
Grandjean (1954) và công bố trong công trình “ Berlese’s primitive Oribatida
mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (Zipende Zoo.com).
Ở Canada, khu hệ ve giáp là một trong những khu hệ được nghiên cứu
khá kỹ. Theo Behan - Pelletier et al., 2000, mặc dù các dẫn liệu về sinh thái,
phân bố của chúng có nhiều, nhung về khu hệ, số loài được biết chỉ chiếm 1/4
số loài có trong thực tế [12].

3


Còn ở Thụy Sĩ, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác,
cùng với kết quả nghiên cún của riêng mình. Schatz, 2002 đã công bố và tổng
họp bản mục lục các loài ve giáp đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh
mục này gồm 543 loài ve giáp thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng
ve giáp đã thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thuộc Trung Mĩ như

Cuba (225 loài), Jamaica (28 loài)... Hiện tại 498 loài Ve giáp đã được ghi
nhận (gồm 300 loài đã xác định tên, 198 loài còn ở dạng Sp.) (Schatz, 2002)
[13].
Ở Nga, nghiên cún về Ve giáp phát triển mạnh từ những năm 50 của thế
kỷ 20. Cho đến nay đã ghi nhận được 300 loài ve giáp ở tất cả các hệ sinh
thái, riêng khu hệ Oribatida sống trên cây cũng được đặc biệt đến nghiên cứu
từ mấy chục năm (Ermilov S.G., et al., 2007).
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cún cấu trúc quần xã Oribatida ở đất
treo và các nhân tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác
giả, Oribatida là một trong những nhóm Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng
trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hon 50 loài. Độ đa dạng
loài Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ở đất rừng
(Karasawa, 2004) [14].
Nghiên cún về sinh học và sinh thái học của Oribatida trên thế giới hiện
nghiên cứu về: vai trò của Oribatida trong sự phân hủy và chu trình dinh
dưỡng, về quy luật và các yếu tố phát tán Oribatida, nghiên cún về môi trường
sống, về sự đa dạng và phân bố của Oribatida trên toàn cầu...
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
Ở Việt Nam, động vật chân khớp bé ở đất đã được nghiên cứu từ những
năm 30 của thế kỷ XX. Ban đầu là các nghiên cứu lẻ tẻ của các tác giả nước
ngoài kết hợp nghiên cún cùng các nhóm sinh vật khác.

4


Năm 1967, lần đầu tiên trong công trình “New Oribatid from Viet Nam”,
hai tác giả người Hungari là Balogh J. và Mahunka

s.


đã giới thiệu khu hệ,

danh pháp học và đặc điếm phân bố của 33 loài Ve giáp, trong đó đã mô tả 29
loài, 4 giống mới cho khoa học [15].
Từ sau năm 1975, các tác giả trong nước bắt đầu đã tiến hành nghiên cứu
độc lập về Oribatida. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cún của tác giả
Vũ Quang Mạnh về nhóm Chân khóp bé (Microarthropoda) ở đất Cà Mau và
Từ Liêm năm 1980, 1984... [1].
Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva, 1987 đã giới thiệu đặc điểm phân bố và
danh pháp phân loại học của 11 loài mới cho khu hệ Oribatida Việt Nam và 1
loài mới cho khoa học [2].
Nghiên cún khu hệ Oribatida ở Việt Nam của Mahunka, 1988 đã xác
định 15 loài mới cho khoa học, trong đó có một số loài mới thu từ mẫu đất
vùng Tam Đảo [16].
Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật, 1990 xác định được 24 loài Oribatida
ở vùng đồi núi đông bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu cấu trúc định
lượng của nhóm Microarthropoda ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 dải độ cao khí hậu và
3 loại đất. Theo 2 tác giả này, trong nhóm Microarthropoda, Oribatida luôn
chiếm số lượng chủ yếu từ 70 - 80% tổng số lượng, còn nhóm Collemboda
chỉ chiếm 10% [3].
Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, 1995 đã giới thiệu danh sách 146 loài
và phân loài Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điếm thành phần loài của
chúng [4].
Năm 1996, Vũ Quang Mạnh, Lại Văn Tạc, Nguyễn Văn Sức đã nghiên
cứu quần xã động vật chân khớp bé (Microarthropoda) và động vật đất cỡ
trung bình (Mesofauna) liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit cho lúa
[5].

5



Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh công bố 30 loài Oribatida
được phát hiện ở Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ. Công bố Oribatida họ
Oppidae

Grandjean,

1954; phân họ

Oppindae Grandjean,

1951



Mulltioppiinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh,
2006) [6].
Năm 2010, các tác giả Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh
đã đưa ra các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật
khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Ghi nhận được 103
loài thuộc 48 giống, 28 họ, số loài giảm dần theo độ cao và theo thứ tự: rùng
tự nhiên —>trảng cỏ cây bụi —►rùng nhân tác —> đất canh tác —> vườn quanh
nhà. Đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia
Xuân Sơn thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai [7].
Năm 2012, các tác giả Đào Duy Trinh,Trần Thị Ngà, Hoàng Thị Hiền,
Nguyễn Thị Thảo, Hà Trọng Hiến đã nghiên cứu sự tương đồng thành phần
loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Tân Trường - Hải Dương
và phụ cận nhằm giúp xác định những loài gần gũi nhau và có những loài chỉ
xuất hiện ở một sinh cảnh.Từ đó giải thích nguyên nhân, ảnh hưởng tại sao
phải dựa vào nhiều yếu tố sinh thái học của khu vực nghiên cún [8].

Năm 2012, các tác giả Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh đã nghiên cứu
cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở hệ sinh thái đất rừng Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ. số loài giảm đi theo thứ tự mùa khô —> mùa mưa thể
hiện rõ nhất ở sinh cảnh rùng tự nhiên [9].
Các nghiên cứu hầu như tập trung tìm hiểu thành phần loài và được tiến
hành nhiều ở lãnh thổ phía bắc của đất nước, cũng đã có một vài nghiên cứu ở
miền Nam và khu vực Tây Nguyên nhung chưa thấy có công trình nghiên cứu
nào về Oribatida ở khu vực Bắc miền Trung và chủ yếu là các nghiên cún trên
hệ sinh thái rừng còn ở hệ sinh thái nông nghiệp thì chưa được nghiên cứu

6


nhiều. Đe tìm hiểu thấu đáo vai trò của nhóm ve giáp sống trong môi trường
đất và để đưa nhóm này ứng dụng vào lĩnh vực khoa học và thực tiễn thì việc
nghiên cún ve giáp cần được đấy mạnh nghiên cún trong những năm tiếp
theo.

7


CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cún
Các loài Ve giáp (Acari:

Oribatida) thuộc ngành Chân khớp

(Arthropoda), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), lớp Hình nhện
(Arachnida), phân lớp Ve bét (Acari).

2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, tổng số mẫu là 50 mẫu.
2.3. Địa điếm nghiên cứu
Tại ruộng trồng cà chua trên cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong,
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Mầu thu được từ thực địa được đưa về phòng thí nghiệm Động vật học
tại trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 để xử lý.

8


Bảng 2.1. Số lượng mẫu đất thu theo các giai đoạn phát triển của cây
cà chua tại khu vực nghiên cún

Tầng đất

Đợt thu
Giai đoạn phát triển
mẫu

AI

A2

1

15 ngày sau khi trông (cây được 4 - 5 lá)

5


5

2

25 ngày sau khi trông (cây băt đâu ra hoa)

5

5

3

35 ngày sau khi trông (cây băt đâu tạo quả)

5

5

4

50 ngày sau khi trông (cây đã đậu trái đêu)

5

5

5

90 ngày sau khi trồng (cây sắp thu hoạch)


5

5

25

25

Tổng

50

Chú thích:
A I:

Tầng đất có độ sâu từ Ocm - 1Ocm

A2:

Tầng đất có độ sâu tù’ lOcm - 20cm

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4,1. Ngoài thực địa
Trên thực địa, mẫu đất định lượng thu theo phương pháp chuẩn
Ghilarov, 1975. Trong suốt quá trình phát triển của cây cà chua, tôi tiến hành
lấy 5 đợt. Mỗi đợt lấy 10 mẫu (5 mẫu tầng AI từ Ocm - lOcm và 5 mẫu tầng
A2 từ lOcm - 20cm); kích thước của mỗi mẫu là 5cm

X


5cm

X

lOcm. Diện

tích bề mặt tương ứng là 25cm2, trên nền đất trồng cà chua. Các mẫu định
lượng của đất được thu lặp lại 5 lần ở mỗi tầng và ở mỗi điếm nghiên cứu.
Tổng số mẫu thu được là 50 mẫu.

9


Tất cả các mẫu sau khi thu ở thực địa đều được cho ngay vào túi nilon
riêng, có ghi các thông số cần thiết (ngày, tháng lấy mẫu, địa điểm, tầng phân
bố...) rồi buộc chặt lại và để vào thùng vận chuyến.
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm
Mầu sau khi lấy ở thực địa được đưa về phòng thí nghiệm động vật học
của trường để xử lý. Chúng tôi tiến hành tách nhóm động vật chân khớp bé
theo phương pháp phễu lọc “Berlese - Tullgren”. Nguyên lý chung của
phương pháp là dựa vào tập tính hướng sáng âm và chui sâu xuống đất của Ve
giáp khi các lớp đất trên bị khô dần [10].
Chúng tôi sử dụng rây lọc tròn, có kích thước mắt lưới 2mm - 3mm và
phiễu lọc bằng thủy tinh có đường kính 20cm. Các mẫu đất được bẻ nhỏ, rải
đều lên 1'ây lọc, sau đó đặt rây lọc chứa mẫu đất vào phễu lọc đặt trên giá, ở
miệng phiễu có ống thu đựng dung dịch formol 4%.
Mầu được tách lọc trong điều kiện phòng thí nghiệm

25°c - 30°c, 7 ngày


đêm 1'ồi tiến hành thu ống nghiệm dưới đáy phễu đã được lọc. Dùng nút bông
bịt kín ống nghiệm và lấy dây chun bó các ống nghiệm của cùng một tầng tại
một địa điểm lại với nhau, sau đó cho vào lọ nhựa có chứa dung dịch formon
4% để giữ mẫu không bị hỏng.
* Xử lý, phân tích Orỉbatỉda
Đặt giấy lọc có chia ô lên phễu lọc, đổ dung dịch có chứa trong ống
nghiệm lên tờ giấy lọc đó, tráng lại nhiều lần bằng nước cất để tránh sót mẫu.
Đen lúc đã lọc hết dung dịch trong giấy lọc thì đặt giấy lọc ra đĩa Petri và tiến
hành phân tích dưới kính hiển vi. Khi soi mẫu dưới kính hiển vi, dùng kim
phân tích nhặt từng cá thể động vật để tập trung tại một góc của đĩa Petri,
nhận dạng và ghi số liệu từng nhóm vào sổ bảo tàng. Tất cả các mẫu phân tích
sau khi được TS. Nguyễn Thị Thu Anh, TS. Đào Duy Trinh kiểm tra sẽ được
đưa vào ống nghiệm nhỏ có chứa dung dịch bảo quản, bên trong có nhãn ghi

10


địa điểm, thời gian, sinh cảnh, tầng đất rồi nút lại bằng bông không thấm
nước. Đe giữ mẫu được lâu và không bị giòn, nát cần bổ sung vài giọt dung
dịch định hình Glyxerin.
* Định loại Oribatida
Trước khi định loại cần phải tẩy màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quá trình
này diễn ra trong vài ngày hoặc lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một
lam kính lõm. Đưa lam kính lõm quan sát dưới kính hiển vi. Dùng kim
chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dưới lamen để quan sát các tư thế khác
nhau theo hướng lưng bụng và ngược lại.
Sau khi quan sát, định loại xong, tất cả Oribatida đã được định tên cùng
sinh cảnh được chuyển vào ống nghiệm (5

X


40)mm có chứa dung dịch

formon 4%, nút chặt bằng bông đế bảo quản lâu dài. Các loài trong một giống
được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại,
các khóa định loại của tác giả: Vũ Quang Mạnh, 2007.
2.4.3. X ử lỉ số liệu
Sừ dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền
phần mềm Primer, 2001; phần mềm Excell 2003.
Các công thức tính:
+ Độ un thế D:

D=

— X


100(%)

Trong đó:
D: độ ưu thế
na: số lượng cá thể của loài a
n: tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay địa điểm
Theo Ermilov và Chistyakov, 2007: loài Oribatida ưu thế là nhũng loài
có độ ưu thế đạt giá trị 5% trở lên.

11


+ Chỉ số đa dạng loài (H’)

Chỉ so (H’) Shannon- Weaver: được sử dụng để tính đa dạng loài hay số
lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thế của các loài
trong quần xã.

1=1

Trong đó: s - số lượng loài
rij - số lượng cá thể của loài thứ i
N - tổng số lượng cá thể trong sinh cảnh nghiên cún
Giá trị H ’ dao động trong khoảng 0 đến

00.

Chỉ số đa dạng của quần xã

phụ thuộc vào 2 yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của
các loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều
chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng, ở một khía cạnh nào đó
cho biết tính đa dạng của một quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được
tính đa dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực.
+ Chỉ số đồng đều (J’) - Chỉ số Pielou

lĩiiS

Trong đó:

H ’: độ đa dạng loài

S: số loài có trong sinh cảnh
Giá trị J’ dao động trong khoảng từ 0 đến 1

2.5. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu yực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lý: Hà nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến nay, là
thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là
địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hà Nội nằm
12


giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm
chính trị, tôn giáo,văn hóa giáo dục lớn nhất cả nước.
Địa giới hành chính: Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53’ đến21°23’ vĩ độ
Bắc và 105°44' đến 106°02’ kinh độ Đông.
+ Phía bắc tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
+ Phía nam tiếp giáp với các tỉnh: Hòa Bình, Hà Nam.
+ Phía đông tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
+ Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ.
Làng Trung Hậu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội. Làng Trung Hậu cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km, nằm cạnh quốc
lộ 23 và giáp với khu di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trung.
2.5.2. K hỉ hậu, thủy văn
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt
đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá
lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà
Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù

sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác [17].

13


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp ơ đất trồng cây cà chua tại cánh
đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ở đất trồng cây cà chua tại cánh đằng làng
Trung Hậu, xã Tiền Phongy huyện M ê Linh, thành phố Hà Nội
Ket quả nghiên cún về thành phần loài Ve giáp ở đất trồng cà chua tại
cánh đồng làng Trung Hậu, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội trình bày ở bảng
3.1. cho thấy đã ghi nhận 28 loài, 14 giống, 11 họ. Trong số 28 loài Ve giáp
ghi nhận có 20 loài xác định tên khoa học và 8 loài chưa định tên gồm:
Rhysotritia sp.; Papilacarus sp.; Epilohmannia sp.; Nothrus sp.; Leobodes
sp.; Perxylobates sp.; Liebstadia sp.; Rostroietes sp..
Bảng 3.1. Thành phần loài và phân bố của Ve giáp ở đất trồng cây cà
chua, cánh đồng làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội

Tâng đât
Thành phần loài

STT

AI
I

EUPHTHIRACARIDAE JACOT, 1930

Rhysotritia Maerkel et Meyer, 1959
1 Rhysotritia sp.

II

X

LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916
Papillacarus Kunst, 1959
2 Papilacarus arboriseta Vu et Jeleva, 1987

X

3 Papilacarus sp.

X

4

X

III

Papilacarus unclrỉrоstratus Aoki, 1964
EPILOHMANNIIDAE OUDEMANS, 1923
Epilohmannia Berlese, 1910

5

Epilohmcmnia cylindrica (Berlese, 1904)


14

X

A2


6
IV

X

Epilohmcinnia sp.

X

NOTHRIDAE BERLESE, 1896
Nothrus C. L. Koch, 1836

7
V

X

Nothrus sp.
NIPPOBODIDAE AOKI, 1959
Leobodes Aoki, 1965

X


8 Leobodes montsruosus Vu et Jeleva, 1987
X

9 Leobodes sp.
VI

XYLOBATIDAE J. BALOGH ET P. BALOGH, 1984
BrasilobatesPerez-Inigo et Baggio, 1980

10 Brasilobates maximus Mahunka, 1988

X

Perxylobates Hammer, 1972
11

Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988

12 Perxylobates sp.
13

X
X

Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987)

X

Xylobates Jacot, 1929

14 Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904)

X

X

15 Xylobates monodactylus (Haller, 1804)

X

X

VII

PROTORIBATIDAE J. BALOGH ET P. BALOGH, 1984
Liebstadia Oudemans, 1906

16 Liebstadia humerata Sellnick, 1928
17
VIII

X
X

Liebstadia sp.
HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936
Rostrozetes Sellnick, 1925

18 Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925


X

19 Rostrozetes sp.

X

IX

SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953
Scheloribates Berlese, 1908

15


20

Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987

X

21

Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836)

X

22

Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841)


X

23

Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840)

X

X

24

Scheloribates praeincisus (Berlese, 1916)

X

X

X

Tuberemaeus Sellnick, 1930
25
X

Tuberemaeus sculpturatus Mahunka, 1987

X

CERATOZETIDAE JACOT, 1925
Ceratozetes Berlese, 1908


26
XI

Ceratozetes gracilis (Michael, 1884)

X

GALUMNIDAE JACOT, 1925
Galumna Heyden, 1826

27

Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965

X

28

Galumna triquetra Aoki, 1965

X

X

25

10

Tổng số loài

28

Chú thích:
A I: Tầng đất (Ocm - lOcm)

A2: (Tầng đất 10cm - 20cm)

16


×