Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH MÍA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 24 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm

Tiểu luận

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH MÍA
GV hướng dẫn
Th.s Trần Thị Thu Trà
SV thực hiện
TĂNG NGUYÊN MINH
LÊ THANH NGHỊ
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

TP.HCM, 11/2010

60801278
60801375
60801411


MỤC LỤC
1.1 Tình hình trồng mía trên thế giới hiện nay................................................................5
1.2 Giá trị kinh tế.............................................................................................................6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 - Saccharum barberi..............................................................................................4
Hình 1.2 - Saccharum bengalense........................................................................................4
Hình 1.3 - Saccharum sinense (mía lau)..............................................................................5
Hình 1.4 - Các quốc gia trồng mía và củ cải đường trên thế giới........................................5


Hình 1.5 – Bã mía................................................................................................................7
Hình 1.6 - Thân cây mía Hình 1.7 – Hình dáng lóng mía....................................................8
Hình 1.8 – Thân mía mới mọc từ mầm mía.........................................................................9
Hình 1.9 – Lá mía..............................................................................................................10
Hình 1.10 – Rễ mía mọc từ thân cây bị đốn......................................................................10
Hình 3.1 - Các container vận chuyển mía..........................................................................19
Hình 3.2 - Mía đường đang được thu hoạch ở Barbados...................................................20
Hình 3.3 – Cắt mía bằng máy............................................................................................20
Hình 3.4 – Phương pháp thu hoạch mía bằng máy............................................................21
Hình 3.5 – Thu hoạch mía bằng máy cắt...........................................................................21

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 – 10 nước sản xuất mía đường hàng đầu năm 2005.............................................6
Bảng 2.1 - Các bệnh và sinh vật hại mía............................................................................14
Bảng 3.1 – Các đặc tính chất lượng và hàm lượng cần thiết.............................................18


1. Giới thiệu về mía
Hiện nay trên đất nước ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau còn gặp rất nhiều loài
mía nguyên thủy - tổ tiên của cây mía công nghiệp hiện nay như
+ Mía gie (S. sinense)
+ Mía quí (S. officinarum)
+ Mía dại (S. spontaneum).
Ngoài ra, còn 1 số loại mía khác như:
+ Saccharum barberi
+ Saccharum bengalense
+ Saccharum edule
+ Saccharum sinense (mía lau)
Hình 1.1 - Saccharum barberi


Hình 1.2 - Saccharum bengalense


Hình 1.3 - Saccharum sinense (mía lau)

1.1 Tình hình trồng mía trên thế giới hiện nay
Khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía đường và sản xuất khoảng
1.324,6 triệu tấn (khoảng nhiều hơn 6 lần sản lượng củ cải đường). Vào
năm 2005, nhà sản xuất mía đường lớn nhất thế giới là Brasil, tiếp theo là
Ấn Độ.
Hình 1.4 - Các quốc gia trồng mía và củ cải đường trên thế giới


Bảng 1.1 – 10 nước sản xuất mía đường hàng đầu năm 2005
10 nước sản xuất mía đường hàng đầu - năm 2005
Quốc gia

1.000 tấn

Brasil

588.025 (2008)

Ấn Độ

232.300

Cộng hòa Nhân dân Trung
87.768
Hoa

Pakistan

47.244

Mexico

45.195

Thái Lan

43.665

Colombia

39.849

Australia

37.822

Indonesia

29.505

Hoa Kỳ

25.307

Tổng thế giới


1.011.581

Nguồn: Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp quốc
(FAO)
1.2 Giá trị
kinh tế
Cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường
ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta. So sánh với một số
cây công nghiệp ngắn ngày khác, cây mía là cây trồng có nhiều ưu điểm và giá trị
kinh tế cao, thể hiện ở các mặt dưới đây:
+ Xét về mặt sinh học
Cây mía có chỉ số diện tích lá lớn nên chúng có khả năng lợi dụng
cao ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp (tối đa có thể đạt 5 - 7%). Trong
vòng 10 - 12 tháng một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và
một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất  cây mía có khả năng tạo
sinh khối lớn.
Khả năng tái sinh mạnh, có thể để gốc được nhiều năm.
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất với các
điều kiện sinh thái khác nhau, chống chịu tốt các điều kiện bất thuận của tự nhiên,
dễ thích nghi với các trình độ sản xuất và chế biến.
+ Xét về mặt sản phẩm
Cây mía là nguyên liệu chính để chế biến đường ăn.
Mía và đường còn là nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều
ngành công nghiệp như : rượu cồn, bột giấy, gỗ ép (do chứa nhiều cellulose), dược


phẩm, thức ăn gia súc, phân bón v.v.. Các sản phẩm phụ của mía, đường nếu được
khai thác triệt để giá trị còn có thể gấp 3 - 4 lần giá trị của chính phẩm.
Ngoài sản phẩm chính là đường, những phụ phẩm chính của cây mía
bao gồm:

Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía
chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose), 2.5%
là chất hoà tan (đường) chuyển thành bảng số liệu. Bã mía có thể dùng làm
nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn
là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà
rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi
thì bã mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
Hình 1.5 – Bã mía

Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung
bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%,
sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng  chuyển ra bảng số liệu. Từ mật gỉ cho lên
men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại . Một tấn mật gỉ cho một tấn men
khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lit
rượu.Từ một hecta mía tốt với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản
xuất 7000-8000 lít cồn 96° để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng
ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21
là lấy từ mía.
Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm
cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% protein thô
và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa
xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất
tốt.
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ
tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía
được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 45 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng
tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát
triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi



thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì
của đất.
1.3 Các phần của cây mía
Mía là cây nhiệt đới lâu năm, có chồi ở gốc phát triển thành cây mới. Thân
cây mía không phân nhánh, cao từ 2-4m hoặc hơn, đường kính thân khoảng 5cm.
Các mô tả sau được quan sát ở Saccharum
Thân cây. Thân cây rắn, không phân nhánh, mmặt cắt ngang có hình tròn,
xù xì, hoàn toàn phân thành các đoạn riêng biệt, mỗi đoạn gồm có một mắt mía và
1 lóng mía. Mắt mía gồm một nụ nằm ở biên, một dải bao quanh chứa các hạt
mầm, và một đai sinh trưởng.
Nụ có thể tròn, nhỏ và ôm sát thân cây hoặc có thể nhô lên và có đầu nhọn
tùy vào từng loại mía. Ở những giống mía đã biết, rãnh nụ ở trên bề mặt của lóng
cây, phía trên nụ. Mỗi nụ là một phôi thai nhỏ, cũng có những thân cây là dạng thu
nhỏ của cây, với các chiếc là nhỏ.

Hình 1.6 - Thân cây mía

Hình 1.7 – Hình dáng lóng mía


Thông thường, các mắt mía ở cách nhau khoảng 15-25 cm. Mắt mía ở gần
gốc mía thì gần sát mặt đất, nơi mà chồi mới sẽ mọc lên (cây mía nhân giống từ
thân cây đã bị đốn).

Hình 1.8 – Thân mía mới mọc từ mầm mía
Màu sắc và độ cứng của các thân cây rất khác nhau, chúng có đường kính
từ 2.5-5cm. Độ cứng của thân mía bị ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng. Mỗi
cây có một lớp biểu bì cứng, bao quanh bằng sáp, bọc quanh các biểu mô mềm
hơn. Lớp sáp này bảo vệ sự mất nước từ thân cây do sự bay hơi. Độ cứng của lớp
bọc ngoài còn ảnh hưởng đến khả năng ép mía, khả năng thu hoạch mía bằng tay.

Chiều dài và đường kính của lóng mía bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như
độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng là ba yếu tố quan trọng nhất.
Màu của thân cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 chất màu cơ
bản là xanh và đỏ anthocyanins có trong biểu mô và màu xanh của chlorophylls
trong các tầng tế bào sâu hơn. Khi thân cây không có màu của anthocyanins lẫn
chlorophylls thì thân cây có màu vàng. Màu thường bị che phủ do các lóng cây bị
bao bởi những ống lá.


Hình 1.9 – Lá mía
Lá cây gắn với thân ở gốc của mắt mía. Mỗi lá gồm 2 phần: phần ống và
phần cạnh lá. Phần óng có hình trụ, ở phần dưới rộng hơn phần trên, ôm sát thân
cây, có tác dụng bảo vệ cây.
Rễ cây. Khi thân cây được thu hoạch, 2 dạng rễ sẽ phát triển: rễ từ gốc cây
còn lại và rễ từ mầm mía. Rễ cây là nơi thu nhận chất dinh dưỡng và còn là nơi để
cây mới mọc lên sau khi cây trước được thu hoạch. Vì vậy, việc chặt mía phải thực
hiện phía trên đai sinh trưởng của mắt mía gần mặt đất.

Hình 1.10 – Rễ mía mọc từ thân cây bị đốn



2. Khía cạnh sinh – lý học của cây mía
2.1 Thành phần của cây mía
Cây mía có khoảng 70% là nước và 30% chất khô.
Trong 30% chất khô lại gồm:
- 13 % chất xơ (cellulose, hémicellulose, pectins and lignin)
- 14 % đường (sucrose)
- 3 % đường đơn (mainly glucose and fructose)
2.2 Chu kỳ sinh trưởng

Đối với cây mía, chu kỳ sinh trưởng có thể chia làm 4 thời kỳ chính, đó là :
Thời kỳ mía mọc mầm : Từ khi đặt hom mía trồng đến khi mầm mọc thành
cây con. Thời kỳ nàøy cây non mọc lên từ mắt mầm và sống nhờ chất dự trữ trong
hom mía. Rễ hom (rễ sơ sinh) đồng thời phát triển thực hiện chức năng bám đất,
hút nước và hấp thụ một phần dinh dưỡng cung cấp cho cây mía non.
Thời kỳ mía đẻ nhánh : Sau khi kết thúc mọc mầm, mía chuyển sang thời
kỳ đẻ nhánh (còn gọi là nhảy bụi, cây có từ 6 - 9 lá). Ở thời kỳ này rễ thứ sinh (còn
gọi là rễ vĩnh cửu) phát triển mạnh và các nhánh mía con đâm lên từ các mắt mầm
ở gốc của cây mẹ, rồi từ những nhánh cấp hai này tiếp tục mọc các nhánh cấp ba.
Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến mật độ cây, một
trong hai yếu tố cấu thành của ruộng mía.
Thời kỳ mía làm dóng vươn cao : Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, số lá
tăng nhanh, các hoạt động sinh lý đạt mức cao nhất và chất khô hình thành được
dự trữ với tốc độ nhanh. Thời kỳ mía làm dóng vươn cao quyết định độ lớn của
cây mía, một yếu tố cấu thành quan trọng năng suất và chất lượng của ruộng mía
sản xuất. Vì vậy ở thời kỳ này ruộng mía cần được chăm sóc tốt.
Thời kỳ mía chín : Ở thời kỳ này tốc độ sinh trưởng chậm lại, tốc độ tích
lũy đường tăng nhanh, ruộng mía đã ổn định về cơ bản số cây và độ lớn. Đối với
sản xuất lúc này cần phải thực hiện việc phòng trừ sâu, bệnh và côn trùng gây hại
để đảm bảo năng suất cuối cùng của ruộng mía.
2.3 Biến đổi sinh lý, sinh hóa trong quá trình chín
Nhiệt độ: ảnh hưởng đến quang hợp, vận chuyển và quá trình tích lũy
đường. Nhiệt độ biến đổi trong khoảng 30-40oC, tốc độ quang hợp ở cây mía về cơ
bản không thay đổi. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm tốc độ quang
hợp.Thời kỳ trồng, mía có thể mọc mầm ở nhiệt độ 15oC, nhưng tốc độ mọc mầm
sẽ tăng lên là tập trung theo độ tăng của nhiệt độ, tốt nhất là trên 20oC. Thời kỳ
mía đẻ nhánh nhiệt độ cần từ 20-25oC . Thời kỳ mía làm dóng vươn cao nhiệt độ
trung bình cần trên 23oC và thích hợp là 30-32oC. Sự dao động biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho
thời kì mía chin từ 15-20°C. Vì vậy tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao

nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao


Ánh sáng : giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cây trồng.
Vì có khả năng tích lũy chất khô cao nên trong quá trình sinh trưởng và phát triển
cây mía cần cường độ ánh sáng mạnh. Khi cường độ ánh sáng tăng, hoạt động
quang hợp ở bộ lá tăng lên. Trong cả chu kỳ sinh trưởng cây mía cần khoảng 2000
- 3000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng phải từ 1200 giờ trở lên. Thiếu ánh sáng, mía
phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp, cây hút phân kém do đó phân đạm,
lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì
vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía.
Độ ẩm: mặc dù là cây trồng cạn, mía rất cần nước. Trong thân mía chứa
trên 70% khối lượng là nước, nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao, nhưng lại sợ
úng nước nên đất cần sâu, tơi xốp, thông thoáng khí và đã tháo cạn nước. Mía có
thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm. Giai đoạn
sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo,
mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao.
Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi
mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả
Đất trồng: mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có
thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Có thể trồng
mía có kết quả trên những loại đất xốp, ngay cả những nơi đất sét rất nặng cũng
như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ.
Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao,
giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng
nhất định, độ pH thích hợp là 5,5-7,5 và không vượt quá 4-9.
Yêu cầu về địa hình: những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương
đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác mía ở
cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy

nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức
để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình
thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn.
Các yếu tố khác như gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm
phẩm chất của cây Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự
báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như
phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao.
2.4 Bảo vệ cây mía
Dưới các điều kiện không thích hợp, cây mía có thể bị nhiễm các bệnh hoặc bị
sinh vật gây hại tấn công. Các điều kiện không phù hợp có thể là:
+ Điều kiện thời tiết không phù hợp (quá nóng, quá ẩm ướt, quá khô, bị úng
nước)
+ Sự nén đất, gây ra bởi việc sử dụng thiết bị cơ giới không phù hợp
+ Đất thoát nước kém hiệu quả
+ Sự bạc màu của đất, sự thiết các chất dinh dưỡng.


+ Các cây mía trồng quá gần nhau.
Bảng 2.1 - Các bệnh và sinh vật hại mía


2.4.1 Côn trùng hại mía
Bọ hung đục gốc mía
Tên khoa học: Allissonotum impressicolle
Họ :Scarab – Dynastidae (họ phụ)
Bộ :Coleoptera
Có 3 loại
- Bọ hung đen: A. Impressicolle
- Bọ hung nâu: Holotrichia sinensis
- Bọ hung xanh: Anomata sp

Biện pháp phòng trị
- Trồng đúng thời vụ, nhanh gọn..
- Cày bừa kỹ, xử lý đầt trước khi trồng.
- Vào đầu mùa mưa, xử lý đất kỹ bằng thuốc hóa học dạng
bột quanh gốc mía
- Luân canh với cây họ đậu.
Rầy đầu vàng hại mía
Tên khoa học : Eoeurysa flavocapitata Muir
Tên tiếng Anh: Black Leafhopper, Yellow Headed Planthopper
Họ: Muội (Delphacidae)
Bộ: Cánh đều (Homoptera), còn được gọi là rầy đen (Black
Planthopper) gây hại trên mía. Đây là đối tượng sâu hại ít gây ảnh hưởng kinh tế
quan trọng trên mía như các đối tượng sâu hại khác và tương đối dễ phòng trị.
Biện pháp phòng trừ
- Trồng mía tập trung ít bị hại hơn trồng lẻ tẻ
- Trồng các giống kháng như: F 177, F 178, ROC 5, ROC 16,
R 570
- Kiểm tra ruộng mía khi thấy có 5 – 10 con/cây thì cho phun
xịt thuốc trừ rầy.
- Phun một trong các loại thuốc sau: Applaud 10 WP
(Buprofezin), Fastac 5 EC (Alpha cypermethrin), Sumithion 50 EC (Fenitrothion),
Hoppecin 50 EC (Fenobucarb # BPMC), Nurelle D 25/2,5 EC (Chlorpyrifos
+Cypermethrin), Mospilan 20 SP (Acetamiprid), Oncol 20 EC (Benfuracarb)
-Có thể phối hợp dầu khóang Citrole 96,3 ND với các thuốc
trên với liều 40 cc/bình 8 lít để tăng hiệu lực trừ rầy
-Phun vào sáng sớm, chiều mát, phun kỹ vào đọt non, loa kèn
2.4.2 Bệnh than hại mía
Do nấm Ustilago scitamines H.Sydow gây ra.
Bệnh làm đen thân cây mía thường xảy ra ở các vườn mía rậm rạp, độ ẩm
cao, bào tử nấm dễ phát sinh và các loài kiến tha bào tử đi làm lây lan...

Cách phòng trị: chủ yếu phòng bệnh là chính. Nên trồng giống mía kháng
bệnh cao, thăm vườn thường xuyên, phát hiện cây mía nào bệnh thì nhổ bỏ xa
vườn, rẫy mía bị hại nặng, không để lưu gốc. Nên luân canh vào ba vụ các cây họ


đậu hay cây họ khác họ mía. Không lấy lại giống ở các ruộng mía đã bị bệnh. Xử
lý hom trước khi trồng bằng Tilt 250ND với nồng độ 0,2‰, ngâm 5 phút vớt ra.
3. Khía cạnh thu hoạch mía
3.1 Các phương pháp xác định lượng đường trong mía trước thu hoạch
Một số danh từ, thuật ngữ thường dùng
Bx: viết tắt của chữ Brix, biểu thị trọng lượng biểu kiến của chất rắn hòa
tan trong 100 phần trọng lượng dung dịch người ta đo bằng phù kế (Brix kế) hay
tỷ trọng kế.
Pol: viết tắt của chứ Polaremeter, biểu thị trọng lượng biểu kiến của đường
saccharose trong 100 phần trọng lượng đường do kết quả đo được bằng máy
Polarimet 1 lần theo phương pháp tiêu chuẩn quốc tế.
AP: viết tắt của chứ Apparent Purity, biểu thị độ tinh khiết đơn giản của
dung dịch đường. Còn có nghĩa là tỉ lệ % của saccharose (hay Pol) trên toàn phần
chất rắn hòa tan trong dung dịch đường.
AP =

Pol
×100
Bx

GP: viết tắt của chữ Gravity purity, biểu thị độ tinh khiết tọng lực trong
dung dịch đường, hay là tỉ lệ trọng lượng saccharose trong toàn bộ trọng lượng
chất rắn hòa tan.
GP =


Sacc
*100
Bx

Chữ đường: là chỉ số % đường mía thương mại dùng để mua mía, thường
ký hiệu CCS (commercial cane sugar), được xác định theo công thức thực nghiệm
của Úc được sử dụng từ năm 1899 tại phòng thí nghiệm Queens Land.
CCS =

3P  F + 5  B  F + 3 
1 −
÷−  1 −
÷
2 
100  2 
100 

với P = Pol nước mía ban đầu
B = Bx nước mía ban đầu
F = xơ mía (%): chất khô không hòa tan trong nước nằm trong tổ chức cây mía
đem so với mía.
Trước khi chuẩn bị vào vụ sản xuất, phải có công tác kiểm tra độ chín của
mía trên đồng, xác định hàm lượng đường rong cây mía, thành phần xơ mía,… để
có số liệu sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế, quyết định ngày giờ mở máy vào vụ
sản xuất. Thông thường có 2 cách kiểm tra:
+ Kiểm tra độ chín của mía bằng refractometer cầm tay.
- Lấy mẫu cây mía để kiểm tra.
- Dùng mũi khoan có kèm theo máy refractometer cầm tay,
chích vào 3 điểm của cây mía mẫu được chọn. Một điểm ở gốc cây mía, lấy nước
mía cho vào lăng kính của refractometer, điều chỉnh cho đường ranh giới được rõ



nét, đọc kết quả và ghi là Bx. Một điểm ở thân cây, đọc kết quả và ghi là Bx2 . Một
điểm ở ngọn cây mía, đọc kết quả và ký hiệu là Bx3 .
- Hệ số thuần thục (độ chín của mía) = Bx1 + Bx2 + Bx3
3

- Nếu hệ số = 1 là mía thuần thục.
- Nếu hệ số < 1, là mía chưa đạt độ thuần thục, chưa đạt độ
chín cần thiết, chưa nên thu hoạch.
+ Phân tích pol mía và chữ đường.
- Đo Brix: nước mía được ép từ mẫu trên, đổ vào cái rây lọc,
lược rác, bã nhuyễn, cát, sau đó cho nước mía này vào một ống đong có đường
kính lớn hơn phù kế 1.5 lần, trước khi thả phù kế vào ống đong cần cầm bằng hai
ngón tay: cái và chỏ kẹp trên mút đầu phù kế và tráng phù kế bằng nước mía mẫu,
thả phù kế từ khong để dao động lên xuống mạnh làm dính dịch đo ở phần thước
nhìn, chờ cho phù kế đứng yên rồi mới đọc số ngang mặt thoáng chất lỏng, tiếp đó
dùng nhiệt kế để đo và đọc nhiệt độ dung dịch đo.
Brix mẫu đo = Brix đọc ± hệ số hiệu chỉnh
(t0 > 200C là (+))
(t0 < 200C là (-))
- Đo Pol: nước mía sau khi đo xong Brix, lấy 100ml cho vào
bình định mức 100/110ml và nhỏ thêm vào dung dịch acetat chì kiềm tính, vừa
nhỏ, vừa lắc cho đến khi thấy hiện tượng kết tủa thì không cho acetat chì nữa và
cho nước cất trung tính cho đến khấc định mức của bình là 110ml rồi lắc đều đổ
vào phễu lọc, có nước lọc trog suốt, lấy nước lọc đó cho vào ống quan sát 200mm
và đưa vào máy polarimetre để quan sát, điều chỉnh cho thật nét rồi đọc kết quả
Pol, hoặc đưa vào máy điện tử tự động, bật máy trên màng hình sẽ nhảy số đọc,
chờ cho đến khi số nhảy trên màng hình dừng mới đọc lấy số Pol.
- Xác định chữ đường của mía: bằng phân tích trên ta đã có %

xơ trong mía. Dùng % Brix và % Pol vừa tính được trên tra bảng theo % xơ trong
mía tìm được trị số chữ đường CCS. Hiện nay hầu hết các nhà máy đều cài đặt
chương trình này lên máy vi tính, chỉ cần phân tích cung cấp kết quả đo độ Bx và
Pol, % xơ mía được xác định từng thời kì thì sẽ có ngay kết quả chữ đường CCS.


3.2 Yêu cầu chất lượng mía trước thu hoạch
Bảng 3.1 – Các đặc tính chất lượng và hàm lượng cần thiết

3.3 Xác định thời điểm thu hoạch
Thu hoạch tốt nhất khi cây mía đạt độ chín công nghiệp. Đó là mía phải đạt
chỉ tiêu có hàm lượng đường đo được ở phần gốc và phần ngọn là gần tương
đương và phải đảm bảo: độ Brix >20%, độ Pol >19%, Rs<0,5%, AP>87%, ECS
(chữ đường)>11.
Nhận dạng thực tế:
Lá mía chuyển vàng, các vai lá sít gần nhau.
Thân mía sáng, láng bóng, màu sậm hơn
Còn ít lá xanh trên cây mía.
Đo và phân tích :
Dụng cụ : máy đo độ Brix
Phương pháp đo : Đo Brix nước mía tại nhiều vị trí trong ruộng.
Mỗi vị trí đo brix ở hai điểm, ngọn và gốc, trên
cùng 1 cây mía .
Nếu Brix ngọn = Brix gốc biểu hiện cây mía đã
chín
Nên thu hoạch các ruộng mía cần trồng mới lại trước các ruộng mía lưu gốc
Không thu hoạch mía trong các ngày rét đậm, trời mưa to, đất còn ẩm ướt.
Thu mía theo đặc tính giống: giống chín sớm phải thu hoạch trước, giống
chín muộn thu sau bằng cách chặt thủ công hoặc thu bằng máy. Thu đến
đâu chuyển nhanh về nhà máy trong ngày.

3.4 Công tác thu hoạch mía
Gồm những việc sau:
+ Đốt mía: nếu có thể, mía sẽ được đốt trước khi thu hoạch. Lửa cháy ở
nhiệt độ khá cao và tắt rất nhanh. vì vậy, cây mía và hàm lượng đường của nó


không bị tổn hại. Việc này cũng ít gây tổn hại môi trường vì lượng CO2 giải
phóng ra rất nhỏ so với lượng CO2 được cố định khi quang hợp trong suốt thời kỳ
phát triển của mía.
Ưu điểm khi đốt mía trước thu hoạch
 Tăng năng suất cắt mía khoảng 30%
 Các cây mía không được đốt chứa nhiều tạp chất hơn, khiến độ
tinh khiết của đường giảm xuống
 Việc làm đất sẽ không bị cảm trở bởi lớp bồi
 Tầng phủ bồi sẽ cảm trở các chồi non, đặc biệt là trong thời tiết
ẩm ướt
 Bệnh và sâu hại cây sẽ bị tiêu diệt, loại bỏ những lá chết, cỏ dại
và lớp sáp bao phủ
 Chất dinh dưỡng trong tro được thu nhận dễ dàng
+ Phương pháp “Thu hoạch xanh” phản đối việc đốt mía vì các lý do sau:
 Sinh khối cây mía còn lại sau thu hoạch cần thiết cho việc trồng
trọt lâu dài sau này
 Tầng phủ bồi giúp cố định Nitơ, các vi khuẩn cố định Nitơ sống
độc lập hoặc cộng sinh.
 Tầng phủ bồi giúp năng cản các sự phát triển không mong muốn
 Hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng bị mất do các hợp chất
chứa C, N được giải phóng dưới dạng khí
 Việc đốt mía trước thu hoạch thì nguy hiểm và bị cấm ở các nước
sản xuất mía vì có thể gây phá hủy cà một vùng trồng trọt hoặc gây
cháy rừng.

+ Cắt mía: mía có thể được cắt bằng tay hoặc bằng máy.
 Cắt mía bằng tay là công việc khó nhưng mang lại việc làm cho
nhiều người ở những nơi khan hiếm việc làm. Mía sẽ được cắt sát mắt đất, các lá
xanh ở đỉnh được cắt ra và toàn bộ thân cây được bao gói. Khi việc bao gói đã
hoàn thành thì chúng sẽ được đưa lên xe tải nhỏ (trailer) để chuyển ra khỏi cánh
đồng, sau đó chuyển sang những chiếc xe tải lớn hơn để đưa về các nhà máy.
Hình 3.1 - Các container vận chuyển mía


Hình 3.2 - Mía đường đang được thu hoạch ở Barbados
(thân của cây mía được chặt và chuyển vào một container cơ )

 Hầu hết các máy cắt mía sẽ cắt mía thành những đoạn nhỏ và xử
lý giống như cách chặt mía bằng tay. Máy cắt mía chỉ có thể sử dụng khi điều kiện
đất đai phù hợp, địa hình bằng phẳng.
 Phương pháp cắt cơ bản
Cắt và bó: được sử dụng phổ biến ở Bắc Phi, phần gần gốc
mía được cắt bằng can knife, một con dao thứ hai dùng để cắt phần ngọn. Một
loại dao khác phổ biến hơn là cutlass (đoản đao), giúp người công nhân không
phải cúi xuống để cắt mía ở vị trí mong muốn. Các thân cây sẽ được cột thành bó.
Hình 3.3 – Cắt mía bằng máy

Cắt đoạn: công nhân sẽ cắt mía tại một độ cao chỉ định cho
mỗi hàng một ngày. Sau đó, mía sẽ được đặt vào luống và được thu bằng bell grab
loader, rồi chuyển vào xe tải và vận chuyển tới nơi cần thiết. Phương pháp này cho
năng suất khá cao khoảng 11.5 tấn/công nhân/ngày, trong khi phương pháp trên
chí đạt 4 tấn/ngày. Nhưng có một số bất lợi như việc đất bị ép do bell grab loader
đi qua sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong muốn lên đất.



Hình 3.4 – Phương pháp thu hoạch mía bằng máy

Cắt mía bằng máy: toàn bộ cây mía được cắt, tách ngọn,
chuyển vào phần đáy của máy. Mía được cắt thành những đoạn 656 feet (khoảng
200m), rồi được đốt. Ưu điểm của phương pháp này ở chỗ máy cắt là thiết bị kết
hợp nên không cần thêm thiết bị nào cả và công nhân dùng sức ở mức độ tối thiểu.
Nhưng nếu một phần trong máy cắt xảy ra sự cố, toàn bộ máy sẽ không hoạt động.
Hơn nữa, công nhân phải có kỹ năng vận hành tốt để điều khiển máy. Phẩm chất
của cây mía sẽ không cao vì cây mía càng dài thì có xu hướng hỏng nhanh hơn và
tổn thất mía thường xuyên hơn.
Hình 3.5 – Thu hoạch mía bằng máy cắt


+ Đốn chặt
- Loại bỏ đọt lá đến “mặt trăng”, vì đọt mía chứa nhiều nước,
mềm và non, chứa rất ít đường saccharose, đọt mía còn là tạp chất chủ yếu làm
giảm tinh độ của toàn xe mía nguyên liệu.
- Chặt thật sát gốc (cách mặt đất từ 0 đến 5 cm): phần gốc mía
là phần chứa nhiều đường nhất trong thân cây mía. Khi chặt sát gốc, mía gốc tái
sinh sẽ tốt hơn, vì cây con lên từ mắt mầm dưới đất, không mọc từ mầm cạn, mầm
treo trên mặt đất
+ Loại, giảm tạp chất trong xe mía nguyên liệu.
- Loại bỏ mầm nước (không có đường)
- Loại bỏ những cây mía chết hoặc bị khô, ủng.
- Loại bỏ rễ mía, lá, đất, và những tạp chất khác không phải là mía
nguyên liệu.
+ Bốc xếp : cân nhanh và xử lý nguyên liệu (không quá 4 ngày);
+ Đóng gói: có 2 cách đóng gói
 Đóng gói khối (bulk packaging): các cây mía được đóng gói
chung để xuất khẩu sang Châu Âu, trong các thùng hàng làm từ vật liệu không

thấm hơi nước, các tấm kim loại hàn kín (như polyethylen, polypropylene) theo
các đơn vị 10, 20, 25kg. Trước khi các tấm kim loại được hàn kín, các thùng hàng
sẽ được hút chân không.
 Đóng gói để tiêu thụ (consumer packaging): nếu các cây mía
không xuất khẩu, chúng sẽ được đóng gói để tiêu thụ, trong đó, cần chú ý
- Bảo vệ mùi vị (aroma protection): sự mất hương và sự xuất
hiện các mùi không mong muốn


- Bảo toàn các tính chất vật lý, đặc biệt là sự tăng hoặc giảm
độ ẩm
- Có các vị trí có thể mở dễ dàng để các cây mía vẩn còn tươi
và khô ráo
+ Trung chuyển : sắp xếp mía với số lượng lớn (khoảng 40 tấn), không cần
tạo độ thông thoáng, phải có tấm che bên trên, tránh không cho mía chạm nước;
trong quá trình chờ cân và chế biến đường, cần để mía nơi mát hoặc ngoài trời,
nhưng phải che bạt, tránh để sát tường; không đưa mía xuống nước sau khi đốn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi vận chuyển mía với khối lượng nhỏ (từ 20-80
kg) và thời gian vận chuyển dài từ 2-12 ngày thì tổn thất khối lượng và chất lượng
thể hiện rất rõ; mía được sắp xếp trong điều kiện thông thoáng thì lượng đường
saccharose, chữ đường (CCS) mất từ 1,98-2,02, trong khi tồn trữ ở điều kiện
không thông thoáng chỉ mất từ 1,11-1,4 CCS; khối lượng mía tổn thất cao hơn
khoảng 1% so với điều kiện không thông thoáng. Mía bị mắc mưa hay ngâm nước
và không được che chắn thì tổn thất hàm lượng đường saccharose và CCS nhiều
nhất...


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sugarcane – Organic Farming in the Tropics and Subtropics (Exemplary Description
of 20 Crops)

2. />3. />4. />5.
/>_Methods
6. />7. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×