Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.84 KB, 57 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm đã được sử dụng rất lâu đời, không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Ngày nay khi cuộc sống được
nâng cao thì nhu cầu rau tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau giàu
dinh dưỡng dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do vậy, rất được con
người ưa chuộng.
Thành phần dinh dưỡng của quả cà chua rất phong phú và đa dạng, có
chứa vitamin A, C, K, vitamin B 6, B1, các nguyên tố khoáng như kali, magiê,
đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho con
người. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo no, natri
và clo,... Chính vì vậy mà cà chua được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới.
Cà chua ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp do vậy
nghiên cứu do vậy cà chua được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu
và phát triển. Hiện nay năng suất cà chua trên thế giới không ngừng nâng cao.
Theo FAO năng suất, chất lượng cà chua trên thế giới năm 2005 đạt 27,59
tấn/ha. Nhưng đến 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn /ha. Năm 2010 diện
tích trồng cà chua trên thế giới dạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tích trồng cà
chua ở Châu Á là 24,34 triệu ha, chiếm 56,13 % diện tích cà chua toàn thế
giới, năng suất trung bình là 33,57 tấn/ha.
Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn
là loại rau ăn quả chủ lực được Nhà nước ưu tiên phát triển. Năm 2010 diện
tích trồng cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn
diện tích trồng cà chua tập trung tại Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định,… và một


2



số tỉnh tại miền Trung, Tây nguyên, Nam bộ. Ở nước ta cà chua được trồng 3
vụ/ năm, chủ yếu là vụ đông (vụ chính).
Tuy nhiên, so với năng suất cà chua của các nước trên thế giới thì năng
suất cà chua của nước ta vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân đó là
giống cà chua chưa tốt, điều kiện canh tác chưa đáp ứng. Đặc biệt là việc
cung cấp phân bón chưa đầy đủ và hợp lý. Trong đó việc sử dụng phân bón
kali thích hợp đối với cây cà chua chưa được quan tâm đúng mức. Như chúng
ta đã biết kali là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với quang hợp, sinh
tổng hợp các hợp chất như tinh bột, đường và protein,…. Do vậy để tìm hiểu
ảnh hưởng của kali đối với cây cà chua chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lí,
hóa sinh, năng suất và phẩm chất của giống cà chua F1(311) trồng ở
Nhơn Tân- An Nhơn-Bình Định”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau đến các chỉ
tiêu sinh trưởng, sinh lý, hoá sinh của giống cà chua F1(311) qua các thời kỳ
sinh trưởng – phát triển.
- Nghiên cứu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau đến một số
chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của kali đến tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh đối với giống cà
chua F1(311).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các mức phân bón kali khác
nhau đối với cây cà chua.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần khẳng định vai trò của kali đối với cây cà chua nói riêng và


3


cây trồng nói chung.
- Bổ sung tư liệu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu dinh dưỡng
khoáng đối với cây trồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở xác định công thức bón phân kali hợp lý để khuyến cáo cho
người trồng cà chua ở Nhơn Tân và một số xã khác sử dụng, góp phần làm
tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị dinh dưỡng của cà chua
1.1.1. Nguồn gốc cây cà chua
Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: Cà chua trồng hiện
nay có nguồn gốc từ Peru, Ecuador, Chile và Bolivia, là các nước Nam Mỹ
thuộc khu vực nhiệt đới khô nhiều (De Candole 1984; Jekin 1948 – dẫn theo
nguồn tài liệu của Trần Khắc Thi 2003) [2],[20] .
Cà chua được mang đến Châu Âu từ thế kỷ 16, đến thế kỷ 17. Cà chua
được trồng phổ biến khắp các nước châu Âu, nhưng khi đó cà chua chỉ được
xem như là cây cảnh và có quan niệm sai lầm là cây quả có độc. Cho đến thế
kỷ 18 cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở Châu Âu, lần đầu tiên
được trồng ở Italia và Tây Ba Nha, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác trên
thế giới (Kuo al 1998) [20].
Ở Bắc Mỹ, lần đầu tiên người ta nói đến cây cà chua vào năm 1710,
nhưng mới đầu chưa được chấp nhận rộng rãi do quan niệm cà chua là cây
độc hại. Đến năm 1830, cà chua mới được công nhận là cây thực phẩm như
hiện nay (Heiser, 1969) [21]
Ở châu Á, cà chua được du nhập đầu tiên vào Philippin, đảo Java và

Malaysia qua các thương nhân và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha
vào thế kỷ 17. Sau đó được trồng phổ biến ra các khu vực (Kuo et al, 1998 –
dẫn theo tài liệu của Hồ Hữu An và cs, 1996) [1]
Mặc dù lịch sử trồng cà chua đã có từ lâu đời mãi đến những năm nửa
đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới. Cho đến
nay số lượng và chủng loại cà chua rất phong phú đa dạng, phần nào đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của con người trên khắp thế giới (Molison, 1938) [1].
1.1.2. Vị trí phân loại cây cà chua
Theo Hoàng Thị Sản [19], cây cà chua hiện nay được phân loại như sau:
Cây cà chua: Lycopersicon esculentum


5

Loài: L. esculentum
Chi phụ: Eulycopersicon C. H. Mulell
Chi: Lycopersicon
Họ cà: Solanaceae
Bộ hoa mõm sói: Serophulariales
Phân lớp cúc: Asteridae
Lớp hai lá mầm: Dicotyledoneae
Ngành hạt kín: Angiospermatophyta
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua
Theo bảng phân tích thành phần hóa học của viện Vệ sinh dịch tễ (Bộ Y
tế), trong 100 g cà chua có 94 g nước, 0,6 g protein, 4,2 g gluxit, 0,8 g
cellululose, 0,4 g tro, 12 mg canxi, 26 mg photpho, 1,4 g sắt, vitamin A (0,3
mg), vitamin B1 (0,08-0,15 mg), vitamin B2 (0,05-0,07 mg), vitamin PP (0,51,5 mg), vitamin C (20-40 mg). Ngoài ra còn có các khoáng vi lượng, các chất
bổ dưỡng khác [2], [3], [57], [58].
1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây cà chua
1.2.1. Hệ rễ

Hệ rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, rễ phụ phân bố dày đặc trong đất khi
cây sinh trưởng mạnh. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30 cm, khả năng
tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh. Khi gieo thẳng, rễ cà chua có thể ăn sâu tới
1,5 m; tuy nhiên năng hút nước và dinh dưỡng ở độ sâu 0,5 m yếu [3], [8],
[10].
Cây cà chua còn có khả năng sinh ra rễ bất định, loại rễ này tập trung
chủ yếu ở đoạn thân dưới 2 lá mầm. Hệ rễ cà chua chịu hạn tương đối tốt,
nhưng rễ sinh trưởng tốt ở độ ẩm đất 70-80% [2], [3], [8].
1.2.2. Thân
Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân
dần hóa gỗ. Có các dạng thân như sau [3], [52].


6

+ Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11 sau đó
cách 3-4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo.
+ Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9,
sau đó cách 1-2 lá có chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây đưuọc 4-6

chùm

hoa thì xuất hiện chùm hoa, cây ngừng cao.
+ Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của
loài này nhiều hơn khoảng 8-10 chùm.
+ Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa,

cho trái

tập trung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch cơ giới.

1.2.3. Lá
Lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3-4 đôi
lá chét, ngọn lá có một phiến lá riêng gọi là lá đỉnh.
Lá là đặc trưng hình thái để phân biệt giống. Số lá trên cây là đặc tính
di truyền của giống, nhưng cũng chịu chi phối bởi nhiệt độ. Để hình thành 10
lá đầu sau khi trồng cần nhiệt độ trung bình trên 13 oC, khi hình thành 20 lá
cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là 24oC [2], [8], [43].
1.2.4. Hoa
Hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và
nhụy). Cà chua là cây tự thụ phấn là chủ yếu do đặc điểm cấu tạo của hoa.Tuy
vậy, hiện tượng thụ phấn chéo cũng xảy ra [7], [8].
Số hoa trên chùm tùy thuộc vào loài, khoảng từ 3-20 hoa, thông thường
5-7 hoa [2], [43].
Trong quá trình phát triển, hạt phấn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ rất
lớn, nhiệt độ thấp dưới 15oC và cao trên 35oC hạt phấn sẽ bị ức chế dẫn đến
phát triển không bình thường, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy đủ. Bầu
quả phát triển không bình thường tạo thành những vết lõm sâu, làm cho quả
bị nhăn, quả dị hình làm giảm giá trị hàng hóa. [3], [7].


7

1.2.5. Quả
Quả cà chua thuộc loại quả mọng, bao gồm: Vỏ quả, thịt quả, vách ngăn,
giá xoắn và hạt. Số lượng quả trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng
cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại khác. (Nguyễn Thanh Minh,2003)
[2].
Có thể phân chia quả thành 3 loại: Quả nhỏ có khối lượng dưới 50 g, quả
trung bình có khối lượng từ 50-100 g, quả to có khối lượng trên 100 g.
Hình dạng quả thay đổi giữa các loài và ngay cả trong loài, chẳng hạn

hình dạng vuông, hình quả lê, ovan.
Màu sắc quả là đặc trưng quan trọng của giống, loài. Cà chua trồng trọt
thường có màu đỏ, đỏ thẫm, vàng và vàng da cam.
Chất lượng quả cà chua được đánh giá qua các chỉ tiêu: Cấu trúc quả, độ
rắn chắt, tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ đường, axit và sắc tố quả và thành phần hóa học
chủ yếu trong quả. Sự cân bằng về đường và axit thể hiện hương vị thích hợp
[2], [3].
1.3. Điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà chua
1.3.1. Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ
Theo Tạ Thị Thu Cúc, cà chua chịu được nhiệt độ cao, rất mẫn cảm với
nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ
từ 15-35oC, nhiệt độ thích hợp là 22-24oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối với cà
chua là 35oC và giới hạn nhiệt độ tối thấp là 10 oC [2]. Nhiệt độ thích hợp cho
cây phát triển là nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày khoảng vài oC
[38],[39].
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lý và sinh hóa và cuối
cùng làm giảm năng suất. [38], [40].
Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của
cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây từ 20-25oC, nhiệt độ đêm thích hợp từ


8

13-18oC. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày
từ 26-30oC và đêm từ 18-22oC [3], [2].
Khi nhiệt độ (ngày/đêm) trên 30/24oC làm giảm kích thước hoa, trọng
lượng noãn và bao phấn [17]. Hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 1518oC. Giới hạn nhiệt độ từ 15,5oC- 29oC thì nhiệt độ càng cao tốc độ nảy mầm
càng cao. Ngoài ngưỡng này tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm hoặc nảy mầm
chậm, dễ mất sức sống và mầm bị dị dạng. Theo Tiwari và Choudhury (1993)

[36] thì nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 24-25 oC. Nhiệt độ thích hợp cho
sự ra hoa là 20- 25oC [4].
Nhiệt độ thích hợp cho quả chín là 22oC. Nhiệt độ dưới 10oC quả không
phát triển màu đỏ và vàng, trên 35oC sắc tố bị phân giải, trên 40 oC quả không
có màu đỏ (Theo Tạ thị Thu Cúc và cộng sự 2000) [4].
Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho
một số bệnh phát triển [2].
Ánh sáng
Theo Kraxilin và Svedskaia cường độ ánh sấng thích hợp đối với cây cà
chua là 14.000- 20.000 lux [5].
Theo Somos (1971): Cường độ chiếu sáng không thấp hơn 1000 lux thì
cây cà chua sinh trưởng, ra hoa kết quả bình thường [6], [36].
Cường độ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quán
trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhụy và tạo nên những
hạt phấn không có sức sống (Kallo 1993) [36].
Trong điều kiện thiếu ánh sáng năng suất cà chua giảm, do vậy việc
trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung
sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng khối lượng quả, làm tăng
năng suất [2],[3].


9

Độ ẩm
Cà chua yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu
hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Độ ẩm đất 60-70% là phù hợp cho cây
ở giai đoạn sinh trưởng và 78-81% ở giai đoạn đậu quả, lúc cây ra hoa là thời
kỳ cần nhiều nước nhất [2], [4].
Nghiên cứu của Mỹ cho thấy một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha
thì hiệu quả sử dụng nước là 3,1 tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi [2].

Khi đất quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và
năng suất của cà chua [2], [3], [8].
Dinh dưỡng
Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh,
khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất lớn nhất. Vì vậy cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và
chất lượng quả [4], [17].Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất là 12
nguyên tố đó là: photpho (P), kali (K), lưu huỳnh (S), magie (Mg), Bo (B), sắt
(Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molipden (Mo) nvà canxi (Ca) [2],
[4], [17].
Trong các nguyên tố đa lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là
nitơ và photpho. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng khác
nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua [2], [3].
1.3.2. Kỹ thuật canh tác cây cà chua
Luân canh
Vấn đề quan trọng trong kỹ thuật canh tác cây cà chua là thực hiện chế
độ luân canh hợp lý, không trồng cà chua trên đất vụ trước trồng cây họ cà
hoặc cây ớt. Đặc biệt là khoai tây, vì cây cà chua và cây khoai tây dễ bị các
loại bệnh gây hại giống nhau như: Bệnh mốc sương, héo xanh vi khuẩn và
virut v.v. Luân canh cà chua tốt nhất là với cây trồng trước là lúa nước hoặc
luân canh với cây rau [2],[8].
Thời vụ
Vụ đồng xuân: Gieo tháng 10-11, thu hoạch vào tháng 1- 2 dương lịch.


10

Vụ xuân hè: Gieo tháng 12-1, thu hoạch vào tháng 3-4 dương lịch
Vụ hè thu: Gieo tháng 6 - 7 và thu hoạch vào tháng 9-10 dương lịch
[3], [52].

Đất và phân bón
Cà chua có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, nhưng loại đất
thích hợp nhất cho cây cà chua là loại đất thịt nhẹ, thịt pha cát, tơi xốp, tưới
tiêu thuận lợi, độ pH trung tính [3], [48], [51].
Đất trồng cà chua cần được phơi ải, thời gian để ải tùy theo mùa vụ. Đất
phải được luân canh, cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tơi xốp.
Chiều rộng luống từ 0,7 – 0,8 m đối với luống đơn và từ đến 1,1 – 1,2 m
đối với luống đôi.
Chiều cao luống thay đổi từ 0,20 – 0,25 m đến 0,30 – 0,35 m tùy theo
mùa vụ trồng. Những mùa vụ mưa nhiều hoặc những nơi có mực nước ngầm
cao thì thiết kế luống cao, trong mùa vụ khô, lượng mưa ít làm luống thấp
[34], [44].
Lượng phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ 15 đến 20 tấn, 100- 120kg N,
100-120 kg P2O5, 120-140 kg K2O [34]
Mùa khô có thể bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, ¼ đến 1/3 khối
lượng phân kali vào hốc hoặc rãnh trước khi trồng. Nhất thiết phải trộn đều
phân với đất ở độ sâu 15 – 20 cm [34].
Bón thúc 3 lần như sau [34]:
+ Lần 1: Sau trồng 25 đến 30 ngày (ra lứa hoa đầu)
+ Lần 2: Sau trồng 50 đến 60 ngày (thu lứa quả đầu)
+ Lần 3: Sau trồng 70 đến 80 ngày
Có thể bón ở dạng dung dịch hoặc bón ở dạng khô. Hòa tan phân bón
trong nước sạch, nồng độ 1-2%, tưới cách gốc cây 7-10 cm. Khi bón phân
khoáng ở dạng khô, dùng cuốc vét đất cách gốc 7-10 cm, sâu 5-6 cm, bón


11

phân đạm vào hốc rồi lấp đất lại. Sau khi bón phân đưa nước vào rãnh dùng
gáo tưới nước vào gốc cây để hòa tan phân bón (Tạ Thị Thu Cúc,2005 ) [2].

Mật độ và khoảng cách
- Trồng hàng đôi trên luống, phân nhóm theo đặc tính sinh trưởng như sau:
+ Giống hữu hạn và bán hữu hạn: Khoảng cách giữa 2 hàng từ 60 cm đến 65
cm, cây cách cây 40cm, mật độ khoảng 3,3 vạn cây/ha.
+ Giống vô hạn: Khoảng cách giữa 2 hàng từ 65 cm đến 70cm, cây cách cây
50 cm, mật độ khoảng 2,67 vạn cây/ha [34], [2], [50].
Chăm sóc và phòng chống dịch hại
Là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc cây, số lần
vun xới trung bình 2-3 lần: Sau khi cây hồi xanh, sau khi cây trồng 25-30
ngày xới lại lần 2, sau trồng 35-40 ngày (trước khi làm giàn). Dùng cuốc nạo
vét đất ở rãnh vun cao cho cây đứng vững [2], [3], [52].
Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm, giúp cho cây chóng hồi phục, phải
dùng nước sạch để tưới, ngày tưới 1-2 lần tùy theo độ ẩm đất và thời tiết khí
hậu, tưới nước cách gốc 0,7-1 cm [2], [44].
Khi cây sinh trưởng mạnh, tưới rãnh là phương pháp tưới hiệu quả nhất.
Độ ẩm đất duy trì từ 70-80 % sẽ thõa mãn nhu cầu của cà chua đối với nước.
Các thời kỳ cây phân hóa hoa, nụ hoa, hoa rộ, ra quả và thời kỳ phát triển cần
cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, cà chua không chịu được ngập úng, vì vậy khi
có mưa lớn cần kịp thời tiêu nước. (Tạ Thị Thu Cúc) [44], [45], [47].
Làm giàn, tỉa cành, tạo hình
Những giống cà chua có cành lá xum xuê, thân có nhiều nhánh, cây có
khả năng cho nhiều quả, vì vậy trong sản xuất cần phải làm giàn, tỉa cành, tạo
hình mới cho năng suất. Thời gian thực hiện là sau khi trồng 35-40 ngày (cây
chưa ngủ nghỉ) phải làm giàn kịp thời.
Nguyên liệu làm giàn thường là: Trúc, nứa tép, cây điền thanh, v.v.


12

Kiểu giàn: Ở vùng sản xuất cà chua, người ta làm giàn theo kiểu chữ A

hoặc giàn tầng tùy theo tập quán của mọi vùng địa phương [3], [46], [48].
Đặc điểm thực vật học của cây cà chua là mỗi nách lá đều có một chồi
nách. Những chồi nách này đều có thể phát triển cành lá và hoa quả. Nhưng
do ở vị trí khác nhau nên khả năng sinh trưởng, phát triển, sản lượng quả có
sự sai khác đáng kể. Những cành ở gần chùm hoa thứ nhất, đặc biệt cành ở
ngay dưới chùm hoa thứ nhất cho sản lượng quả tương đương thân chính. Vì
vậy khi tỉa cành cần lưu ý giữ thân chính và một thân phụ dưới chùm hoa thứ
nhất [2].
Sâu bệnh hại cà chua và biện pháp phòng trừ
Cà chua là loại cây trồng bị nhiều loại sâu, bệnh phá hại, gây tổn thất
lớn cho người sản xuất. Vì vậy, phải phòng chống kịp thời bằng biện pháp kỹ
thuật liên hoàn, cũng tức là thực hiện nghiêm túc chương trình phòng trừ dịch
hại tổng hợp (IPM). Trước hết phải coi trọng sử dụng những giống chống chịu
sâu, bệnh hại, thực hiện chế độ luân canh nghiêm ngặt, bón phân hợp lý và
cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ (N, P, K) [2],[8],
Các sâu hại chính như: Ruồi đục lá, bọ phấn trắng, bọ rùa, sâu đục quả,
… Các bệnh thường gặp như bệnh héo xanh, bệnh xoắn lá, bệnh mốc sương,
bệnh thán thư,…[23], [27], [55].
Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng sâu bệnh, thực hiện luân canh
nghiêm ngặt, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, bấm ngọn, tỉa cành, ngắt
bỏ các lá già, lá bị sâu, bệnh, quả bị sâu, thu gom tàn dư thực vật, dùng thuốc
bảo vệ thực vật theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng lúc, đúng nống độ và liều
lượng, đúng cách [2], [3], [8].
Ruồi đục lá: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 - 10 con
trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack, Polytrin...
Sâu đục quả: Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể luân phiên sử
dụng một số loại thuốc như: Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon®


13


5SC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC); Matrine (Kobisuper
1SL, Sokupi 0,36SL); Spinosad (Success 25SC),…
Bọ phấn trắng: Khi ruộng bị nhiễm bọ phấn có thể dùng luân phiên các loại
thuốc sau: Dinotefuran (Chat 20WP, Oshin 20WP); Oxymatrine: (Vimatrine
0.6L); Citrus oil: (MAP Green 10AS); Thiamethoxam (Actara 25WG).
Bệnh héo xanh: Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón
thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi. Bệnh không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có
thể dùng thuốc Stamer 20WP, thuốc có gốc đồng để phun xịt để làm chậm tốc
độ phát triển bệnh.
Bệnh xoắn lá: Không bón nhiều đạm, tăng cường phân kali và các yếu tố vi
lượng, phun thuốc diệt bọ phấn truyền virus như sherpa với liều lượng
0,5lit/ha.
Bệnh mốc sương: Phun dung dịch Booc-đô 1%,

Ridozeb 72WP 30-40

g/bình 8 lít, Polyram 80DF 30-40 g/bình 8 lít, Dithane M45 80WP 30-40
g/bình 8 lít.
Bệnh thán thư: Khi bệnh hại cây thì phun trị bằng một trong các loại thuốc
như Ridomil 72WP, Copper B 75 WP, Daconil 75WP,…
1.4. Tình hình nghiên cứu cây cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây cà chua trên thế giới
Theo các nghiên cứu về N2, P2O5, K2O trên cà chua ở Florida khuyến cáo
nên sử dụng một hàm lượng phân K 2O cho cây cà chua ở khu vực này là
181,44 kg/ha (Kidder et al, 1989) [60].
Vào năm 2001 các nhà nghiên cứu Bishnu P. Chapagain, Zeev Wiesman
thuộc (Viện Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng), Ben-Gurion ở Negev,
Israel đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kali clorua magie (KCl. MgCl 2)
đến sinh trưởng, năng suất cà chua trong nhà kính [61].



14

Mùa xuân năm 2005, 2006, và 2007 tại Đại học Florida các nhà nghiên
cứu Mỹ và Hà lan đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất sử dụng phân bón trên
đất cát, ảnh hưởng bởi tỷ lệ đạm và hệ thống tưới tiêu trên cây cà chua [62].
Năm 2012 Tạp chí Quốc tế về Tài nguyên nước và Khoa học Môi
trường công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước và nhiệt độ đến sự
thay đổi của cây cà chua [41].
1.4.2.

Tình hình nghiên cứu cây cà chua ở Việt Nam
Ở trong nước
Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều
kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150
kg N, 90 kg P2O5 và 150 kg K2O .
Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã
tiến hành nghiên cứu nhân giống cà chua F1 bằng kỹ thuật khí canh vào năm
2008[28].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của biochar và phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên
đất cát vào năm 2012 [29].
Ngoài ra Viện Nghiên cứu Rau quả và trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội cung đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm thụ phấn của dòng mẹ
có vòi nhụy mẫn cảm với GA3 đến năng suất và chất lượng hạt giống cà chua
lai F1 vào năm 2009 [30].
Viện Sinh học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng
đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
cà chua trong vụ xuân hè vào năm 2009 [31].

Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thử nghiệm chuyển gen kháng sâu
trên

cây



chua

(Lycopersiconesculentum-mill.)

Agrobacterrium Tumefaciens.
Ở Bình Định

bằng

vi

khuẩn


15

Nghiên cứu ảnh hưởng của Cu và Mn đến một số chỉ tiêu năng suất của
một số giống cà chua trồng trong vụ Xuân- Hè tại vườn trường Đại học Sư
Phạm Quy Nhơn (Lê Dụ, 1996).
Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM đến các chỉ tiêu sinh lý, hóa
sinh, năng suất, phẩm chất của cây cà chua trồng tại Quy Nhơn, Bình Định.
1.5. Vai trò của nguyên tố kali
1.5.1. Vai trò của kali đối với thực vật

Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali thấm
qua nên kali được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác, đôi khi hút quá
nhiều là hạn chế sự hút nitơ và một số nguyên tố khác như Ca, Mg và một số
vi lượng.
Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất
gluxit của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng,
giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chình sự khuyếch tán CO 2 của quá
trình quang hợp, đồng thời xúc tiến cường độ quang hợp cho cây trong điều
kiện thời tiết ít nắng.
Kali có trong thành phần của 60 loại enzyme thực vật điều tiết các hoạt
động trao đổi chất của cây bởi vì kali hoạt hóa nhiều enzyme như
photphorilase, proteinlase, ATP ase, amylase.
Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của
việc bón quá nhiều nitơ, phòng chống đổ ngã cho cây hòa thảo, thúc đẩy sự
ra hoa.
Kali tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như
rét, hạn, úng, sâu, bệnh.
Kali làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt
và quả.


16

Thiếu kali trước hết các lá già chuyển màu nâu, chóp và rìa lá khô dần,
sau lan dần đến các lá non, cây phát triển chậm, mềm yếu, dễ đổ ngã. Nếu
thừa kali sẽ dẫn tới thiếu Mg, đôi khi ảnh hưởng đến sự hút Mn, Zn và Fe [5],
[6], [18].
1.5.2. Vai trò của kali đối với cây cà chua
Đối với cây cà chua kali thúc đẩy quá trình quang hợp, xúc tiến tổng hợp
các chất quan trọng như protein, gluxit, các axit hữu cơ, hoạt hóa các enzym.

Kali cần thiết cho sự hình thành thân, bầu quả, làm cho cây cứng, chắc do làm
tăng bề dày của mô cơ. Kali có tác dụng vô cùng quan trọng đối với khả năng
chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu, bệnh hại cho cây cà chua.
Đặc biệt kali có tác dụng làm cho quả chắc do đó làm tăng khả năng vận
chuyển và bảo quản khi quả chín. Kali còn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng
quả như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng các chất tan và viatmin C. Cà
chua cần nhiều kali ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả.
Thiếu kali lá có màu xanh thẫm, lóng ngắn, nghiêm trọng sẽ xuất hiện
những vết chết hoại ở mép các lá già. Nhìn chung thời kỳ cây ra hoa rộ cần tất
cả các nguyên tố đa lượng. Tuy vậy, liều lượng mỗi nguyên tố thay đổi theo
giống, đất dai, khí hậu, thời tiết và kỹ thuật trồng trọt. [2], [3].
1.6. Nghiên cứu ứng dụng kali ở Việt Nam
Nghiên cứu về vai trò của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau
tùy theo từng loại đất. Hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và
trên đất cát biển. Đối với một số loại cây lấy hạt như ngô thì hiệu lực của kali
khá cao, năng suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15 20kg hạt/1kg K2O [53].
Nghiên cứu của các nhà khoa học về tính chất đất xám miền Đông Nam
Bộ và đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Các loại đất này đều


17

có hàm lượng kali tổng só và dễ tiêu thấp, hàm lượng kali tổng số trong đất từ
0,03-0,09 % và kali trao đổi cũng thấp, trong khi nhu cầu kali của cây cao hơn
gấp nhiều lần. Do vậy để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất
cao, chất lượng tốt thì con đường duy nhất là phải bổ sung kali thông qua
nguồn phân bón [52], [53].
Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và nước ta đã
chứng minh rằng: Nếu thiếu kali sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất
trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt enzyme, giảm quá trình trao

đổi các hợp chất, đồng thời tăng tiêu hao đường cho quá trình hô hấp. Hậu
quả của quá trình này là các lá già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầu từ mép
lá và lan rộng ra toàn bộ lá. Đối với những cây có hạt thì ngoài hiện tượng lá
bị khô cháy, còn xuất hiện hiện tượng hạt lép và làm giảm năng suất cũng như
chất lượng nông sản.
Khi nghiên cứu hiệu lực của kali đối với một số cây trồng các nhà khoa
học đã chỉ ra rằng hiệu lực của kali thể hiện rât khác nhau tùy theo từng loại
đất của từng vùng, hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu. Đối
với các loại cây lấy hạt như ngô thì hiệu lực của kali đạt tương đối cao, năng
suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15-20 kg hạt/kg
kali. Đối với lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long hiệu lực của kali trung bình
đạt 4.6-5.5 kg thóc/kg phân kali.
Đối với cây công nghiệp ngắn ngày cũng cho thấy rằng phân kali đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh.
Kết quả nghiên cứu của viện Thổ nhưỡng Nông hóa về vai trò của kali đối với
cây đậu tương cho thấy kali làm tăng năng suất đậu tương khoảng 45 % so
với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8-15 kg đậu/kg K2O. Đối với cây lạc tùy
theo lượng kali năng suất lạc tăng từ 13-41% so với không bón, với hiệu suất
sử dụng kali từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ khô/kg K2O bón vào.


18

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp và tăng cường
vai trò của phân kali cho các cây trồng nên sử dụng kali cân đối với đạm và
lân cho cây trồng trên đất phèn, đất xám vùng Đông Nam bộ [52], [53].
1.7. Đặc điểm thời tiết khu vực nghiên cứu
Bảng 1.1. Tình hình thời tiết, khí hậu khu vực thí nghiệm
Tháng
10/2014

11/2015
12/2015
01/2015
02/2015
03/2015

Nhiệt độ
trung bình
26,3
26,0
24,4
22,0
23,0
24,0

ẩm độ trung Tổng
Tổng giờ nắng /
bình (%)
lượng mưa tháng (giờ)
(mm)
86,0
330,5
123,1
86,2
335,1
122,3
78,0
187,8
119,2
79,5

192,3
159,6
80,0
45,1
198,7
83,1
27,6
249,0

Nguồn: Trung tâm khí thượng thủy văn Bình Định [35].


19

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giống cà chua F1 (311). Đây là giống
sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu được khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Cây cao từ 55-60 cm, cây cho nhiều chùm quả; mọi chùm quả có từ 5-6 quả.
Quả màu đỏ, tròn dài, dày cơm, đặc ruột. Quả nặng từ 65-70 g. Thời gian thu
hoạch 70-75 ngày sau khi gieo (tùy vùng).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Trại Thực nghiệm và Nghiên cứu Sinh học- Nông nghiệp
Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân, từ tháng 12-2014 đến tháng 5-2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Trồng thực
nghiệm trên diện tích 120m2 chia thành 4 công thức, mỗi công thức 30m 2 lặp

lại 3 lần. Mỗi ô thí nghiệm 10m2.
- CT1: Nền +100 kg K2O/ha tương đương khoảng 164 kg KCl/ha
- CT2: Nền + 120 kg K2O/ha tương đương khoảng 197 kg KCl/ha
- CT3: Nền + 140 kg K2O/ha tương đương khoảng 230 kg KCl/ha
- CT4: Nền + 150 kg K2O/ha tương đương khoảng 246 kg KCl/ha
ĐC
TN2

TN1
TN3

TN2
ĐC

TN3
TN1

ĐC
TN2

TN1
TN3

- Nền : 120 kg N; 120 kg P2O5; 20 tấn phân chuồng; 500 kg vôi bón cho 1
hecta.
- Mật độ trồng: Trồng luống đôi 1,5 m, hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây


20


40cm.
- Kỹ thuật canh tác: Theo quy trình canh và khảo nghiệm cà chua mới nhất
của bộ NNPTNT 2011 (QCVN 01-63: 2011/BNNPTNT).
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Phân tích một số chỉ tiêu trong đất trồng cà chua
- Phương pháp lấy mẫu : Theo nguyên tắc đường chéo (dùng dao nhọn đào hố
kích thước 20 x 20 x 20 trong diện tích trồng cây để lấy 5 vị trí khác nhau ở 4
góc và vùng trung tâm của lô đất trồng). Mỗi hố lấy 200 g trộn chung, loại bỏ
tạp chất, phơi khô ở nhiệt độ phòng, cho đất vào túi nilon [24].
- Phương pháp xác định [25].
- Xác định độ pH của đất bằng máy đo pH
- Xác định hàm lượng chất hữu cơ trong đất, theo phương pháp Walkley Black.
- Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Chiurin –
Cononova.
- Xác định hàm lượng kali dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Kiecxanop
- Xác định hàm lượng photpho dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Oniani.
2.3.2.2.Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
- Chiều cao cây: Dùng thước kẽ li đo chiều cao cây từ gốc đến ngọn, đo 10
cây/ô thí nghiệm, 30 cây/1 công thức thí nghiệm, 15 ngày đo 1 lần cho đến
giai đoạn hình thành quả.
- Số lá trên cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển bằng cách đếm trực
tiếp số lá: Đếm 10 cây/ô thí nghiệm, 30 cây/1 công thức thí nghiệm, 15 ngày
đếm 1 lần cho đến giai đoạn hình thành quả.
- Số nhánh (xác định qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, hình thành quả): Đếm
số nhánh có trên thân chính của một cây; theo dõi 10 cây/1 ô thí nghiệm, 30
cây trên 1 công thức thí nghiệm.
- Thời gian ra hoa (ngày): Xác định ở thời điểm có 50% cây trong ô thí
nghiệm có hoa đầu tiên.



21

- Thời gian hình thành quả: Thời điểm có 50% số hoa trong ô thí nghiệm đậu quả.
- Ngày thu quả đợt 1: Ngày có khoảng 50% cây trong ô thí nghiệm có quả
chín để thu hoạch.
2.3.2.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu về năng suất
- Số hoa/ cây: Đếm số hoa có trên cây, đếm 10 cây/ 1 ô thí nghiệm, 30 cây/ 1
công thức.
- Tỷ lệ hình thành quả (%): Đếm số quả được hình thành trên cây, đếm 10
cây/ 1 ô thí nghiệm, mọi công thức đếm 30 cây.
- Số quả/ cây: Tổng số quả của các lần thu hoạch/cây, mỗi công thức xác định
15 cây.
- Khối lượng quả/cây: Cân toàn bộ khối lượng quả thu được qua các lần ở mỗi
cây, mỗi công thức xác định 15 cây.
- Khối lượng trung bình của quả:
M(g) =

Tổng khối lượng của quả/cây
Số quả/cây

Mỗi công thức thí nghiệm xác định 15 cây
- Đường kính quả: Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả, chọn
quả của chùm quả thứ 2 đến chùm quả thứ 3 trên cây, đo 10 quả/ 1 ô thí
nghiệm, 30 quả cho 1 công thức thí nghiệm.
- Độ dày quả: Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại phần lớn nhất của quả,
chọn quả của chùm quả thứ 2 đến chùm quả thứ 3 trên cây; đo 10 quả /1 ô thí
nghiệm, 30 quả cho 1 công thức thí nghiệm.
- Số hạt trong quả: Đếm số hạt trong từng quả, đếm 10 quả/ 1 ô thí nghiệm, 30
quả cho 1 công thức thí nghiệm và lấy giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) .
NSLT =

Tính số cây/m2 x số quả/ cây x trọng lượng 1 quả (gam)

(Tấn/ha)
)


22

102
- Năng suất thực thu (NSTT) ( tấn/ha): Cân toàn bộ khối lượng quả trên diện
tích thí nghiệm qua các lần thu hoạch sau đó quy về hecta.
2.3.2.4.Phương pháp xác định một số chỉ tiêu về phẩm chất
- Cân khối lượng của quả sau đó đem sấy khô ở 105 oC, cân lại đến khối lượng
không đổi
- Hàm lượng nước tổng số (%)= 100 x (m1-m2)/ m1
Trong đó: m1: khối lượng tươi
m2: khối lượng sau khi sấy
- Hàm lượng chất khô (%) = % khối lượng tươi - % khối lượng nước.
- Mỗi công thức thí nghiệm lấy quả ở 5 cây, lặp lại 3 lần
- Hàm lượng đường khử trong quả; xác định bằng phương pháp Bectrand.
- Hàm lượng kali có trong quả; xác định bằng phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử.
- Hàm lượng vitamin C trong quả; xác định nhờ phương pháp chuẩn độ bằng
dung dịch iốt.
2.3.2.5.

Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá


- Phương pháp xác định hàm lượng nước trong lá qua các giai đoạn (cây con,
ra hoa, hình thành quả
+ Lượng nước tổng số bằng phương pháp sấy khô đến khối lượng
không đổi và cân lại khối lượng sau khi sấy.
+ Hàm lượng nước tự do theo phương pháp A.P.Marinsich.
+ Hàm lượng nước liên kết (%) = %Nước tổng số - %nước tự do.
- Hàm lượng diệp lục a, diệp lục b, diệp lục a + b trong lá cà chua xác định
qua 3 giai đoạn bằng cách chiết rút diệp lục trong lá bằng ethanol 96 độ và đo
mật độ quang trên máy quang phổ ở bước sóng 665 và 649 nm.
2.3.2.6. Phương pháp xác định tỷ lệ cây bị nhiễm sâu, bệnh
Tỷ lệ cây bị bệnh (%):

Số cây bị bệnh

X 100


23

Tổng số cây xác định
X 100
Tỷ lệ cây bị sâu hại (%): Số cây bị sâu hại
Tổng số cây xác định
2.3.3

Hiệu quả kinh tế
Xác định tổng chi phí sản xuất và tổng doanh thu từ sản phẩm thu được.
Lợi nhuận


=

Tỷ suất

=

Doanh thu – Chi phí sản xuất.
Lợi nhuận
Chi phí sản xuất.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Excel; Stagraphics.


24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trồng trước và sau thí nghiệm
Đất trồng là một yếu tố quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng được
trồng ở môi trường đất phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất cao [25]. Tuy vậy, nhưng sau mỗi đợt thu hoạch
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị thay đổi. Do đó, việc nghiên
cứu thành phần dinh dưỡng của đất trước và sau khi trồng để biết được hàm
lượng các chất cây cần hấp thu từ đó đưa ra chế độ phân bón phù hợp làm
tăng năng suất, đồng thời giúp đất không bị bạc màu mà còn cải tạo được đất
trồng [13]. Để tìm hiểu ảnh hưởng của phân kali đến khả năng hấp thu dinh
dưỡng của cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành phân tích và thu được kết quả
ở bảng sau.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng
Chỉ tiêu


Trước thí nghiệm

Sau thí nghiệm

Giá trị

Mức độ

Giá trị

Mức độ

Ph

5,23

Chua vừa

6,75

Trung tính

Mùn (%) chất khô

2.19

Nitơ dễ tiêu (mg/ 100 g đất)

3,50


Nghèo nitơ

3,19

Lân dễ tiêu (mg/ 100 g đất)

3,33

Nghèo lân

22,34

Lân cao

Kali dễ tiêu (mg/ 100 g đất)

7,71

Nghèo kali

24,46

Kali cao

Mùn trung
bình

2.416


Mùn trung
bình
Nghèo
nitơ


25

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1 chúng tôi nhận xét
Độ pH
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH
từ 3 đến 9. Theo phân chia của Lê Văn Khoa (2001) [13] pH < 4,5 thì đất
thuộc loại rất chua, pH từ 4,5-5 thì đất thuộc loại chua vừa, độ pH từ 5– 5,5
đất thuộc loại chua nhẹ , độ pH từ 5,5 – 6 thì đất thuộc loại gần trung tính và
pH > 6 thì đất thuộc loại trung tính. Dựa vào kết quả ở bảng 3.1 chúng tôi
thấy trước thí nghiệm đất có độ chua vừa (pH = 5,23). Sau thí nghiệm độ chua
của đất giảm đạt trị số trung tính ( 6,75). Sở dĩ độ chua của đất giảm là do
chúng tôi bón phân chuồng và vôi ở giai đoạn bón lót, phân chuồng, và vôi
trong quá trình phân giải có khả năng cải thiện độ chua của đất. Mặt khác
trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây cà chua hút chất dinh dưỡng
cũng có thể làm thay đổi độ chua của đất.
Hàm lượng mùn
Mùn có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây cà
chua nói riêng. Nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn ảnh
hưởng đến việc làm đất và sức sản xuất của đất. Hàm lượng mùn trong đất tại
khu thí nghiệm thuộc loại thấp (2,193%) và sau thí nghiệm thì hàm lượng
mùn cũng không thay đổi so với trước thí nghiệm (2,416%). Điều này chứng
tỏ sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất diễn ra chậm và phân kali ít ảnh
hưởng tới sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất [13].
Hàm lượng photpho dễ tiêu

Hàm lượng photpho dễ tiêu trong đất trước khi trồng là 3,33 mg/100 g
đất và sau thí nghiệm 22,34 mg/100 g đất (CT4). Như vậy sau khi trồng hàm
lượng photpho trong đất tăng lên.


×