Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 70 tấn sản phẩmca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.56 KB, 95 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

MỞ ĐẦU
Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta đã có từ rất lâu đời. Đây là một
ngành kinh tế có hình thức phát triển rất đa dạng và hiện nay đang có xu hướng phát
triển theo hướng công nghiệp hoá.
Phát triển ngành chăn nuôi là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất
lượng con giống, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao sản lượng chăn nuôi
nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu về sử dụng thịt trên thị trường. Vấn đề này
đòi hỏi ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi cần phải có những dây chuyền
công nghệ hiện đại để tạo ra được những thức ăn có chất lượng tốt, cân đối về nhu
cầu dinh dưỡng và giảm được chi phí trong chăn nuôi, cung cấp đủ nguồn thức ăn
cho ngành chăn nuôi

.

Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả kinh
tế và năng suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản
xuất thức ăn nhằm đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. Như vậy
việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức chăn nuôi với dây chuyền công nghệ
hiện đại, sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu về chăn nuôi ngày càng phát
triển, tạo việc làm cho người lao động, tận dụng phế thải của nhiều ngành công
nghiệp khác, giải quyết vấn đề môi trường và tăng ngân sách. Do đó tôi được giao
nhiệm vụ “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 70 tấn
sản phẩm/ca”.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật



SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Mặc dù trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng ngành nông
nghiệp nước ta vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó có ngành chăn nuôi, ngành
chăn nuôi không những phát triển trong phạm vi hộ gia đình mà còn phát triển ở
phạm vi trang trại và phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Do vậy, một nhà
máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc
đáp ứng nhu cầu thức ăn cho ngành chăn nuôi.
Sau đây là một số các điều kiện và yêu cầu cần phải có để xây dựng nhà máy, để
nhà máy tồn tại và phát triển:
1.1 Địa điểm xây dựng
Qua nghiên cứu và khảo sát địa hình, khí hậu, tôi chọn vị trí mặt bằng xây dựng nhà
máy tại khu kinh tế mở Chu Lai- Quảng Nam. Vì tại đây có địa hình bằng phẳng đã
quy hoạch, gần đương quốc lộ và gần tuyến đường sắt Bắc- Nam.
1.2 Vùng nguyên liệu
Lấy nguồn nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân
cận miền Trung và Tây Nguyên.
Hiện nay mạng lưới giao thông trong tỉnh đã phát triển rộng khắp và liên kết các
vùng lại với nhau nên quá trình thu nhận nguyên liệu cũng thuận lợi.
1.3 Cung cấp điện
Nguồn điện được lấy từ trạm biến áp của khu kinh tế.

1.4 Cung cấp nước
Nhà máy sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Quảng Nam nhằm phục vụ cho
công đoạn ép viên và chủ yếu là nước phục vụ cho sinh hoạt.
1.5 Thoát nước và xử lý nước
Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước sinh hoạt nên không nhất thiết phải có hệ
thống xử lý nước thải riêng. Nước thải trước khi ra cống có thể qua hệ thống xử lý
chung của khu kinh tế.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

1.6 Hệ thống giao thông vận tải
Nhà máy được xây dựng trong khu kinh tế mở Chu Lai, gần đường quốc lộ 1A,
đồng thời gần tuyến đường sắt Bắc–Nam nên việc vận chuyển, trao đổi nguyên liệu,
trang thiết bị cho nhà máy cũng như việc tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi.
1.7 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân công chủ yếu là ở trong tỉnh, còn cán bộ quản lý và kỹ thuật chủ yếu
được đào tạo từ các trường đại học trong nước. Nhà máy được xây dựng sẽ góp
phần giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh, sử dụng nguồn nhân công dồi
dào ở địa phương có tay nghề cao.
1.8 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các tỉnh ở khu vực miền Trung, đặc biệt

là ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Qua đó tôi quyết định chọn địa điểm khu kinh tế mở Chu Lai để xây dựng nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 70 tấn sản phẩm/ca.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU
2.1.Thức ăn từ nguồn gốc động vật [tr 59, 2] [tr 140 -141, 1]
Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến
như chế biến thịt cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực. . .Các loại
này có giá trị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein thô khoảng trên dưới 50%, có
đầy đủ các acid amin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất đối với gia súc gia
cầm.
Tuy nhiên các loại này khó bảo quản và vận chuyển, khi bảo quản thì thường
gây ra mùi ôi khét khó chịu và một số acid amin bị phân huỷ. Do vậy cần phải sấy
khô ở một điều kiện nhiệt độ nhất định, độ ẩm sau khi sấy phải nhỏ để giảm đến
mức thấp nhất khả năng phân huỷ thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn này.
2.1.1 Bột cá
Bột cá là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh vì nó chứa hàm lượng protein có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ tiêu hóa cao,
chứa đầy đủ các axitamin không thay thế.

Bột cá chứa 50÷60% protein, mỡ thô 0,67%, giàu Ca, P, chứa các nguyên tố vi
lượng Fe, Cu, Co, Zn, Se, I, giàu vitamin B1 và B12, ngoài ra còn có vitamin A và D.
Bột cá bảo quản không tốt thì dễ bị nhiễm trùng vi khuẩn Salmonella, Ecoli gây
bệnh ỉa chảy, bệnh thương hàn ở vật nuôi. Do đó để đảm bảo chất lượng các chế
phẩm của cá phải được rửa sạch, sấy khô ở 100 oC, bảo quản kín ở nơi khô ráo,
thoáng mát.
2.2.2 Bột thịt
Các chế phẩm của lò mổ thịt được thu gom đem hấp chín, sấy khô, nghiền
thành bột làm thức ăn bổ sung protein.
Bột thịt có 60÷70% protein, 7,2% lipit, 7% Ca, 4% P, có giá trị dinh dưỡng
cao nhưng khó bảo quản, dễ bị ôi, sinh mùi khó chịu, phá hoại các loại vitamin.
2.2.3 Bột tôm, tép, moi biển
Loại bột này dùng làm nguyên liệu cung cấp protein.
Bột moi biển chứa 38÷40% protein, 7% Ca, 3,5% P.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

5

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

2.2 Thức ăn từ nguồn gốc thực vật[tr 55 – 59, 2] [tr 127 – 139, 1]
2.2.1 Thức ăn xanh
Là loại thức ăn mà người và gia súc đều sử dụng ở trạng thái tươi xanh. Thức ăn
xanh chiếm tỷ lệ khá cao trong khẩu phần ăn của loài nhai lại (trâu ,bò ,dê,...).

Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ tự nhiên và gieo trồng.
+Nhóm cây hoà thảo như ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô,...
+Nhóm cây họ đậu như cỏ stylo, lá điền thanh, bèo dâu, mục tức,...và các loại rau
như bèo cái, bèo Nhật Bản, thân chuối, rau lang, rau muống,...
Đặc điểm dinh dưỡng
-Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-90%, tỷ lệ
xơ trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6-8%. Do thức ăn xanh chứa
nhiều nước, nhiều xơ nên khối lượng lớn gia súc không ăn được nhiều.
-Thức ăn xanh giàu vitamin, nhiều nhất là tiền vitamin A (Caroten), vitamin B, đặc
biệt là B12 và vitamin E, vitamin D rất thấp.
2.2.2 Thức ăn rễ, củ và quả
Đây là một loại thức ăn chủ yếu trong khẩu phần ăn của gia súc. Thức ăn củ,
rễ, quả dễ trồng và cho năng suất cao, khoai tây180-200 tạ/ha, khoai lang 5-6
tấn/ha.
Đặc điểm dinh dưỡng
Loại thức ăn này có hàm lượng nước cao 75-92%, protein thấp 5-11% (tính theo
vật chất khô). Đây là loại thức ăn giàu tinh bột (ở củ) và đường dễ tan (ở quả),
đường chủ yếu là saccharoza. Nghèo khoáng, Ca, P thấp, giàu kali, vitamin thấp,
hàm lượng xơ thấp.
Nhược điểm của thức ăn củ, rễ, quả là khó bảo quản sau khi thu hoạch do rất dễ bị
thối hỏng. Mặt khác trong rễ, củ, quả giàu tinh bột và đường dễ tan nên là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, vì vậy cũng rất khó bảo quản ở dạng
tươi.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


6

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

2.2.3 Thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ
Hạt ngũ cốc gồm hạt lúa, ngô, đại mạch, kê,...sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc là
cám, tấm, trấu ...
Đặc điểm dinh dưỡng
Hạt ngũ cốc thực chất cũng là hydrocarbon, thành phần chủ yếu là tinh bột, tích
luỹ chủ yếu ở hạt. Trong đó 25% là amylo và 75 % là amylopectin. Protein biến
động từ 8-12%, nhiều nhất ở lúa mì (22%), khoảng 85-90% nitro trong hạt ngũ cốc
là protein nhưng thiếu các axit amin cần thiết đặc biệt là lyzin, methionin, threonin,
riêng lúa mạch hàm lượng lyzin cao hơn một chút.
Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất ở ngô và lúa mạch.
Hàm lượng xơ thô từ 7-14% nhiều nhất là các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc,
ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8-3%.
Giá trị năng lượng đối với gia cầm cao nhất là ở ngô 3,3Mcal/1kg và thấp nhất là ở
lúa mạch 2,4Mcal/1kg.
Hạt ngũ cốc rất nghèo khoáng nhất là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%, Photpho
khoảng 0,3-0,5%. Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin D, A, B 12 (trừ ngô vàng rất giàu
caroten). Giàu E và B1 (nhất là cám gạo, 1kg cám gạo loại 1 có 22,2mg B 1, 1,13mg
B2, B12 hầu như không có)
Hạt ngũ cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm. Ở mỗi giai
đoạn sinh trưởng, khi sử dụng hạt ngũ cốc có thay đổi tỷ lệ chút ít trong khẩu phần
nhưng nói chung hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm khoảng 90% phần
năng lượng cung cấp trong khẩu phần.
2.2.4 Hạt họ đậu và khô dầu
Là loại thức ăn thực vật chứa hàm lượng protein cao, bao gồm các loại đậu
như đậu tương , đậu xanh, đậu Hoà Lan, đậu mèo, đậu triều kể cả khô dầu của

chúng. Đa số các loại hạt họ đậu lúc hạt còn sống đều có chất kháng men antitripsin
kháng tiêu hoá ở dạ dày và ruột. Nếu được rang, ép ở nhiệt độ cao thì antitripsin bị
vô hiệu hoá, lợn và gia cầm ăn an toàn hơn.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

7

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

2.3 Sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp thực phẩm khác [tr 60, 4][tr 139
-140, 3]
2.3.1 Công nghiệp sản xuất rượu, bia
Các sản phẩm này thường bao gồm: bã rượu, bã malt, xác men bia, cặn bia.
Trong 100 kg bã rượu khô có 80-100 đơn vị yến mạch và 8-10 g protein tiêu
hóa. Tỷ lệ trộn bã rượu khô và thức ăn hỗn hợp tối đa cho các loài lợn là 8-10%, bò
sữa và gia súc lớn: 25%.
Hiện nay, bã rượu là nguồn nguyên liệu rất tốt rẻ tiền để sản xuất thu sinh khối
nấm men cho gia súc.
2.3.2 Công nghiệp sản xuất đường và mật tinh bột
Sản phẩm phụ của nghành công nghiệp này chủ yếu là rỉ đường.
Trong 100 rỉ đường mía với nồng độ chất khô 80% 76,8 đơn vị thức ăn.
Rỉ đường dùng để trộn với thức ăn thô như rơm, rạ để tạo đọ ngọt cho gia súc thích
ăn, trộn với thức ăn xanh khi ủ xanh thức ăn. Phối hợp với urê để làm thức ăn bổ
sung đạm cho các loài gia súc nhai lại, làm chất kết dính khi làm thức ăn dạng ép

hay dạng viên với tỷ lệ tối đa 10%.
Rỉ đường cũng là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất nấm men bánh mì và nấm men
gia súc.
2.4 Thức ăn bổ sung
2.4.1 Vai trò của thức ăn bổ sung
- Thức ăn bổ sung là một loại thức ăn hay hỗn hợp thức ăn nhằm bổ sung dinh
dưỡng còn thiếu trong khẩu phần để khẩu phần được cân bằng.
- Thức ăn bổ sung làm tăng hiệu quả sử dung thức ăn, tăng năng suất và chất lượng
vật nuôi.
Phân loại thức ăn bổ sung:
+ Thức ăn bổ sung đạm, urê, các loại muối amoni, các axit amin công nghiệp, nấm
men.
+ Thức ăn bổ sung khoáng bột xương, bột vỏ sò (hến), bột cá.
+ Thức ăn bổ sung vitamin, các chế phẩm vitamin A, D, B12.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

8

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Thức ăn bổ sung kháng sinh.
+ Thức ăn bổ sung các loại khoáng để làm cho thức ăn có màu sắc ưa thích, các
chất chống oxi hóa, các muối phòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, các chất nhũ hóa
tăng độ phân tán, các chất kết dính.

2.4.2 Các loại thức ăn bổ sung
2.4.2.1 Thức ăn bổ sung đạm
- Urê (Cacbamit): Hàm lượng nitơ trong urê khoảng 42÷46% tương đương với hàm
lượng protein thô, urê khoảng 75%, chỉ dùng urê cho gia súc nhai lại vì chỉ có loại
này mới có enzym urêaza để phân hủy urê.
- Nấm men:Thức ăn bổ sung đạm chủ yếu là nấm men với hai dạng men khô và
men ủ.
- Nấm men gia súc khô:
Là sinh khối khô của chủng nấm men bia, các chủng nấm men gia súc thuần túy
như Torula utilis, Torula lipolitica, Candida utilis, Saccharomyces cerevisiae..
Nấm men gia súc nói chung có thành phần dinh dưỡng rất cao và hoàn chỉnh. Đó là
loại thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc, gia cầm.
- Men ủ:
Ngành chăn nuôi sử dụng hai dạng men men ủ tươi và men ủ khô. Chủ yếu là để
nuôi lợn, bò, và một ít để nuôi gia cầm.
Hiệu quả sử dụng men ủ:
+ Thức ăn có vị tốt (chua, ngọt, có mùi thơm) nên vật nuôi ăn được nhiều.
+ Tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh trùng đường ruột.
+ Làm tăng trọng 5-10%, và làm giảm tiêu tốn thức ăn 10-15%.
+ Cải thiện một phần chất lượng của thức ăn nhất là các loại thức ăn bột.
2.4.2.2 Thức ăn bổ sung khoáng
Chất khoáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi,
do vậy chất khoáng cần đựơc bổ sung vào thức ăn hằng ngày.
-Nguồn thức ăn bổ sung khoáng

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

9

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Các loại thức ăn bổ sung khoáng vi lượng có một vai trò không thể thiếu do nó ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Vì vậy, cần phải bổ sung
khoáng vào thức ăn hàng ngày của vật nuôi.
Các loại hóa chất cung cấp các khoáng vi lượng được sử dụng phổ biến trong sản
xuất thức ăn là:
Coban:CoCO3, CoSO4.7H2O, CoCl2.6H2O
Đồng: CuSO4.5H2O
Sắt: FeSO4
Mangan: MnO2, MnSO4.4H2O
Kẽm: ZnSO4.6H2O, ZnCO3
Iod: KI.
Một số nguyên liệu thường dùng :
- Bột sò: lấy vỏ nghêu, sò, ốc, hến. . . xay nhuyễn rồi bổ sung vào thức ăn gia súc,
gia cầm. Tuy nhiên, loại này rất khó tiêu hóa nên cần phải “phi” ở nhiệt đọ thích
hợp (sấy cho mềm ra) sau đó mới nghiền thành bột.
-Muối ăn: bổ sung vào thức ăn để vật nuôi ăn ngon miệng. Thường dùng muối
thường hoặc muối trong cá khô, muối hạt. Hàm lượng dùng phải ≤ 1%, nếu nhiều
quá sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy hoặc phù thủng.
2.4.2.3 Thức ăn bổ sung kháng sinh
- Tác dụng của kháng sinh
+ Kháng sinh làm tăng trưởng và sinh sản ở vật nuôi. Tỷ lệ tăng trọng cụ thể giữa
thức ăn có kháng sinh và không có kháng sinh:lợn-15-20%, gà-5-7%, bê-4-5%.
+ Kháng sinh làm cho vật nuôi khỏe mạnh, hạn chế bệnh truyền nhiễm và quá trình
sinh sản của chúng dễ dàng hơn.

+ Kháng sinh làm tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, do đó cứ trung bình 100 kg tăng
trọng của vật nuôi thì tiết kiệm được 10-15 kg thức ăn.
Hạn chế chính của sử dụng kháng sinh là tạo ra những loại vi khuẩn quen được với
kháng sinh và trong cơ thể tạo ra được những kháng nguyên có tác sụng hạn chế
hoặc làm mất tác dụng của kháng sinh. Những loại kháng sinh được dùng trong

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

10

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

chăn nuôi: aureo mycine, tetra mycine, penicilin, bacitra mycine, erytho mycine,
spira mycine, oleando mycine, neo mycine, fra mycine, bio mycine.
2.4.2.4 Các loại Premix
Premix là hỗn hợp của một hay nhiều nguyên tố hay chất vi lượng cùng với chất
pha loãng. Một số premix phổ biến:
+ Premix kháng sinh vitamin:
Điển hình là biovit 40, thành phần chủ yếu là biomycine 40g/kg và các vitamin
nhóm B ( chủ yếu là B12).
+ Tetran:
Thành phần hóa học chính là kháng sinh oxytracyline 3,32g/kg. Ngoài ra còn có
axit citric: 1,17g/kg; MgSO4 1,51 g/kg. Tác dụng của tetran là phòng bệnh tiêu hóa
cho gia súc non.
+ Premix khoáng:

Loại này được sản xuất căn cứ vào nhu cầu chất khoáng của vật nuôi, chất mang
thường dùng là bột phá phấn CaCO3 .
2.4.2.5 Các chất bổ sung khác
- Các chất chống oxy hóa:
+ BHA butylhydroxyl anizol (C11H16O2) bền vững ở điều kiện thường, có tác dụng
chống oxy hóa dầu, mỡ, dùng khoảng 20g cho 100kg thức ăn hổn hợp dầu mỡ.
+ Ethoxiquin: chất chống oxy hóa của loại thức ăn bột cỏ hay bột thức ăn xanh
khác. Dùng khoảng 125 - 150 mg cho 1kg thức ăn.
+ Các chất hổn hợp:
Apocaroten đã được este hóa C32H44O2
Cathaxantino C40H52O2
Hai chất này chỉ dùng cho gia cầm
+ Các chất nhủ hóa:
Monoglyxerit của axit oleic và của axit stearic.
-Chất chống độc tố nấm:

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

11

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Các chất này làm giảm hoạt lực của chất độc do nấm mốc sinh ra như chất
Mycofix Plus do hãng Bayer sản xuất.
+ Các emzym làm tăng tiêu hóa thức ăn như amilaza, xenluloza, glucanaza.

- Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi, vị thức ăn:
+ Các chất tạo màu của thức ăn cho lợn như caroten trong cỏ 3 lá, chất sắc tố tổng
hợp như xanthophyl.
+ Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hổn hợp để kích thích sự thèm
ăn của lợn.
+ Chất tạo vị: chủ yếu là muối, hàm lượng không quá 0,5%, bổ sung dầu mỡ sẽ làm
tăng vị ngon.
- Các chất kích thích tăng trọng:
Như thyroxin được chiết xuất từ tuyến giáp của trâu, bò, cừu. Khi bổ sung vào khẩu
phần làm tăng trong nhanh.
Chế phẩm estrogen chiết xuất từ buồng trứng của gia súc hoặc tổng hợp. Khi bổ
sung khẩu phần nhằm làm tăng khả năng sinh sản, giảm tỉ lệ mỡ.
2.5 Vai trò các thành phần hoá học của thức ăn chăn nuôi
Phân tích thức ăn nào cũng có đạm (protit), bột, đường (gluxit), chất béo (lipit),
khoáng, sinh tô (vitamin ) và một ít nước. Hàm lượng của các chất đó khác nhau ở
mỗi loại thức ăn .

Protein
Gluxit

Nước
Hữu cơ

Thức ăn

Lipit
Vitamin (A,B,C,D,E,K)

Chất khô
Vi lượng: Fe, Sn, Co, Mn, Zn, Se...


GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

12

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Vô cơ (Khoáng)
Đa lượng: PO43-, CO32- ,
SO42-, Cl- , Ca, Cl, Mg, Na,...
2.5.1 Vai trò và giá trị của chất đạm (protein)
Chất đạm là chất chính để cấu tạo cơ thể, cấu tạo tế bào, cấu tạo nên các kích
thích tố (hóc môn), kháng thể và vitamin, có thành phần hoá học chính là C, H, O,
N hoặc có thêm S, P. Trong cơ thể, protein cũng là chất dinh dưỡng sinh năng
lượng.
Dựa vào thành phần hoá học đạm người ta chia ra làm hai loại đạm:
- Đạm đơn giản: như albumin, globulin... được cấu tạo đơn giản, gia súc hấp thụ dễ
dàng.
- Đạm phức tạp: có cấu tạo phức tạp gia súc khó hấp thụ trực tiếp mà phải được các
men tiêu hoá phân hoá thành đạm đơn giản để hấp thụ.
Nếu thiếu đạm ở thời gian dài thì quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phát triển
không bình thường, không duy trì được nòi giống, giảm sức sản xuất mà không có
chất nào thay thế được. Nếu thừa đạm thì cơ thể không tích trữ mà thải ra ngoài
dưới dạng urê, uric. Đạm quá dư trong thời gian dài, cơ quan bài tiết sẽ bị viêm, ảnh
hưởng sự hoạt động và tuổi thọ của vật nuôi

2.5.2 Vai trò của axit amin
Axit amin gồm có: axit amin thay thế và axit amin không thay thế.
Gia súc, gia cầm chỉ tổng hợp được axit amin thay thế từ các sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi axit amin, axit béo và từ hợp chất có chứa nhóm
amino. Axit amin không thay thế là nhóm axit amin thiết yếu mà cơ thể động vật
không tổng hợp được buộc phải cung cấp từ nguồn thức ăn.
- Vai trò của lizin :
+ Cần để tổng hợp hemoglobin ảnh hưởng thành phần của máu, nếu máu thiếu
lizin thì huyết thanh bị giảm ,ói mửa, co giật, ảnh hưởng đến sắc tố lông lợn. Ngoài
ra lizin còn tham gia vào quá trình tạo xương, ảnh hưởng đến sự tái tạo các chất

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

13

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

nucleotit. Nếu thiếu lizin lợn lớn sử dụng đạm kém, lợn nhỏ gầy ốm, giảm trọng
lượng, biếng ăn, lông xù, da khô.
+ Các loại thức ăn giàu lizin gồm: bột cá (8,9%), sữa khô (7,95%), men thức ăn
(6,8%),... các loại thức ăn nghèo lizin gồm: ngô, gạo, khô dầu,...
- Vai trò của methionin: Đây là loại axit amin có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến sự làm việc của gan, khử các chất
độc xâm nhập vào cơ thể , điều hoà hoạt động các tuyến giáp trạng ở cổ, thiếu
methionin lợn chậm lớn, cơ thể có thể dùng methionin để tổng hợp vitamin cholin

và vitamin B12. Methionin có thể thay thế hoàn toàn xystin nhưng xystin chỉ thay thế
methionin khoảng 50%.
Những thức ăn giàu methionin: bột cá, khô dầu hướng dương, sữa khô tách bơ,...
- Vai trò của phenylalanin: tạo nên kích tố thyroxin và adrenalin, phenylalanin tạo
hồng cầu, nếu thiếu thì sẽ chậm lớn.
-Vai trò của tryptophan: đây là axit amin cần thiết cho sự phát triển của gia súc non,
duy trì sức sống cho gia súc lớn, ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh dục, ảnh
hưởng đến sự tạo ra chất albumin, albumin dùng để tổng hợp ra vitamin PP. Thiếu
tryptophan lợn sẽ biếng ăn, giảm trọng lượng, lông xù, có triệu chứng đói mệt lả.
2.5.3 Vai trò và giá trị của gluxit
- Gluxit là thành phần chủ yếu của thực vật, ở động vật chứa chất đường ít hơn, chỉ
chứa ở gan dưới dạng glycogen.
Nguồn cung cấp gluxit là ngũ cốc, củ, quả.
Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động. Đối với lợn vỗ béo
gluxit sẽ tích luỹ ở gan, phủ tạng, da dưới dạng glycogen hoặc mỡ.
Gluxit chia thành hai loại: Loại đơn giản và phức tạp.
+Gluxit đơn giản: glucoza, saccaroza, fructoza, maltoza, galactoza.
+Gluxit phức tạp: tinh bột, celluloza, hemixenluloza, pectin.
-Tinh bột: có nhiều trong củ quả, ngũ cốc, chiếm hàm lượng 70% ÷ 80%. Cơ thể
lợn trưởng thành tiêu thụ được tinh bột hoàn toàn.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

14


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

-Xenluloza: là chất xơ bao bọc thực vật, lợn khó tiêu hoá nhưng khẩu phần ăn hằng
ngày phải có một lượng nhất định.
2.5.4 Vai trò và giá trị chất béo
Lipit là loại thức ăn có nhiều trong các loại hạt có dầu như đậu phụng, mè,
dừa khô, hạt bông, hạt thầu dầu, hạt điều và hạt hướng dương...Ở động vật lipit có
trong lòng đỏ trứng, gan, sữa, mỡ. Lipit là nguồn năng lượng quan trọng sinh nhiệt
cao hơn protit, gluxit (9,3 kcal/1g lipit).
Chất béo là dung môi hoà tan các vitamin A, B, E, K, không có chất béo sự hấp thụ
các vitamin này kém hơn. Lipit cũng là thành phần nguyên sinh chất của tế bào,
nhất là đối với tế bào thần kinh.
2.5.5 Vai trò và giá trị của chất khoáng
Chất khoáng là thành phần hợp chất vô cơ ở trong cơ thể động vật, khoáng ở
dạng hợp chất và ion. Chất khoáng được chia làm hai loại: khoáng đa lượng và
khoáng vi lượng. Chất khoáng có nhiều vai trò:
+ Tham gia vào các thành phần thể dịch: máu, huyết tương.
+ Ổn định áp suất thẩm thấu của tế bào và máu.
+ Cấu tạo xương, lông, da.
- Khoáng Ca (vôi): Nếu thiếu Ca, P lợn sẽ bị còi xương, xương xốp dễ gãy, lợn
nái kém sữa, bại liệt, co giật. Nếu đầy đủ Ca thì giúp cân bằng hệ thần kinh, điều
hoà hoạt động của cơ thể, giúp đông máu, đông sữa, giúp hấp thụ chất sắt, điều
chỉnh các muối vô cơ: Na+, K+, Mg2+... Chất Ca có nhiều trong bột vôi, đá vôi, bột
sò, bột cá, bột xương, đá phấn...
- Vai trò phốt pho (P): P kết hợp với Ca tạo xương, răng, tham gia vào sự vận
động của cơ, ảnh hưởng đến tế bào não, tham gia phân giải chất đường chất béo.
Muốn hấp thụ Ca, P được tốt cần phải có vitamin D, C và chất béo để xương phát
triển được bình thường. P có nhiều trong răng và nhân tố tế bào xương.
- Vai trò của natri (Na): chất này có nhiều trong máu 5÷ 6% dưới dạng NaCl.
Chất Na có trong nhiều huyết tương, dịch lâm ba, không có trong tế bào máu.

Nhiệm vụ chính là duy trì áp suất thẩm thấu giữa tế bào và máu.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

15

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Vai trò của kali (K): chất K có nhiều trong hồng cầu ở dạng KHCO 3 có nhiệm
vụ chuyên chở CO2 từ các tế bào về phổi. Chất kali tham gia sự hoạt động của cơ,
có trong huyết tương ở dạng ion, K+, duy trì áp suất thẩm thấu của máu.

Thiếu

kali lợn kém ăn, chậm lớn, tim, gan, thận hoạt động không bình thường. Khi lợn ăn
nhiều kali có thể gây tiêu chảy nhưng không chết.
-

Vai trò của Fe, Cu, Co, Zn:

+ Chất sắt (Fe): Có rất ít trong cơ thể khoảng 0,004% trọng lượng cơ thể. Tuy vậy
sắt đóng vai trò rất quan trọng là tham gia cấu tạo nên hemoglobin của hồng cầu
trong máu để vận chuyển oxy và cacbonic.
Trong sữa có nhiều sắt để nuôi gia súc con, sữa thiếu sắt sẽ làm vật nuôi con thiếu
sắt thiếu máu.

Thức ăn có nhiều sắt như rau muống, lòng đỏ trứng, các hợp chất sắt.
+ Chất đồng (Cu): đồng không có trong thành phần của huyết tương nhưng nó
đóng vai trò xúc tác quá trình hình thành hemoglobin, thiếu đồng thì lợn cũng bị
thiếu máu, đồng còn tham gia vào việc cấu tạo xương, hình thành chất trắng của não
khi thiếu đồng súc vật không điều hoà hoạt động cơ thể do thiếu chất myelin.
Nguồn thức ăn có đồng: gan, tim, cua, rau xanh, cám gạo, muối vô cơ
CuSO4,...
+ Chất coban (Co): coban có trong thành phần của vitamin B 12 (4% ). Vitamin B12
tham gia vào quá trình chuyển nhóm (-CH 3) và kích thích quá trình tạo máu trong
cơ thể. Vì vậy nguồn bổ sung vitamin B 12 và Coban chủ yếu cho vật nuôi là các loại
chế phẩm B12 thu được từ quá trình nuôi cấy vi sinh vật thích hợp.
+ Chất kẽm (Zn): kẽm có trong thành phần của enzym cacbonicanhydraza nên có
liên quan đến quá trình hô hấp của tế bào. Gia súc thiếu kẽm sẽ bị bệnh á sừng: lông
thô, da xù xì chậm lớn,...
2.5.6 Vai trò và dinh dưỡng của nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nếu mất đi 1/10 lượng
nước trong cơ thể thì con vật cảm thấy khó thở, nếu thiếu 2/10 lượng nước trong cơ

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

16

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

thể thì con vật sẽ chết trong khi đó cơ thể mất đi 1/3 lượng protein và toàn bộ lượng

mỡ trong cơ thể con vật vẫn sống được. Nước có vai trò như sau:
- Nước giúp cho việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
- Nước tham gia vào việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và bài xuất các
chất cặn bã ra ngoài cơ thể bằng đường máu (trong máu nước chiếm 90% ).
- Nước tham gia vào các phản ứng sinh hoá của cơ thể.
- Nước tạo nên hình thể của động vật.
- Nước điều tiết thân nhiệt cơ thể.
2.5.7 Vai trò và giá trị của vitamin
Nhu cầu vitamin của cơ thể rất ít nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong
việc trao đổi chất, xúc tác các phản ứng sinh học trong cơ thể, có hai loại sinh tố:
loại tan trong nước và loại tan trong dầu mỡ.
- Các loại vitamin tan trong dầu mỡ:
+Vitamin A: Có trong dầu cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng, gan, cà rốt…
Thiếu vitamin A da bị sừng hoá, sần sùi, nhăn nheo tách ra từng mảnh như
vảy cá. Niêm mạc đường tiêu hoá viêm, lở loét rất dễ tạo điều kiện cho vi trùng xâm
nhập gây bệnh. Thiếu vitamin A làm cho niêm mạc mắt viêm, khô, bị quáng gà,
thiếu trầm trọng mắt sẽ bị đục, gia súc, gia cầm sẽ không thấy đường.
Vitamin A giúp vết thương mau lành, giúp cho tế bào xương phát triển, tăng
sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, điều hoà chức năng của tuyến giáp và sinh dục...
Quá thừa viêm gan, rối loạn tiêu hoá chậm lớn.
+Vitamin D:
Có nhiều trong dầu gan cá thu, bơ, lòng đỏ trứng, gan, mỡ, các hạt có dầu.
Trong cơ thể lợn dưới da có tiền Vitamin D 2 và tiền vitamin D3 (7-Dehydro
cholesterol) dưới tác dụng của tia tử ngoại biến thành vitamin D 2 và Vitamin D3.
Hai vitamin này đều giúp cho cơ thể hấp thụ Ca, P, đồng thời điều hoà lượng Ca và
P theo tỷ lệ nhất định.
Thiếu vitamin D thì xương phát triển kém, xương cong, mềm, dễ gãy, xương
rỗng, lợn sinh sản sẽ bị kém, rối loạn tiêu hoá.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật


SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

17

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Vitamin E ( tocopherol):
Có nhiều trong hạt nẩy mầm, hạt có dầu mỡ hoặc do tổng hợp .
Nó giúp hoạt động cơ vân, hệ thần kinh, hệ sinh dục, trị bệnh vô sinh, sẩy
thai liên tục, lợn không đậu thai, lợn nọc tinh trùng ít.
Thiếu vitamin E lợn bị teo cơ, kém sinh sản hoặc không sinh sản được.
- Các vitamin tan trong nước:
+ Vitamin B1 ( Thiamin):
Giúp chuyển hoá bột, đường, giải độc hệ thần kinh giúp ăn ngon miệng,
chống mệt mỏi. Thiếu vitamin B1: kém ăn, sụt cân, tê phù dây thần kinh, liệt ngoại
vi, mệt mỏi...Vitamin B1 có nhiều trong men bia (6÷ 10mg/100g), cám.
+ Vitamin B2 (Riboflavin):
Giúp các quá trình hô hấp ở tế bào, giúp chuyển hoá tốt đường, chất béo,
đạm, điều hoà thị giác, thiếu vitamin B2 sẽ bị thương ở da, niêm mạc, rối loạn tiêu
hoá, rụng lông xung quanh mí mắt, ngực, yếu chân, vết loét lâu lành, loét lưỡi, loét
miệng suy nhược, thiếu máu.
+Vitamin B6 (pyridoxin): có trong men bia, mầm lúa, sữa, cá, ...
Vitamin B6 tham gia chuyển hoá các chất béo, đạm, tryptophan, metionin,
xystin, glutamin, giúp tạo hồng cầu.
Thiếu vitamin B6 sẽ bị viêm da, lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương, động
kinh.

+ Vitamin H (biotin): có trong gan, sữa, đậu nành, lòng đỏ trứng, do một số vi
khuẩn ở ruột có thể tự tổng hợp được.
Thiếu vitamin này sẽ bị viêm da, rụng tóc, lông, ăn kém ngon, đau bắp thịt,
tuyến mỡ tiết nhiều mỡ, ảnh hưởng đến chuyển hoá bột đường, ảnh hưởng đến thần
kinh, rối loạn tiêu hoá, viêm lưỡi, thiếu máu, hư khớp.
+ Vitamin B12 (Cyanco banamin): có nhiều trong gan, thịt cá. Trong vitamin B 12 có
chứa 45% coban.
Vitamin B12 trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, viêm dây thần kinh, suy nhược,
bại liệt, bồi bổ, nói chung giúp ăn ngon tăng trọng.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

18

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Vitamin PP (axit Nicotinic): có trong men bia, chuối, lòng đỏ trứng.
Vitamin PP trị rối loạn đường tiêu hoá do viêm ruột, uống kháng sinh, tiêu
chảy mãn tính, viêm lưỡi, da nổi đỏ, rối loạn thần kinh, giúp co bóp dạ dày.
+ Vitamin C (axit ascorbic): tham gia vào việc trao đổi gluxit, axit amin tạo nên tế
bào tương và bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể.
2.6 Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm
Khái niệm [tr 46, 2]
- Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cụ thể nhằm thoả mãn tiêu chuẩn ăn hàng ngày của
gia súc, gia cầm .

- Nếu biểu thị các loại thành phần thức ăn theo tỷ lệ phần trăm trong khẩu phần thì
gọi là thực đơn
2.6.1 Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần[tr 47 – 49, 2]
Xây dựng theo hai nguyên tắc:

+ Nguyên tắc khoa học
+ Nguyên tắc kinh tế

-

Nguyên tắc khoa học:
Căn cứ vào tiêu chuẩn ăn đã được quy định để phối hợp khẩu phần:

+ Phải nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dự trữ,
phẩm chất và giá trị thức ăn, điều kiện chăm sóc và đặc tính từng con vật nuôi, từng
loài vật nuôi.
+ Phải phù hợp với toàn bộ yêu cầu chăn nuôi, rẻ tiền, chất lượng tốt.
+ Trong thời gian vật nuôi sử dụng khẩu phần ăn, cần thường xuyên theo dõi ảnh
hưởng của khẩu phần đến tình hình sức khoẻ và sức sản xuất của nó để xử lý, bổ
sung kịp thời.
+ Phải căn cứ vào đặc điểm giải phẫu sinh lý của vật nuôi, cụ thể là đặc điểm tiêu
hoá của mỗi loài gia súc, gia cầm.
+ Khi phối hợp khẩu phần phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng.
+ Khẩu phần phải ngon và không có các chất độc hại.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

19

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

+ Khi phối hợp khẩu phần phải chú ý đến sinh lý và chức năng các cơ quan sống
của vật nuôi, đặc biệt là sức chứa của dạ dày chúng.
-

Nguyên tắc kinh tế:

+ Phải hết sức tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tổ chức sản xuất, dự
trữ thức ăn ngay tại cơ sở chăn nuôi.
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn và sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất công
nghiệp để dần dần cơ giới hoá và kế hoạch hoá ngành chăn nuôi.
+ Khẩu phần phải rẻ tiền với nguồn cung cấp vững chắc, lâu dài.
2.6.3 Phương pháp xây dựng khẩu phần [tr 238, 1]
Muốn xây dựng một khẩu phần thông thường phải trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm . Nhu
cầu dinh dưỡng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ), NRC (MỸ), ARC (Anh)... phù
hợp với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với các giống gia súc, gia
cầm, giai đoạn sinh trưởng, phát triển...
- Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần
hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá thành của các loại thức ăn.
- Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn
Các phương pháp thông dụng hiện nay để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm
là:
+ Phương pháp hình vuông Pearson
+ Phương pháp lập phương trình đại số

+ Lập khẩu phần ăn trên máy vi tính (phần mềm FEEDSOFT)
- Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3

20

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

3.1 Chọn dây chuyền công nghệ
Mục đích của việc gia công chế biến thức ăn là để làm tăng khẩu vị, giảm khối
lượng, làm tăng tỉ lệ tiêu hóa, hấp thụ và giá trị sinh vật học của protein và các
thành phần dinh dưỡng khác của thức ăn, loại trừ các chất độc hại vốn có trong
nguyên liệu thức ăn ban đầu. Do đó thức ăn gia súc, gia cầm đã được gia công chế
biến sẽ làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Tùy thuộc vào loài vật nuôi và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại, từng thời kỳ
mà xây dựng thực đơn cho thích hợp.Và mỗi nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
đều có trang thiết bị, dây chuyền sản xuất riêng, song chúng đều có các đặc điểm
chung của hai kiểu công nghệ: nghiền trước, định lượng sau hoặc định lượng trước,
nghiền sau. [ 3, 4 ]
Tôi chọn quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu định lượng trước, nghiền sau

với hai dạng sản phẩm: sản phẩm dạng bột cho lợn và sản phẩm dạng hạt cho gà,
với 4 mặt hàng. Bởi vì dạng sơ đồ này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta và có
nhiều ưu điểm:
- Thùng chứa nguyên liệu nghiền cũng là thùng chờ phối nguyên liệu nên giảm
thiểu được số lượng thùng, giảm chi phí cho đầu tư thiết bị.
- Thùng chứa bột, hạt tính lưu động tự chảy của nguyên liệu tốt, giảm được sự phát
sinh hiện tượng vón cục và bám dính của nguyên liệu vào thành thùng.
- Máy nghiền làm việc ổn định với một loại nguyên liệu đồng nhất. Các nguyên liệu
dễ nghiền phụ trợ cho những nguyên liệu khó nghiền làm tăng khả năng nghiền và
đối với nghiền hỗn hợp nguyên liệu sẽ gây ít bụi hơn.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

21

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất
Cấp nguyên liệu thô

Cấp nguyên liệu mịn

Tách kim loại lần 1

Tách kim loại


Sàng tạp chất

Sàng tạp chất

Xilo chứa

Xilo chứa

Định lượng

Định lượng

Tách kim loại lần 2
Xilo chứa
Nghiền mịn
Chứa bột

Chứa bột
Thức ăn bổ sung
Xilo chứa chờ ép viên

Phối trộn

Rỉ đường
Xilo chứa sp bột

Tạo viên
Làm nguội viên
Bẻ viên

Phân loại viên
Xilo chứa sp viên

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

Cân, đóng bao
Nhập kho

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

22

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

3.3 Thuyết minh sơ đồ công nghệ
3.3.1 Cấp nguyên liệu
Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất
- Mục đích:
+ Tiếp nhận nguyên liệu đạt chất lượng yêu cầu của nhà máy.
+ Dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho nhà máy.
- Tiến hành:
+ Nguyên liệu dạng thô bao gồm: Bắp vàng, sắn mảnh, khô dầu.
+ Nguyên liệu được kiểm tra chất lượng trước khi tiếp nhận và được vận chuyển
về kho chứa nguyên liệu của nhà máy hoặc được nạp vào xilô chứa nhờ gầu tải. Sau
đó nguyên liệu được định lượng để đưa vào sản xuất theo thực đơn.
Qui trình vận chuyển nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột xương giống với
nguyên liệu thô.

3.3.2 Tách kim loại lần 1
- Mục đích: qúa trình này nhằm tách kim loại có trong nguyên liệu hoặc kim loại là
các mạt sắt sinh ra trong quá trình vận chuyển nguyên liệu khi có sự cọ xát giữa
nguyên liệu và thành các ống thiết bị.
- Tiến hành: Nguyên liệu được gàu tải vận chuyển đến máy sàng, phía trên máy
sàng có gắn nam châm vĩnh cửu Nam châm được đặt trên đường đi của nguyên liệu.
Nguyên liệu sau khi đi qua nam châm tách kim loại thì tiếp tục qua sàng khí động
để làm sạch.
3.3.3 Sàng tạp chất
Nhằm tách các tạp chất như rơm, rác, lá, đất, đá.... có trong nguyên liệu thô,
nhất là ở bắp và sắn khi nguyên liệu thu mua từ người nông dân, có hình thức chế
biến, phơi sấy thủ công.
Đối với nguyên liệu mịn nhằm tách các cục bột bị vón cục, các mảnh xương, hay
các tạp chất như rơm, rác, sạn...khi thu mua từ các đơn vị chế biến thủ công.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

23

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

3.3.4 Chứa nguyên liệu
Các loại nguyên liệu sau khi được làm sạch thì được đưa vào các xilô riêng để
chuẩn bị cho công đoạn định lượng, nghiền.
3.3.5 Định lượng tự động

- Mục đích:
+ Định lượng nhằm mục đích xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn
cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm
bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ
lệ nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có
thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.
+ Đây là công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nếu định lượng không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và giá
thành
- Tiến hành:
+ Công đoạn định lượng được thực hiện nhờ cân định lượng và quá trình vận
chuyển của các băng tải sao cho lượng nguyên liệu định lượng đủ cho mẻ sản xuất.
+ Thiết bị định lượng: dùng cân tự động tự trút tải khi đủ khối lượng, làm việc
gián đoạn, định lượng theo mẻ, có độ chính xác cao được dùng phổ biến.
Sau khi định lượng, nguyên liệu mịn được vận chuyển vào thùng chứa bột chờ
phối trộn còn nguyên liệu thô tiếp tục được tách kim loại lần hai trước khi đi vào
máy nghiền.
3.3.6 Tách kim loại lần 2
Mục đích nhằm loại bỏ hoàn toàn kim loại trong nguyên liệu trước khi đi vào máy
nghiền tránh làm hỏng máy và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như an
toàn lao động.
3.3.7 Nghiền nguyên liệu
- Mục đích: Nguyên liệu thô được sử dụng có kích thước lớn nên cần được làm
nhỏ đến kích thước yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối trộn và ép
viên. Nguyên liệu được nghiền mịn thì khả năng phân bố đồng đều giữa các cấu tử

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

24

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

tăng và trong quá trình tạo viên các cấu tử thành phần dễ liên kết với nhau hơn.
Đồng thời nguyên liệu mịn cũng sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa của thức ăn.
- Tiến hành
Quá trình nghiền được thực hiện trên máy nghiền kiểu búa. Nguyên liệu bị va đập
bởi búa và cọ xát với thành thiết bị nên cấu trúc của nó bị phá vỡ tạo thành các hạt
mịn có kích thước nhỏ đạt yêu cầu.Yêu cầu của giai đoạn này là nguyên liệu phải
đạt kích thước nhỏ mịn, đồng đều.
Đối với nguyên liệu dạng bánh như khô dầu cần phải qua 2 lần nghiền: nghiền thô
để bẻ vụn bánh thành từng cục nhỏ sau đó qua nghiền mịn để tiếp tục làm nhỏ thành
hạt mịn.
Bột nghiền khi đạt kích thước yêu cầu sẽ lọt qua lưới sàng ra ngoài và đến xilô
chứa bột chờ đảo trộn.
Các phụ liệu khác cũng chuẩn bị sẵn chờ phối trộn
3.3.8 Phối trộn
- Mục đích: nhằm trộn đều các thành phần nguyên liệu đã được định mức thành
một hỗn hợp đồng đều, nhằm đảm bảo sự phân bố đồng đều tỷ lệ các thành phần
nguyên liệu trong hỗn hợp. Qúa trình trộn có bổ sung rỉ đường và các thành phần vi
lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ
bền cho viên.
- Tiến hành: Dùng máy trộn ngang, có bộ phận khuấy trộn, thùng chứa cố định.
phối trộn, các nguồn thức ăn được trộn đều với nhau nhờ cánh khuấy.
Ngoài ra, máy trộn còn giúp tăng cường quá trình trao đổi nhiệt và hòa tan các chất.
Rỉ đường được cho vào theo phương tiếp tuyến với máy trộn để quá trình trộn được

đồng đều, không bị vón cục.
Nên cho bột vào khoảng một phần ba thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh
trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy, đòi hỏi phải vệ sinh máy thường
xuyên, nếu không máy sẽ nhanh hỏng. Như vậy thì sẽ làm giảm hiệu suất của thiết
bị.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

25

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

3.3.9 Ép viên và làm nguội
- Mục đích: Nhằm định hình thức ăn sau khi phối trộn thành dạng viên để làm
tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích, giảm khả năng hút ẩm và oxi hóa
trong không khí. Nhờ vậy, thức ăn bảo quản được lâu hơn, vận chuyển dễ dàng hơn.
Đặc biệt đối với chăn nuôi gia cầm thì việc sử dụng thức ăn viên là rất thuận lợi cho
việc phân phát thức ăn.
- Tiến hành: Bột sau khi phối trộn được đưa qua bộ phận nạp liệu của máy ép
viên. Trong giai đoạn này có bổ sung một lượng hơi nước để tạo cho bột có độ ẩm
cần thiết (13÷18%). Sau khi trộn và làm nóng, bột được đưa vào khuôn định hình.
Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50÷80 oC. Hạt được đưa qua máy làm nguội để hạ
nhiệt độ và làm khô (độ ẩm giảm từ 18÷14%).
3.3.10 Bẻ viên và phân loại viên
- Mục đích: Viên thức ăn tạo được có kích thước lớn nên cần được bẻ thành hạt

có kích thước theo yêu cầu. Sau đó hạt qua máy sàng để chọn những hạt có kích
thước theo yêu cầu.
- Tiến hành: Hạt sau ép viên được đưa qua máy bẻ vụn viên để cắt hạt thành
những hạt có kích thước nhỏ hơn theo yêu cầu. Tiếp theo, hạt sẽ qua máy sàng viên
để phân loại. Những viên có kích thước quá nhỏ thì được đưa trở lại máy ép viên,
những viên có kích thước quá lớn thì đưa trở lại máy bẻ vụn viên, những viên có
kích thước đạt yêu cầu được đưa xuống xilô chứa sản phẩm viên.
Kích thước viên thức ăn:
+ Gà nhỏ: r = d = 3 mm.
+ Gà mái: r = d = 4-5 mm
3.3.11 Cân và đóng bao
- Mục đích:
Sản phẩm được đóng bao để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí, tăng khả
năng bảo quản. Đồng thời, việc đóng bao giúp cho khâu vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng hơn.

GVHD: PGS TS. Đặng Minh Nhật

SVTH: Trần Thị Thanh


×