Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chuyên đề ôn thi đại học về tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.66 KB, 14 trang )

Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Văn học có quá trình vận hành với những quy luật riêng. Quy luật ấy bao giờ cũng bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Chính vì thế mà thời đại nào thì văn học ấy. Mỗi một giai
đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc, văn học cần và nhất thiết phải đổi mới để hòa hợp với
thời đại. Văn học Việt Nam trải qua một chặng đường phát triển lâu dài cũng tuân theo
quy luật ấy. Vươn mình từ những câu chuyện cổ xa xưa của dân tộc, vang vọng tiếng nói
kiêu hùng của dân tộc qua các thời Lý, Trần, Lê; bừng bừng khí thế ra trận của cả dân tộc
trong “những buổi vui sao cả nước lên đường” từ hai cuộc kháng chiến thần thánh thế kỷ
XX... Ở chặng nào cũng có thể thấy sự vận động khơng ngừng của nền văn học của ta.
Cho đến khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới mọi mặt lĩnh vực của đời sống xã hội,
văn học lại một lần nữa bắt kịp nhanh nhạy với thời đại, nhằm đổi mới trong tư duy sáng
tác. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới khơng chỉ có ảnh hưởng trong giáo giới mà còn
gây ra những dư chấn mạnh mẽ trong đời sống, xã hội. Với tiếng nói hình tượng của mình,
văn học thời kỳ đổi mới đã đánh thức nhận thức của xã hội, để lại nhiều bài học quý giá
cho mỗi chúng ta. Với ý nghĩa ấy, sáng tác văn học đổi mới đang trở thành trọng điểm để
đánh thức giá trị làm người, là phương tiện, là đối tượng để giáo dục nhân cách người học
trong thời đại mới.
2. Trong số những hiện tượng văn học thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu được coi là
hiện tượng đặc biệt. Không chỉ bởi ông là “người mở đường tinh anh và tài năng đã đi
được xa nhất” (Nguyên Ngọc) của văn học chặng đường đầu thời đổi mới, mà còn bởi sự
vận động, đổi mới trong chính tư duy nghệ thuật của nhà văn. Từ những sáng tác mang
đậm tính chất sử thi, Nguyễn Minh Châu thẳng thắn với bản thân mình khi kêu gọi “Hãy
đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, để từ đó, ơng đi tìm cho mình thứ
văn chương đi tìm vào cái thật của bản chất người “ở cái bề sâu”, “ở cái bề sau”, “ở cái
bề xa”. Hàng loạt các tác phẩm của ông thời kỳ đổi mới như: Mảnh đất tình u (tiểu
thuyết, 1987); Chiếc thuyền ngồi xa (1987), Phiên Chợ Giát (1988), Cỏ lau (truyện


Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
1
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vừa, 1989)... đã đem lại khơng ít những trăn trở, suy tư về con người, cuộc đời và cả nghệ
thuật. Trong đấy, “Chiếc thuyền ngồi xa” là truyện ngắn có nhiều sức gợi, vừa gần gũi,
mặn mòi như cuộc sống, lại vừa có sức nén về nghệ thuật. Với lý do đó, tác phẩm được
chọn giảng dạy trong trường phổ thông như một cách thức để đánh thức cả hai năng lực
cho người học: năng lực nhận thức và năng lực thẩm mỹ. Gần 15 năm đưa vào chương
trình sách giáo khoa Ngữ Văn, tác phẩm đã tạo được chỗ đứng không nhỏ trong lòng
người học, đánh thức những xúc cảm chân – thiện – mỹ trong người học. Với ý nghĩa đó,
“Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu đang trở thành một đề tài hay, hấp dẫn
nằm trong hướng ôn tập và ra đề thi Đại học môn Ngữ Văn. Sự có mặt của tác phẩm trong
hệ thống tác phẩm ơn tập chương trình thi Đại học đã góp phần làm phong phú các dạng
đề, đưa vấn đề học đến gần hơn với đời sống.
Với những lý do đó, người viết đã bắt tay vào triển khai chuyên đề ôn thi Đại học: Về
tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả Nguyễn Minh Châu. đơ Với một
chun đề có phạm vi tương đối nhỏ, người viết hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc làm
phong phú các chuyên đề ôn thi Đại học, đặc biệt là với phần các tác phẩm sau năm 1975.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” là
vấn đề khơng mới. Có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này trên góc độ
chun mơn. Về cơ bản đó là những nguồn tư liệu phong phú để cho người dạy bắt tay
vào triển khai chuyên đề về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Ở đây xin được kể tên những nguồn tư liệu cũng như những duyên cớ chính để người viết
dựa vào đó triển khai nội dung chuyên đề:
Bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Thạch đăng trên có nhan
đề: “Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu” đã đưa ra những đánh giá khái quát, xác
đáng về tác giả Nguyễn Minh Châu. Đây là căn cứ trực tiếp đề người viết xây dựng
chuyên đề.

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
2
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết “Nguyễn Minh Châu” của Vương Trí Nhàn và bài viết “Nguyễn Minh Châu
người lập ngôn tử tế” của tác giả Đỗ Ngọc Yên đăng trên đã đưa
ra những đánh giá về sự dũng cảm trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu khi dám nhìn
thẳng, nhìn sâu vào sự thật, dám đổi mới mình.
Bài “Bình giảng tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu” đăng trên
đã đưa ra những đánh giá thấu đáo, trực tiếp về tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”. Những đánh giá này là gợi ý để người viết xây dựng các dạng đề bài cho chuyên
đề.
Ngoài ra, chuyên đề cũng dựa vào nội dung của các bài viết “Nguyễn Minh Châu và sáng
tác của anh” của tác giả N. NIKULIN (Nga) và bài viết “Nguyễn Minh Châu, người viết
văn và thời đại” của tác giả Vương Trí Nhàn trong tập chân dung văn học “Cây bút đời
người” đã cho người viết cái nhìn đánh giá toàn diện về sự nghiệp của nhà văn.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Chuyên đề nhằm hướng vào nội dung trọng tâm ôn thi đại học phần tác giả Nguyễn
Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Qua hệ thống phương pháp, bài tập của
chuyên đề hướng đến mở rộng tri thức cho học sinh trong q trình ơn tập.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”của tác giả Nguyễn Minh Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi văn bản được đưa vào SGK Ngữ Văn 12,
tập 2. Có sự liên hệ đến phong cách nghệ thuật, đặc điểm của ngòi bút. Chuyên đề được triển
khai trên đối tượng là học sinh lớp 12. Thời lượng triển khai: 4 tiết dạy.
V. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của chuyên đề
gồm các phần sau:
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
II. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC GIẢI ĐỀ
III. VÍ DỤ VỀ DẠNG ĐỀ TỰ GIẢI

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
3
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

B. PHẦN NỘI DUNG
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Chuyên đề có sử dụng kiến thức có phân lớp, từ kiến thức cơ bản được sử dụng trong
SGK Ngữ Văn 12 đến kiến thức nâng cao, mở rộng về tác giả, tác phẩm. Cụ thể:
1. Kiến thức cơ bản:
Chủ yếu là kiến thức về tác giả, tác phẩm được dẫn trong SGK Ngữ Văn 12. Trong đó,

bao gồm các kiến thức cơ bản sau:
a. Kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930-1989), là người làng Quỳnh Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ơng là nhà văn qn đội, từng có thời gian tham gia chiến đấu tại
chiến trường. Đây là điểm cần nhấn mạnh, bởi đó là duyên cớ để nhà văn có cái nhìn gần gũi
hơn về chiến tranh, cũng như hiên thực sau chiến tranh.
Là nhà văn có tài, sáng tác của ông thể hiện trên nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện
ngắn,tiểu luận phê bình. Song dấu ấn đậm nét là trên thể loại truyện ngắn được viết sau năm
1975 như: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến q”, “Chiếc thuyền ngồi
xa”, “Cỏ lau”, ơng được coi là một trong những cây bút tiên phong thời kỳ đổi mới. Đây
được xem là điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Nguyễn Minh Châu
là một trong số những nhà văn mở đầu cho dòng văn học nhìn thẳng, nhìn sâu vào sự thật.
Chính bởi vì sáng tác có những phát hiện ở giai đoạn sau chiến tranh. Mặt khác, sự tự vận

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
4
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

động trong tư duy nghệ thuật của bản thân đã thổi vào trong văn học nước nhà thời kỳ đổi
mới một không khí mới.
b.Kiến thức về tác phẩm
Tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, với ngôn từ dung
dị, đời thường, chuyện kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm
nghiệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.

2. Kiến thức nâng cao, mở rộng
a. Kiến thức về tác giả:
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn được nhìn nhận ở hai thời kỳ:
Thời kỳ đầu: nhà văn ghi dấu ấn với cảm hứng sử thi, anh hùng ca trong sáng tác. Là nhà văn
mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc về sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ thiêng liêng của
người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tâm
niệm sáng tác duy nhất trong ông lúc này là hướng đến cuộc “chiến đấu vì sự sống còn của cả
dân tộc, đất nước”, do vậy nhà văn đã dành gần hai chục năm sung sức của cuộc đời để tìm
tịi, khám phá, thành tâm và say sưa ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn
con người trong chiến tranh. Đó chính là những tác phẩm được viết bởi cảm hứng sử thi-anh
hùng ca - một cảm hứng chủ đạo của văn học thời kỳ chống Mỹ mà Nguyễn Minh Châu
là một trong những nhà văn thể hiện xuất sắc nhất vớiMảnh trăng cuối rừng, Dấu chân
người lính… Cuối gia đoạn này, ơng đã có sụ chuyển mình trong sáng tác từ chủ nghĩa anh
hùng, lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực với các tác phẩm chắt lọc sâu hơn trong hiện thực
của chiến tranh: Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngơi nhà.
Thời kỳ sau: Ơng nung nấu trong tư duy hơi hướng đổi mới. Bắt đầu từ những năm 80 của
thế kỷ XX, ông đã có nhiều tác phẩm khác hẳn với chất sử thi của văn học thời chiến. Nhưng
phải đến khi ông phát biểu “Hãy đọc ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”, khi ấy
người ta mới nhận ra được dụng ý đổi mới của nhà văn. Và ông được chọn mặt gửi vàng, trở
thành một trong những cây bút tiên phong của thời kỳ đổi mới. Nguyễn Minh Châu đã thể
hiện cả bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và mãnh liệt: văn chương
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
5
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề
sâu, bề sau, bề xa”của nó. Với ơng: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để
làm cơng việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc
số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị
hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào con người và cuộc đời để bênh
vực cho những con người khơng có ai để bênh vực” (Ngồi buồn viết mà chơi).
Tóm lại là sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sự vận động đổi mới, chuyển
từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết.
b. Kiến thức về tác phẩm
Xuất xứ: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “ Bến quê
“, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, in năm 1987.
“Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra
vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của
một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt
truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập mối quan hệ
chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn để phức tạp của cuộc sống, kể cả bi
kịch số phận con người.
Một số nhận định quan trọng:
“Vậy nên, có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngồi xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ
thuật hồn tồn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó,
người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi
sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và
rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu
muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với
đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời” (Chiếc thuyền ngoài xa - một ẩn dụ
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả Nguyễn Ngọc Chương)
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
6

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

“Trước đây, trong Trăng sáng, Nam Cao đã nêu quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của
mình : nhà văn phải thấy rằng dưới cõi nhân gian mà ánh trăng đang bao phủ ruột nà, nơi
người nghệ sĩ mặc sức cho trí tưởng tượng của mình bay bổng là bao cuộc đời cực nhục, vất
vả. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa có thể coi như là một sự minh họa tiếp tục cho quan
điểm ấy. Việc chứng kiến cảnh một người chồng vũ phu đánh đập dã man vợ mình, cịn
người đàn bà đó hồn tồn chấp nhận và chịu đựng quả là một nghịch cảnh đối với tất cả
những gì trước đó người phóng viên được nhìn thấy. Tình huống càng trở nên "đắt giá" hơn
khi người phóng viên hiểu được cái lí do sâu xa khiến cho cuộc sống vợ chồng của những
người ngư dân này luôn luôn là như vậy : những ngưởi đàn bà sống trên thuyền không thể
thiếu chỗ dựa là đàn ơng, cịn việc người đàn ông thỉnh thoảng lôi vợ vào chỗ vắng người mà
đánh chẳng qua cũng chỉ để giải tỏa nỗi ức chế vì cảnh đơng con bắt đắc dĩ và sự nghèo khổ
triền miên của cuộc đời mình. Tình huống đó đã buộc người phóng viên phải thay đổi quan
điểm về đối tượng nghệ thuật” (Tôn Phương Lan (2002). Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu. Nhà xuất bản Khoa học xã hội).
“Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu, một người chụp ảnh lịch năng nổ
và mệt mỏi vì cơng việc, nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả : chộp cho được bí ẩn của
màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hồn chỉnh… Cuối cùng
anh đã thành công với một bức ảnh như vậy, chỉ để nhận ra hàng triệu người ca tụng vẻ đẹp
tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác và nét xấu xa thực sự của con người
mà anh đã chụp ảnh – một ngư dân dã man hay đánh đập vợ và người vợ nơ tì của ơng ta.
Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thất nhạt nhẽo, nhưng ở đây
bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác phẩm vang vọng với ý
nghĩa thật mới mẻ thật lâu sau khi đọc” (Gerald Nicosia, Cuộc tìm kiếm hạnh phúc thêm

màu sắc cho truyện ngắn Việt Nam)
II. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC GIẢI ĐỀ
1. Dạng câu hỏi nhân biết, tái hiện:
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
7
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi thường ở dạng trình bày, phát hiện, nêu cảm nhận, đánh giá ngắn gọc về một chi
tiết nào đó trong tác phẩm. Có thể liệt kê các câu hỏi như sau:
- Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ là gì? Hình dung, tái hiện lại phát hiện ấy? Vì sao,
người nghệ sĩ lại gọi đó là “cảnh đắt trời cho” và lại có cảm nhận “Bản thân cái đẹp là
đạo đức” trước phát hiện ấy?
- Cảnh bạo hành gia đình trong tác phẩm diễn ra trong khơng gian nào? Ý nghĩa của
không gian ấy với sự thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm?
- Người đàn bà hàng chài có lý do gì để kiên quyết khơng từ bỏ lão chồng vũ phu? Anh
(Chị) có cảm nhận gì về người đàn bà hàng chài qua những chi tiết đó?
- Ở cuối tác phẩm, mỗi lầ ngắm bức ảnh về thuyền và biển, người nghệ sĩ có liên tưởng
đến hình ảnh gì? Ý nghĩa của hình ảnh ấy?
Cách thức để có thể khám phá được các câu hỏi này có thể được thâu tóm trong các
bước sau:
- Đọc thật kĩ tác phẩm (Với học sinh cần phần văn bản trong sách giáo khoa).
- Khái quát những chi tiết quan trọng của tác phẩm.
- Liên hệ đến nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác để nhận diện ý nghĩa của các chi
tiết quan trọng.

Ví dụ: Về cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài: diễn ra trên bãi biển, bên
cạnh xác một chiếc xe tăng hỏng do quân ngụy tháo chạy để lại khi quân giải phóng tấn
cơng vào mùa xn năm 1975.
Từ liên hệ đến hồn cảnh sáng tác và hoàn cảnh mà chi tiết chiếc xe tặng gợi ra có thể
khái quát ý nghĩa chi tiết:
- Gợi đến ý nghĩa: Chiến tranh vẫn còn chưa đi xa, vẫn còn để lại dư chấn trong đời
sống. Đằng sau chiến tranh ấy, là hiện thực của cuộc sống con người.
- Ngầm ý báo hiệu cho một cảnh tượng nghịch lý của hiện thực sắp diễn ra. Cảnh tượng
ấy chính là phần xù xì, thơ nhám của hiện thực.

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
8
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Tạo không gian nghệ thuật để chuyển cảm hứng của truyện ngắn: từ cảm hứng lãng
mạn về cái đẹp sang cảm hứng hiện thực.
2. Dạng câu hỏi vận dụng:
a. Về hình tượng nghệ thuật, chi tiết trong tác phẩm:
Dạng đề thường gặp là:
- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
- Phân tích nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong tác phẩm.
- Cảm nhận về hai phát hiện của người nghệ sĩ trong tác phẩm. Từ đó, có suy nghĩ gì về
quan niệm của nhà văn?
Đây là dạng đề bài giúp củng cố q trình thơng hiểu đơn thuần của học sinh về tác phẩm.

Về nguyên tắc, học sinh chỉ cần nắm chắc phần phân tích tác phẩm qua bài giảng có thể
làm được. Bên cạnh đó, giáo viên cũng định hướng để học sinh khi khai thác cần sử dụng
thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp để cho bài được sâu.
Ví dụ: Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: là sự phân thân đặc biệt của tác giả, có thân phận
giống tác giả: người nghệ sĩ- người chiến sĩ. Ngồi ra có thể liên hệ người nghệ sĩ này với
tác giả ở những đánh giá sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sĩ yêu và khao
khát cái đẹp thánh thiện. Người nghệ sĩ ấy cịn có những chiêm nghiệm bất ngờ về cuộc
sống. Chiêm nghiệm ấy có được khi cùng trải nghiệm cuộc đời của người đàn bà hàng
chài.
b. Về một nhận định về tác phẩm:
Có thể có dạng đề sau: Đánh giá về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm có ý kiến
cho rằng: Người đàn bà ấy thật đáng thương, tội nghiệp, chị là nạn nhân của hiện
thực khắc nghiệt. Có ý kiến khác lại cho rằng: Chị là người đàn bà hội tụ những
phẩm chất đẹp: hi sinh, vị tha, hết lòng yêu thương chồng con. Hãy bình luận các ý
kiến trên.
Phương pháp với dạng đề bài này là:
- Nắm vững kiến thức về nhân vật, mối liên hệ của nhân vật với nhân vật khác.
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Trên cơ sở hiểu nhân vật đưa ra đánh giá, bình luận xác đáng.
Thường là dung hòa các ý kiến, bởi mỗi một ý kiến bổ sung cho hoàn thiện dương mặt
tinh thần của nhân vật.

c. Đối sánh với tác phẩm khác về một góc độ:
Có các dạng đề:
- So sánh thân phận người đàn bà hàng chài trong tác phẩm với thân phận người vợ nhặt
trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.
- Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm và nhân vật
người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
- So sánh số phận con người trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu và “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi.
Với dạng đề này, cần phải tuân thủ theo các bước sau:
- Nắm vững về tác giả, tác phẩm và chi tiết nhân vật được đối sánh.
- Nắm vững các bước của bài làm đối sánh: Bao gồm các nội dung chính:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm được đối sánh.
+ Nội dung, ý nghĩa của nhân vật, chi tiết được đối sánh.
+ Điểm tương đồng và khác biệt của chi tiết, nhân vật được đối sánh.
- Dựa vào kiến thức của từng đối tượng được đối sánh để triển khai giải đề bài.
Ví dụ: đề bài so sánh thân phận người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt, với việc tuân
thủ các bước có thể tìm được các ý như sau:
- Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và hai nhân vật đối sánh.
- Ý nghĩa của từng nhân vật:
+ Người vợ nhặt: Là nhân vật làm thành tình huống của truyện. Có ý nghĩa là nhân vật cấu
thành cốt truyện. Là tiêu biểu cho thân phận con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Là nhân vật không rõ lai lịch, không tên tuổi, quê quán. Nhân vật này được xây dựng không
bằng bút pháp miêu tả nội tâm, mà chỉ bằng một vài nét sơ lược nhưng đầy ẩn ý của nhà văn.

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn 10
Minh Châu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh

Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Người đàn bà hàng chài: Người phụ nữ lao động vùng biển, lam lũ, cơ cực, cuộc sống gia
đình ngột ngạt, đơng con, có lão chồng vũ phu. Người đàn bà hàng chài được xây dựng từ
ngoại hình đến nội tâm bên trong. Đặc biệt nội tâm nhân vật lại được nhìn ngắm, soi chiếu
qua lăng kính của nhân vật nghệ sĩ Phùng. Đó là nghệ thuật trao điểm nhìn cho nhân vật.
- Nét tương đồng: Đều là những người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực, lam lũ, có số phận bi
đát. Đều được gọi bằng cái tên chung chung. Đều có diện mạo xấu xí, bình thường,
khơng đặc biệt.
- Khác biệt:
+ Người vợ nhặt tiêu biểu cho thân phận con người trong nạn đói 1945. Cái đói đã làm
cho con người ta trở nên liều lĩnh, táo tợn. Qua đó, tố cáo bọn Thực dân Pháp và phát xít
Nhật đã gây ra tình cảnh thê thảm cho dân ta trước CMT8. Thân phận người đàn bà hàng
chài là tiêu biểu cho thân phận con người trong xã hội cũ.
+ Thân phận của người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho thân phận con người sau chiến
tranh. Chiến tranh đã đi qua, nhưng dấu ấn của nó, tàn tích của nó vẫn còn. Chiến tranh
quét sạch quân thù, nhưng vẫn chưa làm được gì nhiều cho đời sống con người. Cuộc sống
vẫ có bao nhiêu khắc nghiệt và nghịch lý. Chính bởi lẽ đó mà thân phận người đàn bà
chính là hiện thực sống sượng mà nhà văn muốn phơi bày, muốn người ta nhìn thẳng, nhìn
sâu trong xã hội hơm nay.

III. VÍ DỤ VỀ DẠNG ĐỀ TỰ GIẢI
Đề bài: Cảm nhận về đoạn văn xi: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi
được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của
một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như
sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ
con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ.
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn 11
Minh Châu

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng
vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, tồn bộ khung cảnh từ đường nét
đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích khiến đứng trước
nó tơi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu
đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tơi tưởng
chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong gần tâm hồn” (Ngữ Văn 12, tập 2, NXB GD, H. 2007, tr. 70).
1. Định hướng:
- Nội dung: cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm.
- Thao tác: Phân tích, bình luận, giải thích.
- Dẫn chứng: Phạm vi dân chứng được thể hiện qua đoạn trích.
- Các luận điểm cần có:
+ Về nội dung: Cảnh thiên nhiên tồn bích, phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ trong
chuyến đi thực tế.
+ Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, xen lẫn giọng trữ tình- chính luận, điểm nhìn trần
thuật của nhân vật mang màu sắc triết lý, suy tư.
2. Dàn ý chi tiết:
a. Đặt vấn đề:
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của thời kỳ văn học đổi
mới. Sáng tác của ông thể hiện niềm cảm hứng mãnh liệt của nhà văn khi đi sau khám
phá bản chất của con người ở “cái bề sâu”, “cái bề xa”. Chính bởi thế, truyện của ơng
đem đến cho người đọc những chân cảm sâu sắc.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn luận đề, thể hiện cái nhìn sắc sảo của nhà văn

về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Không chỉ hấp dẫn từ tình huống, nhân
vật đến cốt truyện, “Chiếc thuyền ngồi xa” còn hấp dẫn người đọc bởi văn phong sâu
sắc hòa quyện giữa chất lãng mạn- hiện thực với giọng điệu triết lý, suy tư.

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn 12
Minh Châu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề ôn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đoạn văn dưới đây nằm ở phần đầu tác phẩm đã phần nào thể hiện được vẻ đẹp văn phong
của Nguyễn Minh Châu.
b. Giải quyết vấn đề
* Về nội dung:
Đoạn trích thể hiện cảnh tượng người nghệ sĩ bất ngờ “chộp” được trong chuyến đi thực
tế. Đó là cảnh đẹp hiếm có, chỉ có thể có trong khoảnh khắc mà người nghệ sĩ may mắn có
được. Sau hàng tuần phục kích, cảnh tượng hiện lên khiến người nghệ sĩ ngỡ ngàng. Đó là
cảnh con thuyền mờ ảo trong màn sương ban mai màu hồng. Cảnh ấy có được khi con
thuyền ở cách xa bờ. Nên chỉ có thể thấy được hình ảnh con thuyền mờ mở, lại được ngắm
qua các mắt lưới. Màu sắc, đường nét của cảnh hài hòa đến độ người nghệ tưởng như đang
chiêm ngưỡng bứcraranh mực tàu của danh họa thời cổ. Với người nghệ sĩ Phùng, đó là
cảnh tồn bích, dẫu là vẻ đẹp đơn giản.
Đứng trước cảnh đẹp, người nghệ sĩ cảm thấy bối rối và rồi chợt nhớ đến một chân lý: bản
thân cái đẹp là đạo đức. Vẻ đẹp của khung cảnh ấy làm cho tâm hồn người nghệ sĩ trở nên
trong trẻo và thuần khiết. Cái đẹp ở đây có ý nghĩa thanh lọc tâm hồn người.
Cảnh tượng có ý nghĩa như một ẩn dụ về nghệ thuật và sự chiêm ngưỡng nghệ thuật. Nghệ
thuật khi nhìn ở góc độ xa bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh. Cái đẹp tự nhiên là cái đẹp

làm nên nghệ thuật. Chỉ khi xuất hiện một cách tự nhiên, cái đẹp ấy mang lại giá trị lớn
nhất chính là sự rung động sâu xa trong lịng người, đánh thức cái Thiện trong lòng người.
* Về nghệ thuật:
Đoạn trích được viết nên bằng bút pháp lãng mạn: việc xây dựng chi tiết, hình ảnh hài hịa
của bức tranh, những đánh giá mang đậm màu sắ lãng mạn của người nghệ sĩ.
Điểm nhìn trần thuật được khởi phát từ nhân vật xưng “tôi” tạo màu sắc chủ quan trong
đánh giá và nhìn nhận. Đó là cái nhìn mang đậm dấu ấn cá nhần, có phần tài hoa.
Tạo dựng khơng khí đơn giản, mang màu sắc hội họa. Nhà văn tỏ ra khá am hiểu về nghệ
thuật hội họa trong dựng cảnh: cảnh xuất hiện mờ mờ, ảo ảo, hình bóng con người xuất
hiện gợi nên chiều sâu của cảnh. Tồn bộ bức tranh lại được nhìn qua tấm mắt lưới... Sự
Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn 13
Minh Châu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguyễn Thị Vân Anh
Chun đề ơn thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hài hịa của đường nét chi tiết ấy với màu sắc dịu nhẹ: bầu sương mù trắng sữa có pha chút
màu hồng của ánh mặt trời chiếu vào... Tất cả gợi nên một mức tranh đẹp có hồn.
Giọng văn mang đậm chất suy tư, triết lý, thể hiện đạm nét phong cách của Nguyễn Minh
Châu. Điều đó tạo nên sức nặng cho câu văn, khiến cho cảnh hiện lên đẹp, lãng mạn
nhưng khơng sa vào phù phiếm.
c. Kết thúc vấn đề:
Đoạn trích tạo nên một điểm nhấn nhẹ nhàng cho tác phẩm, bắt mạch tự nhiên vào nét
phong cách của Nguyễn Minh Châu trước đó. Nhưng từ đây, nhà văn cũng chuẩn bị tạo
nên sự bất ngờ cho người đọc khi chuyển cảnh sang phát hiện thứ hai. Đây chính là cái
hay của đoạn trích.
KẾT LUẬN

Qua việc triển khai nội dung chuyên đề, có thể thấy rằng: tác phẩm văn học là một chỉnh
thể nghệ thuật, có đời sống tinh thần phong phú. Đời sống ấy không chỉ là sự cảm nhận,
tiếp nhận ở độc giả, mà quan trọng hơn nó được thể hiện ở trong chính dạng thức khai
thác tác phẩm. Các dạng đề bài thi đại học với một tác phẩm chính là sự khẳng định sức
sống và giá trị của tác phẩm. Tác phẩm còn giá trị và phong phú về giá trị thì cịn những
đề bài hay. Đề bài hay và khó mấy cũng có những cách thức để khai phá, giải đáp. Và
nhiệm vụ của người thầy chính là chỉ cho học sinh cách thức ấy. Cách thức càng đơn giản,
ngắn gọn, học sinh càng hiểu thấu đáo, càng phát huy khả năng sáng tạo. Với tác phẩm
“Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu cũng chính là minh chứng hùng hồn cho
chân lý ấy.

Về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn 14
Minh Châu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×