Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng chi nhánh công ty cổ phần Vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.53 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..............................2
DOANH NGHIỆP........................................................................................................2
1.1. Khái quát chung về phân tích tình hình tài chính..............................................2
1.1.1.Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...................................2
1.1.3.3. Phân tích tài chính đối với nhà cho vay.........................................................3
1.2. Phương pháp phân tích tài chính.........................................................................3
1.2.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính............................................................3
1.2.1.1. Thu thập dữ liệu..............................................................................................3
1.2.1.2. Xử lí thông tin.................................................................................................4
1.2.1.3. Dự toán và ra quyết định...............................................................................4
KẾT LUẬN................................................................................................................36

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang i

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, nền kinh tế của
nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Thực tế đất nước đặt ra nhiều thời cơ và
thách thức đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Đây chính là giai đoạn thử
thách quan trọng, một mặt nó mở ra những cơ hội triển vọng kinh doanh đầy hứa hẹn,
mặt khác lại chứa đựng nhiều rủi ro khó lường của quy luật cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường. Do đó việc quản lý, lãnh đạo khoa học, có hiệu quả các hoạt động kinh tế
đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp để duy trì sự tồn tại và phát triển
của mình.
Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng là một đơn vị sản xuất ra các sản
phẩm cung cấp cho các nhà máy xung quanh. Trong nền kinh tế đang có tốc độ phát
triển như hiện nay đặc biệt là ngành xây dựng tại miền Trung nói riêng và cả nước nói
chung có tốc độ tăng trưởng trên 14% trên một năm thì nhu cầu về xi măng tăng rất
mạnh. Để bắt kịp và đáp ứng được nhu cầu trên đây, đơn vị cần phải có những bước
chuyển mình phù hợp.
Qua các kiến thức đã học cùng với quá trình thực tập tại xí nghiệp, nhờ vào sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kế
Hoạch Đà Nẵng cũng như sự chỉ bảo tận tình của các cô chú anh chị trong xí nghiệp
và đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán tại xí nghiệp. Tất cả những gì em đã thu thập
trong thời gian qua, em đã chắt lọc, phân tích đề tài “ Phân tích tình hình tài chính
tại xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng chi nhánh công ty cổ phần vicem vật liệu
xây dựng Đà Nẵng” để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Chuyên đề thực tập này gồm có 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính tại xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi
măng chi nhánh công ty cổ phần vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại xí nghiệp sản xuất vỏ bao
xi măng chi nhánh công ty cổ phần vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng
Vì thời gian thực tập còn hạn chế và khả năng còn có hạn nên em còn nhiều
thiếu xót, rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn thực tập, và các cô

chú anh chị trong xí nghiệp để em có thể hoàn thành tốt khoá thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 1

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về phân tích tình hình tài chính
1.1.1.Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá
tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết
định quản trị và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
1.1.2.Đối tượng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động
trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thong qua những công cụ tài chính và vật chất.
Chính vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải tham gia vào các mối quan hệ tà
chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ
yếu sau:
 Thứ nhất: Quan hệ giữa tài chính và doanh nghiệp với Nhà Nước. Quan hệ này
biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thong qua các hình thức:
Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo qui định.
Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN) hoặc tham gia
với tư cách người góp vốn ( trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp).
 Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính và các
tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn
hạn cho nhu cầu kinh doanh:
Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng
cách phát động các loại chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu) cũng như việc trả lãi, hoặc
doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của
các doanh nghiệp khác.
 Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động
các yếu tố đầu vào ( thị trường hàng hóa, dich vụ lao động…) và các quan hệ để thực
hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra ( với các đại lí, cơ quan xuất nhập khẩu,
thương mại…)
 Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía
cạnh tài chính liên quan đến vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách
lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ daonh nghiệp. Trong mối quan hệ quản lí
hiện nay hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ chặt chẽ với
hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là tổng công ty. Mối quan hệ đó được thể
hiện trong các quy định về tài chính như:

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 2

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo quản vốn của Nhà nước do tổng
công ty giao.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích
một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của tổng công ty và những điều kiện
nhất định.
- Doanh nghiệp cho tổng công ty quỹ khấu hao cơ bản là chịu sự điều hòa vốn
trong tổng công ty theo nhưng điều kiện ghi trong điều lệ của tổng công ty.
Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính về thực chất là các mối quan hệ kinh
tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức
có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1. Phân tích tài chính đối với nhà quản tri
 Tạo thành các chu kì đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh kỳ trước,
tiến hành cân đối tài chính, xác định khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ và
xác định rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
 Định hướng các quyết định của tổng giám đốc cũng như giám đốc tài chính về
các quyết định như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định lợi tức cổ phần…
 Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiềm
mặt…
 Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
1.1.3.2. Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư
Phân tích tài chính đối với cac nhà đầu tư là để đánh giá giá trị doanh
nghiệp, ước đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời và phân tich rủi ro trong
kinh doanh…
1.1.3.3. Phân tích tài chính đối với nhà cho vay
+ Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay quan tâm đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.

+ Nếu là những khoan cho vay dài hạn, người cho vay thường quan tâm đến
khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp phân tích tài chính
1.2.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính
1.2.1.1. Thu thập dữ liệu
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lí giải và thuyết
minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự toán tài
chính
Nó bao gồm cả thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông
tin về kế toán và thông tin quản lí khác trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập
trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đăc biệt

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 3

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

quan trọng. Phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh
nghiệp.
1.2.1.2. Xử lí thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lí thông tin đã thu
thập được. Xử lí thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất
định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết
quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự toán và ra quyết định.

1.2.1.3. Dự toán và ra quyết đinh
Mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển,
tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đối với người cho vay đầu tư
đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của doanh nghiêp là các
quyết định quản lí của doanh nghiệp.
1.2.1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính

Bảng cân đối kế toán
Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và
nguồn vốn hình thành tài sản đó doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành, trên các tài sản
đó. Căn cứ vào bảng kế toán có thể nhận xét đánh giá quá trình hình thành của doanh
nghiệp.
Theo chế độ báo cáo kế toán hiện hành, kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia
thành hai phần: tài sản và nguồn vốn được thiết kế theo kiểu một bên hoặc hai bên.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch thực hiện chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn
doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu
quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và
sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của các
doanh nghiệp.

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng các nhà đầu tư, Nhà Nước và nhà
cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các đồng tiền từ các loại hoạt động của doanh
nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ tức đông
hoặc nộp thuế cho nhà nước.

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 4

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh



Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Khi phân tích tài chính doanh nghiệp cần sử dụng them các dữ liệu chi tiết từ thuyêt
minh báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính kế toán nội bộ để hệ thống chỉ tiêu phân
tích được đầy đủ, đồng thời khắc phục được tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ngày nay
thuyết minh báo cáo tài chính vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt các doanh nghiệp
vừa và nhỏ không áp dụng.
1.2.2. Các phương pháp sử để phân tích hoạt động tài chính
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng,
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết
những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được

các chỉ tiêu tài chính. Như vậy sự thống nhất về không gian, thời gian, tính chất và đơn
vị tính toán. Đồng thời theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh.
1.2.2.2. Phương pháp phân chia
Đây là phương pháp được sử dụng để phân chia nhỏ quá trình và kết quả thành những
bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhân thức quá trình và kết quả đó dưới khía
cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng kỳ.
Thông thường, trong phân tích người ta chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được
là theo những chi tiết sau:
Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu.
Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế.
Chi tiết không gian phat sinh của từng hiện tượng và kết quả theo địa điểm phát
sinh và phát triển theo chỉ tiêu nghiên cứu.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài
chính của công ty.
1.2.2.4. Phương pháp liên hệ đối chiếu
Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối quan hệ kinh tế giữa
các sự kiện và hiện tượng kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động
1.2.3.Những nội dung cơ bản trong quá trình phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
1.2.3.1.Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
a.Phân tích kết cấu tài sản
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản =
Chiếm trong tổng số tài sản

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 5

Lớp: TCDN1_12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tỷ trọng hàng tồn kho

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

=

(Mà : Hàng tồn kho thuần = Hàng tồn kho – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
*Ý nghĩa : Cơ cấu tài sản cho biết tỷ lệ tài sản cố định, loại tài sản, tài sản lưu động
trong tổng tài sản như thế nào.
b.Phân tích kết cấu nguồn vốn
b.1. Phân tích trình tự chủ về tài chính
Tỷ suất nợ:
Tỷ suất nợ =
* Ý nghĩa: Tỷ suất này cho biết có bao nhiêu phần tram tài sản của doanh nghiệp là tự
đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, tỷ số này của
doanh nghiệp quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít.
Tỷ suất tự tài trợ:
Tỷ suất tự tài trợ =
* Ý nghĩa : Tỷ suất này đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và khả
năng bù đắp bằng vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất nợ + Tỷ suất tự tài trợ = 1
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sỡ hữu:
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sỡ hữu =
* Ý nghĩa : Thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sỡ hữu.
b.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ


Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn sử dụng tạm thời trong một thời gian
ngắn (dưới một năm).

Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn được sử dụng lâu dài , ổn định.
Tỷ suất nguồn tài trợ tạm thời:
Tỷ suất nguồn trợ tạm thời =
* Ý nghĩa : Tỷ suất nguồn tài trợ tạm thời càng lớn cho thấy nguồn tài trợ bằng lớn là
phần ngắn hạn, áp lực thanh toán các khoản nợ vay rất lớn. Ngược lại khi tỷ suất
nguồn tài trợ tạm thời thấp cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất
định đối với nguồn vốn sử dụng, doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nợ trong
ngắn hạn.
Tỷ suất nguồn tài trợ thường xuyên:

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 6

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Tỷ suất nguồn tài trợ thường xuyên =
* Ý nghĩa : Tỷ suất nguồn tài trợ thường xuyên càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối
trong một thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng, doanh nghiệp chưa chịu áp
lực thanh toán nợ trong ngắn hạn. Ngược lại khi tỷ suất nguồn tài trợ thường xuyên
thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn áp lực về thanh toán các
khoản nợ vay rất lớn.

Tỷ suất vốn sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên:
Tỷ suất vốn chủ sở hữu =
* Ý nghĩa : Cứ trong một 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng được tài trợ từ vốn chủ
sở hữu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lâu dài và ổn định.
c.Phân tích cân bằng tài chính
c.1. Phân tích cân bằng tài chính dài hạn
Phân tích cân bằng tài chính dài hạn thể hiện qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng.
Có hai cách xác định vốn lưu động ròng:
VLĐR = Nguồn tài thường xuyên – Tài sản dài hạn (1)
VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn tạm thời (2)
Chỉ số cân bằng thứ nhất: Thể hiện cân bằng giữa người vốn ổn định với những
tài sản có thời gian chu chuyển trên một năm. Chỉ tiêu này phân tích nguồn gốc của
vốn lưu động hay còn gọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động.
Chỉ số cân bằng thứ hai: Thể hiện một phần tình hình sử dụng vốn lưu động
rộng. Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến phân tích bên trong.

VLĐR < 0 : NVTX không đủ để tài trợ cho TSCĐ và khoản đầu tư tài chính dài
hạn, phần thiếu hụt được bù đắp một phần nguồn vốn tạm thời hay các khoản nợ ngắn
hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn phải
chịu những áp lực lớn về thanh toán trong ngắn hạn.

VLĐR = 0 : Doanh nghiệp dễ bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn.

VLĐR > 0 : NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSCĐ và đầu tư dài hạn
mà còn sử dụng để tài trợ một phần TSLĐ của doanh nghiệp. Cân bằng tài chính được
đánh giá tốt và an toàn.
c.2. Cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động – nhu cầu vốn lưu động ròng.
Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + khoản phải thu ngắn hạn thuần + tài sản ngắn
hạn khác – khoản phải trả ngắn hạn( không kể nợ vay)

Chỉ tiêu ngân quỹ rồng là phần chênh lệch giữa chỉ tiêu VLĐR với nhu cầu VLĐR,
phần chênh lệch này là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi bù đắp các khoản vay
ngắn hạn hay không. Mối quan hệ này dẫn đến các trường hợp.

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 7

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh


NQR < 0 : Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh
nghiệp, hay nói cáh khác doanh nghiệp bị mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.

NQR = 0 : Điều này có nghĩa VLĐR vừa để tài trợ cho nhu cầu vốn. Cân bằng
tài chính kém bền vững hơn.

NQR > 0 : Điều này có nghĩa VLĐR đủ để tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn, phần
chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi bù đắp các khoản vay ngắn hạn.
Doanh nghiệp ổn định và cân bằng tài chính ngắn hạn.
1.2.3.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
a.Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp (Khh).
Khh =

*Ý nghĩa: Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược
lại nếu hệ số trên nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn. Thông thường hệ trên bằng 2 thì được coi là hợp lí, được đa số các chủ nợ chấp
nhận.

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp (Knh)
Knh =
* Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển
ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn, nói chung hệ số này biến động từ 0,5 – 1 là
bình trường.

Khả năng thanh toán tức thời (Ktt)
Ktt =
*Ý nghĩa : Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ đến
hạn bằng tiền mặt hoặc bằng các loại tiền tương đương tiền.
b.Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán chuyển hóa tiền
Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
*Ý nghĩa : Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng
nhanh, số hàng lưu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và
ngược lại.
Số ngày một vòng quay HTK =

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 8

Lớp: TCDN1_12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Vòng quay khoản phải thu:

*Ý nghĩa: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển
trong kỳ. Chỉ số này càng cao thì được đánh giá tốt vì số tiền đâu tư cho hàng tồn kho
là thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
1.2.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản =
*Ý nghĩa : Cứ 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cang lớn thì hiệu quả càng cao.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
*Ýnghĩa : Cứ 100 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân đưa vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
b. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
b.1. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
*Ý nghĩa : Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ quân ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp có
thể huy động vốn mới trên thị trường để tài trợ cho sự tang trưởng của doanh nghiệp.
Số vòng quay vốn sở hữu =
*Ý nghĩa : Cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng
cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
b.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Khả năng thanh toán vốn vay =
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cang cao thì độ an toàn càng cao, khả năng thanh toán lãi tiền

vay của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợi của vốn
càng tốt.
c. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
- Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 9

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Tỷ lệ GVHB / DTT =
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần tram hay cứ
100 đồng doanh thu thuần thu được phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
- Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần =
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu này thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí bán hàng.
- Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:
Tỷ lệ CPQLDN/ DTT =
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được
phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Tỷ suất LNG/ DTT =
* Ý nghĩa : Cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gọp về

hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng biên trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuân ròng biên trên =
*Ý nghĩa : Cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng biên.
d. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
*Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh khoản thu nhập sau thuế của một doanh nghiệp so
với doanh thu của nó. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA):
ROA=
* Ý nghĩa : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
Cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời kinh tế (RE):

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 10

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

RE =
* Ý nghĩa : Cứ 100 đồng tài sản bình quân tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trước thuế và lãi
vay.
e. Phân tích về rủi ro doanh nghiệp

Phân tích tài chính luôn hướng về tương lai nhằm tiếp hành động đánh giá khả năng
phát triển để đưa ra những dự báo về tình hình tài chính, đánh giá mức độ mạo hiểm,
khả năng sinh lời và mức độ tang trưởng của doanh nghiệp. Trong đó có hai loại rủi ro
chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất kinh
doanh.
Rủi ro tài chính gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VỎ
BAO XI MĂNG CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY
DỰNG ĐÀ NẴNG
2.1.Tổng quan về xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng chi nhánh công ty cổ phần
vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng trực thuộc công ty CP
vật liệu xây dựng Đà Nẵng.
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 3216000060 ngày 27/10/2004 do Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Đà Nẵng cấp.
Giám đốc xí nghiệp : Ông Phạm Thanh Bình
Nghành nghề kinh doanh sản xuất vỏ bao xi măng, bao bì các loại
Trụ sở : Lô C4, đường số 2 khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng.
Điện thoại : 05113886306
Mã số thuế : 0400101820015
Tên doanh nghiệp cấp trên quản lý: Công ty cổ phần vicem vật liệu xây dựng Đà
Nẵng.
Trụ sở chính : Số 15 Lê Hồng Phong, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.


SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 11

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh


Quá trình hình thành của xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng chi nhánh công ty
cổ phần vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng
Vào ngày 25/10/1975 Công ty xi măng VLXD –XL Đà Nẵng được thành lập theo
quyết định số 02OA/BXD-TLCĐ. Trực thuộc BXD với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
kinh doanh cung ứng vật liệu cho các tỉnh miền Trung trong suốt quá trình hoạt động,
quy mô tổ chức của công ty lớn dần theo yêu cầu, nhiệm vụ. Địa bàn của công ty trải
khắp các tỉnh miền Trung và có xu hướng mở rộng thị trường ra các tỉnh Tây Nguyên.
Mặt khác đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì ngành xây
dựng càng phát triển và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, nên các nhà máy
xi măng vẫn còn thiếu chính vì thế mà công ty CP vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng
đã gửi công văn lên Bộ xây dựng xin thành lập xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng.
Ngày 08/09/2004 Giám đốc công ty Việt nam đã quyết định:
Căn cứ vào quyết định 08/CP ngày 08/02/1996 của chính phủ phê chuẩn điều lệ
tổ chức hoạt động của công ty Việt Nam.
Căn cứ vào quyết định số 492/ XHVN –HĐQT ngày 06/02/2001 của Hội Đồng
Quản Trị tổng công ty xi măng Việt Nam về quyết định đầu tư dự án xí nghiệp sản
xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng do công ty cổ phần vật liệu xây dựng Đà Nẵng làm chủ
đầu tư.

- Xét quyết định phòng tổ chức lao động công ty và tổng giám đốc công ty cổ
phần vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng. Công văn số 1571 – TCLĐ ngày 25
tháng 05 năm 2004 và công văn 1842/TCY.
TCLĐ ngày 17/06/2004 về việc đề nghị thành lập xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi
măng.

Quá trình phát triển:
Từ khi thành lập, xí nghiệp đã bám sát nhiệm vụ chính của Bộ giao. Tổ chức hoạt
động của đơn vị được củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất ngày càng lớn mạnh và giữ
vững bảo toàn được vốn và hoạt động ngày càng có hiệu quả cao qua các năm. Đến
nay, xí nghiệp đã có cơ sở vật chất tương đối vững mạnh, đội ngũ cán bộ công nhân
lành nghề, đời sống của công nhân cải thiện rõ rệt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng
với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cùng với sự đồng lòng của nhân viên trong xí nghiệp,
xí nghiệp đã từng bước vượt qua thử thách và tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Tuy nhiên để phát triển cao hơn nữa để trở thành một doanh nghiệp lớn có uy tín
vững chắc trên thị trường đòi hỏi xí nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với
thị trương ngày càng đổi mới với sức cạnh tranh ngày càng cao hơn.
2.1.2. Đặc điểm về ngành sản xuất tại công ty
Sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất là vỏ bao bì KPF gồm một lớp PP giữa hai lớp
giấy KRAFT với các yêu cầu kĩ thuật tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới.

Sơ đồ quy trình sản xuất vỏ bao xi măng.
SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 12

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Giấy Kraft

In, đục lỗ

Gập

May

In dấu

Mành kc

Tạo ống

van

bao

giáp lai

Nhập
kho

Vỏ bao xi
măng

KPC

Mành CP và giấy Kraft từ Container và ô tô xuống ( chủ yếu bằng sức khỏe)
mành được xe nâng chất thành từng hàng trong kho. Hàng ngày mành từ kho được xe
nâng đưa vào giá đỡ máy tạo ống, sau đó mành được in và đục lỗ ở hai bên hông và
mặt trên vỏ bao, rồi được tạo ống sau đó bao được cắt theo kích thước của khách hàng.
Bao sau khi cắt được chia thành hai hướng: chạy ra máng trên và máng dưới, sau đó
được xếp lên xe, đẩy tới bộ phận gập van, sau khi gập van xong đưa vào may lại đầu
vỏ bao, vỏ bao sau khi may xong chở tới máy in dấu giáp lai là công đoạn cuối cùng
của sảm phẩm bao bì. Bao bì dấu giáp lai được xếp một trăm cái để đưa vào máy ép
kiện , ép thành một cục, lúc này vỏ bao được nhập kho.
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a.Chức năng
Kinh doanh sản phẩm chính là vỏ bao bì KPK gồm một lớp PP giữa hai lớp
giấy KRAFT với các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới. Có thể
sản phẩm che bạt khi thị trường yêu cầu.
Công nghệ và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến với các thiết bị chính gồm hệ thống tạo sợi,
hệ thống máy dệt tròn, tráng, ép vải dệt PP/PT , và giấy KRAFT, hệ thống in, tạo ống
và cắt ống, hệ thống khâu bao tự động, các thiết bị phụ trợ như máy nén khí, ép, đóng
kiện.
Liên doanh, liên kết và hợp tác đầu tư với các tổ chức quốc tế và các cá nhân
để tổ chức sản xuất , gia công các mặt hàng trong phạm vi của xí nghiệp.
b.Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị, tổ chức thực
hiện hiệu quả cả kế hoạch đó.
Thực hiện hạch toán, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng
hợp lý lao động, tài sản vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh, chấp
hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách của nhà
nước.
Thực hiện chính sách, chế độ pháp luật nhà nước về giao dịch đàm phán, ký kết
thực hiện hợp đồng kinh tế, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất để tang năng lực và
mở rộng mạng lưới kinh doanh.


SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 13

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho dội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu
cầu kinh doanh cho xí nghiệp.
Sử dụng năng lực máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất ký thuật và lao động một
cách hợp lý.
2.1.4.Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 14

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

- CHI BÔ

PHÓ GIÁM ĐỐC

- CÔNG ĐOÀN
- ĐOÀN THANH NIÊN

PHÒNG TC
KẾ TOÁN
PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

TỔ

ĐIỆN

TỔ
TỔ

TỔ DỆT
VẢI

TẠO

TỔ
TRÁNG

MÀNH
DỆT


MÀNH

GẬP
VAN

TỔ
HOÀN
THIỆN

……………………………………………………………………………
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh, là
người lập ra kế hoạch và là người ra quyết định kinh doanh, quyết định về nhân sự,
điều hòa quá trình hoạt động của xí nghiệp theo đúng pháp luật đồng thời giám đốc
quản lí và bảo quản tất cả tài sản, tiền vốn lao dộng trong xí nghiệp.
- Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo và tham mưu trực tiếp cho giám đốc. Quản lí điều
hành bộ phận kĩ thuật của xí nghiệp, trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực , quy trình công nghệ,
chất lượng sản phẩm, tiêu thụ và thay thế điều hành khi giám đốc đi công tác.
- Phòng tài chính – kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính,
theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Phòn tài chính - kế toán chịu sự quản
lí trực tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ tính toán cân đối thu chi, lãi lỗ, kết quả kinh
doanh và lập kế hoạch tài chính báo cáo lên công ty.
- Phòng tổng hợp : Quản lí quá trình sản xuất, chịu sự trực tiếp của phó giám đốc.
- Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự, đào tạo
bồi dưỡng cán bộ, có nhiệm vụ tính lương, giải quyết các chế độ chính sách trong xí
nghiệp.
- Chi bộ, đoàn thanh niên, công đoàn: Hoạt động nhằm giúp cho xí nghiệp có cơ hội
đoàn kết, thắt chặt, quan tâm nhu cầu của công nhân viên.

- Tất cả các tổ trong xí nghiệp: Như tổ cơ điện, tổ tạo sợi,tổ dệt vải mành… đều chịu
sự quản lí trực tiếp của phó giám đốc. Các tổ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
và có sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ hơn.
2.2. Đánh giá thực trạng về tình hình tài chính của xí nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 15

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

2.2.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của xí nghiệp qua BCĐKT
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp qua ba năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Giá
trị

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011


TT
(%)

Giá trị

TT
(%)

Giá trị

TT
(%)

Tuyệt
đối

Tương
đối

Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt
Đối

Tương
đối(%)

A.Tài sản ngắn hạn

18951,94


27,57

24.572,21

35,18

45.125,29

57,15

5.620,27

29,66

20.553,08

83,64

I. Tiền và các khoản
tương đương tiền

5.554,80

8,08

1.999,80

2,86

4.436,49


5,62

(3.555,00)

(64,00)

2.436,69

121,85

II. Các khoản
phải thu

2.114,64

3,08

10.114,75

14,52

29.813,88

37,76

8.030,11

379,74


19.669,13

194,46

10.758,38

15,65

11.375,23

16,28

9.523,25

12,06

616,85

5,73

(1.851,99)

(16,28)

IV.Tàisản
ngắn hạn
khác

524,12


0,76

1.052,43

1.51

1351,68

1,71

528,31

100,80

299,25

28,43

B.Tài sản
dài hạn

49.798,47

72,43

45.281,24

64,82

33.837,14


42,85

(4.517,23)

(9,07)

(11.106,41)

(24,53

I.Tài sản
cố định

49.697,24

77,29

45.490,94

63,69

33.384,53

42,28

5.206,30

(10,48)


(11.106,41)

(24,41)

101,23

0,15

790,31

1,13

452,61

0,57

689,08

680,70

(337,69)

(42,73)

III.Hàng
tồn kho

II.Tài sản
dài hạn khác
Tổng cộng TS


68.750,41

100

69.853,45

100

78.962,43

100

1.103,05

1,60

9.108,98

13,04

A.Nợ phải trả

52.608,45

76,52

51.838,75

74,21


64.064,94

81,13

(769,70)

(1,46)

12.226,18

23,59

I. Nợ ngắn hạn

41.139,81

16,68

44.377,20

63,53

59.138,03

74,89

3.237,39

7,87


14.760,83

33,26

Nợ ngắn hạn không
tính nợ vay

41.139,81

16,68

44.377,20

63,53

59.138,03

74,89

3.237,39

7,87

14.760,83

33,26

II.Nợ dh


11.468,84

16,68

7.461,55

10,68

4.926,91

6,24

4.007,09

(34,94)

2.534,64

33,97

B.Vốn chủ sở hữu

16.141,95

23,48

18.014,70

25,79


14.897,50

18,87

1.872,75

11,60

(3.117,20)

(17,64)

I.Vốn chủ sỡ hữu

16032,05

23,32

17825,75

25,52

14.639,43

18,54

1.793,70

11,19


(3.186,32)

17,87

II.Nguồn kinh phí
và các quỹ khác

109,90

0,16

188,95

0,27

258,07

0,33

79,05

71,93

69,12

36,58

68750,41

100


69.853,45

100

78.962,43

100

1.103,05

1,60

9,108,98

13,04

Tổng cộng vốn

( Nguồn: Dựa vào BCĐKT của Xí nghiệp qua 3 năm)
Qua bảng số liệu 2.1 trên ta thấy, quy mô của xí nghiệp tăng dần qua ba năm.Năm
2012 tăng 1.103,04 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 1.016% và năm 2013 tăng
thêm 9108,98 triệu đồng so với 2012, tương ứng là 113,04%.
Do:
-Biến động tài sản : Tổng tài sản có xu hướng tăng từ 2011 sang 2012 và tăng mạnh
trong năm 2013.Tốc độ tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 là 101,6% và năm

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 16


Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

2013 tiếp tục tăng lên 113,04% so với năm 2012. Việc tổng tài sản tăng là do tổng tài
sản ngắn hạn của xí nghiệp, còn tài sản dài hạn giảm cả về mặt giá trị lẫn tỉ trọng.
- Tài sản ngắn hạn : Có sự biến động theo xu hướng tăng lên.
Năm 2012, TSNH tăng lên 5620,27 triệu đồng. Sang năm 2013 tăng mạnh lên
20.553,08 triệu đồng so với 2012. Đó là do sự thay đổi của các tài sản ngắn hạn và cụ
thể là:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền : Tiền chiếm tỷ trọng tương đối thấp về mặt kết
cấu, năm 2011 khoản mục này chiếm 8,08% trong cơ cấu tài sản nhưng qua năm 2012
nó chỉ chiếm 2,86% và tăng lên lại 5,62% trong năm 2013.
Nguyên nhân giảm năm 2012 chủ yếu là do xí nghiệp đã không giữ quá nhiều tiền mặt
và để tồn đọng tiền gửi trong ngân hàng lớn mà đã đưa nó vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm khai thác tối đa tinh sinh lời của tiền mặt.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm và chiếm tỉ trọng
tương đối trong tổng tài sản. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8030,11
triệu đồng, tăng 397,74 % so với 2011 và chiếm tỷ trọng 14,52% trong tổng tài sản.
Năm 2013, tốc độ tăng khoản phải thu tăng là 193,88% so với năm 2012 nhưng giá trị
lại tăng cao hơn tương ứng 19669,13 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 37,76 % trong tổng
tài sản. Điều đó chứng tỏ vốn của xí ngiệp bị các đối tượng bên ngoài chiếm dụng
nhiều do trong năm 2013 xí nghiệp đẩy mạnh chính sách bán chịu nhằm tăng sản
lượng tiêu thụ. Như vậy, Xí nghiệp cần có những biện pháp thu hồi các khoản nợ đúng
hạn để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều.
+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn hơn TSNH do xí nghiệp hoạt động sản xuất nên

phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, tránh tình trạng biến động giá
nguyên vật liệu. Năm 2011 là 15.65% tăng lên 16,28% năm 2012 nhưng đến năm 2013
lại giảm xuống 12,06%. Nguyên nhân là do năm 2012 giá cả của nguyên vật liệu trên
thị trường biến động mạnh mà cụ thể là giá cả của các loại hạt nhựa tăng cao ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, vì vậy xí nghiệp phải dự trữ
nguyên vật liệu để tránh biến đổi. Còn trong năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống vì
việc dự trữ nguyên vật liệu là không cần thiết vì giá nguyên liệu đầu vào khá ổn định,
điều này cho thấy công ty đang dần cơ cấu lại tài sản ngắn hanjtheo hướng tăng tính
thanh khoản khi năng dần tỷ trọng khoản phải thu và giảm dàn tỷ trọng hàng tồn kho.
+ TSNH khác của xí nghiệp có xu hướng giảm cả về giá trị và tỉ trọng. Năm 2011,
TSNH khác là 528,32 triệu đồng và năm 2012 còn 299,25 triệu đồng.

Nhìn chung qua ba năm, xí nghiệp tăng quy mô, đặc biệt là mức tăng nợ phải
thu. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu tích cực về tài sản ngắn hạn trong kỳ, các
khoản phải thu tăng làm cho xí nghiệp gia tăng các khoản vốn tồn đọng nên không
phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 17

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh


Tài sản dài hạn: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, tỷ trọng tài

sản dài hạn chủ yếu là tỷ trọng của TSCĐ và có xu hướng giảm dần qua 3 năm.
+ Tài sản cố định: lượng tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, năm
2011 là 49.697,24 triệu đồng năm 2012 là 44.490,94 triệu đồng và năm 2012 chiếm
63,69% và năm 2013 là 33.384,53 triệu đồng chiếm 42,85%. Tỷ trọng tài sản chiếm tỷ
trọng lớn cho thấy xí nghiệp rất chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu, trang thiết bị khoa
học kỹ thuật cho việc sản xuất kinh doanh
+ Tài sản dài hạn khác: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ tài sản và có sự
biến động. Năm 2012 TSDH khác chiếm 1,13% tăng 680,78% so với năm 2011 ứng
với lượng tăng là 689,08 triệu đồng và năm 2013, TSDH khác chiếm 0,57% giảm
42,73% so với năm 2011 ứng với lượng giảm là 337 ,69 triệu đồng.
Như vậy, qua ba năm ta thấy xí nghiệp có những hướng thay đổi phù hợp theo
hướng giảm dần tỷ trọng tài sản dài hạn và tăng dần tỷ trọng ngắn hạn. Điều này cho
thấy xí ngiệp đầu tư mạnh vào sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Biến động nguồn vốn : Nguồn vốn của xí nghiệp cũng tăng qua ba năm. Năm
2012, tăng nhẹ 1,60% tương đương với số tiền là 103,05 triệu đồng, năm 2013 tăng
mạnh lên 13,04% tương đương với số tiền 9.108,98 triệu đồng.
- Nợ phải trả : Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của xí nghiệp, nợ phải
trả chiếm 76,52% trong năm 2011, 74,21% vào năm 2012 và 81,13% trong năm 2013.
+ Nợ ngắn hạn : Biến động theo xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2012 tăng
7,87% ứng với số tiền 3.237,39 triệu đồng so với 2011. Năm 2013, nợ ngắn hạn tăng
33,26%, ứng với số tiền là 14.760,83 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do xí nghiệp tận
dụng được các khoản nợ người bán, lương nhân viên và phải trả nội bộ đều tăng.
+ Nợ dài hạn : Năm 2012 chiếm tỷ trọng 10,68% giảm 39,94% so với năm
2011, tương đương với số tiền 4.007,09 triệu đồng. Năm 2013, nợ dài hạn chiếm
6,24% giảm 33,97% so với năm 2012, tương đương với số tiền 2.534,64 triệu đồng.
-Vốn chủ sỡ hữu : Chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng các nguồn tài trợ xí
nghiệp lần lượt: 23,48% ;25,79%;18,87%. Xí nghiệp đang rơi vào tình trang mất tự
chủ về mặt tài chính. Năm 2011, giá trị VCSH của xí nghiệp là 16.032,05 triệu đồng.
Năm 2012 VCSH của xí nghiệp tăng với tốc độ tăng là 11,60% so với 2011, ứng với
lượng tăng 1.872,75 triệu đồng.

2.2.2.Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả HĐKD
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1.DTbán hàng và

Năm
2011
Giá trị

Năm
2012
Giá trị

Năm
2013
Giá trị

77.175,68

85.795,92

94.208,66

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 18

Chênh lệch
2012/2011

Tuyệt
Tương
đối
đối %
8.602,24
11,17

Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối
8.412,74

Tương đối
%
9,81

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CCDV
2.Các khoản giảm trừ
3.DTT về
BH&CCDV
4.GVBH
5.Lợi nhuận gộp về
BH và CCDV
6.Doanh thu từ hoạt
động tài chính
7.Chi phí
tài chính

Trong đó chi phí lãi
vay
8.CPBH
9.CPLDN
10.Lợi nhuận thuần
từ HDKD
11.Thu thập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận
Khác
14.Lợi nhuận kế
toán trước thuế
15. Thuế
TNDN
16.LNST
thu nhập
doanh nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

_

_

_

_

_


_

_

77.175,68

85.795,92

94.208,66

8.602,24

11,17

8.412,74

9,81

71.262,52

74.666.06

85.935,35

3.403,55

4,78

11.269,28


15,09

5.913,17

11.129,86

8.273,32

5.216,69

88,22

(2856,54)

(25,67)

76,21

54,20

72,76

(22,01)

(28,88)

18,56

34,25


1.314,38

696,93

405,68

(617,45)

(46,98)

(291,25)

(41,79)

1.314,38

696,93

405,68

(617,45)

(46,98)

(291,25)

(41,79)

1.080,43
1.799,42


1.161,75
3.407,96

1.262,68
2.928,92

81,33
1.628,54

7,53
91,52

100,93
(479,04)

8,69
(14,06)

1.825,15

5.917,42

3.748,79

4.102,27

226,00

(2168,62)


(36,65)

810,50
35,30

538,10
25,61

881,08
50,47

(272,40)
(9,70)

(33,61)
(27,47)

342,98
24,86

63,74
97,09

775,19

512,49

830,61


(262,70)

(33,89)

318,11

62,07

2.590,34

6429,91

4579,40

3839,56

148,23

(1850,51)

(28,78)

647,59

1607,48

1144,85

959,89


148,23

(462,63)

(28,78)

1942,76

4.822,43

3.433,55

2.879,67

148,23

(1.387,88)

(28,78)

( Nguồn: Dựa vào BCKQHĐKD của Xí nghiệp qua 3 năm )
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ : Có xu hướng tăng qua các
năm nhưng tốc độ khác nhau. Năm 2012 tăng 11,47% so với 2011 tương ứng với
lượng tăng là : 8.620,24 triệu đồng trong khi đó 2013 tăng 9,81% tương ứng với
8.412,74 triệu đồng so với 2012.
- GVHB : Tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với 2012 là
15,09% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 2012 với năm 2011 là 4,78%.
Nguyên nhân là do giữa năm 2012 xí nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên phải
tuyển thêm công nhân và đào tạo công nhân.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ : Lợi nhuận của xí nghiệp

tăng khá mạnh, tốc độ tăng là 88,22% so với năm 2011 tương đương với số tiền
5.216,69 triệu đồng.
- DT và CPHĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm 28,88% so
với năm 2011, tương đương với lượng giảm là 22,01 triệu đồng, trong khi đó năm
2013 tăng 34,25% với lượng tăng là 18,56 triệu đồng so với năm 2012. Bên cạnh chi
phí tài chính giảm qua ba năm, tốc độ giảm năm 2012 so với 2011 là 46,98% tương

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 19

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

đương với lượng giảm là 617,45 triệu đồng và năm 2013 với lượng giảm là 291,25
triệu đồng chi phí tài chính của xí nghiệp chủ yếu là chi phí lãi vay.
- CPBH : Chi phí năm 2012 đạt 1.161,75 triệu đồng tang 7,53% so với 2011.
Sang 2013, CPBH đạt 1.262,68 triệu đồng tăng 8,69% so với 2012.
- CPQLDN : Chênh lệch tăng năm 2012 so với năm 2011 là 91,52% tương
đương với số tiền 1.628,54 triệu đồng, chênh lệch giảm năm 2013 so với năm 2012 là
14,06%, tương đương với số tiền 497,04 triệu đồng.
- Lợi nhuận thuần từ HĐKD : Lợi nhuận thuần năm 2012 tăng 266,00% so với
năm 2011, trong khi đó lợi nhuận thuần của năm 2013 giảm 36,65% tương đương với
số tiền 2.168,62 triệu đồng.
- Thu thập, CP và LN khác : Thu thập giảm trong năm 2012 so với năm 2011
là 33,61% với lượng giảm là 272,40 triệu đồng và chênh lệch tăng của năm 2013 so

với năm 2012 là 63,74% tương ứng với lượng tăng 342,98 triệu đồng. Theo đó, CP
khác cũng giảm xuống 9,70 triệu đồng trong 2012 và tăng lên 24,86 triệu đồng trong
năm 2013. Điều này dẫn tới lợi nhuận khác giảm 262,70 triệu đồng trong năm 2012
nhưng vẫn đem lại cho xí nghiệp một khoản lợi nhuận là 4.579,40 triệu đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp : Năm 2012 xí nghiệp nộp thuế thu nhập là
1.607,48 triệu đồng và năm 2013 chỉ phải nộp thuế thu nhập là 1.144,85 triệu đồng.
- Lợi nhuận sau thuế : LNST năm 2012 tăng 148,23% so với năm 2011, tương
đương với số tiền 2.879,67 triệu đồng và năm 2013 giảm 28,78% tương đương với số
tiền là 1.378,88 triệu đồng.
2.2.3.Nội dung phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp
2.2.3.1Phân tích kết cấu tài sản
Bảng 2.3. Bảng phân tích kết cấu tài sản
Chỉ Tiêu
A.Tài sản
ngắn hạn
I. Tiền
II. Các khoản
phải thu
III. Hàng tồn
kho
IV. Tài sản
ngắn hạn khác
B.Tài sản
dài hạn
I. TSCĐ
II. TSDH khác
Tổng tài sản

Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Giá trị

Giá trị

Giá trị

18.951,94

24.572,21

45.125,29

5.554,80

1.999,80

4.436,49

2.114,64

10.114,75

29.813,88

10.758,38


11.375,23

9.523,25

524,12

1.052,43

1.351,68

49.789,47

45.281,24

33.837,14

49.697,24
101,23
68.750,41

45.490,94
790,31
69.853,45

33.384,14
452,61
78.962,43

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân


Trang 20

Đơn vị tính
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. GVHB
2. HTK bq
3. DT
4. KPT bq
5. Nguyên giá
TSCĐ bq
6. Tỷ trọng
HTK (1/2)
7. Tỷ trọng
KPT (3/4)
8. Tỷ trọng
TSCĐ (3/5)


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

71.262,52
10.758,38
77.175,68
2.114,64

74.666,06
11.066,805
85.795,92
6.114,695

85.935,35
10.449,24
94.208,66
19.964,315

49.697,24

47.594,09

78.875,47

6,62

6,75

8,22

36,50


14,03

4,72

1,55

1,80

1,19

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Lần
Lần
Lần

( Nguồn: Thống kê từ BCĐKT của Xí nghiệp qua 3 năm )

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của xí nghiệp. Do hoạt
động chủ yếu của công ty là thương mại nên phần lớn tài sản của xí nghiệp tập trung
vào tài sản cố định.

Trong hai năm đầu tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản ngắn hạn, cụ
thể là năm 2011 TSDH 49.798,47 còn TSNH 18.951,94, năm 2012 TSDH
45.281,24,giảm 4517,23 triệu đồng so với năm 2011, TSNH là 24.572,21 tăng
5.620,27 triệu đồng so với 2011. Nhưng sang năm 2013, tỷ trọng TSDH lại chiếm thấp

hơn, cụ thể là 33.837,14 tương ứng với lượng giảm là 11.444,1 triệu đồng so với 2012
và TSNH là 45.125,29 tăng 20.553,08 triệu đồng , đồng nghĩa với việc tỷ trọng TSNH
có xu hướng tăng dần qua ba năm. Điều này cho thấy thời gian này xí nghiệp tăng
cường quy mô mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng. Bên cạnh đó, TSDH có xu hướng
giảm là do mức khấu hao TSCĐ tăng dần qua các năm làm cho TSCĐ giảm dần.

Tỷ trọng hàng tồn kho ngày càng tăng chứng tỏ công việc kinh doanh của công
ty là tốt, khả năng hoán chuyển hàng tồn kho thành tiền cao. Cụ thể là năm 2011 tỷ
trọng là 6,62%, qua năm 2012 tỷ trọng tăng lên là 6.75% tăng với lượng 0.13 lần. Đến
năm 2013, thì tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên là 8,22% tăng lên với lượng là 1,47%.

Tỷ trọng khoản phải thu ngày càng giảm chứng tỏ tiền thu về quỹ lâu hơn, kỳ
thu tiền dài hơn, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Cụ thể là năm 2011 là
36,50%, năm 2012 là 14,03% giảm 22,47% so với năm 2011, và đến năm 2013 giảm
mạnh xuống 4,72% tương ứng là 9,31%.

Tỷ trọng TSCĐ tại năm 2011 là 1,55% qua đến năm 2012 thì tăng lên 1,80%
tăng lên 0,24% và năm 2013 thì giảm xuống 1,19% tương ứng mức là 0,61%. Hay mặt
khác, năm 2011 cứ 100 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra 1.55 đồng doanh thu thuần, năm 2012 cứ 100 đồng nguyên
giá tài sản cố định bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,8 đồng.
SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 21

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Đến năm 2013, cứ 100 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân đưa vào hoạt động
sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,19 đồng doanh thu thuần.
2.2.3.2.Phân tích kết cấu nguồn vốn

Bảng 2.4. Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn
Chỉ Tiêu

Đơn Vị Tính

1.Nợ phải trả
Triệu đồng
2 Nợ dài hạn
Triệu đồng
3.Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
4.Tổng tài sản
Triệu đồng
5.LNTTvà lãi vay
Triệu đồng
6.Lãi vay
Triệu đồng
7. NVTX ( 2+3)
Triệu đồng
8. NVTT
Triệu đồng
9.Tổng nguồn
Triệu đồng
vốn

10.Tỷ số nợ (1/3)
%
11.Tỷ số tự tài trợ
%
(2/3)
12.Tỷ số nợ trên
Lần
VCSH (1/2)
13. Tỷ số nguồn
%
vốn tạm thời (8/9)
14. Tỷ số nguồn
vốn thường xuyên
%
(7/9)
15. Tỷ suất
VCSH/NVTX
%
(3/7)
9.Khả năng trả lãi
Lần
vay (4/5)
SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Năm 2011
52.608,45
11.468,84
16.141,95
68.750,41
3.904,72

1.314,38
27.610,79
41.139,81

Giá trị
Năm 2012
51838,75
7.461, 55
18.014,45
69.853,45
7.126,84
696,93
25.476
44.377,20

Năm 2013
64.064,94
4.926,91
14.897,50
78.962,43
4.985,08
405,68
19.824,41
59.138,03

68.750,41

69.853,45

78.962,43


76,52

74,21

81,13

23,48

25,79

18,87

3,26

2,88

4,30

59,84

63,53

74,89

40,16

36,47

25,11


58,46

70,71

75,15

2,97

10,2

12,2

Trang 22

Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của doanh nghiệp )

Qua bảng số liệu 2.4 trên ta thấy xí nghiệp sử dụng chủ yếu là nợ. Năm 2011, tỷ
số nợ chiếm 76,52% tổng tài sản của xí nghiệp, phần vốn góp của chủ sở hữu chỉ có
23,48% nghĩa là nợ gấp 3,26 lần vốn chủ sở hữu. Năm 2012, tỷ số nợ giảm nhẹ xuống
74,21% và chủ vốn chủ sở hữu tăng lên 25,79%. Đến năm 2013, xí nghiệp lại huy
động thêm nợ làm cho tỷ số nợ tăng lên 81,13% sự tăng lên của tỷ số nợ đồng nghĩa
với việc giảm đi của tỷ số tự tài trợ, tỷ số tự tài trợ giảm xuống còn 18,87%, lúc này nợ

đã gấp 4,3 lần vốn chủ, tính tự chủ của xí nghiệp đã bị giảm. Tỷ số nợ còn cho biết,
trong năm 2013 trung bình một đồng vốn kinh doanh mà xí nghiệp sử dụng có 81,13
đồng vốn vay và 18,87 đồng VCSH. Theo như nghiên cứu thì xí nghiệp hầu như
không có khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn ít mà chủ yếu chiếm dụng bên thứ ba, phải
trả nội bộ, lương phải trả cho công nhân viên, các khoản phải trả nộp khác chưa đến
hạn thanh toán, không làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Xí nghiệp.
- Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên ngày càng giảm cho thấy doanh nghiệp chưa
có sự ổn định đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chịu áp lực thanh toán
nguồn tài trợ này trong ngắn hạn.Cụ thể là năm 2011 tỷ suất chiếm 40,16% qua năm
2012 còn 36,47% giảm 3,69 lần so với năm trước. Qua năm 2013, tỷ suất giảm xuống
còn 25,11%, giảm11,36 lần so với năm 2012.
- Tỷ suất nguồn vốn tạm thời ngày càng tăng cho thấy doanh nghiệp không có
sự ổn định về nguồn vốn. Cụ thể năm 2011 tỷ suất chiếm 59,84%, đến năm 2012 thì tỷ
suất nguồn vốn tạm thời chiếm 63,53%, tăng 3,69 lần so với năm 2011. Qua năm 2013
thì tỷ suất nguồn vốn tạm thời là 74,89%, tăng 11,36 lần so với năm trước.
- Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên qua 3 năm là tăng, cho
thấy tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Năm 2011 tỷ suất chiếm 58,46%, năm 2012 tỷ
suất chiếm 70,71% tăng 12,25 lần so với năm 2011, năm 2013 tỷ suất là 75,15% tăng
4,44 so với năm trước.
- Khả năng trả lãi của xí nghiệp tăng cao qua các năm, năm 2011 cứ 1 đồng lãi
vay đượcc đảm bảo bằng 2,97 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2012 là 10,23
đồng lợi nhuận trước thuế, đến năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 12,29. Hiệu quả sử dụng
vốn vay rất tốt, đồng thời hiệu quả sử dụng tài chính là cao. Phần lợi nhuận được sử
dụng để trả lãi vay và phần còn lại thì dùng để tích luỹ cho vốn chủ sỡ hữu.
2.2.3.3.Phân tích cân bằng tài chính trong xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà
Nẵng

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Trang 23


Lớp: TCDN1_12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ái Linh

Bảng 2.5. Bảng phân tích cân bằng tài chính
ĐVT: triệu đồng
Chỉ Tiêu
1.TSNH
2.NNH
3.VLĐR (1-2)
4. TSNH khác
5. HTK thuần
6.KPT
7. NNH không kể
nợ vay
8.NCVLĐR
9.NQR (3-8)

Năm 2011
18.951,94
41.139,81
(22.187,87)
524,12
10.758,38
2.114,64


Giá trị
Năm 2012
24.572,21
44..377,20
(19.804,99)
1.052,43
11.375,23
10.144,75

Năm 2013
45.125,29
59.138,03
(14.012,74)
1.351,68
9.523,25
29.813,88

41.139,81

44.377,20

59.138.03

(27.742,67)
5.554,8

(21.804,79)
1.999,8

(18.449,22)

4.436,48

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của xí nghiệp qua 3 năm )

Cân bằng tài chính trong dài hạn
Xí nghiệp mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Doanh nghiệp gặp áp lực thanh
toán nợ trong ngắn hạn. Ở năm 2011 là (22.187,87), đến năm 2012 được cải thiện hơn
là (19.804,99), và đến năm 2013 là (14.012,74). Nhưng xí nghiệp đang dần cải thiện
tình hình, vốn lưu động ngày càng tăng.

Cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Ngân quỹ ròng của xí nghiệp dương thể hiện xí nghiệp đã cân bằng tài chính trong
ngắn hạn. Trong năm 2011, NQR = 5.554,8, nhưng đến năm 2012 thì NQR = 1.999,8
Và tới năm 2013, NQR lại tăng lên 4.436,48. Xí nghiệp đã giữ được cân bằng tài chính
trong ngắn hạn, không gặp áp lực thanh toán ngắn hạn.
2.2.3.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của xí nghiệp

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ Tiêu

ĐVT

SVTH: Phạm Thị Bích Ngân

Năm 2011
Trang 24

Giá Trị
Năm 2012


Năm 2013
Lớp: TCDN1_12


×