Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích ngành văn phòng phẩm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.3 KB, 12 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2
PHÂN TÍCH NGÀNH VĂN PHÒNG PHẨM Ở VIỆT NAM
I.

Mô tả sơ bộ các đặc điểm ngành

1. Định nghĩa ngành
Ngành văn phòng phẩm là ngành cung cấp những vật phẩm đơn giản phục vụ cho
hoạt động văn phòng như: giấy in, giấy viết, bút (chì, bi), ghim, kẹp, giấy bóng kính,
túi nhựa, cặp nhựa, băng dính, hồ dán,phong bì, túi bìa cứng, sổ cặp tài liệu,...
2. Ngành phân tán:
Công nghiệp văn phòng phẩm đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Trong ngành có
hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ đăng kí sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm. Thị
trường không tập trung vào riêng một nhóm công ty nào. Riêng ở địa bàn TP Hồ Chí
Minh thì con số này đã là 2.780 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100 đơn vị trực tiếp
sản xuất.
3. Nhà kinh doanh trong nước không chiếm được thị trường:
Theo số liệu do một nhóm tiếp thị thuộc công ty kinh doanh văn hoá phẩm
thống kê, thị trường TP.HCM mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tỉ đồng văn phòng phẩm.
Lượng hàng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đáp ứng 5% nhu cầu, khoảng
35% là sản phẩm gia công với linh kiện nhập từ nước ngoài lắp ráp tại Việt Nam và
60% là sản phẩm nhập từ nước ngoài.
Số liệu thống kê từ các nhà sách của công ty Fahasa cho thấy mỗi năm tổng
lượng văn phòng phẩm bán ra khoảng 75 tỉ đồng, chiếm 30% doanh thu của hệ thống.
Trong số đó hàng nội địa (bao gồm sản phẩm do các công ty trong nước tự sản xuất
hoặc nhập linh kiện về lắp ráp) chiếm tỷ lệ 40%, hàng nhập 60%. Tại các nhà sách,
cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm khu vực trung tâm thành phố, có thể thấy hàng
nội chưa đa dạng hoá mẫu mã. Bút bi, mặt hàng được xem là phát triển tốt của doanh
nghiệp Việt Nam trong 3 năm gần đây có trên 20 loại khác nhau, giá từ 1.000đ đến
hơn 16.000đ/cây được bày bán không nhiều. Ðếm trong số 32 loại bút bi đang bày trên
quầy của một nhà sách đường Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có 5 loại là bút nội địa, còn




lại là bút Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ðài Loan và một số ít chưng trên tủ kính là
bút hàng hiệu của Mỹ, Pháp.

Biểu đồ: Thị phần thị trường bút bi tại Việt Nam năm 2011
Ở một nhà sách khác, trong số 14 loại hộp viết dùng cho học sinh, chỉ có 2 mẫu
may bằng vải và nhựa do các cơ sở tư nhân cung cấp, 12 mẫu hộp bằng kim loại, nhựa
cứng còn lại đều là hàng Trung Quốc. Với các loại giá- hộp đựng văn phòng phẩm đặt
trên bàn giấy, hàng nội chỉ có khoảng 8 - 10 kiểu làm bằng nhựa poly, gỗ hoặc bằng
nhựa thường giá rẻ. Các loại kệ đa năng đều là hàng nhập, có khoảng 20 kiểu (mỗi
kiểu có 2- 6 màu).
Bà Ðỗ Thị Phấn, giám đốc công ty Fahasa nói: Trong nỗ lực của mình, chúng
tôi ủng hộ hàng nội tối đa nhưng thực tế rất khó kinh doanh khi mẫu thì ít đa dạng, giá
luôn mắc hơn. Chẳng hạn với loại tập do Fahasa sản xuất, sử dụng giấy của Nhật, Ðài
Loan cho chất lượng tốt, láng mịn, mà giá giấy nhập chỉ khoảng 14,5 triệuđồng/tấn so
với giấy nội cùng loại khoảng 15,3 triệu đồng/tấn. Cùng loại bút bi giá 2.000đ/cây, bút
của nhãn hiệu hàng Việt Nam thường gặp trường hợp mực ra không đều (ra nhiều hoặc
tắc mực), bút Trung Quốc có vỏ bề ngoài bắt mắt với màu sắc tươi tắn, ra mực đều
hơn.
Ông Vũ Quốc Ðại, phó tổng giám đốc công ty giấy Vĩnh Tiến, nhận định:
“Thực chất, Việt Nam chưa có công nghiệp văn phòng phẩm. Cái mà các doanh
nghiệp văn phòng phẩm Việt Nam nhắm đến vẫn là những vật dụng thiết yếu như tập,
bút". Hai mặt hàng văn phòng phẩm mạnh nhất của doanh nghiệp Việt Nam là bút bi


và giấy tập. Hiện nay, cây bút văn phòng phẩm vẫn là cây bút học trò, quyển sổ dành
cho văn phòng phẩm vẫn là giấy tập học trò được chế biến chút ít. Theo ông Ðại, một
ngành công nghiệp văn phòng phẩm đúng nghĩa là ngành công nghiệp có khả năng tạo
ra chất liệu và mẫu mã mới cho văn phòng phẩm.

Những doanh nghiệp văn phòng phẩm Việt Nam thành công trên thị trường
hiện nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, và thường là các doanh nghiệp đầu tư vào
những sản phẩm trung, cao cấp. Ông Lê Hồng Long, giám đốc công ty bút bi Bạch
Ðằng, nói: "Thị trường văn phòng phẩm giá rẻ cực kỳ hỗn loạn. Hàng Trung Quốc
nhập qua, có khi chào hàng giá chỉ 200đ một cây viết, bằng với giá nhập mũi viết của
các công ty! Nhiều cơ sở lại nhái hàng Trung Quốc. Cạnh tranh không chỉ bằng mẫu
mã, chất lượng mà cả bằng công nợ: hàng mình ký gửi có khi bị người ta quay vốn để
mua hàng nhập lậu hoặc dùng để… chơi hụi!".
Trong vô vàn mặt hàng văn phòng phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam, các
doanh nghiệp văn phòng phẩm thường chỉ dám đầu tư phát triển thị phần bằng những
sản phẩm tương tự như sản phẩm thuộc thế mạnh của mình. Ông Trương Hào Vĩnh,
chủ cơ sở dụng cụ học sinh Vĩnh Phát, phân tích: “Một cái khuôn để làm ra một sản
phẩm bút bi mới có giá hàng chục ngàn đô, phải bán cả triệu sản phẩm mới có thể
hoàn vốn, cho nên rất khó cho doanh nghiệp muốn đa dạng hóa sản phẩm, trừ khi họ
có hệ thống phân phối cực kỳ lớn như Thiên Long".
4. Thị trường văn phòng phẩm có tính mùa vụ:

Sản phẩm được mua bán nhiều nhất là vào đầu mỗi năm học vì cung cấp cho
học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, cứ mỗi đầu năm học là các doanh nghiệp văn phòng
phẩm trong nước lại thường xuyên tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới,
những dòng sản phẩm đã được cải tiến cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đứng đầu trong khối những doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm hiện nay vẫn là
những thương hiệu quen thuộc và gần gũi với người tiêu dùng như Hồng Hà, Hải Tiến,
Thiên Long…Trong đó, Thiên Long là tập đoàn văn phòng phẩm lớn nhất nước với số
vốn lên đến 120 tỉ.
II. Môi trường vĩ mô tác động đến ngành
1. Môi trường kinh tế:


-


Tăng trưởng kinh tế:

Trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế cả nước đạt khoảng 6.5%, đây là mức
tăng trưởng cao thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong thời kì 2006-2010,
giá trị sản phẩm công nghiệp tăng ở mức 10% mỗi năm, GDP bình quân đầu người đạt
950-1200USD.
Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm qua, nhu cầu về hàng hóa cũng
tăng theo, nhất là đối với các mặt hàng tiều dùng, đồ gia dụng. Nhu cầu về các sản
phấm phục vụ cho ngành giáo dục và văn phòng cũng không năm ngoài sự phát triển
đó. Khối lượng đồ dùng văn phòng phẩm tiêu thụ rất mạnh.
-

Tỷ giá hối đoái:
Nhiều doanh nghiệp VN nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình

sản xuất. Do đó tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng
sẽ tăng theo. Quá trình này kéo dài mà các doanh nghiệp không có các biện pháp khắc
phục như dự trữ nguyên liệu, sử dụng các nghiệp vụ quyền chọn của ngân hàng thì sẽ
phải chịu những ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh
nghiệp. Ví dụ về 2 doanh nghiệp lớn trong nước:
+ Công ty Hồng Hà: Để sản xuất mặt hàng giấy vở , Hồng Hà thường sử dụng
các loại giấy được nhập về từ Indonexia, giấy Tân Mai hay giấy Bãi Bằng. Trong thời
gian qua, giá cả của nguồn nguyên liệu giấy tăng cao trên thị trường thế giới đã ảnh
hưởng ít nhiều tới giá cả của các mặt hàng giấy vở Hồng Hà. Giá nguyên liệu nhập
khẩu tăng dẫn đến việc tăng giá của các sản phẩm giấy vở. Đây là một mặt hàng rất
nhạy cảm về giá.
+ Công ty Thiên Long: Nguyên liệu chính được TLG sử dụng để sản xuất ra
các sản phẩm của mình là: đầu bút; hạt nhựa; mực; ống ruột; lò xo và các bột màu hóa

chất được nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp tại
Việt Nam. Chi phí nguyên liệu đầu vào này là một yếu tố quan trọng khi chiếm đến
65% đến 70% giá thành sản xuất của TLG. Tuy nhiên phải phụ thuộc vào nguồn nhập
khẩu sẽ khiến cho công ty chịu sự biến động về giá trên thế giới và biến động về tỷ giá
trong nước. Hiện nay cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới giá dầu thô đang có xu


hướng nhích dần lên khiến cho giá hạt nhựa và giá thành vận chuyển cũng sẽ chịu tác
động. Đây cũng có thể thấy là một nhân tố tác động vào chi phí sản xuất.
-

Lãi suất:
Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều là các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy

ngoài nguồn vốn tự có, họ đều phải vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên việc vay vốn ngân
hàng không phải là dễ đối với các doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt là khi nền kinh tế xảy ra
lạm phát cao. Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng
lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại khó khăn hơn.
2. Môi trường chính trị, pháp luật:
Sự ổn định của hệ thống chính trị, pháp luật, chính sách của một quốc gia có
ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định và phát triển của các ngành kinh tế nói chung và
ngành công nghiệp văn phòng phẩm nói riêng. Đối với một nước có nền chính trị ổn
định như Việt Nam thì môi trường giáo dục, việc làm đều phát triển, dẫn đến việc kinh
doanh cho các công ty văn phòng phẩm cũng rất tốt.
3. Nhân tố nhân khẩu học:
-

Phân bố địa lý:
Với đặc điểm dân cư tiêu dùng cao tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà


Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Sản lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thành phố này
chiếm tỷ trọng cao. Bởi vì đó là nơi tập trung nhiều trường đại học lớn trên cả nước,
nó thu hút rất nhiều người đến sinh sống, học tập và làm việc. Mặt khác, mức sống của
người dân là tương đối cao. Đối với các mặt hàng tiêu dùng, họ sẵn sàng chi tiêu để
phục vụ cho cuộc sống của mình được tốt hơn. Khách hàng Hà Nội thường mua với số
lượng lớn. Với người mua cho gia đình thì họ sẽ mua cho cả kì học của con mình, với
khách hàng là tổ chức thì sẽ mua cho cả văn phòng sử dụng. Thêm vào đó, ở các thành
phố lớn người tiêu dùng sẽ có điều kiện tiếp xúc với các thông điệp quảng cáo, thông
tin về sản phẩm, về doanh nghiệp nhiều hơn những nơi khác nên họ sẽ tham khảo
trước khi ra quyết định.
4. Môi trường văn hóa xã hội:


Xã hội ngày càng phát triển, người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống phương
tây và nhiều nền văn hóa khác. Nên sở thích và thị hiếu với sản phẩm cũng thay đổi
nhiều. Ngày càng yêu cầu mẫu mã hiện đại và và kiểu dáng thích hợp với nhiều văn
hóa khác nhau. Vì vậy, cứ mỗi tháng hàng Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam lại có
mẫu mới, dân làm nhái hàng Trung Quốc chạy theo bở hơi tai. Ðó là chưa kể hàng
Nhật, hàng Hàn Quốc, cứ mỗi đợt hàng về là có mẫu mới.
5. Môi trường công nghệ:
Hầu hết đều sản xuất theo công nghệ nhỏ. Sau đây là ví dụ về công nghệ của 2
doanh nghiệp lớn:
+ Công ty Thiên Long:
Sản phẩm của công ty được sản xuất theo một chu trình khép kín. Các công
đoạn sản xuất được thực hiện bằng các thiết bị thế hệ mới và chuyên dùng cho ngành
sản xuất bút bi được nhập từ các nước tiên tiến như Đức, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc
có sự hỗ trợ của Robot và được đăng ký mã vạch EAN VN, tạo ra sản phẩm đúng tiêu
chuẩn chất lượng. Thiết kế mẫu mã, bao bì hoàn thiện trên vi tính với các phần mềm
chuyên dụng.
Sản phẩm được in ấn trên các máy in chuyên dùng như máy in pad, máy in Hot

stamping, máy in UV (5 màu). Có hệ thống đóng gói liên tục trên băng chuyền.
Phòng thí nghiệm của công ty được trang bị những thiết bị chuyên dùng cho ngành
văn phòng phẩm như máy thử bút HUTT của Đức lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Công việc kiểm tra
chất lượng được một bộ phận chuyên biệt đảm trách.
+ Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà:
Hồng Hà là một trong những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất khuôn nhựa,
đột dập tự động và bán tự động tương đối hoàn chỉnh ở việt Nam. Công ty có các thiết
bị công nghệ cao để gia công chế tạo khuôn mẫu như: máy cắt dây, máy xung điện,
máy phay, máy mạ định hình… Các thiết bị đều ở thế hệ 1 của Đài Loan, Trung Quốc
và Nhật. Để sản xuất các sản phẩm nhựa, công ty sử dụng hệ thống các loại máy ép
phun nhựa tự động từ 55 đến 350 tấn.


Các sản phẩm giấy vở được sản xuất trên dây chuyền các thiết bị tự động và bán tự
động của Nhật, Đức như: máy in offset 1 màu, 2 màu, 4 màu, 5 màu và máy in offset 2
mặt, dây chuyền sản xuất vở tự động Flexo. Các loại máy vào keo tự động, dán gáy tự
động, máy xén CNC. Các thiết bị cuốn lò xo, đột lỗ lò xo của Trung Quốc, Đài
Loan…
6. Môi trường toàn cầu:
Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang
nước ngoài. Tuy nhiên do chất lượng vẫn còn thấp nên chỉ có vài doanh nghiệp trong
nước làm được điều này.
Đầu tiên phải kể đến Cty Hồng Hà. Sau thời gian đầu tư công nghệ, thiết lập quy
trình sản xuất theo tiểu chuẩn quốc tế, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà đã
thành công trong việc chào bán sản phẩm sang thị trường Mỹ. Năm 2006, Công ty cổ
phần Văn phòng phẩm Hồng Hà đã chính thức xuất khẩu lô hàng sổ lò xo đầu tiên
sang thị trường Mỹ, số lượng 150.000 quyển, tổng trị giá 65.000USD. Sản phẩm xuất
khẩu này đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của thị trường Mỹ, những yêu cầu rất khắt khe
về chất lượng giấy, sự đồng đều sản phẩm và tính chính xác trong từng sản phẩm.Ông

Trương Quang Luyến - Giám đốc Thị trường của Công ty cho biết: 6 tháng cuối năm
2006, Văn phòng phẩm Hồng Hà tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất khẩu với tổng trị giá
1 triệu USD. Được biết Văn phòng phẩm Hồng Hà là DN đầu tiên trong khối sản xuất
văn phòng phẩm xuất khẩu giấy vở sang thị trường Mỹ. Trước đó, cuối tháng 5/2006,
một lô hàng gồm giấy vở, thước kẻ, compa.. cũng được công ty xuất sang Pháp. Ngoài
ra, VPP Hồng Hà cũng đang đàm phán với đối tác để mở rộng thị trường XK sang
Công ty Thiên Long thì đã xuất khẩu chiếm 50% thị trường bút bi ở Campuchia
và đang tràn sang Thái Lan. Hiện tập đoàn đã có văn phòng đại diện ở Lào,
Campuchia, Trung Quốc và đang xúc tiến tại Thái Lan và Myanmar. Thị trường xuất
khẩu ngày càng được mở rộng. Doanh thu xuất khẩu tăng cao một cách đều đặn trong
các năm qua, năm 2009 đạt khoảng 40 tỷ đồng, chiếm gần 7% tổng doanh thu toàn
Tập Đoàn. Hiện tại, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Đông Dương, Tập đoàn
cũng đã xuất khẩu sang các nước phát triển khác tại Châu Âu (Pháp, Đức, Thụy Sĩ,
Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan), Châu Mỹ (Mexico, Mỹ), Châu


Phi (Algeria), Châu Á (Hàn quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống Nhất và các nước ASEAN), Châu Đại Dương (Úc).
III. Phân tích ngành
1. Tính hấp dẫn của ngành:
Ngành công nghiệp văn phòng phẩm là một ngành có thể sản xuất với số lượng
nhỏ. Vì vậy có thể phù hợp cả với những hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Thêm vào đó, với
tốc độ phát triển ngành giáo dục và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện thì
nhu cầu về sản phẩm ngành còn tăng nên sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp tham
gia.
2. Chu kì ngành:
Ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng. Năm 2005 trở về trước, cả nước mới chỉ
có vài doanh nghiệp như: Hồng Hà, Thiên Long, Bến Nghé,… đến nay đã xuất hiện
hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Trên thị trường vẫn còn nhiều phân khúc
thị trường chưa được nhắm đến. Hiện nay đã có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào

Việt Nam.
Cuối năm 2009, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Quốc tế Việt Nam đã chính
thức làm lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm với
vốn đầu tư 2 triệu USD. Nhà máy này do Công ty TNHH Văn phòng phẩm Quốc tế
Việt Nam (chủ đầu tư đến từ HongKong) điều hành và quản lý. Nhà máy chuyên sản
xuất các loại bút chì, bút sáp màu, bút đánh dấu và dụng cụ vẽ thủ công với tổng sản
lượng dự kiến khi sản xuất ổn định là 200 triệu sản phẩm/năm với doanh thu xuất khẩu
khoảng 9 triệu USD/năm, thu hút khoảng 150 lao động. Điều này góp phần không nhỏ
vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và nâng cao giá trị kim
ngạch xuất khẩu cho thành phố Hải Phòng nói chung.
Theo đó, toàn bộ sản phẩm của Công ty sẽ được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị
trường các nước châu Âu và một số nước ở châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái
Lan…
3. Các lực lượng dẫn dắt ngành:


Cải tiến sản phẩm là lực lượng then chốt trong ngành. Các công ty trong ngành
công nghiệp văn phòng phẩm vẫn còn non yếu. Do đó sự cải tiến và đổi mới công
nghệ sản xuất bằng cách mua các dây chuyền máy móc hiện đại sẽ đem lại chất lượng
sản phẩm tốt hơn. Cụ thể các công ty thành công trong ngành hiện nay đều có các dây
chuyền sản xuất tự động hóa cao như: Hồng Hà, Thiên Long, Vĩnh Tiến… Mặt khác
các công ty cũng phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm tòi,phát hiện các xu
hướng và thị hiếu tiêu dùng mới. Bởi vì người tiêu dùng ngày càng có đòi hỏi nhiều
hơn về sản phẩm.
Nỗ lực cải tiến phải bắt đầu từ mẫu mã. Ông Long- giám đốc công ty Bạch
Đằng nhận định: “Gần đây, các doanh nghiệp sản xuất bút bi không có thiết kế riêng
đều chết hoặc chuyển nghề. Cái đẹp thì tùy mắt mỗi người, nhưng nếu không có phong
cách riêng thì rất khó bán hàng”. Bạch Ðằng đầu tư khai thác mạnh thị trường cung
cấp hàng khuyến mãi cho các công ty. Một số mẫu bút bi của công ty được các công ty
quảng cáo chuyên cung cấp hàng khuyến mãi đánh giá là không thua hàng cao cấp

nhập ngoại, có khả năng được dùng như một vật phẩm thời trang.
Các công ty lớn trên thị trường hiện nay như Vĩnh Tiến, Thiên Long, Hanson…
đều đầu tư mạnh cho bộ phận thiết kế mẫu mã. Vĩnh Tiến ngoài việc nâng cấp bộ phận
thiết kế nội bộ còn mở rộng quan hệ với các cá nhân thiết kế ngoài công ty. Công ty
giấy tập Lệ Hoa tổ chức hẳn một cuộc thi thiết kế bìa tập. Ông Hàng Lạc An, trưởng
phòng tiếp thị công ty Hanson, nói: "Xu hướng hiện nay là - nếu chỉ đơn thuần cải tiến
mẫu mã thì không tạo ra được sức hấp dẫn cho sản phẩm, phải đầu tư làm sản phẩm
mới 100% mới có khả năng thành công".
Thiên Long đang tích cực thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về mình, từ
Thiên Long - bút bi sang Thiên Long - bút bi - văn phòng phẩm. Công ty bắt đầu
"làm mới" thương hiệu của mình bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có những
sản phẩm cao cấp như bút mực gel, bút mực ống (có sản phẩm giá đến 16.000đ)…
Trong số trên 50 mặt hàng của công ty, có đến 30 sản phẩm không thuộc chủng loại
bút bi. Vĩnh Tiến cũng đang dùng ưu thế thương hiệu về tập học sinh "cõng" các sản
phẩm về giấy phục vụ văn phòng của mình. Công ty đã đầu tư một nhà máy sản xuất
giấy văn phòng trị giá 50 tỉ đồng. Tốc độ đa dạng hóa sản phẩm của Hanson khá cao:
năm ngoái, công ty chỉ có khoảng 50 mặt hàng, nhưng năm nay đã hơn 70, trong đó có
nhiều sản phẩm mới hoàn toàn.


4. Động thái cạnh tranh ngành:
Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sản phẩm. Ngoài các
thương hiệu trong nước, sản phẩm của nước ngoài cũng đang tìm cách thâm nhập vào
thị trường Việt Nam như Đức, Nhật, Pháp… cũng ồ ạt vào Việt Nam với hi vọng chia
sẻ “miếng bánh thị phần” màu mỡ. Tuy nhiên, những nhãn hiệu tới từ Châu Âu, Châu
Mỹ hay Nhật Bản đều có giá thành cao và kiểu mẫu mang hơi hướng… “người già”,
hướng tới đối tượng người đi làm hơn là học sinh.
Vì vậy, cạnh tranh nhất là sản phẩm Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung
Quốc, Đài Loan vẫn dùng chiến lược cạnh tranh dựa trên mẫu mã và giá cả. Mẫu mã
của họ thay đổi liên tục, với những chủng loại phong phú và đặc biệt là giá cả thấp sẽ

phần nào gây khó khăn cho các công ty sản xuất trong nước.
Chỉ cần dạo quanh thị trường Hà Nội, tại những trung tâm bán đồ dùng văn
phòng phẩm nổi tiếng như: hiệu sách Tràng Tiền, hiệu sách Hà Nội, phố Lý Thường
Kiệt, Cầu Giấy… người ta sẽ nhận thấy những đồ dùng văn phòng phẩm như từ chiếc
dập ghim, cặp file, chiếc kẹp phù hiệu… đến những hộp đựng bút, bút xóa, bút viết…
có xuất xứ từ Trung Quốc với số lượng lớn.
Giải thích cho lí do này là sự phong phú, đa dạng của các mẫu sản phẩm tới từ
“công xưởng của thế giới”. Dù chất lượng không tốt và tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe
còn là dấu hỏi… nhưng vỏ ngoài hào nhoáng rực rỡ của nhiều chủng loại văn phòng
phẩm Trung Quốc vẫn thu hút một lượng lớn khách hàng. Chị Thanh Thủy (Cầu Giấy,
Hà Nội) chia sẻ: “Dù viết rất tệ nhưng mẫu mã của các mặt hàng này phong phú, đẹp
và có giá rẻ nên các cháu hay mua. Có khi mua về chỉ để ngắm là chính chứ viết thì rất
xấu. Dùng một thời gian là bỏ luôn”.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng văn phòng phẩm ước tính tăng khoảng 10
-15%/năm. Trong số hàng trăm nhãn hiệu văn phòng phẩm đang có bán tại Việt Nam,
được phân phối chính thức chỉ có một số ít như Bic, Pentel... còn lại chủ yếu là hàng
nhập từ nguồn trôi nổi do các công ty thương mại mua từ nhiều nơi khác nhau.
Ðầu tư sản xuất văn phòng phẩm vấp phải sự cạnh tranh khá khốc liệt của hàng
nhập. Hàng ngoại nhập nguyên chịu thuế 45%, cộng thêm VAT 10% vẫn đủ sức thu
hút người mua. Các mặt hàng nhập linh kiện về lắp ráp chịu thuế 10%, cộng VAT 10%


vẫn luôn có giá rẻ hơn hàng nội. Bên cạnh đó là yếu tố mẫu mã mới, đi sát với nhu cầu
thời trang rất được các nhân viên ưa thích. Ông Phan Văn Thanh, giám đốc công ty
nhựa Sài Gòn, vừa tung ra thị trường loại kệ sách đa năng, cho biết: công nghệ tạo
khuôn mẫu cho sản phẩm loại này không khó, nhưng các công ty Việt Nam thiếu nhà
kinh doanh thương mại giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm. Trong kế hoạch sản xuất của
Nhựa Sài Gòn còn một số mẫu kệ đựng hồ sơ lắp ráp theo tầng, kệ đựng nghiên bút
trên bàn giấy...với mẫu đẹp và khá lạ, nhưng công ty vẫn chưa dám cho sản xuất hàng
loạt. Vì để bù đủ chi phí cho làm khuôn đòi hỏi phải sản xuất số lượng lớn, nhưng thị

trường thích nhiều mẫu đa dạng và các nhà bán lẻ không chấp nhận mua số lượng
nhiều cho một mẫu hàng đơn điệu.
Các công ty nhựa Duy Tân, nhựa Ðại Ðồng Tiến cũng có những sản phẩm như
ống đựng bút, kệ đựng sách tham gia vào thị trường này, nhưng sản phẩm của họ lại
được bán chủ yếu ở các chợ, siêu thị mà ít được dùng cho văn phòng công sở do mẫu
mã và màu sắc chưa đáp ứng được thị hiếu khách hàng.
5. Nhân tố then chốt cho thành công:
- Sự hiểu biết thị trường, chất lượng sản phẩm được đảm bảo: Yếu tố chất
lượng luôn là yếu tố lâu dài để một sản phẩm có thể tồn tại lâu dài trong tâm trí người
tiêu dùng. Sản phẩm của các công ty trong nước đã đạt được điều này thì nên tiếp tục
phát huy.
- Mức giá cạnh tranh: Khi nguồn nguyên liệu đầu vào tăng như hiên nay sẽ kéo
theo giá sản phẩm tăng. Khi đó yếu tố cạnh tranh về giá sẽ xuất hiện. Ví dụ như nguồn
cung giấy. Từ trung tuần tháng 3 đến nay, giá các loại bột giấy và giấy thành phẩm thế
giới tăng liên tục. Mức tăng kỷ lục lên tới 660 USD/tấn. Tại Bắc Mỹ, giá bột giấy
NBSK đạt kỷ lục 640 USD/tấn; tại châu Âu, giá bột giấy BHKP là 535 EUR/tấn; tại
châu Á, giá bột giấy cũng tăng 25-30%, sợi bột ngắn là 530-550 USD/tấn, sợi bột dài
là 600-640 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do gỗ nguyên liệu tăng từ 20% trở lên,
cùng với nhu cầu tăng của Trung Quốc, Ấn Độ... Theo dự báo của Bộ Thương mại, giá
giấy thế giới sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu vẫn còn cao trong khi nguồn cung hạn chế. Sự
tăng giá này đã ảnh hưởng đến toàn bộ ngành giấy cũng như các DN sản xuất tập vở
học sinh. Theo Bộ Thương mại, do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, các nhà máy giấy
đang thiếu nguyên liệu trầm trọng (6 tháng đầu năm, sản lượng các mặt hàng giấy của


Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ đạt 119.660 tấn, bằng 46% kế hoạch cả năm), nên có
thể sẽ dẫn đến việc thiếu hụt giấy in, giấy viết trong những tháng tới.
-

Marketing sáng tạo:


Chịu sức ép từ hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc đã nhiều năm. Thời gian
gần đây, các doanh nghiệp văn phòng phẩm trong nước cũng đã, đang thể hiện được
bản lĩnh sáng tạo của mình và bắt đầu cuộc đua phá rào khá ấn tượng.
Sự sáng tạo của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng đem một diện mạo mới
cho các sản phẩm vốn được coi là “tốt nhưng chưa phong phú mẫu mã”, thay đổi quan
niệm về những sản phẩm nội.
Với việc mua bản quyền hình ảnh mèo máy Doraemon, nhân vật truyện tranh được
các em nhỏ trên nhiều nước yêu thích và Bakugan với hình ảnh quen thuộc của chú bé
Dan và thú linh, Tập đoàn Thiên Long đã thực sự chinh phục được cả phụ huynh lẫn
các em nhỏ. “Dù vừa mới xuất quân ra Hà Nội nhưng các cây cọ, sáp màu… có hình
ảnh Doraemon và cặp Bakugan đã được đón nhận và có tín hiệu tốt. Nhiều đại lý phân
phối thử nhận hàng, thấy sản phẩm chất lượng, bán tốt, đã tiếp tục mạnh dạn lấy thêm.
Qua kiểm tra chất lượng và khảo sát thị trường về hình ảnh, mẫu mã sản phẩm, tôi
nhận thấy những sản phẩm mới này sẽ trở thành xu hướng mua sắm của các phụ huynh
sắp tới”, ông Tạ Anh Huy, Giám đốc kinh doanh khu vực miền Bắc của tập đoàn
Thiên Long hồ hởi.
“Được biết Thiên Long mùa hè này có loạt sản phẩm Mỹ thuật mới với hình ảnh
Doraemon, thường vẫn hay dùng của Thiên Long vì chất lượng và mẫu mã đẹp, tôi đã
mua ngay cho bé ở nhà, vốn là một fan trung thành của chú mèo máy”, chị Phương
Thảo (Phương Mai, Hà Nội) cho biết.
KẾT LUẬN
Hiện tại các doanh nghiệp văn phòng phẩm trong nước vẫn chưa chiếm được
thế cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, với sự đổi mới công
nghệ và tìm hiểu tốt về thị trường, họ vẫn có nhiều cơ hội để đánh bại đối thủ, đưa sản
phẩm Việt ra thị trường quốc tế.




×