Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

chuyên đề ôn thi đại học“ hệ thống bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.18 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC
Tên chuyên đề:
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN DẪN XUẤT
HIDROCACBON HÓA HỌC 11
Bộ môn: Hóa học
Tổ bộ môn: Sinh-Hóa-TD-CN-Tin
Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh

Vĩnh Phúc, năm 2014

1


A- MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề:
Trong ôn thi đại học dạy học đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh
trong học tập là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trong dạy
học để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học sinh trong lớp chúng ta luôn
đảm bảo nguyên tắc đó là sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá, khi đó tất cả
học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng của bản thân gọi là tính vừa
sức. Tâm lí học đã chứng minh rằng sự phát triển của mỗi con người ở cùng lứa
tuổi là hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy mà khả năng nhận thức của
các em cũng hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó hiện nay ở trong nhà trường
chúng ta đang tiến hành ôn thi đại học một cách đồng loạt, các em cùng một lứa
tuổi cùng ngồi trong một lớp, cùng được thầy giáo truyền đạt một vấn đề và thời
gian học cũng như nhau, điều này dẫn đến là cùng một vấn đề mà thầy giáo
truyền đạt sẽ dễ đối với học sinh ôn thi thuộc diện khá giỏi, nhưng lại khó với
những học sinh ôn thi thuộc diện yếu kém, hậu quả là làm giảm chất lượng ôn


thi. Để mang lại hiệu quả ôn thi, tăng sự hứng thú học tập của học sinh thì trong
quá trình ôn thi người thầy giáo cần mang cho học sinh của mình những kiến
thức phù hợp với năng lực của các em, những vấn đề mà học sinh tiếp thu không
quá khó hoặc quá dễ. Nhằm khắc phục một phần những hạn chế của việc ôn thi
đại học đồng loạt đồng thời mang lại hứng thú cho học sinh trong quá trình học
tập tôi đã quyết định chọn chuyên đề ôn thi đại học:
“ Hệ thống bài tập phân hóa phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 ”

II. Mục đích của chuyên đề:
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần dần dẫn
xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng ôn thi đại
học.

2


III. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập Hóa học phân hoá và việc tổ chức dạy học phân hoá
thông qua hệ thống bài tập đó.

IV. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon: ancol, phenol, anđehit, xeton,
axit cacboxylic - chương 8, chương 9 Hóa học 11 nâng cao và sử dụng trong dạy
học phân hoá ôn thi đại học.

3


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

I.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập phân hoá
Việc xây dựng Bài hỏi và bài tập phân hoá, trước hết phải tuân thủ theo các nguyên
tắc chung sau:
+ Quán triệt mục tiêu dạy học: Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cần
cụ thể hoá bằng các bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức cho HS
từng bước giải quyết được các bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục
tiêu dạy học đã đề ra.
+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung: Bài tập dùng để mã hoá nội
dung dạy học. Tuy nhiên, bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác.
+ Phát huy tính tích cực của HS: Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức. Bài tập phải
được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn
chủ quan giữa cái biết và chưa biết ở HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng
tạo của HS.
+ Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng
bài đều được trình bày theo một lôgic hệ thống. Vì vậy bài tập với tư cách là công cụ
hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, BT phải được sắp
xếp theo một lôgic hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một bài, cho một chương,
một phần và cả chương trình môn học.
Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và
cái chưa biết. Khi nhiều bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học chúng phải được tổ
hợp lại theo một hệ thống mà ở đó trật tự bài tập có ý nghĩa quan trọng. Bài tập ra
trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời Bài hỏi tiếp theo liền kề
hoặc không liền kề. Một số trường hợp lời giải đáp cho BT trước có tác dụng làm nảy
sinh bài tập tiếp theo.
+ Đảm bảo tính thực tiễn: Việc thiết kế bài tập cũng phải cố gắng gắn liền với thực
tiễn cuộc sống, môi trường.

4



VD: Khi dạy bài “Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng” (Hóa
học 11), nên xây dựng bài tập gắn liền với thực tế như:
Trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ta đun nước, bình nước đun lâu ngày thường
thấy cặn bám ở đáy siêu. Hãy giải thích quá trình gây lắng cặn đó. Làm thế nào để rửa
sạch được chiếc siêu đó.
Hướng dẫn giải: GV có thể dùng hình ảnh minh họa để HS dễ hình dung
Trong nước của chúng ta có chứa một số ion Ca 2+, Mg2+, CO32-... với hàm lượng nhỏ.
Khi ta sử dụng siêu lâu ngày đáy bình có sự lắng cặn là do
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Mg2+ + CO32- → MgCO3
Muốn rửa sạch siêu ta cho một ít giấm ăn vào trong siêu và ngâm một lúc rồi đem đi
rửa, siêu sẽ sạch như mới. Do xảy ra phản ứng:
CaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O.
MgCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Mg + CO2↑ + H2O.
Giáo viên cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình một cách
có khoa học. Các em hãy sử dụng cá kiến thức đã được học để ứng dụng vào trong
cuộc sống hằng ngày.
+ Phù hợp với trình độ, đối tượng HS: Đây là một trong những nguyên tắc quan
trọng để xây dựng bài tập phân hoá trong dạy học HH.
Bài tập nếu không phù hợp với trình độ và đối tượng HS sẽ dễ gây hiện tượng nhàm
chán. Bài tập nếu không phân hóa sẽ không phù hợp với từng đối tượng HS: Có thể
được và chán nản…, có thể phù hợp với nhận thức của HS yếu kém thì dễ làm cho HS
khá giỏi nhàm chán. Bài tập càng phân hoá mịn càng phù hợp với việc sử dụng cho các
đối tượng khác nhau và hiệu quả dạy học càng cao.
Tóm lại, việc xây dựng bài tập phân hoá phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên.
Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đó. Tuỳ
vào từng nội dung kiến thức, tuỳ vào mục đích của từng bài học mà vận dụng các
nguyên tắc một cách linh hoạt.
I.2. Quy trình xây dựng bài tập phân hoá


5


Từ kinh nghiệm của bản thân, tham khảo ý kiến của các GV, các chuyên gia chúng
tôi xin giới thiệu quy trình xây dựng BT phân hoá trong DHPH hoá bao gồm các bước
như sau:
Bước 1: Phân tích nội dung dạy học.
Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung chương trình môn học do bộ GD và ĐT ban
hành. Trên cơ sở đó, phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức có thể đưa
vào bài học, để xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp.
Trong quá trình phân tích nội dung chương trình và SGK, GV nên lưu ý đến trình độ
và mức độ nhận thức của HS mình dạy để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết
trong SGK. GV cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng BT giúp HS
lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, chính xác.
Bước 2: Xác định mục tiêu.
Từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của môn học, GV xác định mục tiêu
bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập.
Từ việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK GV có thể phân ra từng phần
kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó, tìm những nội dung có thể đặt được
Bài hỏi hoặc xây dựng thành bài tập.
Bước 4: Diễn đạt các nội dung kiến thức thành bài tập.
Đây là một bước quan trọng trong dạy học phân hoá.
Để đảm bảo thiết kế tốt bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học, chúng tôi xin
đề xuất một số kĩ thuật cơ bản trước khi diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến
thức thành bài tập để tổ chức hoạt động tích cực của HS trong quá trình dạy học như sau:


Kĩ thuật thiết kế Bài hỏi, bài tập phân hóa:
Trong DHPH, xây dựng một hệ thống Bài hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng HS


cần phải được biên soạn một cách công phu, khoa học. BT nên diễn đạt sao cho có thể
kiểm tra được nhiều lĩnh vực và phù hợp với mức độ khác nhau của HS như: Biết,
hiểu, vận dụng…

6


Theo Tôn Thân (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9/1992), quy trình soạn bài tập
phân hoá tác động đến 3 đối tượng học sinh theo sơ đồ sau:
Kiến thức cơ bản
(hoặc bài tập trong SGK)
- Vận dụng trực tiếp.
- Tương tự.
Bài tập nguyên mẫu
- Qua 1, 2 bước trung
gian.
- Đặc
biệt hoá.
Bài tập “quan
hệ gần”

Tác động

HS yếu kém

Tác động
HS trung bình

- Qua nhiều bước trung


Với quy trình xây
gian.dựng bài tập trên, GV có thể sáng tạo được những bài tập nhằm
Tác động
Tổng
quát
hoá.
khắc sâuBài
kiến
thức

bản,
rèn
luyện

năng
và năng lực tư duy cho
tập “quan hệ xa”
HS các
khá đối
giỏi tượng HS
của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, GV có thể soạn được nhiều BT
“nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (quan hệ về nội
dung hoặc quan hệ về PP) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của từng đối
tượng HS.
Ví dụ : Khi dạy luyện tập về ancol GV có thể soạn các bài tập phân hóa sau:
+ Bài tập dành cho học sinh yếu kém: Đây là bài tập nguyên mẫu
Cho 18,8g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng với Na dư thu được 5,6l khí H2 (đktc). Công thứ của 2 ancol là:
A. CH3OH và C2H5OH


C. C2H5OH và C3H7OH

B. C3H7OH và C4H9OH

D. C4H9OH và C5H11OH

Hướng dẫn:
nH2= 0,25 mol
Đặt công thức trung bình của 2 ancol no đơn chức là: CnH2n+1OH
PTPƯ

CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + ½ H2↑
1mol
0,5mol

½ mol


0,25mol

7


M = 18.8/ 0,5= 37,6 →2ancol đó là CH3OH và C2H5OH
Đáp án A. CH3OH và C2H5OH
Bài tập dành cho học sinh trung bình
Bài 1: Cho m (gam) hỗn hợp X gồm 2ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong cùng dãy
đồng đẳng tác dụng với Na thu được 0,448l H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m (gam) X
thu được 2,24l CO2(đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là:

A. CH3OH và C2H5OH

D. C2H5OH và C3H7OH

C. C3H7OH và C4H9OH

E. C4H9OH và C5H11OH

Hướng dẫn:
nH 2 = 0, 02mol

Đặt công thức trung bình của 2 ancol no đơn chức là: Cn H 2 n +1OH
Cn H 2 n +1OH + Na → Cn H 2 n +1ONa + ½ H2↑

PTPƯ

1mol
0,04mol

½ mol


0,02mol

Cn H 2 n +1OH + 3n + 1 O2 → n CO2 + n + 1 H2O
2

1mol
0.04 mol →


n mol
0,04 n mol

→ 0,04 n = 0,1 → n = 2,5 Vậy 2 ancol cần tìm là: C2H5OH và C3H7OH
Đáp án C. C2H5OH và C3H7OH
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau,
thu được 0,3mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác , cho 0,25 mol M tác dụng với Na
dư thu được chưa đến 0,15 mol H2. Tìm công thức phân tử cuả X,Y.
A. C2H6O2 và C3H8O2

C. C3H6O và C4H8O

B. C2H6O và CH4O

D. C2H6O và C3H8O

Hướng dẫn:
Vì nCO < nH O → hỗn hợp ancol trên thuộc dãy đồng đẳng no.
2

2

Cho 0,25 mol M tác dụng với Na dư thu được chưa đến 0,15 mol H2 → ancol đơn chức

8


Đặt công thức chung là Cn H 2 n +1OH
Cn H 2 n +1OH + 3n + 1 O2 → n CO2 + (n + 1) H2O
2


n mol

(n + 1) mol

0,3 mol

0,425 mol

→ 0,425 n = 0,3 ( n +1) → n = 2,4
Vậy 2 ancol là: D. C2H6O và C3H8O
Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi (Trích đề thi tuyển sinh Đại học- A - 2009)
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol no, mạch hở cần vừa đủ 17,92l khí O2(đktc).
Mặt khác nếu cho 0,1mol X tác dụng vừa đủ với m (gam) Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch
có màu xanh lam. Giá trị của m và tên của X.
A.

9,8g và propan -1,2- điol

C.

4,9g và propan -1,2- điol

B.

4,9g và propan -1,3- điol

D.

4,9g và glixerol


Hướng dẫn:
Công thức của ancol là CnH2n+2Ox
3n + 1 − x
2
PTPƯ: CnH2n+2Ox +

1 mol

0,2 mol

O2 → n CO2 + (n+1) H2O

3n + 1 − x
2

0,8 mol

→ 0,2. (3n+1-x)/2 = 0,8 → 3n= 7+x → x=2; n=3.
3

8

2

2

Công thức của ancol X là C H O . Vì X hòa tan Cu(OH) tạo dung dịch màu xanh nên
X phải có 2 nhóm OH đứng cạnh nhau → X là propan- 1,2- điol.
nCu (OH )2 =


1
nX = 0, 05mol → m = 4,9 g
2

9


Đáp án. C. 4,9g và propan- 1,2- điol
Việc soạn bài tập phân hóa cần được đặc biệt quan tâm trong các giờ ôn tập, giờ
luyện tập bởi các giờ học đó HS phải được thực hành giải nhiều bài tập với những kiến
thức đã được trang bị trong các giờ học trước đó. Để tổ chức tốt giờ học ôn tập, GV có
thể thiết kế theo phương án hoạt động hoá người học thông qua việc bài tập hoá những
kiến thức cơ bản. Giờ học nên thiết kế theo chùm 3 loại bài tập tương ứng với 3 loại
đối tượng học sinh: yếu kém - trung bình - khá giỏi. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối
tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần.
Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau:
Đối tượng
HS yếu kém
HS trung bình
HS khá giỏi

Mức độ 1
Bài 1.1
Bài 2.1
Bài 3.1

Mức độ
Mức độ 2 Mức độ 3
Bài 1. 2

Bài 1.3
Bài 2. 2
Bài 2.3
Bài 3. 2
Bài 3.3

Ghi chú
Mức độ 4
Bài 1.4
Bài 2.4
Bài 3.4

Ở đây, mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn
nữa). Trong đó, bài 1.4 tương đương bài 2.1, bài 2.4 tương đương bài 3.1....
Bước 5: Sắp xếp các BT thành hệ thống
BT sau khi thiết kế nên sắp xếp theo một hệ thống tương ứng với lôgic nội dung
hoặc theo chức năng dạy học, để sao cho khi HS trả lời lần lượt được các Bài hỏi, bài
tập thì sẽ lĩnh hội được toàn bộ kiến thức của bài theo tiến trình bài học.
Tóm lại, quy trình thiết kế BT phân hoá có thể được tóm tắt như sau:
Phân tích nội dung dạy học

Xác định mục tiêu

Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành BT

Diễn đạt các nội dung kiến thức thành BT
10
Sắp xếp BT thành hệ thống



I.3.Tác dụng của bài tập phân hóa
Bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của HS, nó
không chỉ là thước đo khả năng nhận thức, củng cố kiến thức của HS mà còn là phương
tiện để rèn cho HS các kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên để phát huy tác dụng của bài tập
thì chúng ta phải biết sử dụng BT như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng HS nếu
bài tập quá khó hoặc quá dễ sẽ trở nên phản tác dụng của BT, làm cho HS mất hứng
thú học tập, để tránh tình trạng này chúng ta nên sử dụng bài tập phân hóa trong quá
trình giảng dạy nhằm phát huy tốt vai trò của bài tập đồng thời kích thích hứng thú học
tập của HS.
Khi dạy bài “Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”, đối với
học sinh học lực còn yếu thì bài tập phân hóa có khả năng lấp các lỗ hổng về kiến
thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo, kích thích hứng thú học tập.
Bài 1: (Bài 1 – SGK trang 256)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa:
a, Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.
b, Axit axetic là một axit yếu, nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic; còn phenol là một
axit yếu hơn axit cacbonic.
Để hoàn thành bài tập này học sinh chỉ cần vận dụng kiến thức ở mức độ tái hiện, đều
đã có trong SGK. Mục đích của bài nhấn mạnh lại để HS nhớ kiến thức.
Bài 2: Chọn đáp án đúng cho các Bài sau:

11


A. Giấm ăn làm đổi màu quỳ tím.
B. Tính axit tăng dần C6H5OH < CO2< CH3COOH< C2H5OH
C. Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hòa.
D. Nước ép từ quả chanh không hòa tan được CaCO3.
Từ kết quả bài làm của học sinh giáo viên biết được chỗ hỏng kiến thức cần bù đắp
hoặc sai lầm cần chỉnh sửa. Nếu chọn đáp án A học sinh biết được tính chất chung của axit.

Nếu chọn đáp án B học sinh chưa nắm được tính axit của các hợp chất cụ thể.
Nếu chọn đáp án C học sinh chưa nắm được phản ứng este hóa.
Nếu chọn đáp án D học sinh chưa nắm được thành phần trong nước chanh là axit hữu
cơ nên hòa tan được muối CaCO3.
Bài 3: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau, xác định các chất A, B, C, …..
a. C2H5OH + A → HCOOC2H5 + B.
b. 2C → (CH3CO)2O + H2O.
c. CH3CH2COOH + Cl2

P


D + E.

d. HCOOH + F → CO2+ H2O.
e. CH3OH + G → CH3COOH.
f. CH2= CH – COOH + H2→ H.
g. HCOOH + CaCO3→ I + K + B.
h. C+ CuO → (CH3COO)2Cu + B.
t
→ M + H + Ag + B.
i. A + AgNO3 + NH3 

j. CH3COOH + Y → CH3COONa + H2O.
Hướng dẫn:
a. C2H5OH + HCOOH → HCOOC2H5 + H2O.
b. 2CH3COOH → (CH3CO)2O + H2O.
c. CH3CH2COOH + Cl2

P



CH3CHClCOOH + HCl.

d. HCOOH + O2 → CO2+ H2O.

12


e. CH3OH + CO

t
xt,

→CH3COOH.

f. CH2= CH – COOH + H2→ CH3CH2 – COOH.
g. HCOOH + CaCO3→ (HCOO)2Ca + CO2↑ + H2O.
h. CH3COOH+ CuO → (CH3COO)2Cu + H2O.
t
→ (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓.
i. HCOOH + 2AgNO3 +4NH3 + H2O 

j. CH3COOH + NaOH→ CH3COONa + H2O.
Trong bài tập này mục tiêu là khắc sâu tính chất hoá học của axit cacboxxylic và
vận dụng cụ thể khi viết và cân bằng các phản ứng.
Bài 4: (Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012) Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn
chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O 2 thu được CO2 và 0,2 mol H2O.
Công thức hai axit là:
A. HCOOH và C2H5COOH


B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH

C. CH3COOH và C2H5COOH

D. CH3COOH và CH2=CHCOOH
HƯỚNG DẪN GIẢI

Bảo toàn oxi có: nCO2 = (0,1.2 + 0,24.2 - 0,2) : 2 = 0,24 mol => nCO2 > nH2O
Nên loại B và D
Mặt khác Ctb = 0,24 : 0,1 = 2,4 => loại A.

Chọn C.

Từ những bài tập cơ bản bài 1,2,3,4 ở trên có thể rèn luyện cho học sinh các kĩ năng,
kĩ xảo đáp ứng được chuẩn kiến thức kĩ năng để có thể giải được các bài tập trong đề
thi tốt nghiệp và đại học nhu bài 4,5. Đồng thời khuyến khích các em làm các bài tập
nâng cao giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau như ví dụ sau:
Bài 5: Cho 0,7 mol hỗn hợp gồm 2 axit hữu cơ (mỗi axit không chứa quá 2 nhóm – COOH)
phản ứng vừa đủ dung dịch Na2CO3 thu được muối hữu cơ nhiều hơn khối lượng axit là
26,4g. Công thức của 2 axit là:
A. CH2(COOH)2 và C6H5COOH

C. CH3COOH và CH2=CH- COOH

B. (COOH)2 và CH2(COOH)2

D. HCOOH và CH3COOH

Lời giải :


13


Đặt công thức của hai axit là R(COOH) n và R’(COOH)m ( 1 ≤ n, m ≤ 2 ), số mol của
hai axit là x và y
2R(COOH)n

+

nNa2CO3 → 2R(COONa)2 +

x

nCO2 ↑ +

nH2O

nCO2 ↑ +

nH2O

x

2R(COOH)n

+

nNa2CO3 → 2R(COONa)2 +


y

y

Theo bài ra ta có :
 x( R + 67n) + y ( R '+ 67 m) − x( R + 45n) − y ( R '+ 45n) = 26, 4

 x + y = 0, 7



mx + ny = 1.2

 x + y = 0, 7

(1)

+ Nếu cả hai axit đều có 1 nhóm –COOH (n = m =1) thì hệ phương trình (1) vô nghiệm.
+ Nếu cả hai axit đều có 2 nhóm –COOH (n = m = 2) thì hệ phương trình (1) cũng vô nghiệm.
→ một axit có 1 nhóm –COOH và 1 axit có 2 nhóm –COOH hay n = 1 và m = 2
 x + 2 y = 1.2

 x + y = 0, 7

Khi n = 1, m = 2 thì hệ 1 có dạng :

→ x = 0,2 và y = 0,5 (hợp lí) → chọn A
Phương pháp tính có nhóm –COOH trung bình kết hợp với phương pháp tăng giảm
khối lượng
Axit cacboxilic + Na2CO3


→ Muối natri của axit cacboxilic + CO2 ↑ + H2O

Cứ 1 mol -COOH kém 1 mol -COONa là 22 g
x mol -COOH kém x mol -COONa là 26.4 g
→x=

26.4
= 1.2(mol )
22

0.7 mol hỗn hợp axit có chứa 1,2 mol nhóm –COOH → số nhóm –COOH trung
bình trong mỗi phân tử hai axit là

1,2
= 1, 7
0,7

Do đó mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH nên một axit có 1 nhóm –COOH và 1
axit có 2 nhóm –COOH → chọn A.
Bài 6 : Chia hỗn hợp X gồm 2 anđêhit no mạch hở, đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
14


+ Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và 0,54g H2O.
+ Phần 2: Cho tác dụng hết với H 2 dư (Ni, t 0 ) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp Y thu được V (l) CO2 (đktc ), V có giá trị là:
A. 0,112

B. 1,68


C. 0,672

D. 7,2

Lời giải :
n H2O = 0, = 0, 54 :18 = 0,03(mol)

- Phương pháp tính theo phương trình hóa học
Đặt công thức hóa học chung của hai anddeehit no, mạch hở , đơn chức là C nH2nO,
số mol là a.
CnH2nO +

3n-1
O2
2

a
CnH2nO + H2
a
CnH2n+2O +

→ nCO2

+

nH2O

an
→ CnH2n+2O

a

3n
O2
2

→ nCO2 +

a
an = 0,03

(n+1) H2O

an

VCO2 = 0, 03.22, 4 = 0,672(l)

→ chọn C.

- Phương pháp tính theo phương trình hóa học kết hợp với bảo toàn khối lượng
chất
Đặt công thức hóa học chung của hai anddeehit no, mạch hở, đơn chức là C nH2nO.
CnH2nO +

3n-1
O2
2

→ nCO2


+

nH2O

Theo phương trính hóa học ta có n CO2 = n H2O = 0,03mol
Ta có theo sơ đồ chuyển hóa ta có số mol cacbon không thay đổi nên số mol CO 2 tạo ra
khi đốt cháy hỗn hợp Y bằng số mol tạo ra khi đốt cháy hỗn hợp ban đầu bằng 0,03 mol.
VCO2 = 0, 03.22, 4 = 0,672(l)
Trong quá trình giảng dạy với mỗi đối tượng học sinh giáo viên nên giao cho các
em những loại bài tập vừa sức để trong khi giải bài tập cảm thấy thích thú ngoài ra còn
kích thích trí tò mò của các em để khi học sinh giải xong bài tập này lại muốn giải
15


những bài tập khác ở mức độ cao hơn. Khi sử dụng bài tập phân hóa có thể phát huy
tác dụng của bài tập trong dạy học hóa học.
II. Hệ thống bài tập phân hoá phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 THPT
II.1. Cơ sở sắp xếp hệ thống bài tập phân hoá phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học
11
Để thuận tiện cho mục đích của đề tài và việc sử dụng, hệ thống bài tập hóa học
đã được tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp theo cấu trúc sau:
Theo cấu trúc chương trình chia thành các dạng bài Chương VIII: Ancol phenol; Chương IX: Anđehit - xeton - axit cacboxylic và bài tập tổng hợp dẫn xuất
hiđrocacbon Trong mỗi chương chúng tôi sắp xếp theo:
- Mức độ nhận thức và tư duy của thang Bloom:
Trên cơ sở sắp xếp bài tập theo các mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng sáng
tạo phù hợp với trình độ học lực của học sinh.
- Theo yêu cầu học sinh làm việc độc lập và bài tập có sự trợ giúp học sinh ở các
mức độ khác nhau.

II.2.HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA

II.2.1. Chương VIII: Ancol - phenol
Dạng 1: Bài hỏi lí thuyết
Phần dành cho HS yếu – kém (Kiến thức ở mức độ biết - hiểu)
Bài 1: Số đồng phân ứng của ancol ứng với công thức phân tử C4H10O là:
A.
3
B. 4
C. 5
D. 6
Bài 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 ancol thu được n CO2 < n H 2O trong cùng điều kiện
ancol đó là:
A. Ancol no, đơn chức
C. Ancol không no, đơn chức hoặc đa chức.
D. Ancol không no, đa chức
B. Ancol no đơn chức hoặc đa chức.
Bài 3: Cho các ancol sau: CH3OH (1); C2H5OH (2); C3H7OH(3)
Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi:
A.

(1) < (2) < (3)

B.
16

(1) < (3) < (2)


C. (3)< (2)< (1)
D. (2)< (3) <(1)
Bài 4: Xác định tên theo IUPAC của rượu sau: (CH3)2CH – CH2 – CH(OH) – CH3

A. 4 – metylpentanol – 2
C. 4,4 – dimetylbutanol – 2
B. 1,3 – dimetylbutanol – 1
D. 2,4 – dimetylbutanol – 4
Bài 5: Cho 4 ancol sau: C2H4(OH)2; C2H5OH; C3H5(OH)3; OH – CH2 – CH2 –
CH2OH có bao nhiêu chất hoà tan được Cu(OH)2 trong các chất trên?
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Bài 6: Trong sơ đồ chuyển hoá trực tiếp
C2H5OH --> X --> C2H5OH
Có bao nhiêu chất X thoả mãn trong các chất sau?
C2H5ONa; C2H4; C2H5OC2H5 ; CH3CHO; CH3COOH; C2H5Cl; CH3COOC2H5
A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Bài 7: (ĐH - A- 2010): Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.

(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (4)

C. (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (4)

Bài 8: (ĐH B- 2010): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen.
B. Đun ancol etylic ở 14o0C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.
C. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
D. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải.
Bài tập dành cho học sinh trung bình
Bài 1: Đun hỗn hợp gồm CH3OH, n – C3H7OH và iso – C3H7OH với H2SO4 đặc thì
số anken và ete thu được lần lượt là?
A. 3 và 4

B. 2 và 6
17


C. 1 và 6

D. 3 và 3

Bài 2: có thể phân biệt hai chất lỏng: rượu etylic và benzen bằng chất nào?
A. Na


C. dung dịch Br2

B. dung dịch CO2

D.Tất cả đều đúng
Bài 3: Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng?
A. Ancol isoamylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH
B. Ancol secbutylic: (CH3)2CH – CH2OH
C. Axit picric: 0,m,p – Br3 – C6H2OH
D. p –crezol : CH3- C6H5OH
Bài 4: Rượu nào khó bị oxi hoá nhất?
A. Rượu sec – butylic

C. rượu tert – butylic

B. Rượu isobutylic

D. Rượu n – butylic

Bài 5: Các hợp chất rượu (CH3)2CHOH; CH3CH2OH; (CH3)3COH có bậc lần lượt là?
A. 2,1,3

B. 2,3,1

C. 1,2,3

D. 1,3,2

Bài 6: (ĐH B-2008): Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung

dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:
A. anilin.

C. axit acrylic

B. phenol.

D. metyl axetat

Bài 7: (ĐH - A - 2007): Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo
thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo
thu gọn của X là:
A. (CH3 )3COH.

B. CH3OCH2CH2CH3.

C. CH3CH(OH)CH2CH3.

D. CH3CH(CH3)CH2OH.

Bài 8: So sánh tính axít (tính linh động của H trong nhóm OH) của H2O, CH3OH ,
CH3-CHOH-CH3. Sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần:
A. H2O < CH3OH < CH3-CHOH-CH3
B. H2O < CH3-CHOH-CH3 < CH3OH
C. CH3-CHOH-CH < CH3OH < H2O
18


D. CH3OH < CH3-CHOH-CH3 < H2O
Bài tập dành cho học sinh khá giỏi.

Bài 1: (ĐH - A - 2007): Cho sơ đồ
+ Cl 2 (1:1)
+ NaOH, du
+ HCl
C6 H 6 
→ X 
→ Y 
→ Z Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
Fe, t o
t o cao,P cao

A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.

B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.

C. C6H5OH, C6H5Cl.

D. C6H5ONa, C6H5OH.

Bài 2: (ĐH - A - 2009): Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
0

0

+ Br2 (1:1mol),Fe,t
+ NaOH( ®Æc ),t ,p
+ HCl( ®Æc )
Toluen 

→ X 

  
→ Y 
 → Z

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm:
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

B. benzyl bromua và o-bromtoluen.

C. m-metylphenol và o-metylphenol.

D. o-metylphenol và p-metylphenol.

Bài 3: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH.

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.

(d) CH2-CH(OH)-CH2OH.

(e) CH3-CH2OH.

(f) CH 3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
A. (a), (c), (d).

C. (a), (b), (c).


B. (c), (d), (f).

D. (c), (d), (e).

Bài 4: (ĐH - B - 2009): Cho sơ đồ chuyển hoá:
H 2SO 4 ®Æc
+ HBr
+ Mg, etekhan
Butan - 2 - ol 
→ X(anken) 
→ Y 
→Z
to

Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là
A. (CH3 )2CH-CH2-MgBr.

B. CH3 -CH(MgBr)-CH2-CH3.

C. (CH3)3C-MgBr.

D. CH3-CH2-CH2-CH2-MgBr

Bài 5: (ĐH - B - 2010): Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4)
1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol. Các chất thuộc loại
phenol là:
A. (1), (3), (5), (6).

C. (1), (2), (4), (5).


B. (1), (4), (5), (6).

D. (1), (2), (4), (6).

19


Bài 6: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5,

p-

HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy
thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Bài 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các
chất hữu cơ khác nhau). Z là.
A. C6H5Cl.

C. C6H5NO2.


B. C6H5NH2.

D. C6H5ONa

Bài 8: Anken X có công thức phân tử là C5H10. X không có đồng phân hình học. Khi
cho X tác dụng với KMnO4 ở nhiệt độ thấp thu được chất hữu cơ Y có công thức
phân tử là C 5H12O2. Oxi hóa nhẹ Y bằng CuO dư thu được chất hữu cơ Z. Z không có
phản ứng tráng gương. Vậy X là
A. 2-met yl buten2.

C. 2-metyl but-1-en.

B. But-1-en.

D. But-2-en

Dạng 2: Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản
ứng giữa ancol với kim loại kiềm và phản ứng cháy.
+ Bài tập dành cho học sinh yếu – kém
Bài 1: Lấy 1 lượng Na kim loại tác dụng vừa đủ với 9,2g ancol, đơn chức thì thu được
2,24l H2(đktc). Xác định công thức cấu tạo của ancol là:
A.

CH3OH

C. C3H7OH

B.

C2H5OH


D. C4H9OH

Hướng dẫn

9,2
nH = 2, 24; 22, 4 = 0,1(mol ) → n
= 0, 2(mol ) → M =
= 46
2
ancol
0,2
Vậy ancol đó là C2H5OH → Đáp án B
Bài 2: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy

20


thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là.
A. 2,4 gam.
B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO 2 và 5,4
gam H2O. Xác định X
A. C4H7OH.
B. C2H5OH.
C. C3H5OH.
D. tất cả đều sai.
Bài 4: X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công

thức là.
A. C3H5(OH)3.
B. C3H6(OH)2.
C. C2H4(OH)2.
D. C4H8(OH)2.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4, thể
tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng đk). X là.
A. C3H8O.
B. C3H8O2.
C. C3H8O3.
D. C3H4O.
Bài 6:
a. Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch
Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là.
A. 18,4 gam.

B. 16,8 gam.

C. 16,4 gam.

D. 17,4 gam.

b. Nếu hiệu suất phản ứng lên men là 80% thì khối lượng glucozơ đã dùng là bao
nhiêu gam ?
A. 45 gam.

B. 90 gam.

C. 36 gam.


D. 40 gam.

+ Bài tập dành cho học sinh trung bình
Bài 1: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H 2 ở đktc, biết MA < 100.
Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là.
A. CH3OH.

B. C2H5OH.

C. C3H6(OH)2.

D. C3H5(OH)3.

Bài 2: Có hai thí nghiệm sau :
TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được
0,075 gam H2.
TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được
không tới 0,1 gam H2. A có công thức là.
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H7OH.
D. C4H7OH.
Bài 3: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng
với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là.
A. CH3OH.

B. C2H4 (OH)2.

C. C3H5(OH)3.


D. C4H7OH.

Bài 4: Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng.
Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch

21


NaOH 0,05M được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (Giả sử thể
tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Công thức cấu tạo của2 anken là.
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.
B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3.
D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2.
Bài 5: Ba ancol X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi
chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol n CO : n H O = 3 : 4. Vậy CTPT ba ancol là
A. C2H6O ; C3H8O ; C4H10O.
B. C3H8O ; C3H8O2 ; C3H8O3.
C. C3H8O ; C4H10O ; C5H10O.
D. C3H6O ; C3H6O2 ; C3H6O3.
Bài 6: Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức A bằng O2 vừa đủ nhận thấy :
nCO2 : nO2 : nH2O = 6: 7: 8. A có đặc điểm là.
A. Tác dụng với Na dư cho nH2 = 1,5nA
B. Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức.
2

2

C. Tách nước tạo thành một anken duy nhất.
D. Không có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

+ Bài tập dành cho học sinh khá giỏi
Bài 1: Cho 30,4g hỗn hợp gồm glixêrin và một rượu no, đơn chức phản ứng với Na (dư)
thoát ra 8,96l khí (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên chỉ hoà tan được 9,8g Cu(OH) 2.
Công thức phân tử của rượu chưa biết là:
A. CH3OH

C. C4H9OH

B. C3H7OH

D.C2H5OH

Bài 2: Một chất hữu cơ x chứa C, H, O. Khi đốt cháy 1 mol X cần vừa đủ 3 mol O 2.
Tìm công thức cấu tạo của X, biết khi oxi hoá một lượng X bằng O 2 (có xúc tác, tOC)
thì thu được hổn hợp Y có khả năng phản ứng với Na, dd AgNO 3/NH3 và Na2CO3.
A. CH3OH

B. CH2=CH-COOH

C. CH3CH2OH

D. CH3-O-CH3

Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4.
Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.
B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

Bài 4: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu
được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
V

A. m = 2a − 22, 4 .

B.

m = 2a −

V
11,2

.

C.

m =a+

22

V
.
5,6

D.

m =a−

V

5,6

.


Bài 5: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1,
C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4 H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH
Dạng 3: Xác định công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản ứng tách nước
+ Bài tập dành cho học sinh yếu – kém
Bài 1: Khi đun ancol X với H2SO4 đặc thu được anken Y duy nhất mạch không nhánh.
Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,321. Tên gọi của X và Y là.
A. propan–1–ol và propen.
B. butan–1–ol và but–1–en.
C. butan–2–ol và but–2–en.
D. 2–metylpropan–2–ol và isobutilen.
Bài 2: Đun ancol no đơn chức X trong H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối
hơi so với X bằng 1,4375. Công thức của X và Y là:
A. C2H6O và C4H10O.
B. CH4O và C2H6O.
C. CH4O và C3H8O.
D. CH4O và C3H6O.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 ete đơn chức thu được H2O và CO2 theo tỉ lệ số mol là
4:3. Ete này có thể được điều chế từ ancol nào dưới đây:
A. CH3OH và C3H7OH


B. CH3OH và CH2=CH-CH2OH

C. CH3OH và CH3CH2OH

C. C2H5OH vµ CH3CH2CH2OH

Bài 4: Đun nóng a gam 1 ancol no, đơn chức mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ
thích hợp thu được b gam chất hữu cơ Y. Biết dY/X = 0,67. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5OH

B. C3H7OH

C. C4H9OH

D. CH3OH

Bài 5: Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện
nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công
thức phân tử của Y là:
A. C3H8O.
B. C2H6O.
C. CH4O.
+ Bài tập dành cho học sinh trung bình

D. C4H8O.

Bài 1: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu mạch hở với H2SO4 đặc được hỗn hợp các ete. Đốt
cháy 1 trong các ete trong hỗn hợp ete trên thu được tỉ lệ : nete : nO2 : nCO2 : nH2O =
0,25:1,375:1:1. Công thức cấu tạo của 2 rượu là:
A. C2H5OH và CH3OH


B. C3H7OH và CH2=CH-CH2OH

C. C2H5OH và CH2=CH-OH

D. CH3OH và CH2=CH-CH2OH

23


Bài 2: Có mấy ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O khi
tách nước đều cho hỗn hợp 2 anken ?
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Bài 3: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken
duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4
gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X ?
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2


Bài 4: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y
gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X ta thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy
hoàn toàn Y tính tổng khối lượng H2O và CO2 sinh ra là
A. 1,76 gam

B. 2,76 gam.

C. 2,48 gam.

D. 2,94 gam.

+ Bài tập dành cho học sinh khá giỏi
Bài 1: Đun nung hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam
hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là:
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Bài 2: Đun nung hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn
hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đi đem đốt cháy hoàn toàn, thu được
8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là:
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.

B. C2H5OH và CH3OH.

C. CH3OH và C3H7OH.

D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.


Bài 3: Khi đun ancol X đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc tạo được ete Y. Trong phân
tử Y có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 64,865% và 13,51%, còn lại
là oxi. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2CH2CH2OH.

B. CH3CH2OH

C. CH3CH2CH2OH

D. CH3CH2CH(OH)CH3
24


Bài 4: Một ancol đa chức X có công thức tổng quát:C xHyOz(y=2x+z). X có tỉ khối hơi
so với không khí < 3 và không tác dụng với Cu(OH)2. Cụng thức của X là:
A. HO-CH2-CH2-OH

B. HO-CH2-CH(OH)-CH3

C. C3H5(OH)3

C. OH-CH2CH2CH2-OH

Bài 5: Có bao nhiêu ancol no, mạch hở, trong phân tử có phần trăm khối lượng
cacbon, hiđro lần lượt bằng 53,33% và 11,11% đều tác dụng được với Cu(OH) 2 tạo
thành dung dịch màu xanh ?
A. 4.

B. 3.


C. 5.

D. 6.

Dạng 4: Xác định công thức cấu tạo của ancol dựa vào phản ứng oxi hoá không
hoàn toàn
+ Bài tập dành cho học sinh yếu – kém
Bài 1: Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức (có tỉ lệ mol = 1:1)
thành anđehit cần 8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit thu được tác dụng với dd
AgNO3/ NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. ( Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn). Công thức cấu tạo của 2 ancol là:
A. CH3OH & CH3CH2OH

B. C2H5OH & CH3CH2CH2OH

C. CH3OH & CH3CH(OH)-CH3

D. CH3OH & CH3CH2CH2OH

Bài 2: Cho một lượng ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lit khí
H2 đktc. Oxi hoá cũng lượng ancol đó một thời gian thu được hỗn hợp các sản phẩm
gồm dd : axit, anđehit, và ancol dư. Cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng với Na dư thấy
thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất chuyển hoá ancol thành axit là.
A. 66,67%

B. 25%

C. 33,33%


D. 75%

+ Bài tập dành cho học sinh trung bình
Bài 1: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp
hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,92.

B. 0,32.

C. 0,64.

D. 0,46.

Bài 2: Khi oxi hoá không hoàn toàn ancol X đơn chức thu được chất hữu cơ Y có phản
ứng tráng bạc. Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,0345.

25


×