Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DẠY học THEO CHỦ đề KHÔNG GIAN văn hóa CỒNG CHIÊNG tây NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 11 trang )

2. Chủ đề 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
(4 tiết)
A. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, HS có khả năng:
- nhận biết đượcsố nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Nhận biết và nêu đặc điểm nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn đá,
đàn T’rưng, ... Nhận biết và nêu đặc điểm về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên: nhà
rông, điêu khắc và tượng nhà mồ, ...
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài Đi cắt lúa, dân ca Tây Nguyên.
- Có thái độ trân trọng đối với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Có năng lực tìm hiểu về các di sản văn hóa, phát triển các năng lực tư duy, nhận
thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, ...
B. Nội dung chính của chủ đề
- Tìm hiểu vùng đất Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng) và đời sống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơho, Xơ-đăng, Mơ-nông, ...
- Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn đá, đàn t’rưng, ...
- Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Học hát bài Đi cắt lúa, dân ca Tây Nguyên.
- Tìm hiểu về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên: nhà rông, điêu khắc và tượng
nhà mồ, ...
C. Chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng: đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đệm, ...
- Máy nghe, đĩa nhạc về dân ca quan họ Tây Nguyên.
- Giấy vẽ, bảng màu, bút màu, ...
- Máy tính, phần trình chiếu, các tư liệu, hình ảnh về vùng đất Tây Nguyên.
D. Hình thức tổ chức dạy học/ phương pháp/ kĩ thuật
Có thể lựa chọn 1 trong các hình thức tổ chức dạy học sau:
- Dạy học theo.
- HS tự học có hướng dẫn.
- Học theo dự án: Các nhóm HS (4-6 em) sưu tầm tài liệu, tìm hiểu thông tin để
giới thiệu về “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Thời gian chuẩn bị


1


khoảng 4-6 tuần, thời gian trình bày của mỗi nhóm từ 20-30 phút. Sản phẩm của dự án
có thể trình chiếu bằng Power Point, hoặc là báo cáo, tranh ảnh, sách báo, quay phim,
trình diễn, vẽ tranh hoặc đóng kịch, ...
E. Các hoạt động dạy học
Gợi ý về nội dung và hoạt động có thể sử dụng:
Hoạt động 1. Tìm hiểu vùng đất Tây Nguyên
Sử dụng phiếu học tập số 1
Kết luận:
- Vùng đất Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng.
- Tây Nguyên là một loạt cao nguyên liền kề, ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so
với mặt biển, với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan. Tây Nguyên rất phù hợp với
những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su, ...
- Một số dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơ-ho, Xơđăng, Mơ-nông, ...
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên
- Lắng nghe một số bài dân ca Tây Nguyên:

Ru em

Cùng múa vui

Thăm lúa

(dân ca Xơ-đăng)

(dân ca Ê-đê)


(dân ca Ra-glai)

Em ơi em ngủ cho ngoan, để mẹ
(Trích)
đi chặt cây chuối nơi xa. Em ngủ Cùng múa vui đêm nay tưng
cho ngoan, ngoài rừng xa, cha bừng, cùng múa vui liên
đang đi kiếm măng non. Ngủ hoan tưng bừng. Bước đều
ngoan hỡi em ơi, nơi xa mẹ nhặt bước múa vung tay nhịp
được nhiều ngọn rau non. Đừng nhàng, tiếng chiêng trống
khóc nữa, hỡi em ơi.

đánh vang buôn làng...

(Trích)
Ơ bạn trông kìa,
màu lúa chín vàng
bông vàng, đồng
lúa ngát mùi hương
nồng, nhớ công ơn
ai...

Sử dụng phiếu học tập số 2
Kết luận:
- Cồng chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn, đường kính khoảng từ 20 cm đến
2


60 cm. Âm thanh của cồng chiêng vang như tiếng sấm rền...
- Đàn đá là loại nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam, được làm từ các thanh đá có kích
thước khác nhau. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm, ở âm vực trầm, âm

thanh như tiếng dội của vách đá...
- Đàn T’rưng được làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Tiếng đàn
T’rưng có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre
nứa...

Hoạt động 3. Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Sử dụng phiếu học tập số 3

Kết luận:
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng
chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội
có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...), những địa điểm tổ
chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng
cạnh buôn làng Tây Nguyên,...), ...
Hoạt động 4. Học hát bài Đi cắt lúa

3


- Hát đúng giai điệu và lời ca, tập hát kết hợp gõ đệm và nhún chân nhịp nhàng.
- Tập trình bày bài Đi cắt lúa bằng cách hát đối đáp và hòa giọng.
- Trình bày bài hát theo một trong những hình thức sau: đơn ca, song ca, tốp ca.
Hoạt động 5. Tìm hiểu về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên
- Quan sát, nhận xét về hình dáng, chất liệu, đặc điểm của nhà rông và tượng nhà
mồ ở Tây Nguyên.

Kết luận:
- Nhà rông ở Tây Nguyên có hình dáng to hơn nhiều so với nhà bình thường, với đặc
điểm mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa, được làm bằng gỗ, tranh, tre, ... Nhà rông là
nơi tập hợp dân làng, là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống như cồng chiêng, trống,

vũ khí, ...
- Tượng nhà mồ được làm từ gỗ, bằng thủ pháp dùng mảng khối, người tạc chỉ phác
họa một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng trở nên sống động, như có hồn...

Hoạt động 6. Ứng dụng và sáng tạo nghệ thuật Tây Nguyên
- Vẽ tranh minh họa cho bài hát Đi cắt lúa.
- Đặt lời mới cho bài Đi cắt lúa theo chủ đề tự chọn.
- Luyện tập, trình bày bài Đi cắt lúa theo hình thức song ca hoặc tốp ca, trình bày
bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc (mô phỏng động tác gõ cồng chiêng).
- Trình bày bài Đi cắt lúa trong sinh hoạt văn nghệ tại nhà trường, gia đình hoặc
cộng đồng.

4


F. Kiểm tra, đánh giá
Gợi ý một số câu hỏi và bài tập:
- Trình bày các sản phẩm của hoạt động 5: tranh minh họa và lời mới của bài Đi
cắt lúa.
- Trong các lễ hội, đồng bào Tây Nguyên còn sử dụng những loại nhạc cụ nào
ngoài cồng chiêng?
- Những người nào (người già, đàn ông, phụ nữ, trẻ em...) có thể tham gia chơi
cồng chiêng trong các lễ hội ở Tây Nguyên?
- Bài dân ca nào dưới đây không phải là dân ca Tây Nguyên?
A. Bạn ơi lắng nghe
B. Đi cắt lúa
C. Cùng múa vui
D. Đi cấy

PHỤ LỤC

1. Nội dung các bài liên quan
Những nội dung nghệ thuật dân gian trong SGK Âm nhạc và Mĩ thuật hiện hành:
Âm nhạc
Lớp 7: Tiết 19- Học hát: Bài Đi cắt lúa (Dân ca Hơ-rê, Tây Nguyên)
Lớp 8: Tiết 13- Một số nhạc cụ dân tộc
2. Các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1

5


1. Kể tên các tỉnh ở Tây Nguyên.
.................................
.................................
.................................
2. Giới thiệu một vài nét đặc trưng về
vùng đất Tây Nguyên.
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
3. Kể tên một số địa danh ở Tây
Nguyên.
.................................
.................................
.................................
4. Kể tên một số dân tộc thiểu số sinh
sống ở Tây Nguyên.
.................................

.................................
.................................

Phiếu học tập số 2
Hãy nêu một số đặc điểm về 3 loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên (chất liệu, hình
dáng, âm thanh...):

6


Cồng, chiêng
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
Đàn t’rưng
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
.................................
Đàn đá
.................................
.................................
.................................

.................................
.................................
.................................
.................................

7


Phiếu học tập số 3
Hãy tìm hiểu và nêu một số nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (các
loại nhạc cụ, người sử dụng, địa điểm diễn ra, ...).

3. Tư liệu sử dụng trong bài (cho GV và HS)
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt
tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã
nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
8


Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn
hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc...
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau:
cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các
lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...), những địa điểm
tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu
rừng cạnh buôn làng Tây Nguyên,...), ...
Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ
chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa nhằm
phát triển du lịch.

- Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm
nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở
những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt
ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây
Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm
ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang
trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có
kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc
hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà được dựng trên những
cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ
tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng
đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng
của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng
và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa
truyền thống ... Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng,
chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.
- Tượng nhà mồ là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Trong thời
gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân
tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng. Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc
đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc
sắc hơn cả.
9


Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng
bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là
hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai

chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống
động như có hồn. Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người
nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng
là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được
người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các
yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ
với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem
không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được
những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống
của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh
trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua
thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế
giới khác biệt.
Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người
Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các
đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những
nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở
việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn
mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên
cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không
thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài
nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt
tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho
nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng,
mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của
con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần
đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ
không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia-rai
thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ
Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với

các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới.

10


Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu
sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc
làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự
nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc
màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo
hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt.
Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người
Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được
sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc
mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được
người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với
nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập
làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iamnông huyện Chư Pảh
tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của
trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả - để bôi lên cột tượng. Ngoài màu đỏ,
màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than
củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ
thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu
gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.
Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng.
Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các
trạng thái động của con người. Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức
tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của
người Gia-rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình
đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người

diễn ra trong lễ hội bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của
cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên.
4. Giới thiệu tài liệu tham khảo
- SGK Âm nhạc và Mĩ thuật lớp 7, 8.
- Thông tin trên Internet về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhà
rông và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên.

11



×