Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CÁC CHIẾN lược CHIẾN TRANH của mĩ áp DỤNG ở MIỀN NAM VIỆT NAM và CUỘC CHIẾN đấu của NHÂN dân MIỀN NAM từ 1961 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.16 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN

Chuyên đề ôn thi đại học

CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MĨ ÁP
DỤNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN
ĐẤU CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM TỪ 1961-1973
TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ THƠM
MÔN: LỊCH SỬ
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN

Sông Lô, tháng 3 năm 2014

-1-


CHUYÊN ĐỀ:
CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MĨ ÁP DỤNG Ở MIỀN
NAM VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA NHÂN DÂN
MIỀN NAM TỪ 1961-1973
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
của lịch sử dân tộc có một vị trí khá quan trọng. Tìm hiểu phần kiến thức này,
chúng ta sẽ nắm được nội dung của các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã áp dụng
trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đồng thời, ta cũng biết được quá trình
nhân dân miền Nam đấu tranh và từng bước làm thất bại các chiến lược chiến tranh
đó.
Thời gian gần đây, các câu hỏi về giai đoạn chống Mĩ xuất hiện ngày càng đều
đặn trong các đề thi Đại học – Cao đẳng hàng năm. Chính vì vậy, việc tổ chức ôn
luyện cho học sinh về phần kiến thức này là luôn cần thiết. Qua đó, giúp các em có


được những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và kĩ năng nhận định, giải quyết các
dạng câu hỏi bài tập có liên quan.
Để giúp các em học sinh có được các kiến thức một cách có hệ thống về giai
đoạn lịch sử này, tôi đã nghiên cứu chuyên đề: “Các chiến lược chiến tranh của
Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam
từ 1961- 1973”
- Đối tượng bồi dưỡng của chuyên đề là học sinh lớp 12
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng của chuyên đề là 5 tiết
- Hệ thống các kiến thức sử dụng trong chuyên đề gồm các đơn vị kiến thức trong
SGK cơ bản, SGK nâng cao, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và một số tài liệu
nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cấu trúc của chuyên đề gồm 3 phần:
+Phần một: Đặt vấn đề
+Phần hai: Nội dung
+Phần ba: Kết luận

-2-


Phần hai: NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MĨ
VÀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM TỪ 1961- 1973
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA
MĨ TỪ 1961- 1965
1. Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
a. Hoàn cảnh
- Sau phong trào “Đồng khởi” nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chính trị và
vũ trang chống Mĩ và tay sai.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao đe dọa hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc.

Vì vậy, tổng thống Kennơđi của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam Việt Nam.
b. Âm mưu
-“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến
hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ
khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực
lượng cách mạng và nhân dân ta.
- “Dùng người Việt đánh người Việt”
c. Thủ đoạn
- Đề ra “Kế hoạch Xtalây- Taylo” với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam
trong vòng 18 tháng.
- Mĩ tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng quân đội Sài Gòn
- Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược” coi đây là xương sống, là quốc sách của
chiến lược
- Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) năm 1962
- Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực
lượng cách mạng, tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc, sử dụng các chiến
thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”…
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
2.1. Chủ trương
- Đế đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, năm 1961, Trung ương cục miền
Nam được thành lập và Quân giải phóng miền Nam ra đời
- Chủ trương là kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến công ở 3 vùng chiến
lược(rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị) và đánh địch bằng 3 mũi giáp công
(chính trị, quân sự và binh vận).
2.2. Những thắng lợi của quân dân miền Nam.
a.Trên mặt trận chống và phá “ấp chiến lược”:
- Diễn ra gay go quyết liệt với hàng chục triệu lượt người tham gia nhằm phá ấp
chiến lược đi đôi với xây dựng làng chiến đấu.


-3-


- Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức dồn dân lập ấp chiến lược nhưng chỉ thực hiện
được 1 phần kế hoạch:
+Cuối 1962: cách mạng vẫn kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân
+6/1965 địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp →ấp chiến lược bị phá sản về cơ bản
b. Trên mặt trận đấu tranh chính trị
- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà
Nẵng nổi bật là đấu tranh của các tín đồ Phật giáo và “ đội quân tóc dài”
- 5/1963, hàng vạn tăng ni phật tử ở Huế biểu tình, Hòa thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu tại Sài Gòn gây xúc động mạnh trong nhân dân…
- Phong trào ngày càng phát triển đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền
Ngô Đình Diệm (11/1963 bị lật đổ)
c. Trên mặt trận quân sự:
-1961-1962, Quân giải phóng đầy lùi nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu
D, căn cứ U Minh…
- Chiến thắng Ấp Bắc:
+2/1/1963 quân dân ta đánh bại cuộc hành quân của địch vào thôn Ấp Bắc( Mĩ
Tho)
+Chiến thắng này cho thấy sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng
miền Nam; bước đầu đánh bại chiến thuật “ trực thăng vận”, “thiết xa vận” của
địch; chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến
tranh đặc biệt”. Mở ra phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trên khắp
miền Nam.
- Các chiến dịch tiến công địch 1964- 1965:
+12/1964 mở màn là trận đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa)
+Tiếp đó là chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Q. Ngãi), Đồng Xoài (B.
Phước)
d. Ý nghĩa:

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại hoàn toàn.
- Là thất bại có tính chất chiến lược lần 2 của Mĩ, buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược
chiến tranh trực tiếp đưa quân vào miền Nam.
II. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA
MĨ TỪ 1965- 1968
1. Chiến lược « Chiến tranh cục bộ »
*Hoàn cảnh :
- Đầu năm 1965, đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”, Giônxơn đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
ồ ạt đưa quân viễn chinh, quân chư hầu cùng vũ khí và phương tiện chiến tranh
hiện đại vào miền Nam Việt Nam
- Chiến lược “chiến tranh cục bộ” chính thức bắt đầu từ giữa năm 1965 đến 1968
*Âm mưu :
- Đây là hình thức xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ,
quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan
trọng và không ngừng tăng lên về số lượng lẫn trang bị.
-4-


- Mục tiêu của Mĩ là cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ
trang của ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
*Thủ đoạn :
- Mĩ đã mở hàng loạt cuộc hành quân lớn với mục tiêu “tìm diệt và bình định”
nhằm vào các căn cứ cách mạng:
- Mở đầu là cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “Ánh sáng sao”, đánh vào căn cứ
của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Tiếp đó Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965 1966 và 1966 - 1967 với hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào
vùng “ đất thánh Việt Cộng”, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng
chiến của ta.
2. Chiến đấu chống « Chiến tranh cục bộ » của Mĩ

2.1. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
- Ngày 18/08/1965, sau khi chiếm được Chu Lai, Mĩ đã huy động hơn 9.000
lính thủy đánh bộ cùng với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại mở cuộc tấn
công vào Vạn Tường để “tìm diệt” lực lượng của ta.
- Tại đây, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân ta, sau một ngày
chiến đấu ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, tiêu diệt được hơn 900 tên,
phá hủy hàng chục xe bọc thép và máy bay của địch.
- Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho phong trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng
ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Và cho thấy ta có thể đánh bại chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
2.2. Đánh tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 –
1967
a. Trong Mùa khô 1965 - 1966
- Tháng 01/1965, Mĩ- ngụy tập trung lực lượng mở cuộc phản công lần thứ
nhất với 72 vạn quân. Địch mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc
hành quân “tìm diệt” then chốt, nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và
Liên khu V nhằm tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, “ bẻ gãy xương sống Việt
Cộng”, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Với thế trận chiến tranh nhân dân, bằng nhiều hình thức tác chiến khác nhau
đã chặn đánh địch ở khắp mọi hướng, tiến công địch ở mọi nơi.
- Trong 4 tháng mùa khô 1965 - 1966, ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 104.000
tên địch, trong đó có 42.000 quân Mĩ và 3500 quân đồng minh, bắn hạ 1430 máy
bay.
b. Trong Mùa khô 1966 - 1967
- Mùa khô 1966 - 1967, với lực lượng lên đến 980.000 quân (trong đó có
440.000 lính Mĩ và đồng minh), Mĩ đã mở cuộc phản công mùa khô lần thứ hai
nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bược ngoặt trong chiến
tranh.
- Chúng đã tiến hành 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 3 cuộc hành
quân “tìm diệt” then chốt:

+ At-tơn-bo-rơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (tháng 11/1966)
-5-


+ Xê-da-phôn đánh vào Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi (tháng 1/1967)
+ Gian-xơn-xiti đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (tháng 4/1967)
- Quân và dân Nam bộ đã phối hợp với các chiến trường khác đã mở hàng loạt
cuộc phản công, từng bước đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”
của địch; loại khỏi vòng chiến 151.000 tên, trong đó có 68.000 lính Mĩ và 5500
quân đồng minh, bắn hạ 1231 máy bay.
2.3. Đấu tranh chính trị phát triển
- Các vùng nông thôn ở miền Nam, quần chúng nổi dậy đấu tranh chống kìm
kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá vỡ từng mảng “ấp chiến lược” do chúng lập ra.
- Ở các thành thị, công nhân, học sinh, sinh viên, phật tử… đã nổi lên đấu
tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do, dân chủ, dân sinh…
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968
a. Hoàn cảnh :
- Sau 2 cuộc phản công mùa khô, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và
địch đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.
- Hơn nữa trong năm 1968, cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ diễn ra sẽ nảy sinh
những mâu thuẫn mà ta có thể lợi dụng được.
- Đảng đã chủ trương mở cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy” trên khắp chiến
trường miền Nam, chủ yếu là ở các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng
quân Mĩ - ngụy, buộc Mĩ phải rút quân về nước.
b. Diễn biến
- Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968( tết Mậu Thân), quân chủ lực của
ta đã đồng loạt tấn công và nổi dậy ở hầu khắp các đô thị miền Nam.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra qua 3 đợt : đợt 1 từ 30/1 đến

25/2 ;đợt 2 (4/5 – 18/6) và đợt 3 (17/8 – 23/9).
- Tại Sài Gòn : ta tấn công các vị trí đầu não như Tòa đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập…
c. Kết quả : địch bị choáng váng. Chỉ trong đợt 1 ta loại 147000 địch, trong đó
43000 lính Mĩ…
d. Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến
tranh, ngừng mọi hoạt động bắn phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở
Pari để chấm dứt chiến tranh.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước
III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓACHIẾN TRANH ”
VÀ « ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH » CỦA MĨ TỪ 1969- 1973

1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”
* Hoàn cảnh

-6-


- Sau thất bại của “ Chiến tranh cục bộ ”, Mĩ phải chuyển sang “ Việt Nam hóa
chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương nhằm thực hiện “Đông
Dương hóa chiến tranh”
- Thời gian tiến hành từ 1969- 1973
*Âm mưu:
- “ Việt Nam hóa chiến tranh ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới,
được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không
quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Rút dần quân Mĩ và đồng minh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
- Tiếp tục “Dùng người Việt đánh người Việt”

*Thủ đoạn:
- Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích gây chiến tranh xâm lược
Campuchia(1970) và tăng cường chiến tranh Lào (1971) nhằm “dùng người Đông
Dương đánh người Đông Dương”.
- Lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với 2 nước này nhằm hạn chế sự viện
trợ cho nhân dân ta.
2. Chiến đấu chống “ Việt Nam hóa chiến tranh ” và « Đông Dương hóa chiến
tranh »
a. Trên mặt trận chính trị, ngoại giao
- Thẳng lợi mở đầu, 6/6/1969, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam ra đời. Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, được 23
nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Tháng 4/1970, hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn
kết chống Mĩ.
- Ở thành thị, phong trào của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, châm ngòi nổ cho
phong trào của các tầng lớp khác.
- Ở nông thôn, đồng bằng, rừng núi…quần chúng nổi dậy chống bình định, phá ấp
chiến lược: 1971 cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp.
b. Trên mặt trận quân sự
- Từ tháng 4 đến tháng 6/1970 quân đội Việt Nam phối hợp với quân Campuchia
đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài
Gòn.
- Từ tháng 2 đến tháng 3/1971, quân Việt Nam phối hợp quân dân Lào đập tan
cuộc hành quân « Lam Sơn – 719 » của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.
3. Cuộc Tiến công chiến lược 1972
- Diễn biến:
30/3/1972 quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng Trị rồi phát triển ra
khắp miền Nam
-Kết quả:
Ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông

Nam Bộ.
- Ý nghĩa:

-7-


Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải
tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của “Việt
Nam hóa chiến tranh”)

B. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. DẠNG ĐỀ TRÌNH BÀY
1. Những lưu ý khi làm bài.
- Trình bày là tái hiện những vấn đề, những sự kiện, những hiện tượng lịch sử đúng
như nó đã từng diễn ra.
- Mục đích của dạng đề nay là nhằm khơi gợi, tái hiện lại những kiến thức cơ bản
mà học sinh cần nắm.
- Đây là mức độ nhận thức thấp và cũng là dạng đề phổ biến, hay gặp nhất trong
các đề thi
- Khi trình bày ta cần lựa chọn các sự kiện tiêu biểu, có chọn lọc,chính xác, khoa
học.
2. Một số đề minh họa
Câu 1: Trình bày âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành “Chiến tranh đặc
biệt” (1961- 1965) ở miền Nam?
→Hướng dẫn trả lời:
a. Âm mưu
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến
hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào
vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực
lượng cách mạng và nhân dân ta.

- “Dùng người Việt đánh người Việt”
b. Thủ đoạn
- Mĩ tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng quân đội Sài Gòn
- Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược” coi đây là xương sống, là quốc sách của
chiến lược
- Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực
lượng cách mạng, tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc, sử dụng các chiến
thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”…
Câu 2: Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ và giành được những thắng lợi như thế nào?
→Hướng dẫn trả lời:
*Trên mặt trận chống và phá “ấp chiến lược”:
- Diễn ra gay go quyết liệt với hàng chục triệu lượt người tham gia nhằm phá ấp
chiến lược đi đôi với xây dựng làng chiến đấu.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức dồn dân lập ấp chiến lược nhưng chỉ thực hiện
được 1 phần kế hoạch:
+Cuối 1962: cách mạng vẫn kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân
+6/1965 địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp
Như vậy, ấp chiến lược bị phá sản về cơ bản.
-8-


* Trên mặt trận đấu tranh chính trị
- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà
Nẵng nổi bật là đấu tranh của các tín đồ Phật giáo và “ đội quân tóc dài”
- 5/1963, hàng vạn tăng ni phật tử ở Huế biểu tình, Hòa thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu tại Sài Gòn gây xúc động mạnh trong nhân dân…
*Trên mặt trận quân sự:
-1961-1962, Quân giải phóng đầy lùi nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu
D, căn cứ U Minh…

- Chiến thắng Ấp Bắc: 2/1/1963 quân dân ta đánh bại cuộc hành quân của địch vào
thôn Ấp Bắc ( Mĩ Tho).
- Các chiến dịch tiến công địch 1964- 1965:
+12/1964 mở màn là trận đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa)
+Tiếp đó là chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài
(Bình Phước)
Câu 3:Đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” (1965- 1968) ở miền Nam? Quân dân ta đã giành được những
thắng lợi gì trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? Nêu ý
nghĩa của chiến thắng Vạn Tường (8/ 1965).
→Hướng dẫn trả lời:
a. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
*Âm mưu :
- Là hình thức xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân
Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò
quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng lẫn trang bị.
- Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta
về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
*Thủ đoạn :
- Mĩ đã mở hàng loạt cuộc hành quân lớn với mục tiêu “tìm diệt và bình định”
nhằm vào các căn cứ cách mạng:
- Mở đầu là cuộc hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ của ta ở Vạn Tường
(Quảng Ngãi).
- Tiếp đó Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô
1965 - 1966 và 1966 - 1967 với hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình
định” vào vùng “ đất thánh Việt Cộng”
b. Những thắng lợi của quân dân miền Nam
*Quân sự
- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) 18/8/1965.
Ý nghĩa: đã mở đầu cho phong trào “tìm Mĩ mà đánh,lùng ngụy mà diệt”

trên khắp miền Nam, cho thấy ta có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của Mĩ.
- Chiến thắng trong 2 mùa khô 1965- 1966 và 1966- 1967
*Chính trị:

-9-


- Các vùng nông thôn, quần chúng nổi dậy đấu tranh chống kìm kẹp, phá vỡ
từng mảng “ấp chiến lược”.
- Ở các thành thị, đã nổi lên đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do, dân chủ,
dân sinh…
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
Câu 4: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969- 1973) là gì? Nêu các thắng lợi
chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên mặt trận chính trị, ngoại
giao và quân sự trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
→Hướng dẫn trả lời:
a. Âm mưu và thủ đoạn
*Âm mưu:
“ Việt Nam hóa chiến tranh ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới,
được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không
quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Rút dần quân Mĩ và đồng minh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
- Tiếp tục “Dùng người Việt đánh người Việt ».
*Thủ đoạn:
- Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích gây chiến tranh xâm lược
Campuchia(1970) và tăng cường chiến tranh Lào (1971) nhằm “dùng người Đông

Dương đánh người Đông Dương”.
- Lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với 2 nước này nhằm hạn chế sự viện
trợ cho nhân dân ta.
b. Các thắng lợi chung.
*Chính trị, ngoại giao:
- Ngày 6/6/1969, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra
đời. Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, được 23 nước công nhận,
trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao
- Tháng 4/1970, hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn
kết chống Mĩ.
*Quân sự:
- Từ tháng 4 đến tháng 6/1970 quân đội Việt Nam phối hợp với quân Campuchia
đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài
Gòn.
- Từ tháng 2 đến tháng 3/1971, quân Việt Nam phối hợp quân dân Lào đập tan
cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.
II. DẠNG ĐỀ SO SÁNH, LẬP NIÊN BIỂU KIẾN THỨC
1. Những lưu ý khi làm bài
- Đây là dạng đề đòi hỏi học sinh từ những kiến thức cơ bản đã học phát hiện ra
những vấn đề mới, mối quan hệ, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử từ
đó rút ra kết luận.
- 10 -


- Đây là loại câu hỏi khá khó đối với học sinh. Câu hỏi này có ưu điểm giúp học
sinh củng cố, ôn tập lại kiến thức cũ.
- Dạng câu hỏi mất nhiều thời gian suy nghĩ với mục đích không chỉ giúp các em
bổ trợ kiến thức mà còn thấy rõ hơn mối quan hệ, tính hệ thống của các sự kiện
lịch sử.
- Khi làm bài so sánh, đối chiếu thì các em cần lựa chọn kiến thức tiêu biểu nhất,

ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính khoa học.
2. Một số đề minh họa
Câu 1: So sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ?
→Hướng dẫn trả lời:
a. Giống nhau
- Đều là hình thức xâm lược thực dân mới nằm trong chiến lược toàn cầu « Phản
ứng linh hoạt » của Mĩ.
- Mục đích nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
- Kết quả là đều bị phá sản
b. Khác nhau :
- Lực lượng :
+ “Chiến tranh đặc biệt” tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố
vấn Mĩ…
+ “Chiến tranh cục bộ” tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh và quân Sài
Gòn (quân Mĩ giữ vai trò quan trọng)
- Quy mô :
+ “Chiến tranh đặc biệt” thực hiện ở miền Nam
+ “Chiến tranh cục bộ” thực hiện ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc.
- Biện pháp :
+“Chiến tranh đặc biệt”: phát triển quân đội Sài Gòn, dồn dân lập ấp chiến lược.
+“Chiến tranh cục bộ” : mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định nhằm tiêu
diệt lực lượng cách mạng.
Câu 2: Hãy lập niên biểu kiến thức về 3 chiến lược chiến tranh của Mĩ thực
hiện từ 1961- 1973 theo tiêu chí về: tên chiến lược, hình thức, âm mưu, thủ
đoạn và phạm vi.
→Hướng dẫn trả lời:
Tên chiến
lược

Chiến
tranh đặc
biệt
1961-

Hình thức

Âm mưu

Xâm lược
thực dân
mới

- Tiến hành bằng quân
đội Sài Gòn là chủ
yếu+cố vấn Mĩ+vũ khí
phương tiện của Mĩ

Thủ đoạn
- Tăng cố vấn Mĩ,
phát triển quân
ngụy
- Dồn dân lập ấp

Phạm vi
Miền
Nam

- 11 -



1965
Chiến
tranh cục
bộ
19651968

Xâm lược
thực dân
mới

Việt Nam
hóa chiến
tranh và
Đông
Dương
hóa chiến
tranh
19691973

Xâm lược
thực dân
mới

- Dùng người Việt
đánh người Việt
- Tiến hành bằng quân
Mĩ+quân đồng
minh+quân Sài Gòn
- Quân Mĩ giữ vai trò

quan trọng

chiến lược

- Tăng quân Mĩ
- Mở các cuộc hành
quân tìm diệt và
bình định: Vạn
Tường, 2 cuộc phản
công chiến lược
mùa khô
- Gây chiến tranh
phá hoại miền Bắc
- Tiến hành bằng quân - Rút dần quân Mĩ
đội Sài Gòn là chủ
- Tăng viện trợ
yếu+hỏa lực ko quân
quân sự, kinh tế, kĩ
Mĩ+cố vấn Mĩ
thuật
-Dùng người Việt đánh - Mở rộng chiến
người Việt, giảm
tranh sang Lào và
xương máu người Mĩ
Campuchia.
- Thỏa hiệp với các
nước XHCN nhằm
cô l ập ta
- Gây chiến tranh
phá hoại miền Bắc


- Miền
Nam
- Miền
Bắc

3 nước
Đông
Dương

Câu 3: Hãy lập niên biểu về các thắng lợi quân sự của quân dân ta trong cuộc
chiến đấu chống lại các chiến lược chiến tranh của Mĩ từ 1961- 1973.
→Hướng dẫn trả lời:
Tên chiến lược
Chiến tranh
đặc biệt
1961-1965
Chiến tranh
cục bộ
1965-1968

Các chiến thắng
- Ấp Bắc (Mĩ Tho) 2/1/1963
- Bình Giã, An Lão, Ba Gia, đồng Xoài
(1964-1965)
- Vạn Tường (Quảng Ngãi) 18/8/1965
- Đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa
khô 1965-1966 và 1966-1967
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968


Việt Nam hóa
chiến tranh và
Đông Dương

- Tháng 4 đến tháng 6/1970 đập tan cuộc
hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và
quân Sài Gòn

Kết quả
Chiến lược
“Chiến tranh đặc
biệt” bị phá sản
- Chiến lược
“Chiến tranh cục
bộ” bị phá sản
- Mĩ ngừng ném
bom miền Bắc,
chấp nhận đàm
phán ở Pari
- Chiến lược
“Việt Nam hóa
chiến tranh” bị
- 12 -


hóa chiến
tranh19691973

- Tháng 2 đến tháng 3/1971 đập tan cuộc

hành quân Lam Sơn 719 của 4,5 vạn quân Mĩ
và Sài Gòn
- Cuộc Tiến công chiến lược 1972
- Trận “ Điện Biên Phủ trên không”

phá sản
- Mĩ phải kí hiệp
định Pari chấm
dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở
Việt Nam.

III. DẠNG ĐỀ PHÁT HIỆN SỰ KIỆN
1. Những lưu ý khi làm bài
- Loại câu hỏi này nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi giải quyết
các nhiệm vụ học tập phức tạp.
- Trong trường hợp này, người ta có thể đưa ra một nhận định hoặc một ý nghĩa
quan trọng của sự kiện. Từ đó, yêu cầu học sinh phải xác định được nó tương ứng
với sự kiện lịch sử quan trọng nào.
- Học sinh cần nghiên cứu kĩ đề, chắp nối các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgíc
và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra.
2. Một số đề minh họa
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi
quân sự nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa”
chiến tranh xâm lược? Nêu diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó.
→Hướng dẫn trả lời:
* Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi quân sự
của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
*Diễn biến

- Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968( tết Mậu Thân), quân chủ lực của ta đã
đồng loạt tấn công và nổi dậy ở hầu khắp các đô thị miền Nam.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra qua 3 đợt : đợt 1 từ 30/1 đến 25/2 ;đợt 2
(4/5 – 18/6) và đợt 3 (17/8 – 23/9).
- Tại Sài Gòn : ta tấn công các vị trí đầu não như Tòa đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập…
*Kết quả : địch bị choáng váng. Chỉ trong đợt 1 ta loại 147000 địch, trong đó
43000 lính Mĩ.
*Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến
tranh, ngừng mọi hoạt động bắn phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở
Pari để chấm dứt chiến tranh.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi
quân sự nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại
chiến tranh xâm lược? Nêu diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó.
→Hướng dẫn trả lời:
- 13 -


*Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi quân sự
của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm
lược là thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
*Diễn biến:
Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị,…,
rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam
*Kết quả:
Đến cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch …, loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn,…

*Ý nghĩa:
Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải
tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của “Việt
Nam hóa chiến tranh”)

- 14 -


Phần ba: KẾT LUẬN
Chuyên đề “Các chiến lược chiến tranh của Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt
Nam và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam từ 1961- 1973” được thực hiện
trong quá trình tiến hành các bài giảng trong chương trình ôn thi Đại học- Cao
đẳng. Mục đích và yêu cầu cần đạt tới của chuyên đề là nhằm giúp học sinh lĩnh
hội được các kiến thức cơ bản, trọng tâm, có hệ thống. Từ đó, các em sẽ rèn được
khả năng tư duy, các kĩ năng cần thiết để giải quyết các dạng câu hỏi và bài tập có
liên quan đến các đơn vị kiến thức trong chuyên đề.
Để đạt hiệu quả cao trong dạy và học thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa
thầy và trò. Thầy là người định hướng, chọn lọc tinh giản để cung cấp các nội dung
trọng tâm. Trò là người chủ động tìm tòi lĩnh hội các kiến thức đó.
Bản thân là một giáo viên trẻ, đây là năm đầu tiên tôi được giao nhiệm vụ thực
hiện công tác ôn luyện thi Đại học - Cao đẳng. Chình vì vậy, tôi chưa có nhiều
kinh nghiệm, chắc chắn chuyên đề trên còn những hạn chế thiếu xót. Tôi mong
muốn nhận được sự chia sẻ, đóng góp kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, nhất là
các thầy cô có nhiều năm làm công tác này. Tôi sẽ cố gắng học hỏi, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để hi vọng sẽ đạt được kết quả cao trong việc ôn luyện thi
Đại học trong năm học này cũng như các năm tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô đã đến với chuyên đề này!

- 15 -




×